Articles by "Du-hoc-nhat"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Du-hoc-nhat. Hiển thị tất cả bài đăng

Bất cứ ai có kế hoạch đi du học đều mong muốn kiếm được cho mình một suất học bổng tại ngôi trường mình hướng tới. Hàng năm có rất nhiều trường Đại học, cao đẳng trên thế giới tung ra những gói học bổng hấp dẫn nhằm thu hút sinh viên đến với họ, và Nhật Bản là một trong số đó.

Theo như kinh nghiệm của các du hoc Nhat đã và đang học tập thì có hai hình thức xin học bổng tại nước này. Một là xin học bổng từ lúc còn ở Việt Nam, hai là sang đến Nhật nhập học  rồi mới xin học bổng.

du-hoc-nhat-ban 21

1. Hình thức xin học bổng thứ nhất – từ lúc ở Việt Nam

Ngay từ khi đã có định hướng cho mình kế hoạch học tập bên Nhật, bạn có thể tìm hiểu thông tin về gói học bổng của các trường bên Nhật thông qua các website của trường, sẽ có nhiều loại học bổng với hình thức lẫn giá trị khác nhau để bạn thỏa sức lựa chọn, nhưng chủ yếu là 4 loại học bổng sau:

- Thông tin Học bổng du học của chính phủ Nhật Bản: Chỉ cần bạn là sinh viên, tu nghiệp sinh, học sinh học tiếng Nhật được Đại sứ quán Nhật hoặc trường học nơi bạn đang học giới thiệu thì  bạn đã có cơ hội giành được một suất học bổng từ Chính phủ Nhật bản rồi. Trị giá của mỗi suất học bổng này khoảng từ 140.000 – 260.000 yên; bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường mình đang học hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam để biết thêm thông tin chi tiết.

- Học bổng du học cho các du học sinh đi dưới dạng tự túc: Với gói học bổng này thì các bạn sẽ phải tham dự  một kỳ thi và sau đó bạn phải đăng ký học chính quy tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp. Khi đã  giành được suất học bổng này rồi thì điều đó  cũng có nghĩa là bạn đã có trong tay 60.000 yên – giá trị 1 suất học bổng theo diện khuyến học.

- Học bổng du học do liên minh các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản cấp: Hiện nay có rất nhiều các Doanh nghiệp của Nhật đưa ra những chương trình học bổng hấp dẫn vừa nhằm quảng bá cho thương hiệu của mình, lại vừa nhằm khuyến khích cho sinh viên học tập để sau này ra trường sinh viên sẽ có cơ hội làm việc cho doanh nghiệp mình. Mức giá cho suất học bổng mà họ hay đưa ra là khoảng 150.000 yên. Vậy là nếu lựa chọn hình thức học bổng này thì bạn sẽ có cơ hội vừa học vừa làm rất cao.

-  Đặc biệt bạn cũng có cơ hội giành được suất học bổng du học trị giá 90.000 yên thông qua hình thức trao đổi sinh viên giữa ngôi trường bạn đang học ở Việt Nam với  một trường đối tác ở bên Nhật. Chương trình học bổng này bạn có thể  tham khảo ngay tại trường bạn đang học.

2. Hình thức xin học bổng thứ 2: Sang đến  bên Nhật rồi mới xin học bổng.

Hầu hết du học sinh đều lựa chọn hình thức học bổng này cho mình vì nó có sự mở rộng hơn và được hỗ trợ thêm tài chính. Cũng có các hình thức học bổng như:

- Học bổng của chính phủ Nhật Bản khi xét tuyển tại Nhật:  Ngay tại các trường học mà bạn đang theo học ở Nhật, họ sẽ giới thiệu cho bạn thông tin chi tiết về suất học bổng này với giá trị khoảng từ 140.000 yên - 175.000 yên/tháng. Nếu bạn là sinh viên hoặc nghiên cứu sinh có kết quả học tập tốt thì cơ hội nhận được học bổng của bạn theo hình thức này là rất cao.

- Học bổng khuyến học của tổ chức: Gói học bổng này dành cho du học sinh đi học tự túc và đối tượng để nhận được học bổng sẽ mở rông hơn so với những hình thức học bổng khác( bao gồm cả thạc sĩ, tiến sĩ ) . Với bậc Đại học thì học bổng này trị giá khoảng 70.000 yên/tháng, còn sau hệ đại học thì trị giá của suất học bổng này khoảng 90.000 yên /tháng.

- Học bổng từ các công ty hay doanh nghiệp của Nhật: Hiện nay tại Nhật có 65 đoàn thể tự trị  và 158  tổ chức doanh nghiệp cung cấp học bổng cho du học sinh quốc tế với  trị giá khoảng 28.000 yên – 7.3.000 yên/tháng.

- Bên cạnh đó, hầu như trường học nào tại Nhật cũng có chế độ giảm học phí cho những du học sinh có thành tích học tập xuất sắc hoặc có hoàn cảnh khó khăn, hay những quỹ khuyến học nhằm khuyến khích du học sinh học tập. Bạn cũng có thể giành cho mình một suất học bổng từ những chương trình này.

Sưu Tầm

Đọc thêm:  

Với chi phí thấp, khoảng 150 triệu học phí cho một năm học, các bạn sẽ có một bước ngoặt trong cuộc đời. Bằng cấp tại Nhật bản được công nhận trên toàn thế giới.

Hiện nay du học Nhật bản đang là xu thế lựa chọn của các bạn trẻ trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay. Với chi phí thấp, khoảng 150 triệu học phí cho một năm học các bạn sẽ có một bước ngoặt trong cuộc đời. Bằng cấp tại Nhật bản được công nhận trên toàn thế giới.


Mời các bạn quan tâm đến du học Nhật bản tham dự buổi giới thiệu thông tin giải đáp thắc mắc “Du học hay tu nghiệp sinh tại Nhật? Ưu và nhược điểm?”

Thời gian: 27/7/2012
Địa điểm: Tại văn phòng của TTTVDH AH EDULINKS, 7 - 9 Đồng Nai, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
Người giới thiệu: Ông hiệu trưởng trường MERIC (vui lòng gọi 08.22475693/94 đề đăng ký).

- Tập đoàn giáo dục Meric (Meric Group) được thành lập tại thành phố Osaka Nhật Bản từ năm 1989. 
- Là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội xúc tiến giáo dục ngôn ngữ Nhật bản. Trải qua 20 năm đào tạo và phát triển, đến nay Meric Group đã đào tạo ra hàng chục ngàn sinh viên ưu tú, trong số đó có rất nhiều người được nhận vào Đại Học Tokyo danh tiếng của Nhật Bản sau khi tốt nghiệp từ Meric. 
- Meric Group đã có 8 cơ sở đào tạo danh tiếng tại Nhật Bản (Osaka và Tokyo), Trung Quốc (Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu), Hàn Quốc (Busan). Trường Nhật Ngữ Meric tại thành phố Osaka lớn thứ ba cả nước vốn được mệnh danh là “Thế giới của nội trợ” bởi sự phong phú của những món ăn hấp dẫn hảo hạng nơi đây. Bạn chỉ mất 10 phút đi từ trường đến ga tàu điện ngầm Nippombashi Kintetsu và Namba. 

Thời gian tuyển sinh của trường MERIC:

+ Nhập học tháng 1 - Học 1 năm 3 tháng
+ Nhập học tháng 4 - Học 1 năm 2 tháng
+ Nhập học tháng 7 - Học 1 năm 9 tháng
+ Nhập học tháng 10 - Học 1 năm 6 tháng

 Nội dung khóa học:

- 6 tháng đầu: Chương trình Sơ cấp (1&2): Mục tiêu là giảng dạy hội thoại trong giờ học bằng tiếng Nhật và học Hiragana, Katakana và chữ Hán ( Kanji) cơ bản.
- 6 tháng tiếp theo: Chương trình Trung cấp (1&2): Dùng kiến thức cơ bản đã học để sử dụng truyền đạt cho chính xác, phần này dạy luyện nghe nhanh và tự nhiên.Trong kỳ luyện đọc và học các loại ngữ pháp của chương trình thi năng lực tiếngNhật NI Kyu.
- 6 tháng tiếp theo: Chương trình cấp cao (1&2): Mục đích phần này dùng những đoạn văn khó hay nhiều loại tài liệu có mang tính chất văn học để cho từng nhóm vừa nói  chuyện vừa trao đổi ý kiến và hướng tới kỳ thi năng lực tiếng Nhật IT Kyu.
- 6 tháng cuối: Chương trình ôn luyện thi Đại học, Cao đẳng… (1&2): Mục đích là giúp cho học.
sinh đạt kết quả tốt khi thi vào các trường Đại học, Cao đẳng bằngcách giúp học sinh luyện các bài văn nhỏ, luyện đối thoại phỏng vấn và luyện hiểuđược các thông tin qua sách vở báo chí.

Tiêu chuẩn dự tuyển:

Tốt nghiệp PTTH hoặc Cao đẳng, Đại học là một lợi thế.
Biết tiếng Nhật cấp 4 (YON KYU) (không biết sẽ được đào tạo). 

Học phí: 600.000Yên/Năm

Việc làm:

Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, du học sinh được phép đi làm thêm 4h/ngày đi học và 8h/ngày trong các ngày nghỉ. Các công việc làm thêm bao gồm: Phục vụ tại các quán ăn,dạy tiếng Việt, trông trẻ con, chăm sóc người già, Phát báo… Mức lương dao động từ 800 Yên/1 giờ đến 1500 Yên/1 giờ. Thu nhập tối thiểu khoảng 1300USD/1tháng. Với mức lương này sinh viên tự trang trải toàn bộ chi phí ăn ở và học phí cho những kỳ tiếp theo.

Đặc biệt: Trường Meric cam kết giới thiệu việc làm cho tất cả sinh viên theo học.

Nếu các bạn quan tâm và thắc mắc về du học Nhật Bản vui lòng liên hệ AH EDULINKS để đăng ký:

+ VP chính tại TP.HCM: 7-9 (số 3 cũ) Đồng Nai, P.2, Q.Tân Bình (gần sân bay Tân Sơn Nhất)
Điện thoại: 08- 66 790 680; 08. 224756 93/94 
Hotline: 0908084480          
Hotline: 0976058598

+ VP tại Hà Nội: Số 4 Ngõ 92 Đào Tấn, Q.Ba Đình 
Điện thoại: 04. 66 849 446                               
Hotline: 0983 474 445
Yahoo: ahedulinks2/ahedulinks3                    
Email: contact@ahedulinks.com.vn

AHEDULINKS miễn phí hồ sơ nộp trước ngày 30/7/2012.
Website: www.AHEDULINKS.com.vn

Đọc thêm:  

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao du hoc Nhat Ban lại được nhiều bạn trẻ lựa chọn đến vậy chưa? 

1. Môi trường du học tuyệt vời 

Tại Nhật, số lượng các trường đại học, đại học ngắn hạn, trung học chuyên nghiệp là nhiều nhất trong các quốc gia nổi tiếng về giáo dục tại châu Á. Có thể nói, đây là đất nước mà về mặt học vấn, số lượng các môn học vừa phong phú, người ta vừa có thể học bất cứ môn nào mình muốn học. Những cơ quan hỗ trợ học tập như thư viện không chỉ có tại trường mà còn có trong thành phố. Những cơ quan này được tập trung lại nhằm đáp ứng nguyện vọng của những học sinh ham học.

Ngoài ra, những cơ quan hỗ trợ du học sinh cũng có không ít. Họ thường xuyên giúp đỡ các du học sinh trên nhiều mặt như sinh hoạt hay giúp đỡ tìm việc làm thêm. 
     
2. Giao lưu quốc tế 

Những du học sinh học tại các trường dạy tiếng Nhật hoặc đại học thì mang nhiều quốc tịch khác nhau. Những du học sinh này không chỉ là những người châu Á như người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan … mà những du học sinh đến từ các nước Âu Mĩ như Úc, Mỹ, châu Âu … cũng có không ít. Bên cạnh đó, việc sử dụng tiếng Nhật để giao lưu với nhau là việc thông thường. Như vậy, bạn vừa có thể ở Nhật, vừa có hội hướng đến thế giới rộng lớn.

Ngoài ra, trong số những người bạn đó, trong tương lai, bạn cũng có thể kết bạn với những người tri kỉ cho cuộc đời. Việc giao kết bạn bè như thế, có lẽ sẽ làm phong phú thêm cho cuộc sống của bạn.

3. Hiện đại và truyền thống  
  
Nhật Bản không chỉ là một nước tiên tiến trên thế giới mà còn là một đất nước luôn cẩn thận giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Thông qua việc sinh hoạt tại Nhật, bạn sẽ được tiếp cận không chỉ những máy móc, dụng cụ mới nhất như điện thoại di động, sản phẩm điện tử, xe hơi … mà còn trải nghiệm được xã hội thông tin là xã hội như thế nào. Những tri thức và kinh nghiệm đó, khi bạn trở về nước chắc chắn sẽ trở thành những chỉ dẫn trong kinh doanh cho bạn.

Ngoài ra, khi nhìn những vật mang tính đặc trưng truyền thống tại các chùa chiền hoặc đền thờ, chắc chắn các bạn cũng sẽ thêm hứng thú với thiên nhiên Nhật Bản. Những nét văn hóa như trà đạo, hoa đạo, bonsai cùng những môn thể thao như nhu đạo, karate, sumo, bóng chày là những thứ mà không ít những du học sinh nói rằng “Khi đến Nhật rồi thì tôi cảm thấy rất thích”. Những món ăn Nhật như sushi hoặc súp miso cũng đều được nói như thế.

Việc bạn cảm thấy hứng thú với những điều mới lạ và tích cực tham gia thử như đi tham quan đền chùa hoặc chơi thể thao cùng với việc học là những việc hoàn toàn có thể tại Nhật.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

  4. Thời tiết 

Có lẽ những có không ít những quốc gia có bốn mùa phân biệt rõ ràng xuân hạ thu đông như Nhật Bản. Ở đây cũng có những biến đổi thời tiết của tự nhiên như việc bạn có thể đi tắm biển vào mùa hè và trượt tuyết khi tuyết rơi mùa đông. Và ở đây cũng có những trải nghiệm tuyệt vời như những kì thi gian khổ lúc mùa đông lạnh giá hay việc nhập học vào mùa xuân ấm áp khi hoa anh đào nở rộ … mà nếu không thử qua thì bạn không thể nào hiểu được.

5. Học bổng

Đối với những học sinh đang học tại các trường Nhật ngữ và các trường chuyên môn thì hiện tại học bổng không nhiều lắm, nhưng ở cấp độ đại học và cao học thì có thể nói là có nhiều hơn. Các loại học bổng rất phong phú, từ học bổng của nhà nước đến những học bổng của cá nhân. Tại các trường đại học tư hoặc trường chuyên môn cũng có nhiều chế độ như học bổng hoặc miễn giảm học phí.

Nếu bạn có thể vào được các trường đại học quốc lập hoặc công lập thì cũng có nhiều trường hợp học phí được miễn giảm một nửa hoặc toàn phần, hoặc hơn thế cũng không ít trường hợp nhận được thêm học bổng.

Tuy nhiên, những học bổng như học bổng cá nhân hoặc do đại học chỉ định thì ngày càng ít, hoặc nếu không phải là học sinh của tường đại học nổi tiếng thì không nhận được học bổng.

Có nghĩa là có thể nói rằng với những người ưu tú và nghiêm túc thì nên tập trung tất cả cho học tập mà không đi làm thêm để được nhận học bổng.

6. Giao tiếp với người Nhật

Tuy có nhiều lưu học sinh cho rằng khó kết bạn với người Nhật, nhưng ở Nhật có rất nhiều người nghĩ rằng muốn thử dạy tiếng Nhật cho lưu học sinh hoặc muốn giao lưu với họ.

Hầu hết họ đều là những tình nguyện viên. Bạn hay den ủy ban nhân dân hoặc trung tâm giao lưu, tìm kiếm những đoàn thể nói trên rồi liên lạc với họ thì bạn sẽ làm quen được với những người Nhật. Người Nhật cũng giống người Việt Nam, thường hay xấu hổ nên khó có thể ngay lập tức trở nên thân thiết được. Tuy nhiên sau vài tháng đi lại với nhau, có thể mở lòng được với nhau thì các bạn sẽ trở nên thân thiết. Dù căn bản là bạn phải giữ đúng lễ nghi và thông cảm lẫn nhau nhưng tôi nghĩ những người bạn Nhật sẽ trở thành những người bạn quí giá của bạn.

Cuối cùng, tuy chưa nói được rõ ràng lắm, nhưng tôi cũng rất hân hạnh giới thiệu đến các bạn một nét nào đó của sự hấp dẫn khi du học Nhật Bản. Bản chất của việc du học chẳng phải là thứ không thể thay thế được trong cuộc sống của bạn hay sao?

Đọc thêm:  


Theo Trí Thức Trẻ

Một số du hoc Nhat chia sẻ rằng, sau kỳ nghỉ, nếu làm việc thật chăm chỉ và biết tiết kiệm, có khi sẽ kiếm được gần 80 triệu VNĐ một tháng.

Đối với sinh viên đi du học thì việc đi làm thêm dường như đã trở thành một điều tất yếu. Bởi đi làm không chỉ giúp sinh viên trang trải được cuộc sống nơi xứ người, mà còn là cơ hội, điều kiện để tiếp xúc thực tế với đời sống của người bản xứ.

Và đất nước mặt trời mọc này ngày càng được các bạn lựa chọn làm điểm đến để học tập. Nếu so với những đất nước khác thì cuộc sống của người Nhật khá đắt đỏ. Tuy nhiên, không vì thế mà nhiều bạn lại từ bỏ đam mê du học của mình. 

Nhiều sinh viên đi theo dạng tự túc hoặc học bổng, sau khi qua Nhật ổn định tình hình chỗ ở thì bắt tay vào tìm kiếm việc làm. Tùy vào điều kiện của từng người mà có bạn qua đó được 1 tháng thì đi làm, có bạn đến 3, 4 tháng sau mới có việc. 

Du học sinh ở Nhật được tạo điều kiện để được đi làm thêm. (Ảnh minh họa)

Việc đi làm thêm ở Nhật khá hấp dẫn với sinh viên, các bạn có thể tìm cho mình một công việc như bán hàng trong siêu thị, phục vụ quán ăn, cà phê, phát báo, làm trong các xí nghiệp. Lương làm thêm ở Nhật tính theo giờ, trung bình 700 - 1.200 Yên/giờ, tương đương với 180.000 đồng - 320.000 đồng. Bạn có thể làm 4 tiếng 1 ngày nhưng không được quá 28 tiếng 1 tuần. Đây là quy định ở Nhật, vì họ sợ rằng nếu sinh viên làm thêm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học. Đây cũng là một trong những tiêu cực khi sinh viên đi làm thêm.

Tại một số thành phố lớn như Tokyo, Osaka… mức lương thường cao hơn. Tuy cao nhưng đa số các bạn cũng chỉ đủ sống tại đó. Giá cả và mức lương phụ thuộc vào mức độ gần hay xa trung tâm thành phố. Dù mức sống ở Nhật khá đắt đỏ, nhưng nếu chịu khó đi làm thêm và tích góp thì ngoài việc tự trả học phí, tiền sinh hoạt thì có khá nhiều bạn để dành dụm gửi tiền về nhà.

Minh Tuấn, 20 tuổi, đang là sinh viên của trường ĐH Phúc Lợi Nagoya cho biết: “Việc làm thêm ở đây khá đa dạng, tùy thuộc vào năng lực của bạn là N3, N2, N1 mà có những mức lương khác nhau. Nếu bạn có N2, thì xin việc làm dễ dàng hơn, bạn có thể kiếm trên 1.500 Yên/giờ. Còn nếu bạn có N1, nghĩa là trình độ giao tiếp của bạn bây giờ đã như người bản xứ, thì bạn có thể làm phiên dịch tại các công ty, hội nghị… với mức 3.000 Yên/giờ. Vậy nên, nếu muốn tìm cho mình một công việc lương cao thì yếu tố năng lực tiếng Nhật của bạn phải tốt. Trung bình 1 tháng thì bạn có thể làm trên 2.000$”.

Làm thêm ở Nhật thu nhập rất khá, nếu bạn biết tiết kiệm và chăm chỉ. (Ảnh minh họa)

Ở một số nước, người ta cấm không cho sinh viên đi làm thêm, điều này rất là bất tiện. Tuy nhiên, ở Nhật thì lại khá thoáng, chính phủ Nhật tạo mọi điều kiện để bạn có thể đi làm thêm. Theo quy định chung thì sinh viên không được đi làm quá 28 tiếng 1 tuần và phải có giấy phép của cơ quan xuất nhập cảnh. Nhưng bạn đừng có lo, khi học ở trường, ta sẽ được nhà trường tạo điều kiện để bạn đi làm, sẽ cấp giấy phép cho bạn đi. Bên cạnh đó thì bạn có thể liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật để được hỗ trợ tốt nhất.

Một kinh nghiệm được bật mí nữa là người Nhật rất trọng chữ tín. Vì thế bạn sẽ có lợi khi được người quen giới thiệu. Mới đi làm ban đầu, bạn nên chăm chỉ đi làm vào các ngày cuối tuần. Bình thường cuối tuần, bạn có thể làm nhiều hơn và lương cũng nhỉnh hơn. Vào các dịp lễ, tết, các bạn sinh viên thường ở lại mà không về. Đây là cơ hội để kiếm tiền nhiều hơn, lương vào các ngày lễ cũng tăng gấp 2, 3 lần so với bình thường. Sau một kỳ nghỉ nhiều bạn có thể kiếm được vài trăm ngàn Yên, khoảng 300.000 Yên là gần 80 triệu Việt Nam đồng. Đây quả là một số tiền không nhỏ với sinh viên.

Nhiều bạn vừa đi học vừa đi làm đã có đủ khả năng trang trải toàn bộ học phí của mình mà không cần đến gia đình. Một số bạn dành dụm mỗi tháng được khoảng 20 triệu, đó là trừ ra toàn bộ sinh hoạt phí. Lương ở Nhật khá cao, nhưng cái giá của nó cũng không hề rẻ chút nào, bạn phải làm cật lực và thật chăm chỉ. Người Nhật đánh giá tính nghiêm túc và kỷ luật khá nghiêm khắc nhưng họ cũng đánh giá cao khả năng cố gắng của bạn. Giỏi tiếng Nhật là một lợi thế để xin việc với mức lương cao.

Đọc thêm:  


Theo Trí Thức Trẻ


Đây là những kinh nghiệm mà một bạn sinh viên Đại học Bách Khoa, Đà Nẵng sắp đi du học Nhật theo diện học bổng chia sẻ.

Nhật Bản là một trong những nước đi đầu về công nghệ, được học tập và làm việc tại đây là mơ ước của rất nhiều người. Hiện nay việc đi du học Nhật trở nên khá dễ dàng, chỉ cần đủ kinh phí là có thể đi được. 

Đọc thêm:  


Chuẩn bị passport

Nếu xác định đi du học thì tốt nhất nên làm trước cách đó hơn 1 tháng trước khi đi, hoặc làm càng sớm càng tốt. Nếu sau khi nhận được thông báo đậu học bổng mà mới bắt đầu đi làm thì có thể sẽ trễ vì lúc này bên Nhật sẽ bắt đầu gửi email tiến hành các thủ tục cần thiết. Một điều lưu ý nữa là bên nước Nhật cực kỳ đúng hẹn nên nếu họ yêu cầu ngày nào gửi thì mình bắt buộc phải gửi, nếu không kịp gửi thì mình phải gửi mail báo lại và nêu lý do trễ, hẹn ngày chính xác để gửi mã passport.

Tips những kinh nghiệm trước khi sang Nhật du học 1

Chuẩn bị giấy tờ, tiền

Việc chuẩn bị giấy tờ lúc này thật sự khiến bạn xoay như chong chóng, nào là đi công chứng, dịch tài liệu, chụp ảnh, bảng điểm… Thời gian tầm từ tháng 2 thì giá đồng yên sẽ giảm đi nên tốt nhất đi đổi tiền vào thời điểm này để tiết kiệm được một khoản tiền.

Tìm thông tin về trường mình sắp học

Thường thì ở bên Nhật học kỳ mới bắt đầu vào tháng 4, ta có hơn 1 tháng nghỉ ngơi trước khi sang Nhật ta nên dành ra thời gian nghiên cứu về trường mình đang học, ngành học, thời khóa biểu, đường xá, xe cộ… là một điều cực kỳ cần thiết. Liên lạc, làm quen với một số bạn mới đi du học giống mình để khi qua đó có gì giúp đỡ nhau sẽ thuận tiện hơn. Ở một số trường như Đại học Gifu sẽ có 2 đợt nghỉ chính là nghỉ xuân và nghỉ hè, nên nghiên cứu tìm việc làm thêm trong thời gian này.

Tìm thông tin học bổng

Tips những kinh nghiệm trước khi sang Nhật du học 2

Ở Nhật có rất nhiều loại học bổng hỗ trợ cho du học sinh Việt Nam, từ học bổng chính phủ đến học bổng của các công ty tư nhân. Tuy nhiên vì mình đi theo diện học bổng toàn phần nên khi qua đó muốn kiếm được học bổng thì học kỳ đầu phải đạt được điểm cao. Một số khác có thể làm đơn xin trợ cấp học bổng tại các Đại sứ quán. Ở trên mạng có khá nhiều trang web giúp bạn tìm được những loại học bổng hỗ trợ từ địa phương.

Ví dụ ASSO Học bổng khuyến học dành cho du học sinh đi học tự túc: Sinh viên đã thi EJU, muốn học chính quy các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề (48,000Yen/tháng). Liên hệ Phòng lưu học sinh của JASSO. Học bổng của các đoàn thể địa phương: (16 đoàn thể) trị giá học bổng: 122,700Yen/tháng (mức học bổng bình quân). Chế độ du học ngắn hạn: đối tượng là sinh viên ngắn hạn thuộc diện trao đổi giữa hai trường đại học (80,000Yen/tháng).

Học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị

Nên vào các diễn đàn tiếng Nhật, hội những người Việt sống tại Nhật, hội những du học sinh Việt tại Nhật để xin những kinh nghiệm khi lần đầu sang đó. Mở rộng mối quan hệ lúc này là một điều cực kỳ cần thiết, hội đồng hương bên đó sẽ giúp đỡ bạn một cách tận tình nhất. Hiện nay việc lên Facebook tìm và kết bạn với những anh chị đi trước rất dễ dàng, cứ mạnh dạn hỏi han, chuyện trò thân mật thì bạn sẽ tích góp được vô số những kinh nghiệm hay ho đấy.

Chẳng hạn như bạn sẽ có lợi hơn nhiều khi làm quen được với một anh, chị nào đó học cùng trường với bạn bên đó, nếu như bạn có nhu cầu mua lại chăn, mền, đồ dùng học tập để tiết kiệm thì bạn nên hỏi những anh chị bên đó. Đừng ngại gì cả, tầm tháng 4 sẽ có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp lúc đó chăn mền sẽ không còn sử dụng, mình sẽ mua lại với giá rẻ. Vì thế bây giờ mình nên chủ động liên lạc, nhờ mấy anh chị ấy mua hộ rồi sang đó có sẵn để dùng, như thế có lợi hơn nhiều so với những bạn không chủ động liên lạc.

Học tiếng Nhật

Tips những kinh nghiệm trước khi sang Nhật du học 3

Một điều khá hiển nhiên, vì người dân ở Nhật sử dụng tiếng Anh không thông thạo cho lắm, nên buộc chúng ta phải biết tiếng Nhật để giao tiếp hằng ngày. Thời gian này khá rảnh nên bạn phải học tiếng Nhật cho nhiều để qua đó nói chuyện được. 

Vui chơi thỏa thích với bạn bè

Thông thường học bổng sẽ kéo dài 2 năm, những tháng ngày xa gia đình, xa bạn bè chắc chắn sẽ khiến bạn rất buồn. Vì thế thời gian này nên tận dụng để vui chơi xả láng để có nhiều kỷ niệm, bạn nên chụp nhiều ảnh đem sang đó có nhớ thì lấy ra xem. Tuy nhiên chơi cũng ở mức độ, tránh việc đi chơi xa hoặc chơi các trò chơi nguy hiểm đến tính mạng. Bất cứ điều gì không hay xảy ra lúc này thật sự sẽ khiến bạn rất hối tiếc về sau.

Theo Trí Thức Trẻ

Xứ sở Phù Tang luôn là điểm đến hấp dẫn đối với các du học sinh. Nhưng nhiều bạn vẫn luôn e ngại vì nghĩ rằng chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản vô cùng đắt đỏ. Bài viết này với những kinh nghiệm thực tế từ một du học sinh tại Nhật sẽ cho bạn thấy chi phí sống tại Nhật là vô cùng rẻ!

Thường thì mọi người ấn tượng là cuộc sống ở Nhật rất đắt đỏ (đó là theo tiêu chuẩn của báo chí truyền thông), nhưng thật ra nếu bạn chịu khó tìm hiểu và so sánh thì sẽ thấy chi phí sống ở Nhật rẻ, thậm chí là ... rất rẻ.

Đọc thêm:  


Các yếu tố quyết định tính mắc rẻ:

  • Sức mua của đồng tiền
  • Chất lượng (độ bền, độ hài lòng) của hàng hóa, dịch vụ
  • Sự đa dạng của hàng hóa: Bạn có thể chọn loại giá bất kỳ hay không?

Xét về những yếu tố này, Nhật Bản vượt trội so với Việt Nam. Dưới đây là vài so sánh giá cả.
Cơ sở so sánh

- Tiền lương tốt nghiệp Đại học mới ra trường tại Việt Nam: 4 triệu đồng (thực tế thấp hơn, khoảng 3 - 4 triệu)

Tiền lương tốt nghiệp Đại học mới ra trường tại Nhật: 200,000 yên (thực ra thấp hơn chút)

- Tiền làm thêm ở Việt Nam: 12000 VND/giờ

Tiền làm thêm ở Nhật: 800 yên/giờ

Chi phí du học Nhật Bản không hề đắt đỏ

Gyu-meshi ("Cơm bò") giá có 390 yên, cứ đi làm thêm 1 giờ với mức lương thấp nhất là bạn ăn được 2 suất.
So sánh những chi phí sinh hoạt và mua sắm khi du học Nhật Bản

Sữa
Nhật 200 yên/1 lít sữa tươi, Việt Nam: 25,000 đồng / 1 lít
200,000 yên => 1000 lít, 4 triệu => 160 lít: VN mắc hơn 6 lần

Mì, cơm
Nhật: 600 yên/ 1 tô mì raamen, VN: 30,000 VND/tô phở
200 ngàn => 333 tô, VN: 4 triệu => 133 tô => VN mắc hơn 3 lần
Cơm bò gyudon 400 yên => 500 suất, cơm tấm 25k => 160 suất => 3 lần

Thịt heo
Nhật 200 yên/100g, VN 12,000 đ/100g
200 ngàn => 200 ký, 4 triệu => 33 ký => VN mắc hơn 6 lần

Gạo
Nhật 400 yên/ký, VN 16k/ký => Nhật 500 ký, VN 250 ký: Mắc hơn 2 lần, đấy là chưa kể gạo Nhật ngon hơn

Rau
Cải thảo ở Nhật 200 yên/cái to (cỡ 1/2 kg), VN 28k/ký
Nhật 500 cái, VN 140 cái => VN mắc gấp 3
Bông cải trắng 400 yên/cái (cỡ 1kg), VN 40k/ký => Nhật 500 bông, VN 100 bông => 5 lần
Ớt (thứ không sx tại Nhật) 2700 yên/ký, VN 70k/ký

=> Nhật 74 ký ớt, VN 57 ký ớt: VN vẫn mắc hơn dù đây là thứ Việt Nam trồng được còn Nhật phải nhập về

Bia
Nhật 200 yên/lon => 1000 lon, VN 10k/lon => 400 lon

Nhà ở
Nhà chung cư (mansion) ở Nhật 3000 man (30,000,000 yên) => 150 tháng lương
Việt Nam 1 tỷ => 250 tháng lương
Thuê nhà có phòng tắm (Tokyo): Nhật 60,000 yên => 1/3 lương, VN 3,000,000 đồng => 3/4 lương.

Đồ điện tử
Ở Nhật giá thấp hơn, cứ cho là bằng thì Việt Nam mắc hơn 200,000 / (4,000,000 / 250) = 12.5 lần

Trang phục
Quần jean Uniclo ở Nhật 2000 yên, VN quần jean N&M 500k
=> Nhật 100 cái, VN 8 cái => 12.5 lần

Giày Addidas
Nhật 7000 yên => 28 cái, VN 1 triệu 2 => 3 cái

Xăng
Nhật 140 yên/lít, VN 25k/lít => Nhật 1430 lít, VN 160 lít: 9 lần

Thi năng lực tiếng Nhật JLPT
Nhật đăng ký 7000 yên => 28 lần, VN 250k => 16 lần (nhưng chưa hẳn đã đảm bảo chất lượng)

Ở Nhật đi làm 1 giờ được 800 yên, ăn được 2 suất cơm gyudon. Ở Việt Nam đi làm 1 giờ được 12 ngàn, phải làm 2 giờ mới ăn được 1 suất cơm tấm.

Ngoài ra, Nhật đa dạng về mặt hàng, mẫu mã nên bạn có thể mua đồ rẻ được. Chẳng hạn vào cửa hàng 100 yên có thể mua dao, chén, nồi giá 100 yên (25,000 đồng). Ở Việt Nam không thể nào mua được như vậy.
Khi quần áo sale là sẽ sale thừ 10,000 yên xuống 1,000 hay 2,000 yên, vẫn rẻ chán mà chất lượng còn cực tốt nữa.

Đó là lý do mà chi phí sống ở Nhật không hề đắt như bạn nghĩ, ngược lại còn rất rẻ.

Mình có thời chỉ đi làm arubaito mà vẫn sống thoải mái. Lương arubaito "chỉ có" 1000 yên/giờ thôi và tôi ít khi bước chân ra khỏi giường trước 12 giờ trưa. Thỉnh thoảng có công việc đi dịch một ngày lương 20,000 yên ~ 30,000 yên là chuyện bình thường!

Theo Kênh Tuyển Sinh

Chuẩn bị hồ sơ du học là một bước vô cùng quan trọng khi bạn muốn học tập tại xứ sở Phù Tang. Có nhiều du học sinh thường thắc mắc rằng chi phí làm hồ sơ là bao nhiêu? Nếu làm qua trung tâm tư vấn du học thì có đắt không? Bài viết này sẽ giải đáp cho những câu hỏi đó của bạn.

Đọc thêm:  


Chi phí trung bình cho dịch vụ làm hồ sơ du hoc Nhat Ban

Thông thường, để du học Nhật thì các bạn sẽ đến một trung tâm tư vấn - môi giới du học nào đó và nộp khoản phí môi giới, tư vấn hay làm dịch vụ cho trung tâm đó.

Trung tâm sẽ giúp bạn làm hồ sơ, liên lạc với trường tiếng Nhật và gửi hồ sơ của bạn qua đó nếu trường đồng ý bộ hồ sơ của bạn.

Chi phí làm hồ sơ du học Nhật trung bình khoảng: 700 ~ 1500 USD

Những nơi mắc thì có thể tới 2000 USD, còn những nơi rẻ thì có thể vài trăm USD hay có nơi miễn phí (tuy nhiên bạn phải tự lo mọi thủ tục từ dịch, chứng minh tài chính cho tới gửi hồ sơ đi).

Giá chênh lệch thì nhìn chung phụ thuộc nhiều yếu tố:


  • Chi phí mặt bằng, nhân viên, quảng cáo của công ty du học
  • Kinh nghiệm làm hồ sơ, độ chính xác khi làm hồ sơ
  • Mức độ dịch vụ đến đâu: Ví dụ ở nơi lấy phí cao thì họ bao luôn chứng minh tài chính

Nhìn chung thì riêng về dịch thuật giấy tờ bạn đã mất tầm 1 triệu rưỡi tới 2 triệu (giá tầm 150 ngàn đồng/trang). Bạn nào chỉ tốt nghiệp cấp 3 và cần dịch thuật công chứng học bạ cấp 3 sẽ tốn tiền dịch thuật hơn vì quyển học bạ sẽ dày hơn.

Chí phí làm hồ sơ du học Nhật Bản
Du học sinh nên nghiên cứu thật kỹ về cách làm hồ sơ du học Nhật Bản để tránh bị mất tiền oan.

Các chi phí phải trả khi bạn tự làm hồ sơ du học Nhật Bản

- Chi phí chứng minh tài chính du học Nhật:

Bạn phải có tiền trong tài khoản ngân hàng trong tầm 4 tháng để chứng minh. Đây là một trong những chi phí lớn nhất khi làm hồ sơ.

Nếu bạn chọn cách làm tốt và hợp lý thì bạn sẽ cắt giảm được chi phí này xuống.

Ví dụ: Nhà bạn có nhà đất, bất động sản, cổ phiếu, v.v... hay gì khác thì bạn sẽ phải làm sao chuyển tạm thời thành tiền mặt để chứng minh (vì cơ quan Nhật Bản không thể nào định giá bất động sản Việt Nam được và họ cũng không rảnh làm việc đó).

- Chi phí dịch thuật:

Như mình nói trên, có thể tầm 2 triệu (thậm chí là hơn)

- Chi phí xin các giấy tờ (đi lại, điện thoại, xăng xe chẳng hạn):

Các giấy chứng nhận đang đi làm, đang đi học, bằng, bảng điểm. Những giấy tờ này bạn nên bỏ thời gian, công sức đầu tư để chuẩn bị kỹ lưỡng, không bị thiếu sẽ rất mệt.

- In ấn, scan giấy tờ

- Sổ hộ khẩu, chứng minh thân nhân

Các bạn càng làm hồ sơ chính xác ngay từ đầu bao nhiêu thì càng đỡ mất công làm đi làm lại và do đó tiết kiệm chi phí bấy nhiêu.

Ngoài ra, bạn làm hồ sơ qua trung tâm du học lớn thì chi phí làm hồ sơ sẽ gồm cả tư vấn và trong đó có cả tiền mặt bằng, nhân viên, quảng cáo... của trung tâm. Giá cả các nơi khác nhau là do các chi phí mặt bằng, nhân viên, quảng cáo khác nhau. Ngoài ra, các trung tâm còn bán "sự yên tâm" nữa: Trung tâm mặt bằng lớn, trung tâm thì sẽ tạo sự yên tâm cho khách hàng tốt hơn.

Lưu ý quan trọng khi làm hồ sơ du học qua trung tâm tư vấn

Cũng có những trung tâm môi giới du học không cho bạn biết thông tin nhiều ("giấu thông tin") và chỉ giữ giấy tờ của bạn để làm từ A đến Z. Có thể bạn sẽ khó lấy giấy tờ ra hay cứ mỗi bước lại bị đòi thêm các khoản chi phí mà không được giải thích rõ.

Do đó, bạn nên biết rõ ràng những việc mình cần làm và phải làm hợp đồng đàng hoàng. Làm hợp đồng nên ghi rõ là bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể lấy hồ sơ ra, nếu không trung tâm sẽ phải bồi thường về mặt tiền bạc vì sự chậm trễ.

Bằng cách làm hợp đồng như thế, bạn sẽ hạn chế các rủi ro bị "vòi" thêm tiền hay bị giữ giấy tờ. Tệ nhất là còn bị làm mất giấy tờ nữa.

Điều cốt lõi vẫn là tìm trung tâm du học uy tín, minh bạch, làm hợp đồng đàng hoàng và quan trọng nhất là bạn phải biết cách đọc hay làm hợp đồng.

Hãy nghiên cứu thật kỹ về cách làm hồ sơ du học Nhật Bản để không bị mất tiền oan nhé!

Chúc các bạn thành công!

Theo Kênh Tuyển Sinh

Một số kinh nghiệm khi xin visa ngắn hạn tại Nhật Bản: Bạn nên sắp xếp các giấy từ theo đúng thứ tự yêu cầu của đại sứ quán để tiện theo dõi và tiết kiệm thời gian. Bạn nên chuẩn bị bút, ảnh, hồ dán, một vài mẫu đơn xin visa dự phòng trong trường hợp bạn phát hiện có sai sót nào đó.

Thông thường thời hạn làm visa là 5 ngày nhưng có thể lâu hơn nếu hồ sơ bạn có vấn đề. Có nhiều dạng visa sang Nhật: visa ngắn hạn (thăm thân: gia đình, họ hàng có quan hệ 3 đời), visa ngắn hạn (thăm người quen hoặc bạn bè/ du lịch), visa thương mại ngắn hạn…), visa dài hạn (du học, đi học tiếng, vợ/chồng người Nhật, visa lao động...) và visa nhiều lần với thời gian lưu trú ngắn hạn. Bài viết sau đây chia sẻ kinh nghiệm tự xin visa ngắn hạn thăm người quen hoặc bạn bè/du lịch

Đọc thêm:  


Thời gian làm visa du hoc Nhat Ban

Theo quy định của đại sứ quán, thời gian thông thường để làm visa là 5 ngày. Tuy nhiên, nếu hồ sơ của bạn có vấn đề, bạn có thể phải mất nhiều thời gian hơn. Đại sứ quán sẽ tiếp nhận hồ sơ vào các buổi sáng trong ngày làm việc, và trả Visa vào các buổi chiều. Nói chung, nếu hồ sơ của bạn đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của Đại sứ quán, sau đúng 5 ngày bạn sẽ nhận được visa. Ngoài ra, để khỏi mất thời gian, trước khi đến nộp hồ sơ, bạn nên gọi điện xem đại sứ quán có làm việc vào ngày đó không. Khi đến nộp hồ sơ, bạn cố gắng đến sớm để khỏi phải xếp hàng và chờ lâu.

Một số kinh nghiệm khi xin visa du học ngắn hạn tại Nhật Bản
Một số kinh nghiệm khi xin visa du học ngắn hạn tại Nhật Bản

Thời gian có hiệu lực của visa là 3 tháng kể từ ngày cấp nên bạn không nhất thiết phải nộp quá sớm. Nếu bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và theo đúng như yêu cầu, bạn chỉ cần nộp một tháng trước ngày khởi hành. Các giấy tờ phía người xin visa chuẩn bị:

Đơn xin Visa: Bạn nên điền đầy đủ các thông tin trong tờ phiếu xin visa du học Nhật Bản và đảm bảo các thông tin đó là chính xác. Đối với một số chỗ bạn không có thông tin, bạn nên viết là: "None" (Không có). Về phần tên và địa chỉ nơi bạn ở, bạn chỉ cần điền thông tin khách sạn đầu tiên. Với các khách sạn khác, bạn chỉ cần điền vào form lịch trình chuyến đi và không cần đính kèm các phiếu đặt khách sạn.

Một lưu ý đặc biệt khi bạn điền hồ sơ, các thông tin của bạn điền trong đơn xin phải đúng như thông tin bạn cung cấp cho người viết thư mời và ngược lại (trong trường hợp bạn có thư mời từ bên Nhật).
Hộ chiếu: Còn hạn trên 6 tháng.

Ảnh: Bạn nên chuẩn bị ảnh gần đây nhất và mang đi một vài cái để dự phòng.

Tài liệu chứng minh quan hệ bạn bè (trừ trường hợp bạn đi du lịch. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, bạn sẽ khó nhận được visa nếu không có thư mời từ bên Nhật). Cần chứng minh bạn và người mời có quan hệ bạn bè như ảnh chụp chung, thư từ qua lại, tin nhắn trên Facebook, sao kê các cuộc gọi quốc tế… Trong đó, ảnh chụp chung là quan trọng nhất.

Chứng minh tài chính (trong trường hợp bạn tự lo tài chính cho chuyến đi): Nói chung bạn hãy cố gắng chứng minh bạn đủ năng lực tài chính cho chuyến đi của mình.

Bạn hãy chuẩn bị hợp đồng lao đồng (lưu ý đến thời hạn hợp đồng), sao kê tài khoản trả lương, sao kê tài khoản thẻ tín dụng, sổ tiết kiệm (không có quy định về khoản tiền trong sổ tiết kiệm tuy nhiên bạn nên chuẩn bị càng nhiều càng tốt, tối thiểu 5.000 USD). Tất cả những giấy tờ trên, bạn chỉ cần bản sao nhưng vẫn cần mang bản chính để đối chiếu. Nhân viên đại sứ quán sẽ trả lại bạn những giấy tờ gốc sau khi kiểm tra và gửi lại bạn giấy hẹn.

Các giấy tờ phía người mời/người bảo lãnh chuẩn bị:

Thư mời (bản gốc): Người mời cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin trong mẫu thư mời. Để tránh nhầm lẫn hoặc sai sót, bạn và người mời cần trao đổi thường xuyên và có sự thống nhất về các thông tin.
Lịch trình (bản gốc): Bạn cần thảo luận với người mời về việc bạn sẽ ở khách sạn nào và địa chỉ liên lạc cụ thể.

Trong trường hợp người mời/người bảo lãnh chi trả cho kinh phí của chuyến đi, họ cần phải chuẩn bị: Giấy chứng nhận bảo lãnh, phiếu công dân, một số tài liệu liên quan (Giấy chứng nhận thu nhập, giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng, bản lưu giấy đăng ký nộp thuế, giấy chứng nhận nộp thuế).

Một số lưu ý khác:

Bạn nên sắp xếp các giấy từ theo đúng thứ tự yêu cầu của đại sứ quán để tiện theo dõi và tiết kiệm thời gian.
Bạn nên chuẩn bị bút, ảnh, hồ dán, một vài mẫu đơn xin visa dự phòng trong trường hợp bạn phát hiện có sai sót nào đó.

Bạn nên mang theo hộ chiếu cũ. Một vài yếu tố thuận lợi cho việc xin Visa như bạn đã từng đi du lịch nhiều nước đặc biệt các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu…

Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo phiếu đặt khách sạn, vé máy bay, đặt tàu xe… Các giấy tờ này đại sứ quán không yêu cầu, nhưng nó sẽ cho thấy bạn thực sự nghiêm túc với chuyến đi và chuẩn bị kỹ lưỡng.

Sưu Tầm

Tìm hiêu thông tin về các chương trình học bổng du học Nhật Bản năm 2014: Riêng học bổng du học Nhật Bản cho thực tập sinh tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản tổ chức tuyển sinh vào khoảng tháng Một, Hai và kỳ thi sẽ được tổ chức vào khoảng tháng Ba hàng năm

Đọc thêm:  


Học bổng của Chính phủ Nhật Bản (MEXT) tổ chức thi tuyển vào lúc nào? Có bao nhiêu chương trình đào tạo? Nếu không giành được HB, có con đường nào để du học Nhật? Nếu được nhận HB, du học sinh có cần phải lo thêm kinh phí nào nữa không? Trịnh Thị Hoàng Hoa (Đại học Ngoại thương TP.HCM)

Ông Furudate Seiki – Trưởng ban Văn hóa, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM, trả lời:
Học bổng MEXT đã thực hiện tại Việt Nam từ năm 1989. Mỗi năm, HB MEXT cấp 60 suất cho Việt Nam, bắt đầu tuyển sinh vào khoảng tháng Ba, Tư và kỳ thi sẽ được tổ chức vào khoảng tháng Sáu, Bảy hàng năm.

Tìm hiêu thông tin về các chương trình học bổng du học Nhật Bản
Tìm hiêu thông tin về các chương trình học bổng du học Nhật Bản

Riêng học bổng du học Nhật Bản cho thực tập sinh tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản tổ chức tuyển sinh vào khoảng tháng Một, Hai và kỳ thi sẽ được tổ chức vào khoảng tháng Ba hàng năm. Hình thức thi là viết và vấn đáp, được tổ chức tại hai địa điểm là TP.HCM và Hà Nội.

Học bổng gồm năm chương trình đào tạo: dành cho nghiên cứu sinh sau ĐH, du học sinh ĐH, du học sinh cao đẳng, du học sinh trung cấp chuyên nghiệp và chương trình học bổng dành cho thực tập sinh tiếng Nhật và văn hóa Nhật. Sau khi nhận được HB, ngoài mức HB hàng tháng từ 125.000 yên, mỗi du học sinh còn nhận được khoảng 130.000 yên/tháng cho chi phí sinh hoạt, vé máy bay khứ hồi Nhật Bản – Việt Nam.

Ngoài ra, nếu không lấy được học bổng, học sinh và sinh viên không cần đến Nhật dự thi mà có thể đăng ký dự thi du học Nhật để đánh giá năng lực và khả năng du học Nhật. Kỳ thi du học Nhật Bản được tổ chức một năm hai lần vào tháng Sáu và tháng 11 tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.

Thời gian đăng ký các chương trình học bổng du hoc Nhat Ban

Thời gian đăng ký dự thi của kỳ thi du học lần một (tháng Sáu) khoảng từ giữa tháng Hai đến đầu tháng Ba; lần hai (tháng 11) khoảng từ đầu tháng Bảy đến gần cuối tháng Bảy. Lệ phí thi là 115.000đ. Thời gian đăng ký thi và lệ phí thi có thể thay đổi theo hàng năm, thí sinh phải theo dõi trang web của Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM (http://www.hcmcgj.vn.emb-japan.go.jp/vn/index_vn.htm) và thông báo của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.

Điều kiện ứng tuyển các chương trình học bổng từ chính phủ Nhật Bản

Khi tham gia, thí sinh phải thi bốn môn: tiếng Nhật, khoa học tự nhiên (Lý, Sinh, Hóa), môn tổng hợp, Toán học (tùy theo yêu cầu của trường thí sinh muốn du học). Tùy theo trường, thí sinh có thể đăng ký thi tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Tham khảo các môn thi của trường tại trang web của Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật (JASSO)  www.jasso.go.jp/eju/documents/tonichimae_list201209_2.pdf). Ngoài ra, JASSO sẽ cấp học bổng cho những thí sinh có kết quả thi xuất sắc trong kỳ thi.

Thí sinh có thể đăng ký xin học bổng của JASSO khi đang dự thi tại trang web của JASSO (http://www.jasso.go.jp/scholarship/yoyakuseido.html).

Sưu Tầm


  • Hơn 100,000 sinh viên Quốc tế hiện đang du học tại các trường đại học, cao đẳng, trường nghề chuyên nghiệp và các tổ chức đào tạo khác ở Nhật Bản.
  • Con số này đã tăng lên nhanh chóng kể từ năm 1980 với 2/3 lượng sinh viên đến từ Trung Quốc.


Sinh-vien-du-hoc-nhat-ban

Hơn 100,000 sinh viên Quốc tế hiện đang du học tại Nhật Bản

Đọc thêm:  


I/ - Visa nhật bản

Học ngắn hạn ở các trường Nhật Ngữ (< 6 tháng) được chấp nhận dưới dạng visa du lịch ‘ tourist visa’.
Tất cả sinh viên nước ngoài học trên 6 tháng đều phải xin visa sinh viên ‘student visa’.
Để xin visa du học nhật thành công, ứng viên phải liên hệ với các tổ chức giáo dục và được họ chấp nhận.
Những người giữ visa sinh viên không được đi làm trừ khi họ được sự cho phép của trường và sở nhập cư.
Hiện tại các học sinh du học Nhật được cho phép làm 4 tiếng/ 1 ngày với mức thu nhập trung bình là 850 yên/ giờ tương đương với 24 triệu vnd/tháng.

Visa du lịch sẽ không được phép đi làm thêm.

II / – Trường Tiếng Nhật

Trường nhật ngữ có ở nhiều thành phố khắp đất nước Nhật Bản, từ những trường dạy giao tiếp thông thường tới các tổ chức được công nhận bởi chính phủ, đào tạo nền tảng tiếng Nhật cho sinh viên với các mục tiêu học tập khác nhau.

Các trường đào tạo các khóa học ở tất cả các trình độ, thời gian của các khóa học thì kéo dài từ vài tuần tới hơn một năm.

III / –  Trường Đại Học Nhật Bản

Bài thi vào đại học EJU là một bài kiểm tra tiêu chuẩn được đưa ra từ năm 2002, làm đơn giản vấn đề xét tuyển vào các trường đại học Nhật Bản cho sinh viên Quốc tế.

Bài kiểm tra tùy vào từng trường sẽ có các môn thi như môn tiếng Nhật, khoa học, toán học, Nhật Bản và thế giới được tổ chức định kỳ 6 tháng  ở Nhật Bản và một số thành phố bên ngoài Nhật Bản. Bài kiểm tra này có thể được làm bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh (ngoại trừ môn tiếng Nhật).

Hầu hết các trường đại học quốc gia, khoảng 2/3 các trường đại học công lập và khoảng một nửa các trường đại học tư thục sử dụng EJU như tiêu chuẩn để đánh giá sih viên quốc tế, trong khi các trường còn lại hoặc là xét tuyển từ các trường Nhật ngữ hoặc tự ra bài thi của riêng họ.

Thực tế, hầu hết các chương trình đại học ở Nhật Bản thì đều dạy bằng tiếng Nhật chỉ có vài trường đại học có đào tạo một vài chương trình bằng tiếng Anh ở cập thạc sỹ và tiến sỹ. Chỉ rất ít các trường đại học Nhật có dạy các chương trình tiếng Anh ở cấp cử nhân.

IV / –  Học Bổng Du Hoc Nhat Ban

Chương trình học bổng cho sinh viên quốc tế được trao cấp bởi chính phủ Nhật Bản, tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) và các trường tư, các công ty ở Nhật Bản và ở nước ngoài.

Tương tự như thế, chỉ vài các cơ quan chính phủ, các tổ chức bên trong và bên ngoài Nhật Bản đưa ra các chương trình trao đổi học sinh ngắn hạn cho học sinh cấp 2, cấp 3 các nước sang Nhật học tiếng và trải nghiệm cuộc sống ở Nhật.

Số lượng học bổng để sinh viên quốc tế có thể xin được khi chưa sang Nhật là rất ít và khó xin. Tuy nhiên cũng có một số các học bổng sau đây ứng viên có thể đăng ký:
- Học bổng chính phủ Nhật Bản (gọi là tắt là MEXT).

- Học bổng trao đổi nguồn nhân lực JDS:                                     
http://jice.org/e/jds/application/index.htm

- Học bổng JSPS:                                                                                                                                          http://www.jsps.go.jp

- Học bổng Ronpaku-JSPS:                                                 
http://www.jsps.go.jp/english/e-ronpaku/index.html

- Hitachi:                                                                  
http://www.hitachi-zaidan.com/global/scholarship/index.html

- Panasonic:               http://www.panasonic.com.vn/wps/portal/home/aboutpanasonic/corporatecitizenship/panasonicscholarship

- Học bổng Asia Japan Alumni (ASJA)-Japan Alumni of Vietnam (JAV):                       http://www.coltech.vnu.edu.vn/JAV/ASJAscholarship-vn.htm

Sưu Tầm

Khi đi du học Nhật Bản – xứ sở Hoa Anh Đào cần cảnh giác! Mấy năm gần đây, tình hình du học Nhật Bản có nhiều chuyển biến đáng kể nhờ chính phủ Nhật Bản cũng như chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi trong các bước thủ tục đi du học.

Đọc thêm: 

>>> Du Học Nhật Nhiều Lợi Thế
>>> Nhật Bản – một môi trường du học tuyệt vời 
>>> Kinh nghiệm du học Nhật Bản  
>>> Chứng minh tài chính khi du học Nhật  


Bên cạnh đó, thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ các bạn có thể dễ dàng tìm thấy những mẫu rao vặt, những trang web quảng cáo rất hấp dẫn cho du học tại Nhật Bản. Nhưng theo số liệu thống kê các công ty du học được sở GD-ĐT cấp phép rất ít, và đa số là các công ty làm “lách luật” không đủ chức năng để đại diện tuyển sinh, nhưng vẫn hoạt động đưa người đi một cách trái phép.


Là một tập đoàn hoạt động trong nhiều lĩnh vực : tư vấn Luật, tài chính và du học,…công ty chúng tôi nhận được rất nhiều bức xúc cũng như tâm sự từ các phụ huynh, học sinh khi đến đây để tư vấn. Là 1 luật sư đang tham gia lĩnh vực tư vấn Luật tôi muốn chia sẻ cùng các bậc phụ huynh, cũng như các em học sinh về đề tài “Du học” để các bạn có những cái nhìn đúng đắn về du học. Vì hiện nay có rất nhiều công ty không có chức năng tuyển sinh nhưng vẫn tuyển sinh ồ ạt, thu lệ phí tư vấn “cắt cổ” lên tới hàng ngàn đô, nhưng thực ra các bạn không đáng phải mất đồng nào. Tôi xin đưa ra 1 số vấn đề các bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn trường, cũng như lựa chọn công ty mà mình gửi gắm để lo thủ tục đi du học.


* Cảnh giác khi chọn trường !


Hiện nay có nhiều công ty tư vấn du học liên kết đào tạo với rất nhiều trường vốn không được công nhận ở nước sở tại ( hoặc được công nhận bởi một hiệp hội không đủ uy tín thực sự), nhưng vẫn thông qua đối tác Việt Nam để tuyển sinh và thu phí tuyển sinh cao và cấp bằng cấp khá dễ dàng. Nhiều phụ huynh học sinh, học sinh đã không biết nên đã ghi danh theo học và đóng khá nhiều tiền nhưng sau khi cấp bằng họ lại không thể sử dụng được.


Vậy làm sao để biết đâu là trường học được hay không được công nhận ?


Rất đơn giản, vì các trường học của Nhật được Chính phủ Nhật Bản công nhận sẽ được công khai trên mạng INTERNET. Hoặc phụ huynh, cũng như học sinh có thể trực tiếp đến tại Phòng du học – Công ty tư vấn du học V&V ( tại 40 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội) để tìm hiểu thông tin. Công ty sẽ cung cấp tài liệu và tư vấn miễn phí cho các bạn.


* Cảnh giác với học bổng ‘săn” qua mạng


Hiện nay, nhiều trường học bên Nhật để thu hút học sinh nên thường đưa ra ‘chiêu ’ là tăng học phí lên gấp đôi rồi chiêu sinh học sinh với suất học bổng giảm 100%, 50% học phí đăng trên mạng, các bạn học sinh dễ dàng có thể truy cập tìm học bổng sẽ thấy choáng ngợp mắt bởi vô vàn những lời hấp dẫn. Nhưng trong những lời chào đó sẽ xen học bổng thật, giả có đủ. Nhiều học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học tìm được học bổng phù hợp và học tập thành công, nhưng  không ít  người sau khi xuất cảnh lại gặp nhiều khốn khó.


Để đạt được học bổng học sinh phải đạt được điều kiện bắt buộc là tiếng Nhật phải  giỏi và khả năng tài chính của gia đình đáp ứng đủ nhu cầu. Có thể nói Các chương trình du hoc Nhat Bản có thể tạm chia làm hai kênh.


- Thứ nhất là các học bổng do chính phủ Nhật Bản cấp, đi qua Bộ GD-ĐT theo đề án Chính phủ. Yêu cầu ứng viên phải thành thạo tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, ưu tiên những người có một trong các loại chứng chỉ: TOEFL quốc tế hoặc nội bộ (do IIE cấp), IELTS quốc tế hoặc chứng chỉ tiếng Nhật (Kyu) còn thời hạn sử dụng..


- Thứ hai là học bổng của các trường tự đưa ra, khi bạn nhận được học bổng rất có thể bị đánh thuế như một khoản thu nhập đó là học bổng bao gồm tiền ăn, ở, trợ giúp văn phòng, các dịch vụ hỗ trợ khác. Còn những học bổng cho học sinh trung học, học bổng chỉ bao gồm học phí, tài liệu, sách vở,…thì học bổng đó các bạn sẽ được miễn thuế.


Các trường nếu có học bổng dành cho du học sinh thực sự thì khi các trường trao học bổng, các trường sẽ nói rõ phần học bổng nào được miễn thuế, phần học bổng nào sẽ bị đánh thuế và thuế là bao nhiêu %.  Thông thường nhiều trường đã tự động trừ thuế trước khi trao đến tay bạn, và thế là bạn không phải làm tường trình, cũng không phải đi nộp thuế, và bạn tưởng lầm là học bổng không hề liên quan gì đến đóng thuế.


Nhưng phải đóng thuế còn là may mắn. Vì học bổng không chỉ là tiền bạc mà còn là tiếng tăm, nhiều công ty du học hiểu rõ điều đó nên đã bày ra những mánh khoé để dụ tiền của những du học sinh săn học bổng non nớt. Thủ đoạn của họ là: “mỗi người lừa một ít, nhưng lại lừa rất nhiều người”. Những công ty này sẽ gửi cho bạn những thông tin về suất học bổng, sau đó hứa hẹn sẽ giúp bạn giành được suất học bổng này, yêu cầu được trả trước tiền cước phí bưu điện, tiền đăng ký học bổng… Ngoài ra, họ nói họ là những tổ chức phi lợi nhuận, không nhận một xu, một đồng nào của bạn. Và bạn gửi cho họ số tiền mà họ yêu cầu, thậm chí cả những thông tin tài chính cá nhân (ví dụ như số tài khoản…).


* Và bạn nhận được gì ?


Chẳng gì cả! Tệ hơn, có khi tài khoản của bạn bị bòn rút do sơ hở khi khai báo thông tin. Vì vậy, những người đang săn học bổng nên chú ý một số cách nhận biết học bổng thật sau:


- Thông tin về học bổng chỉ được gửi từ các tổ chức sau khi bạn yêu cầu.


- Các tổ chức hợp pháp không bao giờ đảm bảo rằng bạn chắc chắn sẽ là người nhận được học bổng.


- Các tổ chức luôn thông báo rằng thông tin của suất học bổng được cung cấp miễn phí trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, thư viện, văn phòng…


- Phí dịch vụ sẽ được khấu trừ sau khi bạn giành được suất học bổng.

Sưu Tầm

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.