Articles by "Social-Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Social-Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Social Media Marketing đang ngày càng thể hiện vị thế và tầm quan trọng của mình trong marketing online. Khách hàng giờ đây đã thay đổi hẳn thói quen mua sắm truyền thống của mình sang một hình thức mua sắm nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Social Media Marketing đang ngày càng thể hiện vị thế và tầm quan trọng của mình trong marketing online. Khách hàng giờ đây đã thay đổi hẳn thói quen mua sắm truyền thống của mình sang một hình thức mua sắm nhanh chóng và tiện lợi hơn. Chỉ có khoảng 20% khách hàng quay lại thông qua quảng cáo truyền thống, qua báo chí, qua thư rác hay gọi điện...còn không thì họ đã đi đâu?

Ngày nay Social Media Marketing ngày càng phát triển khách hàng có thể dễ dàng tìm ra được những thông tin mà họ muốn từ video, audio, google,yahoo... từ những công cụ của Social Media Marketing khách hàng có thể dễ dàng tìm được điều họ cần. Chỉ cần một cái click thì cả thế giới sẽ trong tay bạn. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu, bây giờ phương thức khách hàng tìm thấy bạn đang dần thay đổi, thay vì phải tìm kiếm thông tin về dịch vụ hoặc sản phẩm muốn tìm họ sẽ hỏi trực tiếp bạn bè của họ trên mạng xã hội.


Social Media Marketing kênh quan trọng trong chiến dịch inernet marketing của doanh nghiệp

Nếu bạn không xuất hiện trên social media marketing thì đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ qua hơn 80% khách hàng tiềm năng sẽ không biết được các thông điệp của bạn.Tuy nhiên social media marketing cũng có những quy luật riêng của nó, nếu nắm bắt được những quy luật này chắc chắn sẽ giúp cho bạn có được những thành công trên môi trường social media marketing đầy tiềm năng này.

#1 Quy luật lắng nghe
Với Social media marketing hãy lắng nghe nhiều hơn nói

Bạn muốn thành công trên mạng xã hội và content marketing thì bạn phải biết lắng nghe nhiều hơn là nói. Mọi người chỉ có thể đạt được thành công với các công cụ social media marketing bằng cách nói ít hơn và lắng nghe nhiều hơn. Hãy đọc những nội dung mà khách hàng mục tiêu của bạn chia sẻ trên mạng, tham gia các cuộc thảo luận của họ để nắm được những ý kiến của họ, cũng như hiểu được tâm lý của khách hàng, hiểu được điều họ cần, họ muốn. Chỉ khi ấy, bạn mới có thể tạo ra được những sản phẩm nội dung phù hợp bằng cách gia tăng giá trị cho cuộc sống của người khác.

#2 Quy luật tập trung
Bạn nên chuyên sâu xây dựng nội dung cho một ngành nghề hơn là cho tất cả. Người xưa có câu "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề". Một chiến dịch truyền thông xã hội có độ tập trung cao và có chiến lược tiếp thị nội dung nhằm xây dựng một thương hiệu mạnh sẽ có khả năng thành công lớn hơn việc cố gắng làm tất cả mọi việc, phổ biễn rộng rãi hướng đến tất cả mọi đối tượng.

#3 Quy luật chất lượng
Với Social media marketing chất lượng chắc chắn sẽ hơn hẳn số lượng. Nó sẽ tốt hơn nếu bạn có 1.000 kết nối trực tuyến, những người đọc, chia sẻ và nói chuyện về nội dung của bạn với khán giả của riêng mình hơn là có 10.000 kết nối người biến mất sau khi kết nối với bạn lần đầu tiên.

#4 Quy luật kiên nhẫn
Social media marketing không thể đong đếm hiệu quả tức thì hay chỉ sau một đêm. Xây dựng phương tiện truyền thông mạng xã hội và nội dung tiếp thị cũng vậy, không thể thành công chỉ sau một đêm. Để đạt được nó bạn cần phải có hơn cả đam mê và cam kết thực hiện nó lâu dài. Thành công, cần có thời gian, thậm chí là nhiều thời gian.


#5 Quy luật kết hợp
Trên social media markeing nếu bạn đưa ra cộng đồng một nội dung tuyệt vời, hấp dẫn, có chất lượng cao, và xây dựng nên một cộng đồng những độc giả online, bao gồm những người theo dõi thường xuyên, độc giả có chiều sâu, đến lượt những độc giả này sẽ chia sẻ nội dung của bạn với cộng đồng xung quanh của riêng họ thông qua Twitter, Facebook, LinkedIn, hoặc trên blog của họ, hay trên các công cụ giao tiếp xã hội khác.

Việc chia sẻ và thảo luận những nội dung của bạn sẽ dẫn lối cho những công cụ tìm kiếm như Google nhận thấy và xác lập những từ khóa cho chúng. Những lối mòn như thế này sẽ dần dần lớn lên tới khi có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con đường đưa mọi người đến với bạn.

#6 Quy luật ảnh hưởng
Hãy dành thời gian tìm kiếm thông tin và kết bạn với những nhân vật có ảnh hưởng lớn trên mạng trong lĩnh vực mà bạn đang truyền thông, những người có thể có hứng thú với sản phẩm, dịch vụ hay công vệc kinh doanh của bạn. Hãy tạo lập mối quan hệ với họ để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.

Nếu bạn xuất hiện trong tầm phủ sóng của họ với tư cách một nguồn tin đáng tin cậy, họ có thể xem xét chia sẻ những thông tin hữu ích của bạn với những độc giả của họ và như vậy bạn đã có được mức độ lan truyền rộng rãi hơn.

#7 Quy luật giá trị
Nếu bạn dùng toàn bộ thời gian với social media marketing, trực tiếp quảng bá sản phẩm và dịch vụ của bạn, mọi người sẽ không ngừng theo dõi. Bạn phải đem thêm giá trị vào các cuộc trao đổi, tập trung ít hơn vào những trao đổi ít chiều sâu để tạo ra những nội dung thu hút và phát triển những mối quan hệ với những người có ảnh hưởng trên thế giới mạng. Khi đó, những người này sẽ là chất xúc tác cho công tác tiếp thị truyền miệng của bạn. Vì sẽ không ai quan tâm nếu bạn chỉ tập trung quảng cáo sản phẩm dịch vụ của bạn.

#8 Quy luật ghi nhận
Ngoài đời thực, bạn sẽ không lờ đi những người đã chìa tay ra với bạn, nên cũng đừng lờ ai đi trên social media marketing nói riêng hay cộng đồng mạng nói chung. Xây dựng các mối quan hệ là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành công của social media marketing, vì vậy hãy đền đáp lại bất cứ ai đã từng giúp đỡ bạn. Chắc hẳn bạn không phải là loại "qua cầu rút ván", phải không ?


#9 Quy luật tiếp cận
Với social medai marketing bạn đừng chỉ quảng bá những nội dung của mình rồi sau đó biến mất. Hãy luôn luôn tương tác với độc giả của mình, tham gia vào các cuộc nói chuyện trao đổi. Những người theo dõi nội dung của bạn có thể dễ dàng thay thế bạn bằng một nguồn khác nếu bạn biến mất một cách bí ẩn một thời gian mà không để lại tăm hơi gì.

#10 Quy luật tương hỗ
Bạn không thể mong đợi người khác chia sẻ nội dung của bạn hay nói về bạn khi mà chính bạn không làm như thế trước. Vì vậy, một phần thời gian của bạn trong truyền thông xã hội cần được dành cho việc chia sẻ và thảo luận về nội dung được xuất bản của những người khác.
Social media marketing mọi người luôn cần phải tương tác với nhau.

Áp dụng tốt những quy luật này các bạn sẽ có được những khách hàng tiềm năng có thêm những thành công mới với social media marketing . Chúc các bạn thành công.

 Nguồn: Chiến lược Marketing

Jason Martin Lusk – Chuyên gia tư vấn chiến lược marketing tại Hà Nội, tác giả blog marketing LauDigital.vn cung cấp một góc nhìn về marketing trên mạng xã hội ở Việt Nam.

Marketing đang trở thành một cuộc cách mạng trên toàn thế giới. Mọi người đã thay đổi thói quen từ việc sử dụng phương tiện truyền thông mang tính truyền thống sang phương tiện truyền thông kiểu mới. Theo một nghiên cứu của công ty marketing WeAreSocial, 38% người Việt Nam sử dụng mạng xã hội. Trung bình, những người trẻ tuổi – tầng lớp trung lưu, sống trong những thành phố lớn, có học vấn – những khách hàng mục tiêu của hầu hết mọi thương hiệu, dành 2h23 phút mỗi ngày cho mạng xã hội.

Trên thế giới, các chuyên gia marketing đã chuyển ngân sách sang các phương tiện truyền thông mới. Theo khảo sát marketing toàn cầu Hubspot năm 2013, những người làm marketing phân bổ ngân sách cho "inbound marketing" (gồm mạng xã hội và xây dựng cộng đồng) nhiều hơn 48% cho "outbound marketing" (quảng cáo truyền thống). Trong khi các chiến dịch truyền thông từ các quốc gia trong khu vực như Thái Lan và Philippines đã giành được kết quả tốt của những giải thưởng như: Digital Asia, Spikes Asia và Asian Marketing Effectiveness & Strategy Awards.


Nhưng các chuyên gia marketing Việt Nam lại quên mất điều đáng nhớ này. Một số chiến dịch marketing trên mạng xã hội do các công ty quảng cáo nước ngoài thực hiện cho các thương hiệu nước ngoài ở Việt Nam đã rất thành công, trong đó phải kể đến Close-up Love Confession và Axe Apollo.

Mạng xã hội vẫn là một điều bí mật lớn

Bỏ qua những lý do thông thường, các giám đốc điều hành, giám đốc marketing, nhân viên của các công ty quảng cáo luôn cho rằng, marketing trên mạng xã hội rất khó đo lường. Hoặc họ muốn đầu tư vào mạng xã hội, nhưng không thể điều chỉnh việc phân bổ ngân sách từ phương tiện truyền thông trước đây sang do các phương tiện truyền thông truyền thống đã giúp họ thành công trong quá khứ. Tạm hình dung một chú đà điểu châu Phi rúc đầu vào cát với hy vọng tránh những cơn gió xoáy quanh mình. Nhưng cơn gió xoáy – các mạng xã hội sẽ chẳng giảm đi. Trong tương lai, Việt Nam không phải là một thị trường truyền thông bị thống trị bởi các phương tiện truyền thông truyền thống. Phạm vi tiếp cận của các mạng xã hội chỉ tăng chứ không giảm.

Tuy vậy, tôi hiểu những lo lắng đó. Mạng xã hội khác các phương tiện truyền thông truyền thống. Cách thức đặt những mẫu quảng cáo thông minh ở vị trí ép buộc người tiêu dùng phải xem sẽ không có hiệu quả trên các mạng xã hội. Người sử dụng mạng xã hội có nhiều lựa chọn và họ có thể không chú ý tới các thông điệp mang tính bán hàng. Mạng xã hội cần một cách nghĩ khác, điều đó thật không dễ dàng đối với những người quen làm marketing bằng những phương tiện truyền thông truyền thống.

Mạng xã hội thay đổi rất nhanh. Hàng ngàn doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau để có được sự chú ý của người tiêu dùng. Facebook tạo ra những thay đổi liên tục trong thuật toán để bảo vệ khách hàng của mình khỏi sự bao vây của các thông điệp truyền thông. Người tiêu dùng không còn thích những ý tưởng được sử dụng đi sử dụng lại của các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội. Làm thế nào để các chuyên gia marketing Việt Nam hiểu biết thêm về marketing trên mạng xã hội trong môi trường này? Hãy chuẩn bị tinh thần. Chắc rằng điều này sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và nỗ lực để học hỏi.

Kiến thức về mạng xã hội không lan tỏa nhanh

Lý do lớn nhất dẫn đến tình trạng chậm phát triển của marketing trên mạng xã hội là ngôn ngữ. Phần lớn kiến thức về marketing trên mạng xã hội trên thế giới được trình bày bằng tiếng Anh và so với các nền kinh tế trong khu vực như Malaysia, Philippines hoặc thậm chí Thái Lan thì Việt Nam có không nhiều người nói tiếng Anh. Những người có thể sử dụng tiếng Anh thì không thường xuyên tìm đọc tin tức marketing hoặc blog bằng tiếng Anh. Tất nhiên, ngôn ngữ không phải là tất cả. Trong lịch sử, các công ty quảng cáo và quan hệ công chúng đã giúp khách hàng của họ hiểu hơn về các công nghệ truyền thông mới. Chính họ là người thúc đẩy và khuyến khích khách hàng của mình thử những cách tiếp cận mới.

Ở Việt Nam, các thương hiệu nước ngoài có xu hướng thuê những công ty quảng cáo nước ngoài để thực hiện hoạt động marketing và quảng cáo của họ. Trong khi các thương hiệu Việt Nam thường thuê các công ty quảng cáo trong nước. Và hai xu hướng này ít khi có sự giao hòa. Các công ty quảng cáo nước ngoài có nhiều kiến thức về marketing trên mạng xã hội. Một số công ty đã thực hiện các chiến dịch trên mạng xã hội thành công ở Việt Nam. Nhưng ý tưởng và nhân sự thường theo dòng chảy của các tập đoàn quảng cáo lớn toàn cầu tới các công ty quảng cáo Việt Nam và khoảng trống này trong kiến thức cũng như khả năng sử dụng mạng xã hội là tương đối lớn.

Người làm marketing ở Việt Nam đang cố gắng tiếp cận với những kiến thức quan trọng về marketing trên mạng xã hội, nhưng họ không được các công ty quảng cáo tư vấn.

Người làm marketing ở Việt Nam đang cố gắng tiếp cận với những kiến thức quan trọng về marketing trên mạng xã hội, nhưng họ không được các công ty quảng cáo tư vấn. Có lẽ đây là nguyên nhân vì sao kiến thức của họ về mạng xã hội không được cập nhật. Người làm marketing coi mạng xã hội là một kênh marketing được sử dụng một cách độc lập. Công ty tạo ra một video có khả năng lan truyền cao hoặc một cuộc thi nhằm thu hút công chúng, những hoạt động này chỉ coi như việc thử nghiệm làm marketing trên mạng xã hội. Cách tiếp cận này xuất hiện năm hay sáu năm trước đây trong giai đoạn phát triển đầu tiên của mạng xã hội, nhưng hiện nay đã không còn hiệu quả nữa.

Thách thức của Facebook

Hãy xem xét những thách thức gặp phải trên Facebook. Đây là mạng xã hội được nhiều người Việt Nam lựa chọn. Không may là Facebook có những đặc điểm trái ngược với lợi ích của người làm marketing. Facebook có mật độ thông điệp cao. Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn thương hiệu cạnh tranh nhau trong việc đưa thông điệp của mình tới bảng Cập nhật (Newsfeed) của người sử dụng. Năm năm trước đây, một thương hiệu có thể có lý khi hi vọng có tỷ lệ người xem cao với một trạng thái được cập nhật. Nhưng hiện nay tỷ lệ tiếp cận thực với thông tin của thương hiệu (phần trăm người nhìn thấy thông tin trên bảng Cập nhật nếu thương hiệu không trả tiền quảng cáo) là dưới 5%.

Có nhiều cách để xuất hiện trên bảng Cập nhật, nhưng tất cả đều cần một tư duy lớn hơn. Cách dễ dàng nhất là quảng cáo. Facebook cung cấp nhiều lựa chọn cho các loại hình quảng cáo để thúc đẩy phạm vi tiếp cận của thương hiệu và tăng lượng trao đổi thông tin về thương hiệu. Nếu bạn muốn được xuất hiện trong bảng Cập nhật của người hâm mộ thì cách nhanh nhất và dễ dàng nhất là trả tiền cho việc đó.

Tất nhiên, các thương hiệu làm như vậy có thể vẫn không thành công nếu thông tin của họ không xuất hiện trên màn hình và thu hút được sự chú ý của người sử dụng. Hãy nhớ rằng, người ta sử dụng Facebook để giải trí và họ chỉ nhấp chuột theo sự lựa chọn của mình. Không như 5 năm trước đây, thành công trên mạng xã hội – đặc biệt là trên Facebook ngày nay cần một cách tiếp cận chiến lược mang tính tích hợp và thống nhất. Nội dung, quảng cáo trả tiền và các chiến lược chia sẻ thông tin trên mạng xã hội cần kết hợp khéo léo.


Coca-Cola là thương hiệu hàng đầu trong việc tích hợp chiến lược, họ đang chứng minh điều này bằng ý tưởng "nắp chai" ở Việt Nam. Ngày 19/5, Coke tuyên bố đã có 40.000 bộ nắp chai ở Việt Nam, từ đó các vỏ chai đã qua sử dụng đã được biến thành các công cụ hoặc đồ chơi khác nhau. Một ngày sau đó, đoạn video trên YouTube có 122.000 lượt xem và Facebook newsfeed của tôi tràn ngập những đường link tới đoạn video do bạn bè trên Facebook chia sẻ. Cách đầu tư của Coca là một ý tưởng tốt, tạo ra một sản phẩm sáng tạo với một khoản chi rất nhỏ dành cho quảng cáo để tạo ra hiệu quả lan truyền bùng nổ.

Nhưng làm giống như vậy chưa chắc đã thành công. Pepsi đã không thành công với chiến dịch biến vỏ chai thành công cụ trồng cây hoặc đồ chơi cho dù đã có những sáng tạo nhất định.

Trên đỉnh cao những xu hướng mới trong lĩnh vực truyền thông

Nhu cầu tích hợp và thống nhất trong một chiến dịch marketing là điều hiển nhiên. Hơn thế nữa, làm thế nào để có các chiến lược marketing tích hợp mà vẫn biến đổi không ngừng. Có nhiều người quan tâm có nghĩa là chúng ta phải cho họ thấy những điều chưa từng thấy.

Điều này đòi hỏi những người làm marketing phải học hỏi liên tục. Người làm marketing trên mạng xã hội tốt đứng trên đỉnh cao trong lĩnh vực của họ nhờ đọc những bài báo và tình huống thành công. Họ không thể có những gì họ cần chỉ từ sách vở. Do đó, Việt Nam cần một nơi tập hợp những kiến thức quan trọng và tốt nhất về marketing trên mạng xã hội, các bài báo và những tình huống trên thế giới theo thời gian thực. Đó là lý do tôi tạo ra blog marketing cho Việt Nam có tên LauDigital.vn (Lẩu Digital). Lẩu Digital cung cấp những bài báo, những tình huống cập nhật nhất về marketing trên mạng xã hội bằng tiếng Anh và được dịch sang tiếng Việt. Một nỗ lực nhỏ để giải quyết một vấn đề lớn. Đó là cách tôi bắt đầu.

Việt Nam là một nền kinh tế phát triển nhanh với gần 90 triệu dân. Internet không chỉ đã phát triển mà thậm chí đây là nước có số người sử dụng mạng xã hội tăng nhanh nhất trên thế giới. Với sự sáng tạo không ngừng, người làm marketing Việt Nam có thể tạo ra các chiến dịch có mức lan truyền tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đầu tiên cần tự nhận thấy rằng, những hiểu biết về marketing trên mạng xã hội của Việt Nam đã lỗi thời. Nhưng chúng tôi vẫn không ngừng học hỏi.

Nguồn: Chiến lược Marketing

Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

Pinterest và tiềm năng để ngỏ
Thời điểm vàng quảng cáo trên Facebook
Bài học làm Social Media Marketing từ Ford
6 câu hỏi cần trả lời trước khi bắt tay xây dựng mạng xã hội cho doanh nghiệp

Thế giới online quá rộng lớn nên việc tìm kiếm thông tin trở nên thực sự khó khăn. Nếu bạn biết mình muốn gì, Google hay Amazon đều có thể giúp bạn. Nhưng nếu chính bạn cũng không thể gọi tên cái bạn muốn tìm, hãy nghĩ đến Pinterest. Pinterest là mạng xã hội chia sẻ hình ảnh đầy tiềm năng vừa được hình thành trong một thời gian ngắn, nhưng họ đã làm tốt đến mức đã có một bài báo liệt kê nhiều lý do Google nên mua mạng xã hội non trẻ này với giá 2 tỉ USD. Vậy hãy cùng nhìn lại những tiềm năng vẫn chưa được khám phá của Pinterest để có những định hướng cho chiến dịch marketing trong tương lai của bạn.

Pinterest cho phép người dùng thu thập và chia sẻ hình ảnh để tạo ra "Pinboards" của mình cũng như theo dõi pinboards họ yêu thích. Những chủ đề người dùng yêu thích sẽ được Pinterest cập nhật theo thời gian thực trên trang cá nhân của họ. Các bản Pinboard luôn ở chế độ công khai, và mọi chia sẻ là không giới hạn quyền truy cập, do đó bạn có thể theo dõi bất kì một tài khoản hay chủ đề nào mà không hề bị hạn chế bởi quyền truy cập cá nhân. Vậy những yếu tố nào cho thấy tiềm năng vẫn còn để ngỏ của Pinterest?


1. Thế giới của phái đẹp

Theo thống kê chính thức từ các nhà điều hành Pinterest, có đến 97% trong số hơn 10,4 triệu người sử dụng mạng xã hội này là nữ. Nếu đã xác định được khách hàng mục tiêu là phái đẹp, bạn sẽ không thể không quan tâm tới mạng xã hội này, nhất là khi Pinterest đang được đánh giá là một trong những mạng xã hội tiềm năng có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các mạng xã hội giai đoạn hiện tại.

2. Không chỉ đơn thuần là tìm kiếm

Không chỉ dừng lại ở mức độ tìm kiếm như Google hay Facebook, Pinterest còn là nơi mang đến cho người sử dụng những điều họ mong muốn tìm kiếm nhưng không thể diễn đạt bằng từ ngữ. Pinterest ghi nhận thói quen like, comment và pin của khách hàng để mang tới cho họ những trải nghiệm tối ưu nhất trong quá trình sử dụng. Đồng thời đây cũng là cách tốt nhất mang công ty bạn đến với nhóm khách hàng tiềm năng mà bạn vẫn đang tìm kiếm.


3. Tạo sự liên kết chặt chẽ với khách hàng thông qua Pinboard chung của thương hiệu

Pinterest cho phép một Pinboard có thể có một admin điều hành và nhiều người cộng tác. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các nội dung trên board để phù hợp với mục tiêu marketing của công ty. Song song đó, hãy sử dụng khách hàng như một kênh xây dựng nội dung cho board của bạn. Khi khách hàng nhận thấy việc chia sẻ nội dung là một trong những quyền lợi của mình, board của bạn sẽ phát triển nhanh chóng hơn cả những gì bạn mong đợi.

4. Sự “quan tâm” là trung tâm của Pinterest

Trong khi facebook hay twitter luôn tập trung vào việc duy trì những mối quan hệ giữa người dùng với nhau, pinterest chọn cách khai thác một khía cạnh khác của các mối quan hệ xã hội: sự quan tâm và hứng thú đối với những chủ đề nhất định. Người dùng quan tâm nhiều đến thú cưng, pinterest sẽ mang đến cho họ những hình ảnh đẹp nhất về thú cưng, người dùng có hứng thú đối với kiến trúc, những hình ảnh về kiến trúc sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn trên trang của họ. Và đây chính là một cơ hội rất lớn để các công ty mang những sản phẩm dịch vụ của mình đến chính xác đối tượng khách hàng tiềm năng của họ.


5. Công cụ cực kì hữu hiệu cho branding

Là một trong những mạng xã hội mang tính thân thiện và chia sẻ cao, đồng thời sự cá nhân hóa tính cách người dùng rất rõ ràng trên từng tài khoản. Làm branding trên Pinterest sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp, mang những hình ảnh gần gũi, nhẹ nhàng đến đúng đối tượng tiềm năng. Hashtag cũng là một công cụ không thể thiếu khi khai thác Pinterest vì đây là con đường tốt nhất mang khách hàng của bạn đến với brand của mình.

Tiềm năng Pinterest vẫn đang bỏ ngỏ, người bước chân vào trước có thể sẽ trở thành kẻ dẫn đầu của thị trường, hoặc có thể chỉ là những kẻ thất bại đầu tiên. Nhưng một điều chắc chắn: người tiên phong vẫn luôn là kẻ có lợi thế cao nhất.

 Nguồn: Marketer Vietnam

Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

Thời điểm vàng quảng cáo trên Facebook
Bài học làm Social Media Marketing từ Ford
6 câu hỏi cần trả lời trước khi bắt tay xây dựng mạng xã hội cho doanh nghiệp
Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?

Theo một báo cáo gần đây của Adobe, người sử dụng Facebook tương tác với mẩu tin và quảng cáo của các nhãn hiệu trên trang web xã hội này vào các ngày thứ Sáu nhiều hơn các ngày khác trong tuần.

Adobe đã phân tích sự tương tác của người sử dụng Facebook với các mẩu tin và quảng cáo trên Facebook trong quý I năm nay. Kết quả cho thấy 15,7% các biểu hiện có ấn tượng (impression) của người sử dụng đối với các mẩu tin và quảng cáo trong quý đã xảy ra vào ngày thứ Sáu.

Theo sau đó là ngày thứ Năm với tỷ lệ biểu hiện có ấn tượng là 14,5%, trong khi ngày Chủ nhật chỉ giành được tỷ lệ thấp nhất là 13,4%.

Mặt khác, có đến gần 25% (24,7%) các lượt xem (view) các đoạn phim video quảng cáo của các nhãn hiệu xảy ra vào ngày thứ Sáu, trong khi ngày Chủ nhật vẫn đạt được tỷ lệ tương tự thấp nhất là 9,7%.

Dưới đây là một số phát hiện khác từ báo cáo của Adobe.

Tỷ lệ loại tương tác theo ngày

Trong các ngày thứ Sáu, ngày đạt tỷ lệ tương tác cao nhất, các loại tương tác khác nhau của người sử dụng Facebook (như bình luận, yêu thích, chia sẻ) cũng đạt tỷ lệ cao nhất so với những ngày khác, cụ thể như sau:

Tỷ lệ loại tương tác theo ngày - Quý I-2014

Tỷ lệ ấn tượng và tỷ lệ tương tác đối với các mẩu tin và quảng cáo trên Facebook - Quý I-2014

Tỷ lệ lượt xem các đoạn phim video quảng cáo trên Facebook - Quý I-2014


Tỷ lệ các loại tương tác theo ngày - Quý I-2014

Tỷ lệ tương tác theo loại thông tin được đăng tải trên Facebook quý I-2013 và quý I-2014

Tỷ lệ tương tác theo loại thông tin được đăng tải trên Facebook

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Bài học làm Social Media Marketing từ Ford

Bạn đang làm social media marketing như thế nào? Hãy xem cách Ford, một hãng sản xuất ô tô đứng thứ năm trên thế giới với bề dày lịch sử hơn 110 năm phát triển, thực hiện để vẫn giữ được sự phù hợp, hấp dẫn và tiếp cận từ xa đến với khách hàng trong thời đại kỹ thuật số cách dễ dàng là vậy trong bài viết này nhé.

Ford đã viết nên câu chuyện thần tiên khi tận dụng nhiều kênh social media khác nhau để kết nối chuẩn xác với khách hàng ở mỗi kênh với từng nội dung và ngữ điệu thích hợp. Những gì Ford đã làm trong vài tháng qua minh chứng cho thấy social media thực sự là công cụ marketing mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp tiếp cận đến với khách hàng theo cách họ mong muốn doanh nghiệp phải như vậy đồng thời qua đó cũng thể hiện sự khéo léo, sáng tạo cần có nơi người làm marketing trong thời đại kĩ thuật số này.

Vine
Vine là nơi cho phép ta tạo ra những đoạn video cực ngắn, chỉ tính bằng giây. Bởi lẽ đó, chúng thường không được đánh giá cao về mặt marketing vì chẳng lí do gì để doanh nghiệp đầu tư lấy một khoản kinh phí lớn cho những thứ chỉ kéo dài vỏn vẹn vài giây như thế.

Để đạt hiệu quả (về mặt marketing), bắt buộc người làm video cần có sự sáng tạo, óc hài hước và duyên dáng ngay cả trong những khía cạnh nghiêm túc nhất của doanh nghiệp. Và Ford là một trong những thương hiệu đã làm tốt điều này với Vine.
Các video của Ford trên Vine thực sự rất vui nhộn...
Cực kỳ sáng tạo...

Cộng tác cùng những người dùng khác trên Vine để làm ra những video cho thương hiệu đồng thời quảng bá cho kênh Vine của người dùng...

Vine đã truyền cảm hứng cho Ford thỏa sức thể hiện cá tính, sức hấp dẫn và trí tưởng tượng. 

Tumblr
Ford cũng lập một trang mới trên Tumblr và lôi kéo tới đó được một lượng đối tượng trẻ trung năng động.


Tumblr là nền tảng mạng xã hội hoàn hảo cho công tác content marketing, đặc biệt là những nội dung hấp dẫn, bắt mắt người dùng. Và vì là nền tảng dạng "tiểu-blog", Tumblr hướng tới những nội dung dạng ngắn như GIF, meme, hình ảnh, infographic vốn thường thu hút được nhiều tương tác nhất. "And is Better", tạm dịch "Và thì tốt hơn", là tên trang Tumblr của Ford với chủ đích quảng bá cho một chiến dịch mới cùng tên của Ford. Rõ ràng, phải lựa chọn "hoặc/hoặc là" không thể hấp dẫn hơn "và", sự đồng thời mới là tiêu chí chúng ta mong muốn, là thứ người dùng trông đợi.


Ford đang khéo léo lôi kéo người dùng Tumblr bằng những thứ thú vị như kì lân (unicorn) với thịt xông khói bacon). Đó cũng là một ý tưởng hợp lí khi kết hợp cách chuyển ngữ và tu từ vốn rất thu hút với một nhóm người dùng nhất định trên Tumblr.


Khá giống Pinterest, Tumblr vẫn hiệu quả cho thương hiệu của bạn thậm chí cả khi bạn không có nhiều nội dung, cũng như Tumblr vẫn có thể được dùng để chia sẻ những thứ có thể giúp xây dựng nên bản sắc thương hiệu của bạn.


Instagram

Điều tuyệt vời nhất ở kênh Instagram của Ford nằm ở chỗ nội dung của họ không bị trùng lặp ở bất kì nơi nào. Nếu bạn là fan của Ford hoặc đơn giản muốn chiêm ngưỡng lại toàn bộ những hình ảnh đep của những dòng xe Ford đã sản xuất từ thời kì đầu cho đến nay thì chắc chắn đây là kênh bạn không thể bỏ qua được. Nội dung ở đây thõa mãn được sự mong đợi của hầu hết người dùng Instagram, tất cả hình ảnh rất rõ nét và đẹp mắt, tận dụng khai thác tối đa các bộ lọc của Instagram.

Xu hướng đậm chất cổ điển hoặc hoài cổ.


Đằng sau hậu trường lịch sử của Ford


Và nhiều quảng cáo cổ điển khác

Ford đã biến Instagram thành một kênh khá phong phú và đa dạng, khác hẳn tất cả các kênh xã hội khác của Ford.

Facebook
Ford đang thực hiện một chiến dịch khá thú vị tại thời điểm này, " Hãy cho Ford biết điều tồi tệ nhất với bạn , ví dụ như ổ gà...".


Đây chỉ là ảnh mới được đăng tải những đã nhận được rất nhiều bình luận bởi Ford biết đây không đơn thuần là vấn đề của riêng tài xế nào. Ngoài ra, bài viết cũng liên kết tới website của Ford, nơi Ford cho đăng tải những ví dụ về những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra với xe. Đi kèm sau mỗi ví dụ là những đoạn video và văn bản đưa ra hướng dẫn chi tiết cách phải kiểm tra như thế nào khi chẳng may cán phải ổ gà và làm sao để thoát ra khỏi đó.

Dĩ nhiên Facebook chẳng còn là Facebook nếu thiếu đi tương tác và với 2,2 triệu fan của mình, Ford biết không thể mãi quảng cáo thương hiệu mà không có những cuộc đối thoại với khách hàng. Cộng với sự thay đổi thuật toán gần đây của Facebook, Ford không thể liều lĩnh để mất đi sự quan tâm của fan với thương hiệu của mình và thật may mắn khi Ford là một nhà sản xuất xe hơi thích tán gẫu.


Đây không chỉ là những trả lời bâng quơ, chiếu lệ mà thực sự đội ngũ social media của Ford đã đọc những bình luận, những câu hỏi và trò chuyện liên tục với khách hàng, làm cho cuộc nói chuyện trở nên sinh động và hữu ích thật sự.

Đó là một lời cam kết lớn của Ford và tới nay vẫn luôn được duy trì thực hiện như mong muốn của Ford là được nhìn thấy cách thân thiện và phù hợp với mọi loại đối tượng của mình.

Twitter
Ford là một trong những công ty đầu tiên được sử dụng giao diện mới của Twitter, và họ đã nhanh chóng tối ưu hóa ảnh đại diện và ảnh tiêu đề cho phù hợp với định dạng mới.


Cũng giống như Facebook, Ford dùng Twitter như một kênh tương tác. Đó là một nỗ lực thật sự mà các công ty khác có thể học hỏi. Với giao diện mới, bạn chỉ việc nhấn vào chuyển đổi giữa "Ford's tweets only" và "Ford's tweets and replies", và bạn có thể thấy một lượng lớn những cuộc nói chuyện mà Ford đã tương tác cùng các follower của mình. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất có lẽ ở chỗ Ford đã xin quyền sử dụng những hình ảnh về Ford do những người theo dõi đã tweet để quảng bá thêm trên các kênh khác, một bước đi đầy khôn khéo.


Ford thấu hiểu giá trị của khách hàng và biến họ thành đại sứ thương hiệu của mình thông qua việc retweet hình ảnh từ chính khách hàng của mình, từ đó nuôi dưỡng lòng trung thành sâu sắc của khách hàng lên một tầm cao mới.

Ford chỉ là ví dụ tiêu biểu trong số nhiều thương hiệu đang tận dụng tốt sức mạnh của social media làm công cụ tiếp thị, quảng bá để kết quả cuối cùng họ có là một hình ảnh đẹp hơn, thân thiện, dễ gần và mới mẻ hơn trong lòng công chúng.

 Nguồn: Chiến lược Marketing


Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

6 câu hỏi cần trả lời trước khi bắt tay xây dựng mạng xã hội cho doanh nghiệp
Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?
Thợ săn thưởng trên fanpage và món gân gà
5 số liệu bất ngờ về Social Media có thể thay đổi toàn bộ chiến lược của bạn

Bạn muốn xây dựng mạng xã hội cho doanh nghiệp nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Nếu thế hãy dành thời gian trả lời những câu hỏi sau trước khi bắt tay xây dựng cộng đồng trực tuyến, dù đó có thể là cộng đồng khách hàng hay cộng đồng mạng xã hội cho doanh nghiệp.

1. Mục tiêu bạn muốn đạt được là gì?
Với câu hỏi đầu tiên này, bạn hãy nghĩ lại mục tiêu kinh doanh hiện tại. Có thể có những mục tiêu đã có trong chiến lược marketing hiện hữu, vì thế câu hỏi lúc này nên hỏi là: làm thế nào để đạt được những mục tiêu bạn đang thực hiện nếu có thêm mạng xã hội vào trong chiến lược chung? Để có thể đo lường được hiệu quả của mạng xã hội thì những mục tiêu này phải cụ thể, có thể đo lường và có khả năng thực hiện được.

Bạn chỉ nên bắt đầu xây dựng mạng xã hội nếu có mục tiêu kinh doanh rõ ràng và có khả năng đạt được chúng từ cộng đồng trực tuyến này.


2. Thị trường mục tiêu của bạn là ai?
Trả lời được câu hỏi này tức là bạn đã hiểu cần xây dựng cộng đồng trực tuyến này cho ai, và tập trung mọi thứ hướng vào đó.

Mạng xã hội chỉ có ý nghĩa khi có người tham gia.

Năm 2012, hãng phân tích thị trường Gartner đã dự đoán đến năm 2014 sẽ có tới 70% cộng đồng trực tuyến thất bại trong hoạt động. Một trong những lí do chính cho việc này bởi sự thiếu vắng một kế hoạch rõ ràng để xây dựng cộng đồng hướng tới ai và ai sẽ được lợi từ cộng đồng ấy. Khi có một ai vào cộng đồng thì họ phải thấy mình được chào đón và như thể họ thuộc về cộng đồng đó. Còn nếu họ vào mà phải lưỡng lự liệu họ có phù hợp, hoặc không chắc về vị trí của mình trong cộng đồng đó thì hẳn họ sẽ rời khỏi và cộng đồng sẽ không thể phát triển được.

3. Các thành viên sẽ muốn gì ở cộng đồng mạng xã hội?
Để các thành viên còn trở lại với cộng đồng thì họ cần được tương tác và cộng đồng của bạn cần nhắm đến mục tiêu phục vụ cho được nhu cầu của các thành viên trong này. Trong cộng đồng mà bạn xây dựng không chỉ để nói lên những thông điệp của riêng bạn mà phải có chỗ cho các thành viên được lên tiếng, được thể hiện suy nghĩ của họ. Ngoài ra, khi xây dựng nội dung, bạn cũng chú ý đến xây dựng những nội dung hướng đến nhóm khách hàng chính, nhóm khách hàng trung thành, có như vậy mới đảm bảo bạn vừa được tương tác vừa giữ lại được khách hàng trung thành cho doanh nghiệp của mình.


4. Bạn có được sự đồng thuận trong doanh nghiệp?
Động lực đứng sau thành công của bất kì cộng đồng nào chính là sự đồng thuận trong công ty. Social nên được trải rộng trong lòng doanh nghiệp, nghĩa là những người đứng đầu phải hiểu rõ mục đích của cộng đồng trực tuyến ấy và lợi ích doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ đó là gì. Nếu sự đồng thuận không có được từ ban lãnh đạo cho đến nhân viên bên dưới thì mọi nỗ lực bạn thực hiện sẽ không nhận được đánh giá đúng mức cũng như doanh nghiệp khó có thể có được sự hỗ trợ từ nỗ lực này và cuối cùng, thành công sẽ chỉ là điều xa vời đối với một cộng đồng như thế.

5. Tôi có thể dành bao nhiêu thời gian cho cộng đồng này?
Vấn đề quản lí được cộng đồng không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ và có thể chiếm trọn thời gian của bạn. Nếu cá nhân bạn không thể làm việc này do vướng bận công việc khác, hoặc không rõ phải làm thế nào thì nên nghĩ đến tìm một người thay bạn để quản lí cộng đồng. Và đây cũng là câu hỏi tiếp theo của chúng ta.

6. Tôi có nên thuê người quản lí cộng đồng?
Có nhiều khía cạnh để trở thành một người quản lí cộng đồng (hay còn có tên gọi thân thiện là admin) và đó thực sự không phải là công việc dễ dàng hay chỉ là việc vặt của trẻ con. Tìm một người có kinh nghiệm và kiến thức làm admin cần phải qua sự cân nhắc kĩ lưỡng, thậm chí bạn sẽ cần đến nhiều admin hơn nữa để làm công tác quản lí nếu đó là một cộng đồng lớn.


Admin là người có vai trò quan trọng để thực thi chiến lược social của bạn, và có thể chiếm cả vai trò quan trọng trong toàn tổ chức. Bạn cần tinh tế chọn ra đúng người ngay từ đầu và cùng họ lập kế hoạch thực hiện nếu muốn cộng đồng phát triển và phát triển đúng hướng với mục tiêu của doanh nghiệp.

Một vấn đề cũng cần phải nói qua là chi phí. Nếu chi phí cho người quản lí cộng đồng trở thành vấn đề khó khăn trở ngại, thì có thể chọn ra những tình nguyện viên trong chính cộng đồng để giúp bạn quản lí và đảm bảo cộng đồng sinh ra vì người dùng, không phải vì doanh nghiệp.

Tóm lại, để nhận thức được lợi ích của mạng xã hội, bạn phải thực sự hiểu được đối tượng của mình, phân bổ nguồn lực đúng và đủ, có sự đồng thuận từ những người có tầm ảnh hưởng trong công ti cùng một chiến lược vững chắc trong tay. Xây dựng một cộng đồng trực tuyến sẽ tốn không ít quĩ thời gian của bạn để lập kế hoạch, cống hiến và làm việc liên tục và không nên bị xem nhẹ. Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng đắn thì kế hoạch ấy có thể nâng doanh nghiệp lên tầm cao mới và mang lại lợi ích lớn lao cho cả doanh nghiệp.

Và dĩ nhiên, còn nhiều câu hỏi khác nữa cần được suy xét và không phải câu hỏi nào trong đó cũng dễ trả lời. Khía cạnh nào bạn nghĩ là quan trọng nhất cần xem xét khi xây dựng cộng đồng trực tuyến của mình? Hãy cùng chia sẻ trong phần bình luận dưới đây nhé.

 Nguồn: Chiến lược Marketing

Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?
Thợ săn thưởng trên fanpage và món gân gà
5 số liệu bất ngờ về Social Media có thể thay đổi toàn bộ chiến lược của bạn
5 sai lầm"giết chết" fanpage Facebook

Bạn đã tốn hàng giờ đồng hồ cho kênh truyền thông xã hội nhưng không nảy ra những ý tưởng để dẫn đến thành công?

Khách hàng của bạn vẫn thường xuyên hỏi han về những kết quả mà Social Media mang lại ?

Bạn chưa làm được điều này, vì vậy bạn cần tìm một chiến lược để đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI- Return On Investment) trong chiến dịch truyền thông xã hội của bạn.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ các công cụ và các tip để đo lường ROI trong nỗ lực truyền thông của bạn.

Tại sao cần phân tích ROI?
ROI là minh chứng cho những nỗ lực truyền thông bạn đang làm. Khách hàng và người giám sát cần biết là bạn đã làm chiến dịch thành công như thế nào… và bạn cũng cần biết điều đó.

Điều này rất quan trọng đối với một công ty truyền thông xã hội, nhà tư vấn và nhân viên tham gia trong một tổ chức.

Thử thách chính trong đo lường ROI là bắt kịp với những thay đổi trong thuật toán. Sử dụng những công cụ đánh vào thị trường và chứng minh cho khách hàng của bạn thấy rằng họ đang tận dụng tối đa hóa sự đầu tư của họ vào bạn.


Dưới đây là 5 bước cho chiến thuật đo lường ROI.

1. Đặt ra mục tiêu truyền thông xã hội
ROI có thể được đo lường bằng nhiều cách: qua khách hàng có được, tìm kiếm khách hàng, số click chuột, doanh thu, tham gia cuộc thi, v.v. Tất cả phụ thuộc vào mục tiêu của riêng bạn. Trước khi bạn có thể tìm ra và đo lường chỉ số ROI, bạn cần xác định rõ mục tiêu của bạn, từ đó bạn mới biết được những nhân tố nào bạn cần đo lường và thành công đối với bạn là gì.

Top 5 cách đo để phân tích ROI trong Marketing truyền thông xã hội: Đằng sau doanh thu, tham gia truyền thông xã hội có nhiều lợi ích đi kèm cho Doanh nghiệp ví dụ như hỗ trợ dịch vụ khách hàng và thu hút quan hệ công chúng.

Lượng tương tác (reach), lượng truy cập (traffic), vị trí dẫn đầu (leads), khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) là cách đo của Pamela Vaughan trên Hubspot, những điều gợi ý này bạn nên quan tâm đến khi nói về thành công Marketing truyền thông xã hội.

Đo lường chỉ số ROI Online bằng 6 bước đơn giản: Troels Kjems, một nhà tư vấn thâm niên của công ty Think! Digital, chia sẻ nhiều ví dụ về mục tiêu chuyển đổi website (được gọi là hành động khao khát) mà bạn muốn trình bày cho khách ghé thăm (visitor).

Những điều này bao gồm giao dịch Online, thông tin liên lạc, số clicks vào đường link, số đăng ký nhận bản tin (newsletter signups), tải file PDF, tương tác xã hội, lượt xem video…


Ba bước sau đây sẽ giúp bạn tìm thấy mục tiêu chiến dịch của bạn và đo lường kết quả cho khách hàng.

Một khía cạnh tiếp theo là: Làm thế nào nào để đặt ra mục tiêu về Social Media, hãy kiểm tra lại qua bài viết MarketingProfs của Laura Patterson.

Patterson yêu cầu bạn định lượng rằng bạn đang hướng đến điều gì và thiết lập mục tiêu. “Nếu kết quả kinh doanh như mong đợi liên quan đến việc thu hút được khách hàng hay mở rộng khách hàng, mục tiêu hoạt động cho chiến dịch…có thể bao gồm một số yêu cầu, những cuộc hẹn hay thậm chí là những yêu cầu về bảng báo giá.”

2. Xác định đúng nền tảng/ platforms
Mục tiêu và chiến lược chạy kết quả cho Social Media phải phù hợp với những nền tảng bạn sử dụng. Một số fan thì dựa trên Twitter, số khác lại dựa trên Facebook, Pinterset hay Instagram. Hãy tìm những nơi khách hàng của bạn bỏ thời gian vào, vì vậy việc xác định kế hoạch sẽ giúp bạn sẽ thành công.

Làm thế nào để chọn nền tảng Social Media: Infographic này được Melissa Leiter chia nhỏ thành những nền tảng khác nhau như: Pinterest, Twitter, Facebook, Instagram, Google+ và Linkedln.

Khi bạn xác định được nền tảng cho Social Media, bạn phải nghĩ ra được chúng là những thứ gì, nền tảng nào họ thích hơn và cần tốn thời gian bao lâu cho những thứ đó. Bạn có thể nhận ra những nền tảng phù hợp với mục tiêu của bạn.


Social Media: Bạn có biết khách hàng của bạn đang nằm ở đâu không? Heidi Cohen chia sẻ những nghiên cứu về thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng trên Social Media ở Mỹ. Cô ấy đã đề nghị một số tips Marketing có thể hoạt động được trên Facebook, Twitter, Pinterest, Tumblr và Instagram, dựa trên những kết quả đạt được.

3. Theo dõi chiến dịch
Bạn cần theo dõi về thời gian tiêu tốn, chi phí của quảng cáo, v.v cũng như các hoạt động và chiến dịch mà bạn nhắm vào như một phần của Marketing truyền thông xã hội. Có nhiều công cụ bạn có thể sử dụng để thực hiện.

7 công cụ phân tích đa nền tảng trong Social Media: Việc giám sát Social Media là cần thiết để xác định ROI của bạn. Trên RazorSocial, Ian Cleary chia sẻ về chi phí, chức năng và những lợi ích của các công cụ đo lường từ miễn phí như Google Analytics đến trả phí như Socialbakers và Simply Measured.


Chỉ số ROI của Social Media:

11 công cụ miễn phí đo lường thành công Social Media: Theo nghiên cứu của Engine Watch, Chuck Price chia sẻ 11 công cụ quản lý miễn phí trên Social Media.

Danh sách này gồm có HootSuite (không nằm trong kế hoạch), Social Mention (công cụ cho phép bạn theo dõi hoạt động người sử dụng) và Bitly (công cụ cho phép bạn tùy biến các link rút gọn vì vậy bạn có thể theo dõi mọi thứ bạn chia sẻ).


4. Báo cáo những khám phá mới
Đừng quan tâm là bạn đang báo cáo cho một giám sát viên hay cho chính bạn, bạn cần xác định cách báo cáo kết quả của bạn. Bạn cũng muốn khám phá/thực hiện với một khung thời gian hợp lý: hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay tất cả trên.

Top 5 những báo cáo Google Analytics cho Marketer Social Media: Convince and Convert có một nguồn dữ liệu tuyệt vời, quan trọng được đưa vào báo cáo của Google Analytics. Chris Sietsema chia sẻ một số bài tập cổ điển và mới để đo sự tác động của Social đến các chiến dịch của bạn.


The Perfect Social Media Report—Tips and Tricks to Get the Best Results: Báo cáo bởi Alexandra Cojocaru trên Blog uberVu mang tính toàn diện hơn một chút, điều này sẽ làm hoàn hảo hơn cho phần thuyết trình.

Nó bao gồm sự phân bổ các nền tảng, cũng như đo lường về số lượng và chất lượng, cảm tính/ý kiến và những kết quả cho sites Social rõ ràng.


Học cách làm thế nào tạo báo cáo ROI cao nhất từ blog Ubervu.com. Dưới đây là giao diện Báo cáo trên Facebook, cũng như là các mẹo truyền thống để báo cáo và một giao diện bạn có thể cho Twitter, Linkedln và một blog từ Rachel Melia.

5. Kết quả đánh giá và tái thiết lập mục tiêu
Một khi bạn nhìn thấy những thống kê trước mắt bạn, bạn có thể tính toán ROI của bạn và xem những kết quả của Marketing để thấy đã và chưa làm được gì. Nếu bạn thực hiện những quảng cáo phải trả tiền thì việc đo lường rất quan trọng bởi vì nó liên quan đến chi phí.

Một hướng dẫn cụ thể trong việc Làm thế nào để tính toán ROI của chiến dịch Social Media: Chuyên gia Marketing trên 60Second, Jamie Turner chỉ cho bạn việc chỉ định một giá trị cho khách hàng của bạn và sử dụng những minh họa để xác định chiến dịch truyền thông xã hội bạn tiêu tốn. Sau đó, Jamie dẫn dắt bạn bằng cách sử dụng các phép đo để dẫn dắt những thay đổi trong chiến dịch truyền thông.


ROI trong Social Media là trò chơi của con số: Bài viết này định nghĩa những việc cần làm khi phân tích ROI- đừng bận tâm đến kết quả như thế nào. Nichole Kelly, nhà nghiên cứu về Social Media, nói chuyện về hiểu biết trong toán học, thích nghi và xác định lại mục tiêu.

 Nguồn: Làm Marketing

Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

Thợ săn thưởng trên fanpage và món gân gà
5 số liệu bất ngờ về Social Media có thể thay đổi toàn bộ chiến lược của bạn
5 sai lầm"giết chết" fanpage Facebook
Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?

Nếu có một giải đấu bóng đá thường niên mà hết năm này qua năm khác chức vô địch luôn thuộc về một đội bóng, giải đấu đó chắc sẽ rất nhàm chán. Ban tổ chức sẽ đau đầu vì không thể gạt bỏ một đội bóng chỉ vì họ luôn vô địch. Dường như đây cũng là tình cảnh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tổ chức các cuộc thi có thưởng trên fanpage (trang dành cho người hâm mộ) như một phần trong chiến lược tiếp thị trực tuyến.

May mắn cho bóng đá là thường có sự bất ngờ khi các đội bóng dưới cơ, vào một ngày đẹp trời nào đó, có thể chơi như lên đồng và chiến thắng đối thủ mạnh hơn. Các cuộc thi trên fanpage thì ít có may mắn như vậy khi phải đương đầu với những “thợ săn thưởng” càng lúc càng chuyên nghiệp và có tính cộng đồng hơn. Vấn đề với nhiều doanh nghiệp là đa số những thợ săn này không phải là khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới do họ tìm và săn các giải thưởng của bất kỳ thương hiệu nào. Sự trung thành của họ với thương hiệu có cuộc thi là rất thấp.

Khái niệm “thợ săn thưởng trên mạng” (online promotion hunter) dễ làm liên tưởng ít nhiều đến “thợ săn tiền thưởng” (bounty hunter), là những người đi săn lùng tội phạm truy nã để lấy tiền thưởng từ chính quyền địa phương ở nước Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Ngày nay, cùng với sự gia tăng số lượng fanpage, số lượng thợ săn thưởng trên mạng cũng tăng đáng kể, thậm chí, một số coi đây là nghề. Các thợ săn còn liên kết với nhau lập nên các hội kín và hội mở trên Facebook, hoạt động theo nguyên tắc có qua có lại.


Chân dung thợ săn thưởng

Khác với một “bounty hunter” xinh đẹp, dữ dội và có phần bí ẩn như nhân vật Domino của cô đào Keira Knightley trong bộ phim cùng tên của Hollywood, thợ săn thưởng trên fanpage có lý lịch khá rõ ràng trên Facebook.

M. là một bà mẹ trẻ ở nhà chăm con nhỏ. Sẵn có máy tính nối mạng Internet, chị vào các trang mạng chia sẻ kinh nghiệm chăm con và tình cờ thấy các bà mẹ khoe chiến lợi phẩm từ cuộc thi ảnh cho trẻ em.

Rồi chị lên Facebook kết bạn, học hỏi kinh nghiệm và tham gia các hội săn thưởng. Chị trau chuốt cho con và đưa con đến tiệm chụp ảnh chuyên nghiệp để thi ảnh trên fanpage của một công ty thời trang trẻ em. Chị cũng mở tài khoản trên các diễn đàn (forum) và tham gia bình luận. Sau khi tạo được chút tên tuổi, chị kêu gọi các thành viên forum vào “like” ảnh con mình trên fanpage. Chị cũng làm tương tự với họ để trả ơn trong các cuộc thi khác.

Ngày nay, cùng với sự gia tăng số lượng fanpage, số lượng thợ săn thưởng trên mạng cũng tăng đáng kể, thậm chí, một số coi đây là nghề. Các thợ săn còn liên kết với nhau lập nên các hội kín và hội mở trên Facebook, hoạt động theo nguyên tắc có qua có lại.
Rồi chị bắt đầu thắng các giải thưởng. Ban đầu chỉ là chiếc áo mưa hay hộp sữa, dần dà, chị nhắm đến những cuộc thi với giải thưởng có giá trị như iPad, iPhone... Càng thi nhiều chị càng có kinh nghiệm và quyết tâm tăng thêm bộ sưu tập giải thưởng của mình. Do kết bạn nhiều, trúng thưởng nhiều và rất năng nổ trên mạng, chị nghiễm nhiên có nhiều người quan tâm (followers). Các nội dung đăng tải của chị bỗng trở nên có ảnh hưởng trên fanpage.

Nhìn chung, các thợ săn thưởng trên fanpage là người có thời gian và tần suất sinh hoạt trên mạng xã hội cao. Họ thường xuyên cập nhật thông tin giải thưởng mới, nhất là từ các công ty về hàng tiêu dùng nhanh, thời trang, ăn uống, và họ rất chịu khó đầu tư cho cuộc thi. Nếu dạo một vòng trên Facebook của họ, có thể thấy những status như “Cả nhà ơi, vào bình chọn cho bé Cà Ri nhé”, “Ôi, một em iPhone 5s đã về với mình”, và cả những phàn nàn về một cuộc thi nào đó. Họ có khả năng tạo ra ảnh hưởng nhất định tới khách hàng khác nhờ những hiểu biết về công ty, sản phẩm và luật chơi. Có thợ săn thu hút hàng chục ngàn followers trên tài khoản Facebook cá nhân.

Doanh nghiệp nghĩ gì về thợ săn thưởng?

Câu hỏi đặt ra là sự tham gia của các thợ săn thưởng ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?

Như nhiều thứ khác, thợ săn thưởng đem đến cả lợi và hại. Một số doanh nghiệp lớn thuê công ty tiếp thị mạng (agency) quảng cáo sản phẩm thì thường quan tâm đến số lượng hơn là chất lượng fan. Do đó, đôi khi công ty tiếp thị thực hiện các thủ thuật câu “like” bằng cách trả tiền cho các thợ săn tham gia để tạo tiếng vang. Tuy nhiên, với chính sách hạn chế câu like gần đây của Facebook, điều này trở nên khó khăn hơn và doanh nghiệp chuyển hướng sang việc bổ sung một số điều lệ như mời thêm người tham gia. Tuy vậy, theo nhân viên của một công ty tiếp thị, tiêu chí “like” vẫn được doanh nghiệp lớn ưu tiên dù họ đã được tư vấn các tiêu chí khác công bằng hơn.

Doanh nghiệp muốn tổ chức một cuộc thi ấn tượng trên fanpage thì giải thưởng cần có giá trị. Điều này thu hút các thợ săn thưởng tham gia. Cái khó của doanh nghiệp là vẫn muốn các thợ săn thưởng tham gia để tạo tiếng vang nhưng đồng thời cũng cần người thắng giải có chất lượng và có hiệu ứng PR (quan hệ công chúng) tốt. Sẽ là một thất bại về mặt hình ảnh khi tên tuổi người thắng cuộc đăng tải lên báo chí lại là một thợ săn thưởng chuyên nghiệp.


Doanh nghiệp có thể bị tai tiếng vì không có chiến lược tiếp cận và làm việc với các thợ săn. Một doanh nghiệp về thời trang trẻ em cho biết họ từng dính đến rắc rối với thợ săn khi thay đổi điều lệ cuộc thi giữa chừng nhằm tạo ra sự công bằng cho người tham gia. Ai dè thợ săn đã in màn hình (print screen) điều lệ và bắt đầu phát tán các thông tin tiêu cực về cuộc thi và doanh nghiệp. Tệ hơn là các nhóm thợ săn mâu thuẫn chống đối nhau gay gắt khiến cuộc thi rơi vào tình trạng khủng hoảng. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhóm thợ săn cũng khiến cho những người dự thi một cách công bằng cảm thấy bị uy hiếp và không có khả năng cạnh tranh, dẫn đến bỏ cuộc. Hệ quả là ảnh hưởng tiêu cực đến nhãn hàng và uy tín của doanh nghiệp.

Các phương thức để tạo ra một cuộc chơi công bằng hơn có thể bao gồm sự chuẩn bị chi tiết thể lệ và điều kiện cuộc thi; định nghĩa rõ ràng “like thật” và “like ảo”; tổ chức các trò chơi hỗ trợ (minigame) trên fanpage và các cuộc thi lớn trên ứng dụng (app) của Facebook; nhận dạng SMS khi đăng ký tài khoản và giới hạn số lần đăng ký điện thoại hay e-mail. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chia cuộc thi thành tối thiểu hai vòng: vòng 1 lấy 50% bình chọn từ người chơi và 50% từ ban giám khảo; vòng 2 do ban giám khảo chọn. Tuy nhiên, theo một nhân viên tiếp thị, hiệu quả vẫn chưa cao và khả năng chiến thắng của các thợ săn là trên 60%.

Trong Tam Quốc, Tào Tháo thua trận muốn rút quân nhưng sợ mất mặt với chư hầu nên rất lưỡng lự. Tướng sĩ hỏi mật khẩu gác đêm, Tháo vô tình buột miệng “kê cân” (gân gà) do tình cảnh của Tháo giống như đang nhai món gân gà, bỏ đi thì tiếc mà chén cũng không ổn. Với nhiều doanh nghiệp, thợ săn thưởng trên fanpage đôi khi cũng giống như món gân gà vậy. Thực tế là chừng nào còn giải thưởng thì chừng đó còn thợ săn.

Doanh nghiệp nên học cách sống chung với thợ săn thưởng và cần có chiến lược để phòng ngừa tình thế nhai phải miếng gân gà!

Tiếp thị qua fanpage

Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như ẩm thực, thời trang, hàng xách tay, mỹ phẩm thường tự tạo fanpage nhằm tiếp thị sản phẩm. Doanh nghiệp lớn thì thường thuê công ty quảng cáo tạo fanpage. Cách làm này vừa nhanh vừa tiết kiệm nên hiện có khá nhiều fanpage trên Facebook.

Các cuộc thi được tạo ra khi doanh nghiệp lập fanpage nhằm thu hút fan. Sau một thời gian, số lượng fan sẽ đạt mức bão hòa và đứng yên, chưa kể rất nhiều fan bấm “like” vì những lý do không rõ ràng nên không có sự trung thành với fanpage. Doanh nghiệp muốn duy trì và tăng số fan sẽ mở các cuộc thi khác. Ngoài ra, tổ chức cuộc thi trên fanpage cũng là một thủ thuật tiếp thị để tạo tiếng vang, kích thích thảo luận về sản phẩm, thử sản phẩm, hoặc nhằm định hướng niềm tin vào sản phẩm.

Người quản trị của các fanpage thường là chủ doanh nghiệp, cần nhiều thời gian lên ý tưởng cho cuộc thi sao cho vừa phù hợp với hình ảnh nhãn hàng vừa khác biệt với đối thủ. Tất nhiên, họ còn phải lên chiến lược đối phó với các thợ săn thưởng.

 Nguồn: Kinh Tế Sài Gòn

Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

5 số liệu bất ngờ về Social Media có thể thay đổi toàn bộ chiến lược của bạn
5 sai lầm"giết chết" fanpage Facebook
Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?
Doanh nghiệp nhỏ cần mạng xã hội

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.