Articles by "Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Với tốc độ phát triển internet tại Việt Nam hiện nay, với số dân sử dụng internet lên đến gần 40 triệu người, số lượng này cho thấy internet đang là mảnh đất rất tốt cho hoạt động quảng bá thương hiệu, Marketing Vietnam giới thiệu đến đọc giả những hình thức markieng online được xem là xu thế tương lai.


d4a53c9d d0bd 4db7 a138 4d34989866c8 Xu hướng marketing online được đầu tư

1. Ngân sách dành cho marketing sẽ tiếp tục chảy phần lớn vào marketing điện tử

Khách hàng ngày càng có xu hướng tìm kiếm thông tin sản phẩm trên mạng để so sánh cũng như quyết định có nên mua sản phẩm hay dịch vụ đó không. Do đó, các nhà marketing chuyên nghiệp cần thấy trước triển vọng tươi sáng mà marketing điện tử có thể mang lại. Các kênh marketing điện tử có thể đến được với đối tượng khán giả nhất định với giá rất rẻ và phải chăng. Và chúng ta cũng có thể thấy trước được sự tiếp tục sụt giảm của các phương tiện truyền thông truyền thống. Sự suy thoái của các phương tiện truyền thông truyền thống càng thúc đẩy sự phát triển các kênh, quá trình marketing mới cũng như giảm bớt gánh nặng cho ngân sách marketing. Các công ty nên chuyển đổi hình thức kinh doanh để tăng khả năng marketing điện tử.

2. Phương tiện marketing xã hội đang ngày càng phát triển

Những người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực marketing đã dần nhận ra rằng chúng ta đang ở giữa một cuộc chuyển giao quan trọng trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cho mục đích marketing. Trong một vài năm qua, các nhà marketing đã thử nghiệm các phương thức truyền thông xã hội và trong năm 2011, những nhà marketing hàng đầu sẽ áp dụng các phương thức marketing xã hội này vào các chiến lược marketing một cách đầy đủ. Một quá trình marketing truyền thông xã hội sẽ theo sát các bước sau: 

1. Nghiên cứu; 
2. Lên kế hoạch; 
3. Cam kết; 
4. Đánh giá kết quả.

3. Kỷ nguyên mới của marketing trên di động bắt đầu

Cùng với sự phát triển của marketing truyền thông xã hội, sự hứng thú với xu hướng marketing trên di động đang bùng nổ theo sát sự thành công của thế hệ điện thoại thông minh: Iphone và Ipad của Apple, hệ điều hành Android của Google. Điện thoại thông minh ngày càng thu hút nhiều người sử dụng do đó marketing trên di động được ví còn phát triển nhanh hơn các tin nhắn điện thoại. Duyệt mail, lướt web trên di động cùng các phần mềm ứng dụng được xem là những công cụ để tiến hành marketing trên di động. Chính sự kết hợp của các công cụ mới, sóng nhanh hơn và công nghệ định vị toàn cầu là bàn đạp vững chắc cho những thay đổi quan trọng hơn.

4. Các video trên mạng xã hội được sử dụng như là công cụ thu hút sự chú ý

Không ai có thể phủ nhận rằng các video là một cách thức hiệu quả đế kết nối mọi người online lại. Cho tới trước khi Internet xuất hiện, cách duy nhất để truyền tải thông điệp trong video của bạn là trả tiền quảng cáo trên Tv. Ngày nay, các trang mạng xã hội và video đã được gắn kết với nhau. Đưa các video quảng cáo lên các trang mạng xã hội là một cách khôn ngoan để ghi dấu hình ảnh của sản phẩm vào trí nhớ của người xem. Các video quảng cáo không chỉ tăng cường mối liên kết với các khách hàng sẵn có mà còn khiến các khách hàng tiềm năng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ. Do đó, một xu hướng nổi bật của năm 2011 là tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng của marketing qua video.

5. Các đánh giá của công cụ tìm kiếm trở nên phức tạp hơn

Khách hàng thường sử dụng các công cụ tìm kiếm như là cách đơn giản nhất để tìm thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ. Mặc dù vậy, hiện nay ngoài Google, còn có sự xuất hiện của Bing trên thị trường Mỹ hay Baidu của Trung Quốc và Yandex của Nga. Bên cạnh đó, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter cũng trở thành một nguồn quan trọng để tìm kiếm thông tin. Do đó, nhiệm vụ của các nhà marketing chuyên nghiệp là làm sao sản phẩm của họ luôn xuất hiện đầu tiên trên trang tìm kiếm càng trở nên phức tạp hơn.

ST


Cách thức hoạt động

Theo mạng quảng cáo Retargeter (Mỹ), sau lần truy cập đầu tiên vào website của một doanh nghiệp, chỉ có 2% độc giả quyết định mua sản phẩm và trở thành khách hàng của doanh nghiệp đó.

Vậy làm thế nào để củng cố thương hiệu và “níu chân” 98% người đã rời khỏi website? Giải pháp mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn là quảng cáo trực tuyến sử dụng công nghệ đeo bám (Re-Targeting).

Tuy nhiên, trong khi công nghệ đeo bám quảng cáo đã xuất hiện từ lâu và không còn xa lạ trên thế giới thì tại Việt Nam, không ít Marketer và lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa biết hoặc chưa hiểu đúng về công nghệ này.

Đeo bám quảng cáo trực tuyến (Re-Targeting) thực chất là cách thức một mạng quảng cáo nhận diện được lĩnh vực mà độc giả quan tâm và đưa các quảng cáo sản phẩm - dịch vụ thuộc lĩnh vực đó đến với họ trên toàn bộ website (có trong mạng lưới) mà họ truy cập.

Công nghệ này được tích hợp sẵn trong các hình thức quảng cáo trực tuyến của nhà cung cấp. Đây là lợi ích đồng đều cho cả website và doanh nghiệp đăng quảng cáo bởi công nghệ đeo bám đảm bảo quảng cáo được nhìn thấy bởi đúng người và đúng thời điểm.

Mỗi mạng quảng cáo sẽ định danh người dùng bằng một mã riêng. Với việc sử dụng các tập tin cookies (nơi lưu trữ thông tin khi bạn lướt web), mạng quảng cáo sẽ thu thập được thói quen sử dụng Internet của bạn và phân tích hành vi, xác định các yếu tố, sở thích liên quan. Từ đó, hiển thị các quảng cáo gần nhất với sở thích đó, “theo dấu chân” bạn đến các website.

Lấy ví dụ tại hệ thống quảng cáo trực tuyến của Admicro - VC Corp, nếu các tập tin cookies của người dùng cho biết họ nhiều lần đến thăm trang Genk.vn, mục sức mạnh số của Dân trí, tinhte.vn và đọc bài viết về Mobile App. Mạng quảng cáo này có thể suy ra người này là một tín đồ công nghệ, đặc biệt là mảng di động, do đó, hiển thị các quảng cáo về thiết bị công nghệ và điện thoại di động trên tất cả các website của hệ thống.

Giờ đây, dù đang đọc trang Genk, tinhte.vn hay đọc mục Xu hướng công nghệ của Cafebiz, mục Xã hội của Dân trí, mục Fashion của Kênh14,… hoặc bất kỳ trang nào khác trong hệ thống hơn 180 website của Admicro, người dùng kể trên vẫn sẽ bắt gặp các quảng cáo liên quan đến di động.

Sức mạnh của công nghệ đeo bám quảng cáo trực tuyến.

Sức mạnh rõ ràng nhất của Re-Targeting là cho phép hiển thị những quảng cáo có tính liên quan cao với sở thích của độc giả. Điều này giúp các Marketer hiểu được công chúng của mình và cung cấp quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng.

Bạn sẽ không cần quá quan tâm đến việc quảng cáo của mình đang chạy ở đâu, vẫn có thể yên tâm rằng quảng cáo chạy đúng trước mắt nhóm khách hàng tiềm năng và khách hàng bạn đang hướng tới.

Mỗi khi công chúng nhìn thấy quảng cáo của doanh nghiệp là thêm một lần thương hiệu và sản phẩm được nhận diện, lưu giữ trong tâm trí khách hàng. Công nghệ đeo bám tạo ra hiệu ứng “mưa dầm thấm lâu”, khiến tỉ lệ CTR (Click-through-rate) và chuyển đổi từ nhận biết sang hành động cao hơn.

Kết quả là tăng khả năng bán được hàng và độ phủ thương hiệu. Theo mạng Adroll, công nghệ này làm tăng chỉ số ROI (Return of Investment - tỉ lệ hoàn vốn đầu tư) lên gấp 2 lần so với chiến dịch thông thường.

Về phía người dùng, công nghệ đeo bám đem lại cho độc giả trải nghiệm duyệt web cá nhân hóa hơn. Họ có thể tìm thấy những gì họ cần nhanh hơn nhiều.

Ví dụ như Google: chức năng tự động tìm kiếm khổng lồ cho phép Google “đoán” được ý định đang tìm kiếm điều gì của bạn. Đơn giản bạn chỉ cần gõ vài chữ cái đầu tiên vào hộp tìm kiếm, Google sẽ tự động hiển thị các đề nghị dựa trên lịch sử duyệt web của bạn.

Song song với những lợi ích quảng cáo đúng người – đúng sản phẩm – đúng địa điểm, để xây dựng công nghệ Re-Targeting thành công, các đơn vị làm quảng cáo phải đảm bảo 2 yếu tố: có hệ thống mạng lưới website rộng lớn - phủ được nhiều người dùng và hệ thống công nghệ đủ mạnh để hiểu người dùng tốt nhất.

Tại Việt Nam hiện nay, Admicro được xem là đơn vị có 2 lợi thế cả độ mạnh công nghệ và độ rộng mạng lưới - phủ trên 31.5 triệu người dùng, chiếm hơn 90% số người sử dụng Internet toàn lãnh thổ đất nước.

Đơn vị này cũng dẫn đầu trong các công nghệ xử lý dữ liệu lớn, thông minh (Big Data), tăng cơ hội hiểu rõ về người truy cập Internet. Các công nghệ này xử lý dữ liệu hàng tỷ bản ghi trong thời gian thực tương tự như các công nghệ mà Google, Facebook,… đang sử dụng, đưa ra được các thông tin quảng cáo phù hợp cho độc giả trực tuyến.

Sưu tầm

Khái niệm truyền thông trong marketing, các nguyên tắc truyền thông, hoạch định chiến lược  truyền thông, ưu điểm, khuyết điểm và ứng dụng các công cụ truyền thông vào chiến lược marketing.



Truyền Thông Marketing.

Mặc dù theo quan điểm của chúng tôi, tất cả các kỹ năng marketing là đều cần thiết và quan trọng như nhau, tuy nhiên kỹ năng truyền thông là một kỹ năng được chú ý nhiều nhất và được sử dụng trong công việc hàng ngày của marketer nhiều nhất.

Những người học marketing theo kiểu mì ăn liền thường xem nhẹ hoặc bỏ qua các kỹ năng khác để nhảy ngay đến học kỹ năng truyền thông. Đây là một cách làm nguy hiểm vì truyền thông mà không dựa trên cơ sở hiểu biết thị trường, không có chiến lược thì sẽ không có hiệu quả và sẽ dẫn đến lãng phí ngân sách.

Để nắm được kỹ năng truyền thông, trước tiên người marketer phải nắm được:

     Làm thế nào truyền thông có thể giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu chiến lược khác nhau
     Giá, sản phẩm, kênh (3 yếu tố P khác) kết nối với truyền thông như thế nào trong marketing mix.
     Các loại mục tiêu truyền thông khác nhau và làm thế nào đạt được.

Chu kỳ thị trường của sản phẩm và chiến lược truyền thông.

Trong quá trình phân tích thị trường, người làm marketing phải xác định xem thị trường mà mình đang cạnh tranh đang ở vào giai đoạn nào của chu kỳ thị trường. Bởi vì ứng với từng chu kỳ thị trường, chiến lược truyền thông có những định hướng đặc biệt khác nhau phù hợp với từng giai đoạn khác nhau.

►Chu kỳ thị trường và chiến lược truyền thông

Phần 1: Chiến lược truyền thông.

Chiến lược truyền thông bao gồm những gì? Theo nguyên tắc được nhiều người chấp nhận nhất, một chiến lược truyền thông bao gồm:

     Đối tượng mục tiêu
     Thông điệp định vị và giải thích
     Mục tiêu truyền thông
     Chiến lược tiếp cận và thông điệp sử dụng.

Đối tượng mục tiêu

Tôi đã từng gặp nhiều người làm chương trình truyền thông nhưng lại rất mù mờ khi được hỏi về đối tượng truyền thông của mình là ai. Xác định đối tượng mục tiêu khi làm chương trình truyền thông được ví như người chiến sỹ khi bắn thì phải nhắm đích. Nếu không thì sẽ lãng phí nguồn lực mà không đạt hiệu quả.
Thông điệp định vị

Định vị là kim chỉ nam của mọi hoạt động truyền thông, qua định vị marketer biết cần nói gì, nói như thế nào và nói bằng cách nào... Vì vậy trong chiến lược truyền thông định vị cần phải được xác định trước và xác định rõ thông qua một thông điệp cụ thể.
Mục tiêu truyền thông

Mục tiêu truyền thông không nên là ý muốn chủ quan ngẫu hứng của một cá nhân trong ban lãnh đạo công ty, mà phải là kết quả có được từ các công đoạn trước của quá trình hoạch định marketing. Chẳng hạn:

     Thị trường mục tiêu và phân khúc mục tiêu
     Định vị sản phẩm
     Marketing mix

Mục tiêu truyền thông được thiết kế với nhiều mục đích:

     Xây dựng độ nhận biết(brand awareness)
     Mục tiêu cung cấp thông tin (informational objectives) 
     Mục tiêu thuyết phục(persuasive objectives) 
     Mục tiêu nhắc nhở(reminder objectives) 
     Xây dựng thương hiệu (brand building)
     Tác động uốn nắn nhận thức (change a perception)
     Bán sản phẩm (sell products)
     So sánh với đối thủ cạnh tranh (comparing competition)

Thời gian phản hồi của phương tiện truyền thông

Từng loại hình truyền thông khác nhau có hiệu quả và thời gian phản hồi khác nhau. Marketer cần nắm vững thời gian phản hồi và hiệu quả của từng công cụ truyền thông cũng giống như người chiến sỹ nắm vững cự ly và mức độ công phá của từng loại vũ khí trước khi sử dụng.
Ngân sách tương ứng trên từng loại công cụ truyền thông

Thống kê tương ứng tỉ lệ phần trăm ngân sách của từng loại công cụ truyền thông và ứng dụng đối với ngành hàng, một bức tranh toàn cảnh về chi tiêu marketing.

Phương thức tiếp xúc khách hàng và công cụ

Thành phần cuối cùng của chiến lược truyền thông là phương thức tiếp cận và công cụ. Trên thực tế doanh nghiệp có nhiều phương thức đa dạng trong việc tiếp xúc với khách hàng, nhưng vẫn có thể phân biệt được thành ba loại.

     Loại hình tiếp xúc có sự tham gia của con người (personalised).
    Phương thức gặp mặt trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng

     Loại hình tiếp xúc có con người tham gia một phần (semi-personalised).
    Phương thức tiếp xúc từ xa có sự hỗ trợ của công cụ như telemarketing.

     Loại hình tiếp xúc không có sự tham gia trực tiếp của con người (non-personalised).
    Phương thức tiếp xúc hoàn toàn bằng công cụ như phương tiện truyền thông đại chúng, quảng cáo....

Kim tự tháp truyền thông

Mô hình kim tự tháp truyền thông xếp cả thế giới đối tượng truyền thông theo thứ bậc. Marketer xác định từng công cụ truyền thông truyền thông thích hợp cho từng tầng (từng đối tượng khách hàng) của kim tự tháp.

Bộ phối hợp truyền thông

Marketer sử dụng bộ phối hợp truyền thông, một tập hợp có chọn lọc gồm nhiều công cụ truyền thông để truyền thông. Để có thể lựa chọn được một mix truyền thông hữu hiệu, marketer cần nắm vững những ưu điểm, khuyết điểm và ứng dụng của từng công cụ truyền thông.
Bộ công cụ truyền thông phối hợp tối ưu

Bộ công cụ truyền thông phối hợp tối ưu là một tập hợp những công cụ truyền thông tích hợp được sử dụng qua từng giai đoạn của qui trình mua của khách hàng. Marketer tùy vào khả năng tài chính và mục tiêu của mình để chọn lựa cho mình một bộ phối hợp công cụ truyền thông tối ưu.

Các công cụ truyền thông phổ biến

     Nhân viên bán hàng
     Quảng cáo truyền hình
     Quảng cáo ngoài trời
     Quảng cáo báo toàn quốc
     Quảng cáo tạp chí chuyên nghành
     Quảng cáo di động
     Tờ rơi chèn báo
     Quan hệ báo chí (PR)
     Tài trợ và sự kiện
     Hội nghị khách hàng
     Hội thảo kỹ thuật, chuyên đề
     Thư tín trực tiếp
     Khuyến mại
     Triễn lãm, hội chợ
     POS
     Nhân vật nổi tiếng (celebrity, người phát ngôn và người đại diện)
     Điện tử (điện thoại, sms, TV show)
     Vẽ bầu trời
     Bao bì sản phẩm
     Nhân viên công ty
     Marketing xã hội, từ thiện
     WOM
     Quảng cáo internet
     Trang web, e-catalogue
     Mạng xã hội
     Diễn đàn
     Blog
     Thư điện tử (email)
     Công cụ tìm kiếm

Sưu tầm

Đẳng cấp, chuyên nghiệp hay bất tín, lừa đảo,… một trong những trang thương mại điện tử đình đám, Lazada Việt Nam có hàng trăm câu chuyện để nói về 2 năm phát triển tại thị trường Việt Nam.

Cuộc tấn công thần tốc

Thành lập vào tháng 02 năm 2012, trang Thương mại điện tử (TMĐT) Lazada.vn là thành viên của hệ thống bán lẻ Lazada Đông Nam Á cùng với Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan. Gây ấn tượng đầu tiên với người dùng là giao diện sinh động, sản phẩm phong phú thuộc nhiều nhóm nghành hàng khác nhau, từ điện tử, laptop, đồ gia dụng, mỹ phẩm cho đến thời trang. Đồng thời, Lazada luôn nắm bắt được các sản phẩm công nghệ mới nhất và được ưu thích để đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng cao của khách hàng. Được ví như một trung tâm mua sắm online, Lazada.vn cam kết mang đến “Một click, ngàn tiện ích” khi người dùng chỉ cần truy cập trang web để lựa bất kỳ món hàng nào với mức giá cạnh tranh.

Trong giai đoạn đầu, với nguồn vốn dồi dào từ những nhà đầu tư hàng đầu thế giới như JP Morgan, Kinnevik, Summit Partners,... , Lazada chọn cách tạo ấn tượng bằng độ phủ rộng khi chi mạnh tay vào các kênh quảng cáo “xa xỉ” như Google Adword hay Facebook Ad. Gia tăng tối đa tần suất xuất hiện ở khắp mọi nơi mà người dùng Internet có thể “nhìn” thấy, Lazada đạt được thành công bước đầu trong việc tạo dấu ấn trong cộng đồng Internet.

Kết quả là chỉ sau 9 tháng hoạt động, trang web Lazada.vn đã đạt mức 23 triệu lượt khách hàng truy cập. Thừa thắng xông lên, trong tháng 6/2013, Lazada giới thiệu ứng dụng mua sắm cho điện thoại Android nhằm tiếp cận hàng triệu người dùng smartphone trên thị trường, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ ưa thích những trải nghiệm trực tuyến mới lạ.

lazada-viet-nam.

Lazada Việt Nam kỷ niệm 2 năm ngày thành lập​

Những ý kiến trái chiều

Tham vọng trở thành trung tâm mua sắm trực tuyến hàng đầu Việt Nam vừa là nguồn động lực thúc đẩy Lazada không ngừng hoàn thiện vừa là thách thức khi người tiêu dùng càng kỳ vọng về một trang web hoạt động thực sự chuyên nghiệp. Không ít câu chuyện về việc khách hàng tố Lazada làm ăn lừa đảo, bất tín đã nổ ra vào đầu năm 2013. Hiện nay, nhiều câu chuyện vẫn đã được nhiều bài báo nhắc đến.

Hầu hết xuất phát từ việc khách hàng phản hồi về hiện tượng hủy đơn hàng và giao hàng chậm, nhân viên giải thích có lỗi ở hệ thống máy vận hành và “xin lỗi” bằng cách gửi mã giảm giá khuyến mãi. Tất nhiên, lập luận đó sẽ không làm thỏa mãn khách hàng khi thông tin quảng cáo về Lazada luôn là đẳng cấp, chuyên nghiệp. Khi nhu cầu không được thỏa mãn, tốn thời gian để liên hệ và giải quyết, thái độ bức xúc và nghi ngờ thông tin của một trang web “đẳng cấp”, “chuyên nghiệp” là điều tất yếu ở bất kỳ khách hàng nào.

Lazada đã rút ra bài học xương máu về việc cần tập trung vào việc chuyên nghiệp hóa dịch vụ để thực hiện cam kết với khách hàng song song với việc quảng bá rầm rộ. Là một người mới gia nhập cuộc chiến khốc liệt ở lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam, thị trường có những đặc thù rất riêng, Lazada hiểu rằng cần thay đổi để phát triển.

Chiến lược chậm và chắc

Tháng 12/2013, Lazada công bố hình ảnh thương hiệu mới “Lazada - Niềm tin Việt”. Đúng như tên gọi, chiến lược này thể hiện quyết tâm hoàn thiện chất lượng dịch vụ để đạt được mục đích cao nhất là sự tin cậy của khách hàng. Hiện nay, khách hàng mua sắm tại Lazada có thể nhận được sản phẩm giao đến tận nhà mà không cần bất cứ cam kết nào. Chiến dịch này nhằm xóa đi những dư luận về việc Lazada lừa đảo hay làm ăn bất tín và chứng mình rằng trang web này hoàn toàn đặt lợi ích của người mua hàng lên hàng đầu.

Người mua có thể ra quyết định mua hàng sau khi thực sự nhìn tận mắt sản phẩm. Đồng thời, kéo dài thời gian đổi trả sản phẩm trong vòng 30 ngày. Đặc biệt, Lazada còn có kế hoạch mở thêm các điểm trưng bày tại những thành phố lớn tại Việt Nam nhằm tạo cơ hội để khách hàng có thể trực tiếp xem hàng trước khi mua và được chăm sóc tốt hơn với các chương trình hậu mãi.

showroom-lazada-da-nang.

Trung tâm đầu tiên đã khai trương vào ngày 18/01 vừa qua tại thành phố Đà Nẵng​

Không thể phủ nhận những nỗ lực mang đến dịch vụ mua sắm trực tuyến tốt nhất của Lazada Việt Nam trong suốt 2 năm qua. Nhưng để bước lên vị trí “hàng đầu Việt Nam”, Lazada sẽ còn phải tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ để xứng với niềm tin của người tiêu dùng Việt.

Nguồn Tinhte.vn

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng cuộc đua xe đạp thường niên Tour de France thực chất là một chiêu trò quảng cáo nhằm tăng doanh số cho tạp chí L’Auto hay cuộc thi Hoa Hậu Mỹ hóa ra lại là một mánh lới để thu hút khách du lịch đến với thành phố Atlantic?

Ngày nay, rất nhiều công ty đang loay hoay vẫy vùng để không bị lãng quên trong một đống lộn xộn những quảng cáo nhạt nhòa. Ngay cả những thương hiệu và sản phẩm tốt cũng luôn phải tự làm mới mình với những ý tượng sáng tạo hơn, mới mẻ hơn, điên rồ hơn để bảo toàn vị trí của mình trong trí nhớ người tiêu dùng.

Sau đây là danh sách 10 chiêu quảng cáo độc đáo nhất trong những tháng vừa qua.

10. Quảng cáo tích hợp sạc pin năng lượng mặt trời của Nivea


Tuổi thọ pin thấp luôn là nỗi trăn trở lớn trong thế giới điện thoại thông minh hiên nay. Và chiến dịch quảng bá của Nivea thực sự đã chạm đúng mối quan tâm đó. Thương hiệu chăm sóc da này đã nắm bắt cơ hội quảng cáo cho hình ảnh của mình bằng việc tạo ra các tấm quảng cáo tích hợp tính năng sạc điện thoại bằng năng lượng mặt trời. Tấm biển này bao gồm 1 tấm hấp thu năng lượng mặt trời và một ổ cắm điện thoại, tiện lợi cho người đi biển có thể tự nhiên sạc điện thoại dưới ánh mặt trời trong khi thưởng thức những cơn gió biển mát lành tại những bãi biển ở Rio de Janeiro.

9. Quần short năng lượng của Vodafone


Để phù hợp với thời tiết mùa hè oi bức và tình trạng tuổi thọ pin thấp của những chiếc điện thoại thông minh, Vodafone đã cho ra mắt sản phẩm túi năng lượng sử dụng những chất liệu thông minh để hấp thu nhiệt và được gắn vào một chiếc túi ngủ hay kẹp vào quần short. Chiếc túi này có thể hấp thu đủ năng lượng để sử dụng một chiếc điện thoại trong vòng 4h hoặc bạn cần 8h sạc trong túi ngủ nếu muốn có thêm 11h tuổi thọ pin. Ý tưởng này là một nhánh nhỏ trong chuỗi các hoạt động mang tên Booster Brolly của Vodafone vào năm 2012 với mục tiêu tận dụng năng lượng mặt trời để sạc điện thoại và tăng cường tín hiệu 3G.

8. Thanh toán bằng một nụ hôn của quán café Metro St.James


Quán cafe tại Sydney này mới đây đã xuất hiện trên các mặt báo khắp thế giới, bao gồm Time, Daily Mail và Sunrise, bởi hệ thống thanh toán độc đáo của nó. Mỗi ngày vào tháng 6 trong khoảng thời gian 9h – 11h, bạn có thể trả tiền cho một tách cafe của mình bằng một nụ hôn. Chương trình “Thanh toán với 1 nụ hôn” này đã nhanh chóng trở thành một trào lưu chụp ảnh các cặp đôi và tải lên các trang mạng xã hội như Facebook. Đoạn video được ghi hình vào đầu chiến dịch này khoảng hai tháng trước đã nhận được gần 450.000 lượt xem.

7. Chiến dịch chống xã hội của Fiat
 

Trong khi hầu hết các công ty đều cố gắng xây dựng một lượng người theo dõi "follower" trên Twitter, Fiat lại làm điều hoàn toàn ngược lại. Khi bạn cố gắng theo dõi Fiat trên Twitter, bạn sẽ luôn nhận lại một tin nhắn thông báo rằng bạn không thể làm điều đó bởi dòng xe Abarth 500 "quá nhanh để theo kịp". Đó là cách truyền tải thông điệp vô cùng dí dỏm phải không?

6. Cuộc thi nhìn không chớp mắt Samsung Galaxy S4 của Swisscom

Samsung Galaxy S4

Cuộc thi nhìn không chớp mắt này mang đến giải thưởng là một chiếc Samsung Galaxy S4 nếu bạn có thể nhìn chằm chằm vào chiếc điện thoại đó trong vòng 1h mà không bị phân tâm bởi tiếng chó sủa, tiếng hát, tiếng cãi vã, tiếng người bán hotdog hay tiếng va đập xe cộ. 

Đó là một phương pháp quảng bá vô cùng thông minh cho dòng sản phẩm Galaxy S4 với tính năng điều khiển bằng mắt mà không cần chạm tay như những chiếc điện thoại thông minh hiện nay. Nghe có vẻ dễ dàng nhưng không nhiều người có thể thực hiện được điều này. Trào lưu nhìn không chớp mắt này sau đó đã lan rộng trên Internet và các phương tiện truyền thông.

5. Chiến dịch chia sẻ đồ uống của Coca - Cola

Coca - Cola từ lâu đã nổi tiếng với những quảng cáo vô cùng sáng tạo của mình. Không có gì ngạc nhiên khi công ty này luôn xuất hiện trong danh sách các chiêu trò quảng cáo độc đáo nhất.

Tại Anh, các chai Coca – Cola với tên của hơn 150 người nổi tiếng từ Aaron đến Zoe trên mỗi vỏ chai đã được bày kín trên các kệ bán. Chiến dịch “Chia sẻ đồ uống” này cũng đã xuất hiện online tại website www.shareacoke.co.uk nơi những lon Coca – Cola ảo được tạo ra và chia sẻ với bạn bè.

Thay thế biểu tượng trên sản phẩm của chính mình bằng một hình ảnh không hề liên quan là điều chưa có nhà sản xuất nào dám thực hiện. Tuy nhiên với Coca – Cola, mang đến sự thích thú cho những khách hàng yêu quý mới là mục tiêu hàng đầu của họ.

4. “Cỗ máy thế giới thu nhỏ” của Coca – Cola


Thương hiệu này đã nỗ lực giải quyết cuộc xung đột chính trị giữa Ấn Độ và Pakistan bằng cách mang Coca – Cola đến với tất cả mọi người. Chiến dịch này bao gồm một cặp máy bán hàng tự động được kết nối với nhau đặt tại Ấn Độ và Pakistan. Mỗi máy được lắp ráp một webcam và một màn hình cảm ứng khổng lồ. Những lon nước miễn phí có thể được lấy ra chỉ bằng các ngón tay nếu người qua đường ở cả hai quốc gia cùng tham gia vào chuỗi các hoạt động chung như vẽ các ký hiệu hòa bình hoặc nhảy múa cùng nhau.

3. Thiết bị cầm sandwich Whopper không dùng tay của BK Puerto Rico

BK Puerto Rico

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm chuỗi nhà hàng ở Puerto Rico, Burger King đã phát động chiến dịch thiết bị cầm sandwich không dùng tay. Những đoạn video được sản xuất bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, giới thiệu một người chơi guitar đang hát về những lợi ích của thiết bị này. 

Nó có hình dáng giống như một chiếc vòng cổ bằng nhựa cho phép người sử dụng làm những việc khác trong khi ăn bánh Whopper. Cách thức kỷ niệm thương hiệu và sản phẩm sandwich Whopper này thực sự rất hài hước nhưng lại không được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

2. Xe lửa tình yêu cho người độc thân của Ropid


Có trụ sở tại Prague, Ropid đã xây dựng một con tàu ngầm tình yêu cho những hành khách độc thân. Đây là một dự án dài hơi nhằm khuyến khích giao thông công cộng. Bạn có thể làm được rất nhiều việc khi sử dụng các phương tiện công cộng này, so với việc không làm được bất cứ điều gì khác ngoài việc lái xe nếu bạn dùng ô tô riêng. Một trong những việc đó là tìm kiếm người bạn đời tương lai của mình.

1. Ứng dụng TweetPee của Huggies

Huggies

Trào lưu mới nhất ở Brazil - TweetPee là một cuộc cách mạng cho các bậc làm cha mẹ. Đây là một phần mềm ứng dụng của hãng Huggies giúp phát hiện tã của trẻ bị ướt hoặc cần thay thế. Tất cả những gì TweetPee làm, đó là gửi cho bạn một dòng thông báo. 

Trong khi có những người ngợi ca ý tưởng mới lạ này, một số khác lại phê phán cách thức này sẽ khiến cho các bậc phụ huynh lười biếng và cẩu thả hơn. Cho dù ý kiến là như thế nào , có một điều chắc chắn: đây là một cải tiến vượt bậc.

 Nguồn: Bản sắc Thương hiệu

Một công ty nọ muốn tuyển người bán hàng giỏi đã trao cho mỗi người trong hàng trăm ứng viên, 100 chiếc lược và đề nghị họ đến các chùa để bán lược cho sư. Cái oái oăm là ở chùa, sư đã xuống tóc, làm gì có nhu cầu sử dụng lược. Mà không có nhu cầu thì sao bán được hàng. Hàng trăm người đã ra đi nhưng hầu hết bó tay. Tuy thế có ba người bán được hàng.

 


Sư không có tóc thì bán lược kiểu gì?

Người thứ nhất mang lược đến chùa vừa chào hàng đã bị các vị sư mắng và cho rằng anh này giễu cợt họ không có tóc, nên đuổi đi. Nhưng anh này vẫn cắn răng chịu đứng cầu xin họ mua lược. Cuối cùng, một vị sư thương tình mua giùm một chiếc lược.

Người thứ hai, sau khi đi vòng quanh một ngôi chùa trên núi, tóc bị gió thổi tung xác xơ, anh ta xin gặp sư trụ trì. Ðược gặp, anh ta chắp tay niệm "nam mô" và thưa rằng: "Trên núi cao gió thổi mạnh, các thiện nam tín nữ đến đây dâng hương mà tóc tai rối bù, e không thành kính trước cửa Phật. Xin nhà chùa chuẩn bị một vài chiếc lược để trước lúc dâng hương các phật tử chải tóc cho gọn gàng, không bù rối". Nghe anh ta nói có lý, sư trụ trì đồng ý mua lược. Nhà chùa có 10 lư hương nên mua 10 chiếc lược cho anh ta.

Còn người thứ ba, anh ta đến thẳng ngôi chùa lớn nhất vùng quanh năm hương khói nghi ngút. Anh xin gặp thượng toạ trụ trì mà thưa rằng: "Bạch thầy, chùa ta lớn nhất vùng, ngày nào cũng có hàng trăm tín đồ đến thắp hương. Phàm là người dâng hương, ai cũng có tấm lòng thành cúng quả. Chùa lớn như chùa ta, thiết tưởng cũng nên có chút tặng phẩm khuyến khích người làm việc thiện. Con có mang theo ít lược của công ty. Thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên lược ba chữ "Lược tích thiện" làm tặng phẩm. Món quà này thật nhiều ý nghĩa". Nhà chùa nghe ra, cũng hứng thú và mua liền 100 chiếc lược làm quà.

Như vậy, trong ba người bán lược cho sư, công ty đánh giá họ thế nào?

Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù nhẫn nại và kiên trì. Người thứ hai có năng lực quan sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm. Còn người thứ ba, anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu cầu và tâm lý của đám đông, có ý tưởng tốt, lại có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường tốt cho sản phẩm. Ðây xứng đáng là người bán hàng giỏi của công ty. Anh ta đã được tuyển mộ làm phụ trách bán hàng.

Nhờ có Lược tích thiện làm quà tặng mà một đồn mười, mười đồn trăm, dân chúng đổ về đây dâng hương rất đông, danh tiếng chùa càng lừng lẫy và phương trượng chùa đã ký hợp động mua hàng nghìn chiếc lược của công ty. Rõ ràng, ở một nơi tưởng như không có nhu cầu, nếu chịu khó quan sát, phân tích các mối quan hệ, sẽ có thể phát hiện nhu cầu hoặc tìm cách kích cầu để bán hàng.

Theo Brands Việt Nam

Với số lượng người sử dụng mạng xã hội cao, Việt Nam đang được coi là mảnh đất tiềm năng cho việc quảng cáo bằng mạng xã hội. Tuy nhiên, theo các chuyên gia marketing hàng đầu thế giới, để truyền thông thực sự hiệu quả, cần phải sử dụng chiến lược marketing tích hợp.

Theo một khảo sát gần đây, 58% DN trên thế giới sử dụng Social Media Marketing làm công cụ marketing. Con số 58% không phải chỉ biểu thị cho các nước phát triển ở châu Mỹ và châu Âu mà nó biểu thị cho toàn toàn thế giới, kể cả các nước đang phát triển, chưa phát triển. Hơn nữa, con số 58% này còn biểu thị cho những DN bán sản phẩm tiêu dùng và DN bán sản phẩm cho những DN khác.

Trong 3 năm gần đây, các chuyên gia marketing đều khẳng định Social Media Marketing là công cụ tốt nhất đối với các chuyên gia trên thế giới trong việc marketing cho các DN.  Nếu như chúng ta coi đây là hòm công cụ cho các chuyên gia marketing thì có thể thấy rất rõ tầm quan trọng của công cụ marketing mới. Và ở đây, chúng ta đừng nghĩ rằng biện pháp nào quan trọng hơn, ví dụ công cụ tìm kiếm quan trọng hơn PR…


Việt Nam đang được coi là mảnh đất tiềm năng cho việc quảng cáo bằng mạng xã hội.

Một điều quan trọng hơn chúng ta có thể nhìn thấy trong hòm công cụ này chính là các công cụ marketing mới hiện nay đang ngày càng quan trọng hơn so với công cụ marketing truyền thống. Tất nhiên, nhiều người đã sử dụng Social Media Marketing như là một biện pháp marketing nhưng không phải ai cũng sử dụng nó hiệu quả.

Để chứng minh cho nhận định này, ông Jason Lusk, Chủ nhiệm Bộ môn Social Media Marketing của Viện quảng cáo ARTI Việt Nam, Nguyên phó Chủ tịch Cramer-Krasselt đã chia sẻ một số ví dụ điển hình của những chiến dịch marketing sử dụng Social Media Marketing hiệu quả mang tầm cỡ thế giới. Hiện trong năm 2014, việc có một facebook hay kênh khác không phải là kênh chiến lược Social Media Marketing. Nếu như vào năm 2007, rất nhiều chuyên gia marketing khuyên khách hàng của mình rằng họ chỉ cần mở một trang facebook và lắng nghe phản hồi từ khách hàng là đủ. So với hiện nay, khoảng thời gian ấy đã rất xa và có khá nhiều thay đổi trong thế giới công nghệ suốt 7 năm qua. Cho nên năm 2014 cần rất nhiều hơn nữa, hơn cả một trang facebook để có thể thành công trong Social Media Marketing. Thậm chí, ở vào thời điểm hiện nay, nếu chỉ sử dụng Social Media và có một trang facebook chẳng hạn thì không thể gọi là chiến lược cho Marketing Social Media.


Ông Jason Lusk cho rằng: “Không có cách nào tốt hơn để có thể giải thích về Social Media Marketing bằng việc chúng ta ngồi xem tivi hàng ngày. Trong năm 2014, không biết mọi người xem tivi như thế nào nhưng với tôi, khi xem tivi không chỉ sử dụng tivi mà còn sử dụng nhiều thiết bị điện tử khác. Theo đó, khi xem tivi tôi còn nói chuyện với bạn bè trên facebook và tìm kiêm thông tin trên google. Những chuyên gia marketing thông minh trên thế giới họ biết cách không chỉ quảng cáo trên tivi hay Social Media mà họ sẽ làm phương tiện tích hợp, đưa người xem quảng cáo trên tivi đến với quảng cáo sử dụng Social Media. Cuối cùng, họ đưa người xem đó tới website của Cty để mua sản phẩm".

Trở lại với hòm công cụ của các chuyên gia marketing, có thể thấy những phương pháp, biện pháp quảng cáo truyền thống không phải là kém quan trọng hơn mà chúng sẽ bổ trợ cho những phương tiện quảng cáo marketing mới như Social Media để có thể làm nên những chiến dịch Marketing tốt hơn, mang tầm cỡ thế giới.

Với thời đại công nghệ hiện nay thì việc chỉ có một công cụ tìm kiếm trên mạng sẽ không đủ giúp các chuyên gia marketing hay chiến dịch marketing thành công mà những chuyên gia marketing rất cần đến những phương tiện Social Media để làm cho công cụ tìm kiếm này trở nên phổ biển hơn. tất cả đó đều là phương tiện truyền thông mới.

Chiến lược marketing tích hợp có nghĩa là kết hợp Social Media với các công cụ marketing truyền thống như quảng cáo ti vi, tìm kiếm trên mạng. Và với chiến lược marketing tích hợp thì 2+2= 5, chứ không phải bằng 4 như chúng ta vẫn mặc định.

 Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

1. Instagram là gì?

Người dùng sử dụng tính năng chụp ảnh trên iPhone và Android (hiện giờ Instagram mới hỗ trợ một số mẫu smartphone Android) để chụp sau đó chọn một bộ lọc (hiệu ứng) để chuyển đổi giao diện và cảm nhận của bức ảnh chụp vào bộ nhớ để giữ mãi mãi.


Bạn chỉ cần sử dụng camera của chiếc smartphone chộp ghi lại một khoảnh khắc rồi chọn bộ lọc để chuyển đổi giao diện và sắc thái, sau đó đăng lên Instagram. Bạn cũng có thể chia sẻ những bức ảnh này lên các mạng xã hội Facebook, Twitter, và Tumblr dễ như ăn bánh. Instagram lấy cảm hứng từ những bức ảnh Polaroid xưa cũ. Polaroid cho phép người dùng được xem ảnh ngay lập tức thay vì phải mất vài ngày để tráng, rửa. Với Polaroid, mọi việc được hoàn thành bên trong máy ảnh; còn với Instagram, đó là năng lực chia sẻ ảnh tính theo giây.

2. Điều gì khiến Instagram phổ biến?

Hoàn toàn trái ngược với Facebook, Instagram được xây dựng dựa trên trải nghiệm của người dùng. Cái mà Instagram tạo ra không phải là mạng xã hội, mà chỉ là một nơi để những người dùng có thể chia sẻ những trải nghiệm và cảm xúc về các bức hình. Facebook và Instagram là hai công ty hoạt động với cùng một mục đích nhưng cách tiếp cận thì lại hoàn toàn khác nhau.


Với ứng dụng Instagram, các thành viên chỉ cần lập tài khoản miễn phí để có thể chụp ảnh từ điện thoại và thêm hiệu ứng, tạo ra những bức ảnh giống với phong cách cổ điển như chụp bằng máy ảnh phim và rửa ảnh bằng các hóa chất.

Sau đó người sử dụng có thể chia sẻ với hàng loạt các dịch vụ mạng xã hội như Facebook hay Twitter hay cả dịch vụ mạng xã hội của riêng Instagram. Họ cũng có thể xem và bình luận bộ sưu tập hình ảnh của những người khác.

Ban đầu, ứng dụng này chỉ phù hợp với các thiết bị của Apple như iPhone và iPad, thu hút gần 30 triệu người sử dụng chỉ trong vòng hai năm. Vào đầu tháng 4/2013, Instagram đã bổ sung thêm phiên bản Instagram dành cho điện thoại sử dụng hệ điều hành Android, chạm mốc một triệu người sử dụng chỉ trong vòng 12 giờ đồng hồ.

3. Marketing cùng Instagram

Với số lượng người sử dụng không ngừng tăng nhanh và cao như hiện nay, mạng xã hội Instagram đang được rất nhiều doanh nghiệp, công ty xem như là một công cụ để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao bạn không tận dụng Instagram để thực hiện chiến lược tiếp thị ở một tầm cao mới?


Red Bull với cuộc thi đấu bóng rổ Red Bull King of the Rock tại San Francisco sử dụng Instagram làm kênh truyền thông.

Khi bạn bắt đầu tạo ra hoặc muốn mở rộng sự hiện diện của bạn trên Instagram, hãy tập trung vào việc tạo ra những nội dung tiếp diễn hằng ngày. Với trang mạng xã hội của bạn, hãy chắc rằng bạn thường xuyên đăng tin và với những nội dung thực sự làm những người đọc của bạn quan tâm.


Comodo- một nhà hàng Mỹ Latin ở Soho, New York, gần đây đã tạo ra một "Instagram menu" bằng cách nhờ những khách hàng quen thuộc của họ chụp những bức ảnh bữa ăn của họ qua Instagram và tag chúng vào comodomenu

Và nếu bạn muốn triển khai một chiến dịch, hãy sáng tạo! Chiến dịch của bạn càng tuyệt vời, những khán giả tiềm năng của bạn càng muốn gắn bó với thương hiệu của bạn. Và đừng quên liên kết nó với những gì bạn đang làm ở Instagram qua các kênh mạng xã hội của bạn để qua đó cộng đồng có thể biết có thể tìm thấy bạn ở đâu, và chắc chắn rằng các nội dung thư giãn và vui vẻ sẽ dễ dàng được tìm thấy khi họ tới đó. Để hỗ trợ cho việc marketing của các doanh nghiệp, Instagram đã cho phép thuê quảng cáo trên mạng xã hội của mình thông qua việc tìm kiếm.


Nhãn hàng Fashion’s Night Out của Vogue đã triển khai kế hoạch trên Instagram quanh dịp diễn ra event ảo- Fashion’s Night Out LIVE

Instagram giúp doanh nghiệp thể hiện cá tính trong nhãn hiệu của mình và tạo ra những trải nghiệm gần gũi, mang tính cá nhân cho khách hàng. Trong xu hướng nhiều công ty sử dụng các hình thức tiếp cận và chăm sóc khách hàng tự động, khách hàng sẽ đánh giá cao những câu trả lời mang tính cá nhân cho các câu hỏi của họ và Instagram cho phép doanh nghiệp tạo ra sự kết nối cá nhân như thế.

Và cuối cùng khi khách hàng đã biết đến sản phẩm, dịch vụ và sử dụng chúng, điều đó không có nghĩa là cuộc đối thoại của doanh nghiệp với họ trên các diễn đàn trực tuyến kết thúc. Hãy tiếp tục “trò chuyện” với khách hàng, cung cấp cho họ những thông tin, gợi ý và hỗ trợ cần thiết. Làm được như vậy, doanh nghiệp mới có thể biến họ thành những “fan” (người hâm mộ) trung thành, chủ động quảng bá sản phẩm, nhãn hiệu của doanh nghiệp cho những cộng đồng xã hội mà họ tham gia trực tuyến lẫn bên ngoài, từ đó tạo ra hiệu ứng quảng bá truyền miệng tiếp nối giúp doanh nghiệp ngày càng có thêm nhiều khách hàng mới.

 Nguồn: Marketer Vietnam

Mỗi một ngành nghề đều có vô số thuật ngữ (glossary), sau đây chúng tôi củng cố lại cho bạn một số thuật ngữ rất cơ bản trong ngành quảng cáo, “mần” gì thì “mần” bạn bắt buộc phải hiểu rõ và gọi tên đúng.

1. TVC (Television Commercial)
Các quảng cáo trên TV



2. Print ad
Quảng cáo trên các báo, tạp chí


3. Headline
Đây là dòng chữ nhấn mạnh nội dung, thu hút sự chú ý hoặc thông điệp chính của Print Ad hoặc TVC, thường được thể hiện rất ấn tượng, quyết định 50% thành công của 1 TVC hoặc PA

VD: Headline là dòng MADE IN BRITAIN


4. Copy
Là đoạn text trên print ad, thể hiện nội dung của print ad

VD: Phần chữ trong vòng tròn xanh là copy


5. Slogan (còn gọi Tag line)
Câu khẩu hiệu, đại diện cho thông điệp của cả một chiến dịch quảng cáo, câu slogan hay là câu đi vào lòng người bởi ý nghĩa, dễ đọc và nói lên được chức năng, khác biệt của sản phẩm.

VD: Câu slogan được xem là thành công nhất mọi thời đại, đi vào lời ăn tiếng nói của mọi người khi muốn động viên ai thực hiện một điều gì đó: “Just do it” của Nike


6. Copywriter: Người làm nghề viết những câu slogan và copy cho sản phẩm.
Hiểu rộng hơn, copywriter là những con người sống để sáng tạo, do đó họ còn có thể cung cấp ý tưởng cho website hoặc một chương trình event.

7. Storyboard
Để diễn tả 1 kịch bản TVC, công ty quảng cáo phải thể hiện được TVC đó sơ nét qua hình thức các hình vẽ (như hoạt hình) để giúp khách hàng mường tượng ra được, từ đó đi đến chấp nhận hay không ý tưởng công ty đưa ra. Storyboard do đó rất quan trọng, và thường được vẽ tay (sketch).

VD:


8. Creative brief
Bản thiên hướng sáng tạo, tóm tắt ngắn gọn về sản phẩm, mục tiêu, đối tượng khách hàng, thông điệp,… Chỉ khi được viết tốt, rõ ràng, agency quảng cáo mới có thể thực hiện chính xác nhất yêu cầu của khách hàng đưa ra.


9.Ad Agency
công ty quảng cáo (các bạn lưu ý sau này đừng dùng cụm từ “Advertising company” nhé
VD: Agency nổi tiếng khắp thế giới (và cũng đã có mặt ở VN) Satchi & Satchi


10. Artwork
Tên gọi chung của các tác phẩm do agency thực hiện hoàn tất từ poster, print ad, biểu đồ, hình chụp, phác thảo…


11. Campaign
Chiến dịch quảng cáo, thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng.

VD: Campaign của beer Hasa, Mỹ với sự kết hợp giữa Ogilvy Johannesburg và giám đốc sáng tạo Giaco Hngelini của Velocity Films khá thành công với 7 TVC, được đánh giá là “The Hansa campaign is a great example of fresh, brave work”, tạo nên hình mẫu phái nữ gợi cảm, không kém phần mạnh mẽ.


12. Concept
Ý tưởng chung, bao quát sau một slogan hoặc 1 campaign quảng cáo

VD: Concept của KRIM Restaurant: Xanh lá sang trọng, thượng lưu do đó tất cả mọi thứ từ brochure, menu, namecard… cũng đều phải toát lên điều ấy


13. Portfolio
Danh mục những tác phẩm của 1 agency hoặc 1 designer, copywriter,…

Thường được thể hiện trên các website hoặc đĩa CD, dùng để giới thiệu về agency về những campaign đã thực hiện. (Đây là từ rất phổ biến, bạn hạn chế gọi từ Gallery nhé, không đúng lắm trong Ad đâu)

VD:


 Nguồn: Tôi Yêu Marketing

Như chúng tôi đã từng nhắc đến trong danh sách 9 startup có bài pitch trong Demo Asean, workshop 1, Light Bulb Ad là một startup mà chúng tôi vẫn dõi theo sau khi sự kiện kết thúc. Startup này nổi bật nhờ đi đầu tại Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ quảng cáo thông qua wifi (Social wifi marketing).

LightBulbAd

Mới gần đây, anh Cửu Long, cựu phó tổng giám đốc của GoldSun, một công ty truyền thông có hạng trên thị trường Việt nam, đã gia nhập nhóm với vai trò CEO. Đồng thời, startup này cũng liên kết với một công ty truyền thông khác và chuẩn bị ký một hợp đồng với một đối tác cung cấp cơ sở hạ tầng mạng lớn tại Việt Nam. Tuy đối tác này chưa được tiết lộ, nhưng bấy nhiêu cũng đủ để chúng ta dán mắt vào startup này và nghiền ngẫm xem mô hình mới mà họ đang làm là gì.

Có thể bạn đã biết, Social wifi marketing là cổng đăng nhập có khả năng hiển thị quảng cáo khi người dùng kết nối wifi đồng thời có tích hợp các tính năng của mạng xã hội (facebook, twitter…). Mô hình này vô cùng phù hợp cho những chuỗi cửa hàng hay những nơi tập trung nhiều cửa hàng như các khu trung tâm thương mại. Và nếu được hỗ trợ để nhân rộng lên thì nó sẽ trở thành một thành phố phủ sóng wifi miễn phí như thành phố Đà Nẵng hay Đà Lạt hiện nay. Mô hình nhìn chung là vậy, còn nội dung quảng cáo sẽ tùy thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ và advertiser (người đăng quảng cáo).

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ không đề cập lại về dịch vụ của Light Bulb Ad nhưng tôi muốn đi vào một thị trường rất tiềm năng mà giải pháp của startup này là một đáp án hoàn chỉnh cho bài toán khó thị trường đang gặp phải. Tôi đang nói đến thị trường quảng cáo trên smartphone.

Vì sao lại là smartphone? – Vì đó là xu hướng.

Có một sự thật hài hước nhưng khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều: nếu không kể những người sống cùng nhà, thì chiếc điện thoại chính là thứ mà chúng ta gặp đầu tiên trong ngày, cũng là thứ mà chúng ta gặp vào cuối ngày. Và chúng ta mang nó bên mình suốt ngày.

Theo một thống kê của Global, người ta dùng điện thoại trên giường ngủ, khi chờ đợi, khi xem TV, khi di chuyển, khi ở cùng gia đình, trong phòng tắm, khi mua sẵm, khi vui chơi cùng bạn bè. Và như thế, dễ dàng nhìn ra rằng di động không chỉ là vật bất ly thân nhưng đã trở thành người bạn đồng hành trong suốt ngày sống của chúng ta.

thiet bi di dong

Việt hóa: action.vn

Có bao nhiêu người như chúng ta? Theo số liệu của ITU, số thuê bao di động trên thế giới vào năm 2014 ước tính là khoảng 7 tỉ thuê bao, sấp sỉ dân số toàn cầu. Vậy nếu người ta đang có xu hướng chuyển từ điện thoại truyền thống sang smartphone, thì sẽ đến lúc cả thế giới ăn, ngủ, làm việc, giao lưu, giải trí và mua sắm trên smartphone.

Riêng tại Việt nam, nếu cách đây khoảng 8-9 năm, sau khi web 2.0 ra đời, chúng ta loay hoay thảo luận với nhau làm sao để tạo ra các trang web tương tác được với người dùng một cách thông minh (và chúng ta vẫn còn tiếp tục thảo luận), thì giờ đây, chúng ta có xu hướng đặt vấn đề là liệu có nên làm ứng dụng di động cho trang web của mình chăng? Trong năm 2014, IDC ước tính số ứng dụng được tải về sẽ là 76,9 tỉ so với 10,9 tỉ ứng dụng trong năm 2010. Đây là con số mà ai trong chúng ta cũng lấy làm kinh ngạc!

Với xu hướng này, smartphone trở thành mảnh đất màu mỡ mà các nhà làm quảng cáo đang nhắm đến khai thác. Đất lành chim đậu! Khi quá nhiều khách hàng của chúng ta dành cả bốn buổi trong ngày bên chiếc smartphone, thì không ở đâu khác, chính trên smartphone là nơi thương hiệu chúng ta cần phải có mặt.

)

Xu hướng smartphone đang cần giải pháp để bùng nổ

Một trong những ưu điểm vượt trội có thể thấy rõ của quảng cáo trên smartphone là khả năng bắn đích xác khách hàng mục tiêu. Người ta vẫn hay nói đùa rằng: bạn không biết mình có bao nhiêu bộ đồ lót nhưng Jockey biết đấy. Câu nói đùa này cực kỳ đúng trong trường hợp làm quảng cáo trên di động.

Các thông tin cá nhân của người dùng smartphone như email, facebook, vị trí người dùng đang đứng, thói quen lướt web, hành vi tiêu dùng, mua sắm qua smartphone bao nhiêu lần trong một tuần…tất cả những thông tin này đều có thể được cân đong đo đếm và cất vào kho, chờ đến ngày được truy xuất.

Một ngày đẹp trời, bạn nhận được một tin nhắn với nội dung: Chúc mừng sinh nhật An, đây là danh sách những cửa hàng giảm giá mà bạn có thể mua sắm trong ngày sinh nhật của mình với giá chỉ 50%. Chạm tay vào màn hình và đi vào danh sách, bạn thấy tất cả những món hàng ao ước của mình bày bán trong các cửa hiệu này. Trong khi, một người bạn khác sinh cùng ngày lại nhận được một danh sách khác của bạn nhưng cũng toàn những món hàng mà người ấy quan tâm.

Giờ thì chúng ta đã có thể nói: này Jockey, tôi biết anh hiểu tôi theo cách nào rồi đấy.

Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra ở đây là: dựa vào đâu để có được thông tin cá nhân của khách hàng, thông qua smartphone?

Social wifi marketing và smartphone: cặp đôi hoàn hảo

Nếu khách hàng chỉ sử dụng 3G cho smartphone thì đã đến lúc chúng ta có thể quên đi chuyện quảng cáo một cách cá nhân, chính xác và riêng biệt thông qua smartphone. Đơn giản là vì chúng ta không thể có được data người dùng trừ khi nhà mạng cung cấp. Nhưng thật may, theo dự đoán của Cisco, lưu lượng sử dụng wifi sẽ chiếm 50% tổng lưu lượng internet. Việc này mở ra hai cánh cửa. Nếu khách hàng sử dụng wifi truyền thống, chúng ta không có gì để bàn ở đây ngoài những mẫu banner được đính cố định trên các trang web mà chúng ta xem được, trong những lần sử dụng smartphone để lướt web. Nhưng nếu hệ thống wifi truyền thống được thay thế bởi Social wifi thì câu hỏi về thông tin khách hàng sẽ được giải quyết một cách triệt để.

Ở đây, có vẻ như đang bắt đầu một cuộc chiến giữa Social wifi và wifi truyền thống. Nó có thật sự bắt đầu không? Tôi nghĩ là không. Nhưng đó phải là một cái bắt tay mới đúng. Không một chủ tiệm ăn uống nào hay chủ một chuỗi cửa hàng nào lại muốn từ chối cánh cửa kinh doanh “thần kỳ” này, trừ khi thị trường Việt Nam quay lại bài 2 con cua trong rổ bò mãi không ra hoặc khi các ông “rất lớn” giang tay ôm hết thị trường.

Lời kết
Nhiều người cho rằng quảng cáo trên di động là bài toán khó. Tại Việt Nam, bài toán này cực khó vì chúng ta chỉ mới bắt đầu phát triển và mức độ sử dụng thuần thục công cụ quảng cáo này không thể mang ra so sánh với các quốc gia đã và đang phát triển. Nhưng khi startup Light Bulb Ad đưa ra giải pháp Social wifi marketing, chúng ta có thể sáng tỏ hơn về đường đi nước bước cho thị trường quảng cáo trên di động.

Điều mà chúng ta chờ đợi là: Liệu Light Bulb Ad sẽ làm gì để bảo đảm về mặt hạ tầng và họ có thể đưa ra những gói dịch vụ thông minh đến mức nào cho các công ty tìm đến họ để quảng cáo? Và sẽ có bao nhiêu công ty khác cũng nhảy vào khi nhìn ra tiềm năng của thị trường này?



Theo Brands VietNam

Hai khoảnh khắc của sự thật

Alan George (A.G) Lafley, President và CEO của P&G toàn cầu, người vừa đoạt giải "CEO của năm 2006", đã từng uỷ lạo binh sĩ với những tư tưởng sau về "two moments of truth".

Hai khoảnh khắc của sự thật cần phải chiến thắng, để có thể hoàn toàn minh chứng sự hiệu quả của công tác Marrketing:

- Khoảnh khắc thứ nhất: tại điểm bán hàng
+ Hiểu rõ người tiêu dùng trong vai trò người mua hàng
+ Cân bằng giữa "lời hứa của nhãn hiệu" với giá bán tại quầy
+ Những điểm bán lẻ vừa là đối tác, lại vừa là đối thủ

- Khoảnh khắc thứ 2: lúc sản phẩm được sử dụng
+ Uy tín của nhãn hiệu được xây dựng khi lời hứa được thực hiện
+ Các nhãn hiệu mạnh là những công cụ đắc lực nhất chống lại các nhãn hiệu của nhà bán lẻ

Nếu một "CEO xuất sắc nhất năm" nói như thế, mà lại là President của P&G toàn cầu, ắt là cũng đáng cho chúng ta suy gẫm. Vậy, chiến thắng tại điểm bán hàng, hay "1st Moment of Truth" là câu chuyện mà Lệnh Hồ muốn kể. Không những P&G, mà cả Nestle, Unilever đều thuộc nằm lòng, và hơn như vậy nữa, là làm cho bằng được.

Nhận thức của người tiêu dùng và phương tiện truyền thông

Người tiêu dùng sẽ tiếp nhận các thông điệp từ các nhãn hiệu như thế nào?

Ở nhà, đêm trước người ta xem TV, nhìn thấy những Clip quảng cáo. Buổi sáng người ta đọc tờ báo mới bên bàn ăn sáng....

Rồi người ta đánh xe ra đường, mặc cho giá xăng tăng, người ta vẫn còn kịp nhìn thấy những tấm pano, billboard trên phố hay những toà nhà cao tầng, những sáng tác quảng cáo tên nhà chờ xe buýt...

Người ta chợt hiểu, rằng đời vô vị nếu thiếu nhãn A, và người ta muốn "Nữa đi" với nhãn B, và phải mua ngay túyp kem chống ghẻ của nhãn C...

Nhưng ý định sẽ dễ dàng ngưng ở đó, nếu người ta vào siêu thị, chợ, hay ghé quán bà Bảy ven đường mà lại cũng có những anh X, Y, Z thề hẹn giúp cho người ta sống thêm có vị, hay không cần phải "Nữa đi", hay chẳng là C cũng có thể giúp anh diệt ghẻ...

Như vậy, trong "lộ trình dẫn tới mua hàng của NTD" (Path to Purchase), điểm bán hàng lại trở thành 1 thời khắc tốt quan trọng trong việc tác động tới nhận thức của NTD, như là một phương tiện truyền thông. Và quầy kệ, POSM, bao gói sản phẩm, em gái bán hàng... trở thành những vật tải đi thông điệp trên phương tiện truyền thông ấy. Nhưng hơn thế nữa, khó có TVC hay Print Ad nào làm được:

Cung cấp hẳn hòi sản phẩm, giá cả, giải thích tận tình các chương trình khuyến mãi... và thò tay móc túi NTD được ngay

NTD có thể sờ nắn, trãi nghiệm, so sánh... (thề luôn, Lệnh Hồ từng quan sát thấy một số bạn gái còn... ngửi thử cả BVS xem mùi nó thế nào )

Lại là lúc mà NTD có thể minh chứng lòng yêu mến của mình đối với các thông điệp từ các nhãn hiệu (xem TV thấy thích A lắm, nhưng tới nơi nhìn thấy B lại đem lòng phản bội, hoá ra yêu B mất trước rồi cho dù A có tán hay thế nào đi nữa)


Hãy còn, là bao nhiêu thứ nữa...

Sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, sự phân tán mỏng của các phương tiện truyền thông (giờ người ta tuyên truyền cả trong toilet!), đòi hỏi ngày càng khắt khe của NTD, khiến cho các nhãn hiệu cong lưng mà tìm phương tiện khác để tán tỉnh.

Đôi khi - thậm chí lắm khi - các chương trình MKT lập ra để giải quyết vấn đề I của doanh nghiệp, nhưng khi triển khai lại vướng phải những vấn đề khác ở trong một bối cảnh rộng hơn. Lúc đó, lại phải xem nặng vai trò của từng điểm tiếp xúc với NTD, xem chúng có tiềm năng gì cho công cuộc khuếch trương chủng loại sản phẩm

Tới lúc này, thì rõ ràng là điểm bán hàng trở nên tuyến đầu trận chiến, nơi tung ra những đòn quyết định. Quảng cáo, kích hoạt, hay truyền thông gì đi nữa mà không bán được hàng, cũng như công toi!

Còn người mua hàng, còn insights của họ, thái độ, hành vi và động cơ mua hàng... không chỉ các TVC, Print Ad, Samples... là đủ khả năng tác động. Ta đã tán tỉnh rằng yêu tha thiết, yêu mãi mãi, mà lại không có mặt lúc nhà gái kề dao vào cổ bắt buộc người yêu phải lấy chồng, thì coi như ta mất vợ!

Thế thì, điểm bán hàng ơi, mày ở đâu...?

Khác với cách đây mười năm, điểm bán hàng ở VN ta (đơn cử là HCM)... sang mùa. Đủ thứ:

Thím Sáu đầu ngõ
Chị Tư trong chợ chồm hổm
Dì Bảy dọc con đường hàng ngày em vẫn qua
Em "network" bán hàng tận nhà- Siêu thị nhỏ nhỏ
Siêu thị to to
Siêu thị mà không thích được gọi là Siêu thị, tớ là Cash & Carry, nhá!
Siêu thị của nhãn hiệu (Vmart, G7mart...)
Siêu thị chuyên dụng / hàng đặc thù...
Tóm lại, ông MKT không nhớ được hết, mà ông Sales thì học thuộc lòng bù cả đầu, chạy ngoài nắng đen cả mặt. Thử sản xuất 1 cái POSM đem mà dán, thì vào Siêu thị nó lọt thỏm mất dạng, vào tiệm thím Sáu nó to đùng "Che mẹ cái cửa hàng tao!"

Chưa kể... "Trời, sao cái bao gì mà bự vậy, ở đây toàn dân nghèo, 3 kí lô nó hổng đủ tiền mua đâu con ơi, mày có loại nào bịch nhỏ nhỏ hông?"

Chưa kể... "Hi! No no, this is Cash & Carry, and I would like to offer our shoppers with best buys. Do you have any other pack size? I would like to have some... about 9kg each"

Chưa kể... "Trời ơi cô Hoa rầu mày quá, bên Co...p mày cũng khuyến mãi vầy, bên tao mày cũng khuyến mãi vầy. Cô Hoa muốn cái nào "Chỉ có tại Ci...mart thôi!"

Điểm bùng phát thứ nhất
Tại một cuộc họp Giao ban (tưởng tượng)

"Sh....t! Các ông Marketing làm ăn kiểu này, lấy gì tụi tui bán hàng? Không đảm bảo doanh số quý này đâu à nghen!"

"Ê, sorry bạn nhen. Sếp thấy không, you see? Chúng tôi đã chạy đủ 8 kỳ trên báo, book hết 20 spot trên TV, rồi làm chương trình tại công viên Lê Thị Tám Riêng... còn đòi gì nữa? Cửa hàng là các ông bán hàng, lãnh thổ các ông quản lý, lâu lâu đi ... ngắm cảnh thử coi PG buôn bán ra sao, hàng hoá trưng bày thế nào, các ông đã chửi tưng bừng là đi chọt!"

"Đương nhiên, cửa hàng là của tụi tui, khách hàng là đối tác của tụi tui, ông đi hỏi coi lính tui có đưa đủ hàng khuyến mãi không là sao? Mất mặt tui chớ? Tại.. tụi nó.. chưa đưa kịp chứ bộ? Ông thích hả, mai mốt tui làm POSM đem gắn, tui làm quà khuyến mãi tự chạy cho ông coi. Đưa tiền MKT qua đây!"

Họ lại cãi nhau... Mời chư vị lại cạn tiếp chén trà. Trời, chuyện đang hay mà hết cả thuốc lá, thì gay cho Lệnh Hồ đây chứ...

Vậy tóm lại: Trade marketing là gì? Từ đâu mà có? Tại sao nó lại cần cho doanh nghiệp?

Trade Marketing là làm Marketing cho Trade. Trade Marketing xuất phát từ lý do căn bản nhất, là từ yêu cầu của thị trường, đặc biệt với vai trò to béo của điểm bán hàng và sự phát triển nhanh chóng của chúng.

Vì sao lại cần Trade Marketing ư? Vì không có thì mệt mỏi, như những câu chuyện vừa kể. Tuy nhiên, chúng ta còn phải chờ lâu nữa mới thấy các Công ty kinh doanh theo phương thức B2B đăng tuyển dụng Trade Marketing Manager, hay ... EVN và Petrolimex tuyển dụng Trade Marketing Manager. Thường thấy nhất - công việc này - là tại các doanh nghiệp có định hướng Marketing và Customer-driven, nhất là FMCG.

Theo Brands Việt Nam

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.