Articles by "Contents-Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Contents-Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Ở kỳ trước với bài viết “11 thủ thuật đem lại hiệu quả cao trong SEO ” của DichvuSEO.biz.vn chúng ta đã được tiếp cận với gợi ý về “bài viết chuyên sâu” – “in-Depth Articles”. Đây cũng là một thuật toán mà Google đã áp dụng vào các kết quả tìm kiếm chi tiết. Vậy như nào thì được gọi là bài viết chuyên sâu? Bài viết chuyên sâu sẽ đem lại lợi thế gì về traffic cho website của bạn? Hy vọng, với bài viết lần này như đã hẹn “Làm thế nào để tăng lượng tìm kiếm bằng bài viết chuyên sâu” sẽ giúp ích cho các bạn.

Các bạn có biết rắng 10% người sử dụng Google để tìm kiếm chi tiết nội dung mà họ đang tìm không? Nghĩa là sao? Nghĩa là luôn có khoảng 10% người dùng ( 10% hẳn không phải là con số nhỏ phải không?) google mong muốn tìm kiếm ra những kết quả chi tiết nhất để giúp họ nắm bắt được một nội dung nào đó.

Và bạn có biết nội dung chi tiết nó là gì không? Hẳn là nó chứa những số liệu thống kê cụ thể và các dữ liệu thực tế?

Đó cũng chính là lý do mà google tung ra một thuật toán nhằm cập nhật những nội dung chi tiết của một website lên bảng kết quả tìm kiếm. Dưới đây là một ví dụ về từ khóa “SEO” và những bài viết chuyên sâu của từ khóa này:

Bai-viet-chuyen-sau-va-seo


Với hình ảnh trên bạn dễ dàng nhận ra những bài viết chuyên sâu được trả ra kết quả ngay trong trang 1 của Google. Và kết quả của nó là gì nhỉ?

bai-viet-chuyen-sau

Và kết quả đó là lưu lượng truy cập đến website thông qua từ khóa đó tăng 13,15%. Một sự gia tăng khá tốt cho website phải không nào.

Làm thế nào để có được “bài viết chuyên sâu”?

Chắc chắn sẽ có nhiều bạn đặt câu hỏi đó là làm sao để mình có được “bài viết chuyên sâu” nhỉ? Với giới hạn của bài viết chỉ dừng ở mục đích giới thiệu và giải thích nên mình không thể đưa ra những quy trình cụ thể được. Và thêm nữa, để có được bài viết chuyên sâu đó là cả một thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm và thực hành thói quen viết lách. Để làm gì?

Nghiên cứu và thử nghiệm sẽ đưa ra cho bạn những trải nghiệm, những con số, những dữ liệu cụ thể từ thực tế. Còn chưa kể đến những lĩnh vực rộng lớn thì bạn sẽ phải bỏ ra rất rất nhiều thời gian để nghiên cứu và hiểu một cách tường tận về nó. Đó là điều tiên quyết trong bài viết chuyên sâu, vì đặc thù bài viết chuyên sâu bạn không thể đi copy người khác về và xào nấu thành của bạn được. Thực hành viết lách cũng rất quan trọng. Vì bạn sẽ phải viết một, hoặc nhiều bài với nội dung tương đối dài, vì lẽ đó hành văn là một yếu tố rất cần để bạn có thể tự mình tạo ra được văn phong cho riêng mình. Hơn nữa, qua những bài viết khác nhau thì câu chữ của bạn dần dần sẽ được trau chuốt hơn.

Ngoài phần nội dung chi tiết thì điều bạn cần nữa đó là tuân theo các quy tắc của schema.org. Tất nhiên, bạn phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật thì google mới cho phép bạn hiển thị lên được. (Bạn có thể click vào link trên để tìm hiểu các quy tắc để có thể xuất hiện trong mục bài viết chuyên sâu của google)

Và điều cuối cùng để có mặt trong mục “Bài viết chuyên sâu” đó là khả năng phát triển hay phổ biến nội dung của bạn. Dễ hiểu thôi, bạn nghiên cứu một vấn đề gì đó rất kỹ rồi, tiếp theo là bạn cũng viết ra bài viết hoàn chỉnh rồi, thế nhưng lại chả ai biết đến?! Vậy là tín hiệu từ phía người dùng là không cao, bạn sẽ không có cơ hội gì ở mục “Bài viết chuyên sâu” đâu.

Hãy xem một đánh giá chung do một tác giả đã có những bài viết được xếp vào mục bài viết chuyên sâu đưa ra nhé:

Một bài viết không thể lọt vào top bài viết chuyên sâu, trung bình có:

Độ dài khoảng 1631 chữ
Nhận được 194 tweet
Nhận được 81 lượt like facebook
Nhận được 46 lượt +1 trên Google plus
Có 47 backlink

Một bài viết lọt được vào top bài viết chuyên sâu, trung bình có:

Độ dài 2183 chữ
Nhận được 315 tweet
Nhận được 129 lượt like facebook
Nhận được 87 lượt +1 trên Google plus
Có 87 backlink
Tất nhiên đây không phải là những số liệu cụ thể mà Google đưa ra để đánh giá xếp loại một bài viết chuyên sâu. Đó là những thống kê do tác giả của những bài viết chuyên sâu đã tính toán và tự đưa ra mức trung bình. Và rõ ràng là bạn cũng nhận thấy tín hiệu từ phía mạng xã hội có tầm quan trọng đến như thế nào rồi. Và lưu ý, backlink ở đây phải là tự sinh nhé chứ không phải là bạn tự làm ra đâu.

Kết luận:

Hẳn là có không ít bạn tặc lưỡi bảo rằng: “Bài viết nó xa vời quá, làm sao mà áp dụng được!“. Đúng, về một khía cạnh nào đó thì chính xác. Không phải ai cũng làm được nhưng không có nghĩa là không ai làm. SEO đó là luôn đưa ra những trải nghiệm mà. Mình đã từng nghe một người lâu năm trong SEO nói rằng: “Đã làm SEO thì bao giờ cũng phải có ít nhất một Blog cá nhân để SEO, để tự thử nghiệm, tự trải nghiệm và tự đưa ra cái chuẩn và tối ưu nhất cho mình” (Đại khái vậy, không phải nguyên văn là vậy)

Hy vọng rằng, với những gì mình giới thiệu qua bài viết này cũng phần nào giúp các bạn hiểu hơn về bài viết chuyên sâu và tác dụng của nó. Bài viết có sự tham khảo một số tư liệu nước ngoài.

Nguồn DichvuSEO.biz.vn

Hiện nay, khách hàng thường xuyên bị “dội bom” bởi những thông điệp quảng cáo tràn ngập trên các bảng quảng cáo ngoài trời, trên tivi, trên báo chí rồi đến tin nhắn và thư điện tử.

Thế nhưng, là một chuyên gia tiếp thị, bạn vẫn phải tìm cách tiếp cận khách hàng. Để mọi người cảm nhận được bạn là một chuyên gia đáng tin cậy, hãy tiếp thị vì lợi ích của họ bằng cách nhã nhặn hỏi thăm và chuyển cho họ những thông tin tư vấn thực sự cần thiết. Một khi họ tin tưởng bạn và chia sẻ điều đó với những người khác thì bạn sẽ thu được thành công trên truyền thông xã hội cũng như nâng vị thế của mình trên các trang kết quả tìm kiếm trực tuyến. 

Vấn đề là để có được một mẩu chuyện hấp dẫn, chân thật nhằm dẫn dắt người xem đến những hành động cụ thể và hợp lý, bạn cần tạo được một chương trình tiếp thị bằng nội dung có sức hấp dẫn và luôn thực hiện đúng những cam kết của mình. Những nguyên tắc căn bản dưới đây giúp bạn có được thêm nhiều khách hàng thân thiết. 

1. Làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Nội dung bạn chuyển cho người xemphải trả lời được những câu hỏi mà họ đang thắc mắc, phải thật sự hữu ích, thậm chí có thể còn vượt hơn cả những gì mà họ mong đợi. Muốn vậy, bạn nên tham khảo cách kể chuyện sáng tạo, tràn đầy sức sống hay khơi nguồn cảm hứng của Coca-Cola, Pepsi hay Red Bull. 

2. Luôn nhất quán

Một trong những tiêu chuẩn cần thiết đối với một chuyên gia tiếp thị bằng nội dung là duy trì được sự nhất quán. Cho dù có gửi cho các khách hàng tạp chí hằng tháng, hằng tuần hay gửi email mỗi ngày thì điều quan trọng là nội dung được gửi đến đúng lúc và đi vào những điều họ quan tâm. Khi đã cam kết với khách hàng thực hiện chương trình tiếp thị bằng nội dung, nhất định bạn phải đảm bảo tính nhất quán xuyên suốt từ đầu đến cuối chương trình.

3.Tìm kiếm phong cách riêng

Không phải là nhà báo chuyên nghiệp nên bạn không bị ràng buộc bởi yêu cầu của ban biên tập. Bạn có quyền cất tiếng nói riêng của mình và chia sẻ những điều có lợi cho người xem. Nếu thu thập được những mẩu chuyện hài hước, vui nhộn, những tấm ảnh độc đáo, những đoạn video clip hấp dẫn…, hãy sẻ chia chúng với mọi người! 

4. Thể hiện quan điểm và nhận thức một cách rõ ràng

Đừng ngại thể hiện quan điểm riêng, cách tư duy và nhận định của bạn để chứng tỏ năng lực chuyên môn và sự tinh thông nghề nghiệp của mình. Mới đây, chuỗi nhà hàng bán thức ăn Latin Chipotle tại Mỹ đã vận động một chiến dịch có tính lan truyền rất nhanh mang tên The Scarecrow (Con bù nhìn) để thể hiện quan điểm rõ ràng của họ là thực phẩm được chế biến tại địa phương theo phương pháp thân thiện với môi trường mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với thực phẩm được đóng hộp. 

5. Hạn chế tối đa những nội dung dày đặc tính thương mại

Khảo sát cho thấy những nội dung đề cập nhiều đến các sản phẩm hay dịch vụ thường thu hút được ít người quan tâm hơn so với những nội dung mang tính chất giáo dục, hướng dẫn kinh nghiệm sống. Nếu cứ nói mãi về mình, bạn sẽ thấy dần dần chẳng còn ai muốn nghe nữa vì họ đã… bỏ đi hết cả! 6 Cẩn thận trong việc truyền đạt thông tin. 

Hãy cố gắng diễn đạt nội dung theo cách dễ hiểu nhất, tuyệt đối tránh những đoạn văn lờ mờ, khó hiểu hoặc đa nghĩa. Nguồn gốc của thông tin được truyền đạt cũng phải rõ ràng, chứng tỏ bạn nghiêm túc trong việc chọn lọc và xử lý thông tin, cố gắng cung cấp những gì tốt nhất mà bạn có. Điều này có vẻ quá đơn giản, nhưng lại hết sức quan trọng vì nó còn thể hiện thái độ tôn trọng khách hàng của bạn.

Theo DNSG

“Nếu bạn chào bán một món hàng, bạn sẽ có khách hàng của ngày hôm nay. Nhưng nếu chân thành giúp đỡ họ, bạn sẽ có khách hàng đó cả đời”

Content marketing, được đa số các chuyên gia dự đoán, sẽ tiếp tục là chủ đề “nóng” trong năm tới. Nhưng, trước khi nói về các thay đổi lớn trong content marketing năm 2014, hãy cùng nhìn lại định nghĩa của content marketing và cách để làm content marketing một cách thật sự hiệu quả.

Định nghĩa 
Content marketing “là hình thức marketing khởi tạo và phát tán nội dung hữu ích, liên quan trực tiếp đến khách hàng mục tiêu nhằm mục đích gây chú ý, tạo tương tác và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng – đem lại lợi nhuận cho công ty”.

Cách làm Content Marketing hiệu quả
Vậy mọi người thường thích đọc và chia sẻ những nội dung nào? Trong cuốn “On Brands and Word-of-Mouth,10”, Spike Jones đưa ra 3 tiêu chí “cái tôi, thông tin và cảm xúc”. “Cái tôi” chỉ những nội dung trực tiếp nói về người chia sẻ, ví dụ trên Instagram với hình ảnh “tôi đang ăn gì” hay “tôi đang mặc gì”. Thông tin là những thông tin hữu ích liên quan đến người chia sẻ hoặc đến sản phẩm mới, công dụng và cách sử dụng. Thứ 3 là “cảm xúc”, những nội dung khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ, từ tích cực đến tiêu cực.

Khi làm content marketing, hãy khởi tạo nội dung của bạn xoay quanh 3 điều này.



#1. Chất lượng:

Mới đây, Google đã chính thức cập nhật “thuật toán chim ruồi” (Hummingbird Algorithm). Sự thay đổi này nhằm đem lại lợi ích cho người dùng Google, nghĩa là khi người dùng đánh một cụm từ hay một câu hỏi, Google sẽ cho ra những kết quả tìm kiếm dựa theo í nghĩa của cả câu hỏi thay vì theo từ khoá như trước đây.



Điều này không có ảnh hưởng quá lớn tới digital marketing và SEO. Nhưng, một điều được Google nhấn mạnh, các thương hiệu phải tập trung phát triển những nội dung có chất lượng, đa dạng đáp ứng được chính xác câu hỏi của khách hàng.

Chất lượng của website sẽ thực sự được đưa lên hàng đầu trong năm tới. Các nội dung sẽ không đi theo lối “thức ăn nhanh” mà được đầu tư kĩ lưỡng, thông tin chất lượng, sâu sắc và mang đến giá trị thực cho công chúng mục tiêu (epic content). Có như vậy thì mới phát huy triệt để được các công dụng của content marketing.



#2. Sự đa dạng trong thể loại:

Christopher S Penn, phó giám đốc Shift Communications, cho rằng các content marketers hiện tại chú tâm nhiều đến độ hữu ích, liên quan của nội dung. Điều đó tất nhiên là tốt! Tuy nhiên, còn một vấn đề quan trọng, đó là sự đa dạng trong thể loại. Video, audio, text, apps,… tất cả những điều này sẽ trở nên cần thiết trong những năm tới. Chúng giúp bạn trở nên thật sự khác biệt, nổi bật giữa một biển thông tin. Ngoài ra, đa dạng thể loại giúp thông tin của bạn xuất hiện xuyên suốt các mục của công cụ tìm kiếm, từ nội dung, hình ảnh cho đến video.



Video content được dự đoán sẽ thực sự phát triển trong năm tới, nhờ vào khả năng tương tác, tính thân thiện cũng như giải trí của loại hình này. Độ hot của các Youtuber và các video ca nhạc/hài năm vừa qua cũng đã chứng minh được chỗ đứng của loại hình này trên thị trường Việt Nam. Content marketer phải lưu í về tính tích hợp của video với cả máy tính lẫn điện thoại.

#3. Hình ảnh:



Có câu “ Content is King, Distribution is Queen”. Còn một bà Queen nữa mà mọi người quên nhắc tới, đó là Images. Hình ảnh chất lượng cao tạo sự tin tưởng nơi công chúng mục tiêu khi họ lần đầu vào xem website của bạn. Nếu website đẹp và chuyên nghiệp, họ sẽ tin rằng công ty của bạn làm việc nghiêm túc và hợp pháp. Hình ảnh được thiết kế đẹp dễ điều khiển câu chuyện và điều khiển hành động của khách hàng. Đầu tư vào hình ảnh sẽ là hướng đi vô cùng khôn ngoan trong năm tới. Đã được nhắc trong bài viết trước, có rất nhiều trang để lấy hình ảnh đẹp với giá rẻ, như Fotolia, Shutterstock, iStock, Veer, Bigstockphoto.


Nguồn: Mix Digital

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.