Articles by "Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Omni-channel là một phương thức marketing giúp phối hợp các kênh một cách thống nhất giúp tăng độ phủ sóng thương hiệu và quan tâm đến khách hàng nhiều hơn, không chỉ giúp nâng cao giá trị nhãn hiệu mà còn thúc đẩy doanh số một cách đáng kể.
Omni-channel là một thuật ngữ không mấy xa lạ trong giới marketing. Tiếp thị đa kênh, nói một cách dễ hiểu, tức là thực hiện một chiến dịch marketing phủ sóng trên tất cả các phương tiện thông tin, bất cứ nơi nào có các khách hàng tiềm năng.
Omni-channel marketing góp gần không nhỏ trong việc tạo nên Omni-channel retailing (bán lẻ đa kênh) nhằm phục vụ nhu cầu mua hàng từ mạng xã hội, website, gọi điện thoại cho đến các ứng dụng trên smartphone.
Omni-channel theo định nghĩa của Wikipedia, là sự phát triển từ multi-channel nhưng lại tập trung hơn vào những trải nghiệm mang lại cho các khách hàng khi họ thực hiện hành động mua sắm.
Với xu thế lượng người online ngày càng nhiều, omni-channel marketing gần như sẽ trở thành phương thức phổ biến mà các nhà bán lẻ áp dụng bởi độ phủ sóng rộng, chi phí thấp, cũng như hiệu quả mà nó mang lại.
Trong xã hội hiện nay, quá trình mua một sản phẩm hay dịch vụ của khách hàng ngày càng được đẩy nhanh hơn. Thời gian đầu khi thương mại điện tử mới nở rộ, chúng ta đã chứng kiến thời gian mua bán hàng hóa đã được rút gọn như thế nào khi mà chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối internet.
Cũng chính sự phát triển của thời đại số, các phương thức marketing mới cũng ra đời như digital marketing hay social marketing nhằm giúp các nhãn hàng có thể tiếp cận tốt hơn với khách hàng của mình. Omni-channel là một kiểu marketing tập trung vào việc tăng độ phủ sóng thương hiệu rộng hơn, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ biết tới cách tiếp thị này, hoặc đã nghe qua nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
Giải thích một cách ngắn gọn, Omni-channel marketing nghĩa là mang đến sự hiện diện của một thương hiệu một cách nhất quán và liên tục, trên tất cả các phương tiện thông tin hay thiết bị mà khách hàng có thể tiếp cận và tương tác được, giúp đẩy nhanh và làm cho quá trình mua hàng được thuận tiện hơn. Điều khác biệt là với cách thức tiếp thị này, khách hàng sẽ luôn nhìn thấy bạn dù cho họ không tập trung hay bị xao nhãng bởi một vấn đề gì đó.
Ví dụ sau có lẽ khiến chúng ta cảm thấy dễ hiểu hơn:
Bạn đang lướt một website chuyên bán đồ thời trang, bạn tìm được một chiếc váy mà bạn yêu thích và cho nó vào giỏ hàng hóa online. Tuy nhiên vì bị phân tâm do xảy ra chuyện gì đó, bạn không kết thúc được quy trình mua hàng. Nếu bạn không quá yêu thích chiếc váy đó thì đến 80% bạn sẽ không quay lại để tiếp tục tìm kiếm và thao tác lại từ đầu. Omni-channel marketing sẽ giải quyết vấn đề này khi chỉ vài giờ sau, khi bạn đang xem newsfeed Facebook của mình, dòng quảng cáo của chính trang web mà bạn vừa chọn đồ xuất hiện và chỉ cần click vào, bạn sẽ nhận ra chiếc váy của mình vẫn còn trong giỏ hàng mà không hề bị mất đi như nhiều website khác.
Đó là cách mua bán mà những khách hàng đều mong đợi – khả năng đồng bộ giữa các phương tiện thông tin và các thiết bị được sử dụng sẽ mang lại sự tiện lợi đáng kể.
Không chỉ có vậy, omni-channel với việc cho phép khách hàng biết được nhiều kênh và phương thức mua hàng, sẽ giúp họ không mất thời gian chờ đợi nếu sản phẩm họ muốn mua rơi vào tình trạng cháy hàng. Nếu không đặt mua được online do kho tại đây hết hàng, người mua có thể đến các cửa hàng để mua một cách trực tiếp.
Điều này thực sự sẽ khiến khách hàng hài lòng vì có cảm giác mình được phục vụ chu đáo vì có thể mua hàng ở bất kì đâu.
Áp dụng Omni-channel như thế nào?
Muốn sử dụng được omni-channel marketing đúng đắn, bạn phải hiểu được cốt lõi của nó. Hãy để các khách hàng tự kiểm soát các quy trình và làm theo ý họ, việc của bạn là đảm bảo cho dù ở bất cứ thời điểm nào, khách hàng đều cảm thấy sự nhất quán từ đầu đến cuối.
Sau đây là một số mẹo nhỏ để bạn có thể bắt đầu chiến lược omni-channel marketing của mình:

1. Xóa hết những tư tưởng cũ kĩ và lạc hậu

Tất cả mọi thứ đều đã thay đổi, việc đắm chìm trong những quy trình truyền thống cũ rích và lạc hậu chỉ khiến những đối thủ khác cảm thấy hả hê vì đã vượt qua được bạn.
Cách thức bán hàng truyền thống chỉ còn tồn tại trong sách vở mà đã sớm “tuyệt chủng” ở thực tế. Chính vì vậy, hãy thôi nghĩ khách hàng của mình như một biến “X” và áp dụng những phương thức nhàm chán kia. Đối xử với họ như một người thực sự và tập trung vào đáp ứng những gì họ mong muốn, quan tâm đến những trải nghiệm của họ và giúp họ tương tác với thương hiệu của mình. Điều này không chỉ giúp ích cho omni-channel marketing mà còn với tất cả các cách tiếp thị khác.

2. Có một cái nhìn tổng quát về khách hàng của bạn

Đây là yếu tố quan trọng nhất đối với omni-channel marketing, thậm chí là thử thách lớn nhất do các khách hàng sẽ tương tác với bạn trên nhiều kênh. Các chuyên gia marketing cần nắm rõ và phân tích hiệu quả profile của các khách hàng nhằm mang lại một bức tranh tổng quát về nhu cầu, sở thích của người mua, qua đó có thể mang lại cho họ những trải nghiệm tốt nhất.
Một cách đơn giản để có thể biết khách hàng của mình đang nghĩ gì, đó là thông qua một cuộc khảo sát, các thương hiệu đặt một câu hỏi đơn giản với khách hàng. Từ đó, nhờ vào những phân tích thống kê để đưa ra kết quả phù hợp và có ích nhất.

3. Tương tác với khách hàng tại kênh thông tin ưa thích của họ

Chúng ta đều hiểu rằng mỗi một phân khúc khách hàng, họ lại có một loại phương tiện thông tin hay thiết bị yêu thích nào đó. Trong một ngày, ít nhất các kênh này sẽ được họ truy cập 3-4 lần hoặc nhiều hơn. Các thương hiệu vì thế cũng nên dựa vào các dữ liệu thông tin tìm kiếm được để phân loại và áp dụng các cách thức sao cho phù hợp như gửi e-mail, gọi điện, nhắn tin hay quảng bá trên mạng xã hội.

4. Làm bạn với các cơ sở dữ liệu

Marketing không thể thành công nếu không có các dữ liệu được thu thập, đặc biệt trong môi trường kinh doanh hiện nay. Trước khi bắt tay vào thực hiện omni-channel marketing, bạn có phải có một chiến lược tìm kiếm dữ liệu thích hợp theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Omni-channel là một phương thức marketing giúp phối hợp các kênh một cách thống nhất giúp tăng độ phủ sóng thương hiệu và quan tâm đến khách hàng nhiều hơn. Sẽ không quá lời khi nói rằng, đối với một nhà bán lẻ, đây là một cách thức hiện đại và hiệu quả, không chỉ giúp nâng cao giá trị nhãn hiệu mà còn thúc đẩy doanh số một cách đáng kể.
Theo Trí Thức Trẻ

Tiếp thị truyền thông xã hội (social media marketing) đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng biết rõ cách tổ chức nhân sự cho hoạt động này.
Các câu hỏi thường đặt ra là nên đặt bộ phận này ở đâu, cần bao nhiêu nhân sự, các vai trò chính là gì, cần thực hiện những nhiệm vụ gì? Để tìm hiểu vấn đề này Simply Measured, một công ty cung cấp các giải pháp phân tích truyền thông xã hội, đã thực hiện một cuộc khảo sát với 350 công ty có tham gia các hoạt động tiếp thị truyền thông xã hội.
Kết quả cho thấy, hầu hết các công ty này chỉ có từ 1 - 3 nhân sự làm việc trong nhóm tiếp thị truyền thông xã hội. “Số công ty có nhiều hơn 5 nhân viên làm việc trong nhóm này chỉ chiếm tỷ lệ 25%”, báo cáo của Simply Measured viết.
Các vị trí phổ biến nhất là quản lý/giám đốc truyền thông xã hội (social media manager/director of social media), quản lý cộng đồng (community manager).
Dưới đây là một số phát hiện khác của Simply Measured:

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Tạo ra một kế hoạch tiếp thị thường mang tính nghệ thuật nhiều hơn khoa học. Tuy nhiên, trong xu hướng kết nối và Dữ liệu lớn (Big Data), kế hoạch marketing cần phải dựa trên các số liệu khoa học nhiều hơn. Tiếp thị trong tương lai sẽ phải thông minh hơn trước một thị trường toàn những người tiêu dùng thông minh.

Sở thích của người tiêu dùng. Hầu hết các nhà quản lý tiếp thị dựa trên dữ liệu hành vi quá khứ của khách hàng. Họ bỏ qua các thông tin giá trị có thể được khai thác từ các mạng truyền thông xã hội để có cái nhìn sâu sắc về sở thích của người tiêu dùng. Nếu tìm ra những sở thích của ai đó hôm nay, có thể dự đoán hành vi của họ vào ngày mai và gây ảnh hưởng đến hành vi trong tương lai.


Facebook cũng phải quản lý 50 tỷ bức ảnh từ người dùng tải lên, YouTube hay Google thì phải lưu lại hết các lượt truy vấn và video của người dùng cùng nhiều loại thông tin khác có liên quan... Xu hướng kết nối sẽ giúp doanh nghiệp khai thác và phân tích sở thích của người tiêu dùng dễ dàng và chính xác hơn.

Phiếu giảm giá. Hầu hết nhà quản lý và nhà bán lẻ đo lường hiệu quả của các phiếu giảm giá bằng cách kiểm đếm tỷ lệ mua hàng bằng phiếu giảm giá. Trong quá khứ, nhà bán lẻ khó theo dõi được những người nhận được phiếu giảm giá. Nhưng bán lẻ trực tuyến, thương mại di động và các chương trình khách hàng trung thành có thể giúp họ làm được điều đó.

Khách hàng trung thành. Một số nhà bán lẻ cung cấp điểm thưởng cho mỗi phiếu mua hàng. Về lý thuyết, điểm thưởng này khuyến khích lòng trung thành của khách hàng và thu hút khách hàng từ các cửa hàng đối thủ gần đó. Tuy nhiên, phân tích dữ liệu, nhận thấy điều ngược lại.

Cửa hàng có thể cung cấp điểm thưởng ít hơn nếu xung quanh có nhiều cửa hàng đối thủ hơn. Bởi vì hầu hết người tiêu dùng quan tâm đến sự thuận tiện trong khu vực có nhiều cửa hàng. Điều đó có nghĩa các nhà bán lẻ có thể dựa vào số lượng khách hàng trong khu vực và giảm các chương trình khuyến mãi, tích điểm...

Truyền thống chưa "chết". Mặc dù nhiều người coi báo in, truyền hình hay radio "đang chết" trong thời kỳ kỹ thuật số lên ngôi, các công ty muốn người tiêu dùng tìm kiếm các từ khóa có thương hiệu. Nhưng làm thế nào để bạn biết về thương hiệu? Chắc chắn họ vẫn phải thông qua quảng cáo trên truyền hình, báo chí và radio.

Trong cách tiếp thị cũ, các chiến dịch quảng cáo trên truyền hình và trên báo chí là một chi phí cố định. Ngay cả khi chiến dịch đang diễn ra không tốt, bạn không thể dừng lại. Với sự ra đời của các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số, tất cả đã thay đổi và chiến dịch quảng cáo có thể thay đổi theo thời gian thực của người tiêu dùng.

 Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

"Marketing là một việc quá quan trọng nên không thể giao phó cho phòng marketing." – David Packard, đồng sáng lập, công ty Hewlett-Packard

Nếu bạn yêu cầu 20 lãnh đạo doanh nghiệp định nghĩa về marketing, có thể bạn sẽ nhận được 20 câu trả lời khác nhau. Tại sao lại khó nắm bắt khái niệm về marketing đến vậy? Có lẽ bởi vì hầu hết các chuyên gia tiếp thị cũng không hiểu chính bản thân họ. Họ giới hạn sự nghiệp của mình trong những tầm nhìn hạn hẹp và không bao giờ thực sự thấy được bức tranh toàn cảnh.

Tuy nhiên bất chấp bản chất u ám đó, marketing vẫn đóng một vai trò then chốt trong việc kinh doanh.

Theo cha đẻ của nghệ thuật quản lý hiện đại Peter Drucker thì: "Vì mục đích của việc kinh doanh là tạo ra một khách hàng, công ty kinh doanh có hai và chỉ hai chức năng cơ bản: marketing và đổi mới. Marketing là chức năng khác biệt của một doanh nghiệp."


Vậy marketing là gì? Nhà đầu tư mạo hiểm huyền thoại tại Thung lũng Silicon Valley và cựu giám đốc điều hành hãng Intel Bill Davidow cho rằng, "Marketing phải tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và đưa chúng tới những vị trí hàng đầu trong những phân khúc thị trường khó khăn".

Điều lạ là Davidow chưa từng học marketing ở trường. Tất cả bằng cấp của ông đều thuộc lĩnh vực kỹ sư điện. Steve Jobs, một chuyên gia tiếp thị sáng chói khác cũng đã từng bỏ học. Tôi đã từng làm công việc tiếp thị cho một số công ty công nghệ cao và các bằng cấp của tôi đều thuộc lĩnh vực kỹ thuật. Và không có tấm bằng MBA nào trong số đó.

Vậy các nhà tiếp thị vĩ đại học về marketing ở đâu? Trong chính công việc.

Các công ty mới khởi sự là nơi tuyệt vời để bạn thu lượm kiến thức về marketing vì họ chủ yếu phát triển các sản phẩm sáng tạo và lôi kéo sự quan tâm của khách hàng- ngoài ra những điều khác là không đáng kể. Bên cạnh đó, họ cũng luôn khó khăn về tiền mặt và cần rất nhiều nhân sự đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Đó là cách tôi bắt đầu công việc tiếp thị của mình từ hơn 20 năm trước. Dưới đây là 7 sự thật về marketing mà mọi lãnh đạo doanh nghiệp cần biết, đây là những điều tôi đúc kết được trong suốt quá trình làm việc của mình:

1. Marketing giống như "chuyện ấy": Ai cũng nghĩ là họ giỏi
So với các lĩnh vực khác thì trong lĩnh vực marketing có nhiều điều hóc búa hơn, có thể là vì nhu cầu mạnh hơn trong khi nguồn cung lại yếu và rất dễ bịa đặt. Như David Hornik của công ty August Capital từng nói thì: "Các nhà đầu tư mạo hiểm thích nghĩ rằng họ là những thiên tài trong lĩnh vực marketing. Chúng tôi thực sự nghĩ như vậy". Theo ông, lý do là "chúng tôi có thể bịa đặt thuyết phục hơn các lĩnh vực khác..." Họ không phải là những người duy nhất làm điều đó.

2. Thương hiệu sẽ vẫn thắng
Nhiều người nghĩ thương mại điện tử sẽ cào bằng sân chơi và làm lộ ra những bất cập trong việc xây dựng thương hiệu. Không những điều này không xảy ra, mà mọi việc còn diễn ra theo hướng ngược lại. Trở lại với thời cực thịnh của AOL, Bob Pittman đã từng nói rằng: "Coca-Cola đã không qua được phần kiểm tra và hương vị. Microsoft không có được hệ thống hoạt động hoạt động tốt nhất. Nhưng các thương hiệu đã thắng". Các thương hiệu lớn như Apple, Google, Coca Cola, IBM và Microsoft chưa bao giờ lại mạnh hơn thế.

3. Marketing nghĩa là thấu hiểu mọi người
Marketing là xác định những gì khách hàng muốn, đôi khi trước cả khi bản thân họ biết điều đó. Nếu bạn có sở trường về lĩnh vực này thì hãy tin tưởng vào khả năng của mình. Hãy tập trung vào một nhóm khách hàng trước. Và khi bạn nghĩ các thị trường giống như những thực thể ảo không định hình thì hãy nhớ rằng ngay cả trong thế giới của các công ty B2B, mọi sản phẩm đều do một con người trong thế giới thực mua.

4. Những người đổi mới không tạo ra sự phức tạp
Một số người là những nhà cách tân vĩ đại. Họ có những khái niệm điên rồ mà không ai từng nghĩ đến. Nhưng những chuyên gia tiếp thị giỏi lại có xu hướng trở thành những nhà cách tân, biến những phát minh thành những thứ người ta có thể sử dụng được. Marketing phát triển dựa trên việc tái sử dụng các ý tưởng theo những cách mới. Chương trình xây dựng thương hiệu đầu tiên của hãng Intel Inside thực ra là một kế hoạch marketing gồm nhiều thành phần hợp lại và được sửa lại cho hợp với ngành công nghiệp sản xuất máy tính cá nhân.

Một số người là những nhà cách tân vĩ đại. Họ có những khái niệm điên rồ mà không ai từng nghĩ đến.

5. Marketing là một việc quá quan trọng nên không thể giao phó cho phòng marketing
Marketing là thành phần cốt lõi trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp. Đó là lĩnh vực liên quan tất cả các lĩnh vực khác như phát triển sản phẩm, sản xuất, tài chính, truyền thông và bán hàng. Những người làm marketing đóng vai trò quan trọng trong công ty. Mọi thành viên của ban lãnh đạo đều phải hỗ trợ cho bộ phận marketing.

6. Thị trường là một cuộc chơi có tổng bằng 0
Trái với những hiểu biết thông thường, chiến thắng là tất cả. Mọi giao dịch đều có một người mua và một người bán. Nếu bạn làm đúng việc này, người mua và người bán đều thắng. Nếu không người bán sẽ thua. Sự cạnh tranh trong thế giới thực rất khốc liệt.

7. Bạn không cần một ngân sách lớn để tạo ra một nội dung có sức lan truyền mạnh
Với việc thực hiện những chiến lược truyền thông đúng, những nhà tiếp thị giỏi có thể tạo tạo ra một làn sóng những khách hàng phấn khích và nhu cầu lan truyền đối với một công ty hoặc một sản phẩm mà chưa ai từng nghe tới. Và việc này có thể thực hiện với một số vốn rất nhỏ. Steve Jobs đã từng là một bậc thấy trong việc cất giấu bí mật và kiểm soát chính xác thời điểm và cách những người khác biết thông tin về các sản phẩm của công ty Apple.

Sự thật là những nhà tiếp thị vĩ đại như thế rất hiếm. Câu hỏi đặt ra là ai là người bạn tin cậy giao phó trách nhiệm trong lĩnh vực quan trọng nhất của công ty bạn? Đó là điều bạn cần suy nghĩ.

 Nguồn: Chiến lược Marketing


Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Vào khoảng cuối tháng 4 năm 2014, Google đã đưa ra một số thay đổi cũng như cập nhật mới trên nền tảng Adwords của mình.

Phần lớn những thay đổi này nhằm cải thiện tính hiệu quả của các chiến dịch Google Adwords cho các nhà marketers. Bên cạnh đó, những chức năng mới của Adwords cũng giúp các công ty đo lường các chiến dịch của mình, đặc biệt các kết quả Insights sẽ dễ tiếp cận hơn. Bài viết dưới đây sẽ cho thấy cái nhìn sâu hơn về một vài công cụ mới dành cho các khách hàng của Google Adwords.

Bulk Actions: Giảm độ phức tạp của Google Adwords

Khi đưa ra chức năng mới này, Phó Tổng Sản Phẩm của Google – Jerry Dischler –đã phát biểu: "Có rất nhiều khách hàng đã nói với chúng tôi rằng làm việc với Adwords quá phức tạp và hầu như phải xài đến công cụ offline, Adwords Editor hoặc những bảng biểu (spreadsheets) nhằm thực hiện nhiều chiến dịch. Với chức năng Bulk Actions, các bạn sẽ làm được những việc trên ngay trong Adwords".


Giảm độ phức tạp của Google Adwords

Một số marketers đôi lúc phải tải lên hàng ngàn chiến dịch cùng một lúc – ví dụ như quảng cáo theo mùa. Chức năng Bulk Actions sẽ giúp họ làm việc này chỉ một vài clicks ngay trên giao diện của Adwords. Chức năng này cũng tự động hóa quá trình cài đặt location targeting cũng như ad rotation từ chiến dịch này sang chiến dịch khác.

Tự động hóa việc quản lý đấu giá trong Google Adwords

Chức năng tự động hóa này ra đời nhằm mục đích mang lại giải pháp cho tất cả các nhà quảng cáo ngay trong nền tảng Adwords. Dischler cũng cho biết rằng: "chúng tôi muốn đem lại phương thức đấu giá tối tân nhất cho tất cả người dùng Adwords, khi phương thức này trước kia chỉ có ở các công cụ của bên thứ ba".


Tự động hóa việc quản lý đấu giá trong Google Adwords

Khi áp dụng chức năng này, các nhà quảng cáo có thể tự động hóa việc đấu giá nhằm tối đa hóa con số chuyển đổi. Bên cạnh đó, việc tự động hóa cũng giúp các nhà quảng cáo tối đa hóa doanh thu.

Báo cáo nâng cao và đa chiều trực tiếp trên Google Adwords

Giải pháp báo cáo mới của Google bao gồm những loại phân tích mà các nhà quảng cáo thường làm trên Excel, ví dụ như thể hiện các dữ liệu dưới dạng cột. Giờ đây người dùng chỉ việc kéo và thả những tham số và thuộc tính khác nhau vào bảng báo cáo, tạo ra những biểu đồ dưới dạng cột, dạng đường thẳng hoặc dạng bánh giống như thực hiện trên Excel.


Báo cáo nâng cao và đa chiều trực tiếp trên Google Adwords

Giải pháp này giúp các nhà quảng cáo tiết kiệm thời gian và lợi hơn cho họ rất nhiều vì họ không cần phải xuất và nhập dữ liệu vào file Excel để làm báo cáo.

Drafts & Experiments – nơi thử nghiệm Google Adwords theo thời gian thực
Đây chính là chức năng cuối cùng Google cho thấy. Trước đây việc đoán trước những thay đổi sẽ cóảnh hưởng gìđến tài khoản Adwords thật sự rất khó. Giờđây, với chức năng Draft, bạn có thể thử nghiệm những thay đổi bằng cách sử dụng ngay trên dữ liệu đang có của bạn. Một khi bạn hài lòng với những thay đổi này, bạn chỉ cần thực hiện lệnh thay đổi và quay lại chếđộ Regular sau đó.

 Nguồn: Chiến lược Marketing

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Muốn là một chuyên gia Marketing. Trước hết, bạn phải tìm hiểu kĩ Marketing là gì? Ngày nay, Marketing không đơn giản chỉ là tiếp thị mà còn là cả một nghệ thuật và người làm Marketing là một nghệ sĩ đích thực biết phân tích và xây dựng chiến lược.

Hãy cùng tìm hiểu infographic dưới đây để biết bạn cần gì để trở thành một Marketer hiện đại.

Một nhà Marketing hiện đại phải:

Là người viết nên những nội dung sáng tạo
Có khả năng tạo nội dung thẩm mỹ
Hiểu được sức mạnh của Social media để tương tác với người dùng
Nắm bắt các quy luật và best practice trong Email Marketing
Gắn bó với việc theo dõi và đo lường mọi hoạt động Marketing.
Yêu thích các công cụ phân tích để hiểu dữ liệu và nhìn ra được xu hướng
Là một chuyên gia về ngân sách
Không ngừng tìm kiếm những công cụ và nguồn tài nguyên mới để hiểu khách hàng hơn


Theo Chiến lược Marketing

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Digital Marketing ngày nay càng trở nên quan trọng vì nó gắn liền với quá trình đưa ra quyết định của người tiêu dùng. Đồng thời, Digital Marketing hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng thông qua sự tương tác thường xuyên, với chi phí thấp hơn so với marketing truyền thống.

Sau đây là 6 lợi ích tiêu biểu của Digital Marketing đối với sự phát triển của doanh nghiệp:

Thuận tiện

Với Digital Marketing, doanh nghiệp của bạn có thể hoạt động 24/7 mà không phải bận tâm về thời gian mở cửa hay vấn đề trả lương làm việc ngoài giờ cho nhân viên, đồng thời cũng thuận tiện hơn cho khách hàng khi họ có thể đặt hàng trực tuyến, khách hàng có thể tìm thấy cửa hàng trực tuyến của bạn bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu.


Tiếp cận

Với Digital Marketing bạn có thể xoá bỏ khoảng cách địa lý, bạn có thể bán hàng cho khách hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ quốc gia nào mà không cần mở cửa hàng ở nơi đó, mở rộng thị trường mục tiêu, tổ chức hình thức kinh doanh xuất khẩu mà không cần xây dựng mạng lưới kênh phân phối ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, nếu việc kinh doanh mang tính quốc tế, bạn nên sử dụng dịch vụ nội địa hoá để đảm bảo sản phẩm của bạn phù hợp với thi trường nội địa và tuân thủ các quy định của doanh nghiệp địa phương. Dịch vụ nội địa hóa nghĩa là phải biết tùy biến sản phẩm và dùng ngôn ngữ cho phù hợp với những khác biệt ở thị trường mỗi nơi.

Chi phí

Chi phí làm Digital Marketing thấp hơn nhiều so với marketing truyền thống. Doanh nghiệp không phải đóng phí thuê mặt bằng hay bảo trì, bạn có thể đặt hàng phù hợp với nhu cầu nhằm tiết kiệm chi phí kho bãi.

Cá nhân hoá

Cá nhân hóa là một điểm mạnh của digital marketing. Bạn có thể cá nhân hoá lời chào hàng bằng cách xây dựng hồ sơ lịch sử mua hàng và sở thích của khách hàng. Bằng việc theo dõi các trang web và thông tin sản phẩm mà khách hàng tiềm năng truy cập, bạn có thể xác định mối quan tâm của họ. Thông tin có sẵn từ việc theo dõi việc theo dõi các trang web họ truy cập cũng cung cấp dữ liệu giúp xây dựng chiến dịch bán chéo sản phẩm để có thể làm tăng giá trị doanh số bán hàng.


Mối quan hệ

Internet cung cấp một nền tảng quan trọng cho việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng và gia tăng mức độ giữ chân khách hàng. Khi một khách hàng đã mua một sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến của bạn, bạn có thể bắt đầu mối quan hệ bằng cách gửi một email tiếp theo để xác nhận giao dịch và cảm ơn khách hàng. Thường xuyên gửi email cho khách hàng với những offer đặc biệt mang tính dành riêng cho họ giúp duy trì một mối quan hệ tốt đẹp và bền vững. Bạn cũng có thể mời khách hàng gửi đánh giá sản phẩm trên trang web của bạn, góp phần xây dựng nên ý thức cộng đồng.

Social

Digital Marketing cho phép bạn tận dụng lợi thế và tầm quan trọng ngày càng tăng của social media. Một bài viết trên trang web của Harvard Business School Executive Education nhấn mạnh mối liên hệ giữa mạng xã hội và tăng trưởng doanh thu trực tuyến. Theo bài báo, một nhóm khách hàng có tương tác mạnh với mạng xã hội tạo ra doanh số tăng khoảng 5%. Bạn có thể tận dụng lợi thế ảnh hưởng của loại hình này bằng cách kết hợp các công cụ mạng xã hội trong các chiến dịch Digital Marketing của bạn.

 Nguồn: Chiến lược Marketing

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Tặng quà cho người Nhật thì phải gói bọc thật đẹp. Không bông đùa khi đàm phán với người Đức.

Ở New York, dùng tay chọn bánh sandwich trong các bữa ăn giao thiệp là chuyện bình thường, nhưng ở Rio de Janeiro, Bồ Đào Nha, đây là một hành động thiếu tôn trọng người xung quanh.


Mỗi quốc gia lại có những quan niệm khác nhau về lịch sự. Nếu thường xuyên phải xuất ngoại, bạn nên dành thời gian làm quen với phong tục tập quán mỗi nơi để tránh "xúc phạm" các đối tác nước ngoài một cách vô tình.

"Biết địch biết ta" sẽ giúp bạn "trăm trận trăm thắng" vì đi đâu cũng được đánh giá là lịch sự và chuyên nghiệp.


Nguồn: Chiến lược Marketing

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Viral Marketing được định nghĩa dựa trên nguyên tắc lan truyền thông tin, cũng tương tự như cách thức virus lan truyền từ người này sang người khác, giống như con virus với tốc độ cấp số nhân.
Đối với nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ quan, và thương hiệu, quá trình tạo ra một đoạn video mà có tiềm năng để đi sâu vào cộng đồng và thành công sau một chiến dịch có thể sẽ rất được quan tâm, dựa trên kinh nghiệm với nhiều bộ phận tiếp thị, kế hoạch thường được phác thảo như sau:
- Viết kịch bản video có cốt truyện thú vị và đáng nhớ
- Chỉ định một đội ngũ sáng tạo để thực hiện video
- Chia sẻ video trên phương tiện truyền thông xã hội và các kênh thương hiệu khác
- Hãy cầu nguyện và hy vọng cho chiến dịch đó sẽ là tốt nhất.
Nhưng sau khi tạo chiến dịch Viral Marketing, tôi biết rằng quá trình thực hiện một video nhãn hiệu mang đi virus không phải dựa trên cơ hội. Vậy làm thế nào có thể bạn cũng tạo ra một video được chia sẻ như Volvo The Epic Chia (72 triệu lượt xem) hoặc Turkish Airlines' Kobe so với Messi (137 triệu lượt xem)? Điều quan trọng là phải có một kế hoạch có hệ thống có sử dụng công nghệ, thời gian và chiến lược để xây dựng khán giả ban đầu của video của bạn. Để bắt đầu, hãy thử những năm bước cần thiết:

1. Tăng cường Viewer Engagement

Viral Video Marketing Một đoạn video với sự tham gia mạnh mẽ người xem nắm bắt được sự quan tâm của người quan sát và không bao giờ cho phép đi. Nhưng bạn không cần phải tăng cường sự tham gia của người xem của bạn chỉ đơn giản bằng "ruột cảm giác". Bạn có thể cải thiện và tăng cường sự tham gia của người xem của bạn bằng cách hiển thị các đoạn video cho một mẫu nhỏ hơn của người xem và tối ưu hóa nó bằng cách sử dụng công cụ phân tích như một bản đồ nhiệt của việc di chuyển chuột và nhấp chuột.

2. Thời gian phát hành của bạn

Viral Video Marketing Xuất bản lịch trình cho phép bạn lên lịch một video YouTube tin tới công chúng vào thời điểm đó nó sẽ được thuận lợi nhất cho bạn. Video sẽ vẫn tin cho đến khi quy định theo lịch trình thời gian xuất bản. Vì vậy, chọn đúng thời điểm trong ngày, và ngày trong tuần, phát hành quảng cáo của bạn khi bạn cần quan ít hơn để đạt đến đỉnh của leaderboards YouTube.Để làm điều này một cách hiệu quả, nghiên cứu các loại bảng dẫn cho loại hình video cho một vài tuần trước. Tìm kiếm các mô hình cung cấp cho bạn các cửa sổ đặc biệt của cơ hội.

3. Cốt truyện ban đầu của bạn đọc

Viral Video Marketing Việc tìm kiếm một đối tượng video có vẻ giống như một nhân vật cổ điển: Bạn cần một đối tượng để có được mọi người chia sẻ video của bạn, nhưng bạn cũng cần mọi người chia sẻ video của bạn để đạt được đối tượng đó. Đó là lý do tại sao tôi khuyên bạn nên không bao giờ tung ra video của bạn mà không có một kế hoạch rõ ràng để gieo điểm ban đầu của bạn. Bạn có thể sử dụng các mối quan hệ của mình, hoặc tiếp cận với những người khác trong danh sách bạn bè gửi thư của bạn – để có được động lực ban đầu này và nhận được những thành quả đáng ngạc nhiên. Điều này đặc biệt quan trọng đối với một video như Kobe so với Messi (137 triệu lượt xem) mà thừa hưởng nền tảng Viral Marketing.


4. Đẩy nhanh việc 24 giờ đầu tiên

Viral Video Marketing Các thuật toán YouTube đặt trọng lượng đặc biệt trong 24 giờ đầu tiên sau khi một đoạn video mới được đăng. Vì vậy, đây là nhiệm vụ của bạn nếu bạn chọn để chấp nhận nó: Chứng minh cho YouTube video của bạn là một trong những người đặc biệt mà họ nên tính năng và thúc đẩy. Để làm điều này, nhằm mục đích để tạo ra đột biến thêm trong 24 giờ đầu tiên sau khi tải lên để hiển thị các thuật toán YouTube đánh giá cao sự tham gia như quan điểm, Comments , Like.

5. "Bơm nhiên liệu" thường xuyên cho video

Viral Video Marketing Có những lúc trong quãng đời của một video viral khi lượng truy cập bắt đầu chậm. Bạn có một kế hoạch để tái khởi động một số quan điểm để chống lại hiệu ứng này? Một cách để chiến đấu trở lại là sử dụng quan điểm quảng cáo trả tiền nhiều hơn và tiếp cận với những người hâm mộ lớn nhất của bạn với các ưu đãi mới cho xã hội chia sẻ. Đây là một trong những khía cạnh bị bỏ qua nhất của quảng cáo video viral marketing. Nếu bạn "nạp đầy nhiên liệu" cho video, bạn có thể đạt được một thành tích vang dội của chiến dịch Viral Marketing.


Theo Chiến Dịch Marketing

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing



1. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích khách hàng và thị trường

Marketing hiện đại không bắt đầu từ trong phòng máy lạnh, lại càng không bắt đầu từ ý muốn chủ quan của những người trong công ty, marketing bắt đầu từ thị trường, từ nhu cầu người tiêu dùng, từ các yếu tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp như môi trường vĩ mô và vi mô, và từ tình hình cạnh tranh. Người làm marketing phải biết thu thập thông tin và phân tích khách hàng và thị trường.

2. Kỹ năng phân khúc thị trường

Thị trường bao la, việc cung cấp một sản phẩm/dịch vụ chung cho tất cả thị trường không còn phù hợp trong thị trường trăm người bán vạn người mua như ngày nay. Người làm thị trường phải biết cách "nhìn" thị trường với nhiều mảng khác nhau theo cách nhìn riêng của mình, những mảng thị trường nầy có những sự khác biệt đặc trưng khác nhau. Nói một cách khác là phải nắm vững kỹ thuật phân khúc thị trường.

3. Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh

Hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh bị chi phối bởi các đối thủ cạnh tranh. Tổ tiên người Việt đã nói "biết người, biết ta trăm trận trăm thắng", người làm thị trường phải biết vị trí cạnh tranh của mình so với từng đối thủ để từ đó có thể vạch ra chiến lược thích hợp.

4. Kỹ năng xác định thị trường mục tiêu

Trong một bối cảnh thị trường đa dạng và phong phú như ngày nay, câu hỏi "thị trường nào tôi nên cạnh tranh, thì trường nào tôi không nên?" luôn là một câu hỏi lớn mang tính chiến lược mà từng doanh nghiệp phải trả lời. Người làm marketing phải biết kỹ thuật phân tích để trên cơ sở đó chọn ra thị trường phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.

5. Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing

Chiến lược marketing là kim chỉ nam, là cơ sở để hoạch định marketing mix, người làm thị trường ở cấp quản lý phải có khả năng hoạch định chiến lược để định hướng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.

6. Kỹ năng xây dựng giải pháp cho khách hàng

Trên cơ sở những hiểu biết về khách hàng, người làm marketing phải có năng lực xây dựng gói giải pháp (sản phẩm, dịch vụ và những giá trị gia tăng khác) đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng, tạo ra lợi thế ưu việt so với đối thủ.

7. Kỹ năng phát triển sản phẩm mới

Doanh nghiệp luôn cần sản phẩm mới để phát triển trong khi theo thống kê trên 70% sản phẩm mới ra đời bị thất bại trong 2 năm đầu tiên. Để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, người làm marketing phải nắm được những nguyên tắc cơ bản và qui trình phát triển sản phẩm mới.

8. Kỹ năng phát triển thị trường mới

Song song với việc phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường mới cũng là một nhu cầu thường xuyên của doanh nghiệp, người làm marketing cần nắm được những nguyên tắc, kỹ thuật và lộ trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường mới.

9. Kỹ năng xây dựng chiến lược giá

Doanh nghiệp phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ để mang lại lợi ích cho khách hàng, thế còn lợi ích của doanh nghiệp thì ai lo? Người làm marketing phải có kỹ năng sử dụng công cụ giá để thu lại giá trị và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

10. Kỹ năng xây dựng chiến lược kênh

Thị trường là bao la, nhưng nếu không biết cách và đi lạc lối thì sẽ gặp khó khăn và không thể phát triển. Đã có nhiều doanh nghiệp thất bại vì không có một chiến lược thâm nhập thị trường thích hợp. Người làm marketing phải có năng lực hoạch định chiến lược kênh marketing để đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng một cách hiệu quả.

11. Kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông

Để khách hàng nhớ đến và có thiện cảm với thương hiệu, biết rõ những ưu điểm của sản phẩm và hiểu rõ lý do tại sao họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thay vì mua của đối thủ, người làm marketing cần phải nắm vững kỹ năng hoạch định chiến lược và biết sử dụng những công cụ truyền thông hiện đại nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Kỹ năng nầy thực sự quan trọng trong bối cảnh doanh nghiệp hoạt động với một ngân sách marketing hạn chế.

12. Kỹ năng xây dựng chiến lược thương hiệu

Doanh nghiệp cần xây dựng một thương hiệu, hay một hệ thống thương hiệu thân thiện, gần gủi trong tâm trí của khách hàng. Người làm marketing cần phải nắm những nguyên tắc cần thiết để hoạch định và quản trị một chiến lược thương hiệu nhất quán với tầm nhìn, sứ mệnh, và phù hợp với chiến lược lâu dài của doanh nghiệp.

13. Kỹ năng hoạch định kế hoạch marketing ngắn hạn và trung hạn

Chiến lược là xương sống, là kim chỉ nam, là lợi thế cạnh tranh bền vững, là yếu tố mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Việc hoạch định chiến lược nói chung và chiến lược marketing nói riêng luôn đòi hỏi phải nắm vững kiến thức và kỹ năng để có thể dẫn dắt tổ chức tham gia trong suốt quá trình hoạch định kế hoạch.

14. Kỹ năng quản trị dự án marketing

Để tổ chức tung một sản phẩm mới, khai phá một thị trường mới, hay triển khai một sáng kiến marketing thành công, người làm marketing phải nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết của công tác quản trị dự án marketing.

15. Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động marketing

Có được một chiến lược tốt, một kế hoạch được hoạch định tốt chỉ mới quyết định 50% thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện. Để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch marketing, người làm marketing phải có kỹ năng tổ chức và triển khai hoạt động marketing.

16. Kỹ năng Marketing Online

Với xu thế thời đại hiện nay, Internet phát triển với tốc độ chóng mặt, bên cạnh đó các ông lớn như Google, Facebook... ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Marketing Online thực chất là công cụ để hỗ trợ Marketing nhưng nếu bạn thiếu kỹ năng này và không am hiểu về nó thì chứng tỏ bạn đang đi thụt lùi so với đối thủ đấy. Hãy học hỏi và đào sâu kiến thức mình thêm để có thể hoàn thiện bản thân để trở thành Marketing Chuyên Nghiệp. Hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo mảng này, bạn đừng quá lo lắng, nếu bạn không thích đến trung tâm học thì có thể tham dự một số lớp học dạy kèm Marketing Online.


Sưu Tầm

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Bản báo cáo từ KPCB cho thấy rõ sự chuyển mình của Internet, về những thói quen, xu hướng sử dụng và cách người dùng trên thế giới truy cập Internet - Ảnh minh họa: Blogspot

Bản báo cáo từ KPCB cho thấy rõ sự chuyển mình của Internet, về những thói quen, xu hướng sử dụng và cách người dùng trên thế giới truy cập Internet - Ảnh minh họa: Blogspot

Số lượng người dùng Internet tăng chậm
Bản báo cáo Internet Trends 2014 164 trang do "nữ hoàng Internet" Mary Meeker và đội ngũ tại KPCB thực hiện cho thấy, mức tăng trưởng người dùng Internet trên toàn cầu đã xuống dưới mức 10% và có tốc độ tăng trưởng chậm dần. Đến hết năm 2013, số người sử dụng Internet trên toàn cầu đạt 2,6 tỉ, tăng 200 triệu so với năm 2012.

Nguồn: KPCBNguồn: KPCB

Di động trở thành xu thế tất yếu thể hiện rõ qua bản báo cáo. Tốc độ tăng trưởng lượng người dùng internet trên điện thoại di động tăng mạnh (20%), mọi người thích và thường dùng Internet trên smartphone của mình hơn so với trên máy tính. Các thị trường đang có tốc độ tăng trưởng mạnh ở nhóm này gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Indonesia.

Số người dùng smartphone đã chiếm 30% (1,6 tỉ) trong tổng số 5,2 tỉ người sử dụng điện thoại di động.
Tổng lượng truy cập website trên thiết bị di động (smartphone/tablet) tăng trưởng 25% so với mức 14% năm 2012, và tiếp tục tăng nhanh. Trong đó, châu Á (37%) đứng thứ hai sau châu Phi (38%). (nguồn: StatCounter)

Đồng hành thúc đẩy Internet di động cùng smartphone là tablet (máy tính bảng). Tăng trưởng 52% doanh số tablet trong năm 2013 vượt xa máy tính cá nhân (PC) gồm máy để bàn (desktop) và máy tính xách tay (laptop). Báo cáo dẫn nguồn từ Morgan Stanley Research cho biết doanh số tablet đạt gần 80 triệu đơn vị vào cuối năm 2013, so với gần 50 triệu máy tính xách tay và gần 40 triệu desktop.

Trước đó, các bản báo cáo số liệu thị trường tablet trong năm 2013-2014 từ Gartner, IDC đều cho thấy tablet đang dần trở thành thiết bị thay thế PC phổ thông, đặc biệt là máy tính xách tay.

Năm 2013, người dùng tablet đã đạt mức 439 triệu, vẫn còn ít so với 743 triệu người dùng desktop và 789 triệu dùng laptop.

Số người dùng các thiết bị, và tỉ lệ % trong tổng số cư dân toàn cầu - Nguồn: KPCB Report
Số người dùng các thiết bị, và tỉ lệ % trong tổng số cư dân toàn cầu - Nguồn: KPCB Report
Lượng truy cập Internet trên thiết bị di động (Mobile traffic) - Nguồn: KPCB
Lượng truy cập Internet trên thiết bị di động (Mobile traffic) - Nguồn: KPCB

Quảng cáo di động bùng nổ

Xu hướng di động hóa đã thúc đẩy doanh thu của ngành quảng cáo di động bùng nổ, tăng trưởng đến 47%. Di động bắt đầu nắm giữ 11% trong tổng doanh thu 116 tỉ của ngành quảng cáo trực tuyến năm 2013. Ba ông lớn nắm giữ phần lớn doanh thu quảng cáo trực tuyến gồm Google, Facebook và Twitter.

Qua bảng số liệu bên dưới, bạn đọc sẽ thấy rõ doanh thu trung bình trên một khách hàng (ARPU) của Google gấp 6 lần Facebook, và mạng xã hội Facebook gấp 2 lần so với Twitter.

Nguồn: KPCB, SEC Filings, comScore
Nguồn: KPCB, SEC Filings, comScore

Đáng chú ý trong ngành quảng cáo, ba phương tiện quảng cáo truyền thống gồm các ấn bản in, radio và tivi đều có chiều hướng sụt giảm, so với mức xu hướng tăng của quảng cáo trực tuyến (Internet) và quảng cáo di động (mobile). Trong đó, thị trường đầu ngành vẫn là Hoa Kỳ.

Nguồn: KPCB
Nguồn: KPCB
Nguồn: KPCB
Nguồn: KPCB

Doanh thu Quảng cáo di động (mobile advertising) vẫn còn ít hơn nhiều so với doanh thu Ứng dụng di động (mobile app) - Nguồn: KPCB
Doanh thu Quảng cáo di động (mobile advertising) vẫn còn ít hơn nhiều so với doanh thu Ứng dụng di động (mobile app) - Nguồn: KPCB

Video: chiếm lĩnh lưu lượng Internet

Người dùng thích xem video trực tuyến nhất khi lướt Internet trên smartphone hay tablet. Lưu lượng truy cập Internet từ di động tăng đến 81%, trong đó video chiếm phần lớn.

Trong tháng 2, Cisco công bố bản dự báo Visual Networking Index Forcast cũng đưa ra con số 3 ngàn tỉ phút video đang được người dùng Internet tạo ra mỗi tháng, tương đương một video có thời lượng xem liên tục trong 6 triệu năm được tạo ra mỗi tháng, đồng nghĩa mỗi giây có 1,2 triệu phút video được tạo ra.
Cisco dự báo sẽ có 2 tỉ người xem video trực tuyến (không tính riêng xem trên di động) trên toàn cầu vào năm 2017, tăng 1 tỉ người xem video trực tuyến năm 2012.

Xem video trực tuyến trên di động và Thời gian xem video trực tuyến trên di động đều tăng - Nguồn: KPCB
Xem video trực tuyến trên di động và Thời gian xem video trực tuyến trên di động đều tăng - Nguồn: KPCB

Theo Tuổi Trẻ

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Những nền tảng nào có sự liên kết nhiều nhất đến marketing online cho mạng xã hội hiện nay ? Các nhà marketer cần biết nơi nào và cách nào mà họ cần tập trung để tối ưu hóa ROI.

Bài nghiên cứu này sẽ cho bạn thấy 4 yếu tố nên tập trung từ các báo cáo về các xu hướng online marketing mạng xã hội.

1. Mọi người bắt đầu dành nhiều thời gian cho các thông tin hiển thị hình ảnh trên mạng

Chắc chắn rằng chúng ta không thể bỏ qua những hiệu quả to lớn từ nội dung bằng hình ảnh trên các trang web xã hội. Nó có thể làm tăng 1 cách đáng kể về mục tiêu marketing cho các thương hiệu bằng cách tạo ra sự thích thú cho khách hàng và thúc đẩy các sự tương tác giữa khách hàng.

Như là ví dụ về quyền lực của những hình ảnh, hãy cân nhắc về Tumblr, Pinterest và Instatgram, nơi mà có hơn 10 triệu lượt truy cập vào năm 2012 nhờ vào những hình ảnh bắt mắt. Những số liệu thống kê được chia sẻ trên Mediabistro cho thấy người dùng dành nhiều thời gian hơn trên Pinterest hoặc Tumblr hơn là Twitter, LinkedIn, MySpace và Goolge+ gộp lại.


Mạng xã hội có hiển thị hình ảnh làm người dùng dành nhiều thời gian hơn các mạng xã hội khác.

Nếu bạn đang tìm cách để tích hợp các hình ảnh có nội dung vào chiến lượng mạng xã hội, một trong những điểm mấu chốt mà bạn có thể làm là đính kèm 1 hoặc 1 số bức ảnh chất lượng cao vào bài viết của bạn. ( Và đừng quên thêm vào thuộc tính ALT trong bức ảnh để giúp bạn trong việc SEO)

Bạn cũng có thể làm đòn bẫy thời gian về việc chia sẻ các hình ảnh. Khách hàng và người dùng sẽ quen với việc nhìn những hình ảnh được trau chuốt và những phần tốt nhất của công ty bạn.

Khi bạn cập nhật sản phẩm hoặc những hình ảnh thương hiệu trên Pinterest, Instagram và Flickr, hãy cho phép người dùng được sử dụng hình ảnh bằng cách truy cập vào website của bạn.

Đừng quên những đoạn video. YouTube là bộ máy tìm kiếm lớn thứ 2 (chỉ thua Google). Các video được cập nhật lên Youtube được tìm kiếm rất tốt và thúc đẩy thứ hạng website của bạn. Phỏng vấn, giới thiệu sản phẩm hoặc những mẹo thông thường được phổ biến rộng rãi cho người xem và những khách hàng thân quen của bạn.


Và nếu bạn không bán các sản phẩm hữu hình, thương hiệu của bạn cũng có thể sử dụng hình ảnh nội dung bằng “memes” (Memes là các bức hình có nội dung vui nhộn, hài hước)

Cuối cùng, đừng bỏ cuộc trên memes, cái mà đang rất thịnh hành trên Tumblr. Cho 1 sự thành công nhất định với memes, hãy chắc chắn rằng các hình ảnh phải thật sự dí dỏm và có liên hệ được với thương hiệu và khán giả của bạn.

2. Google+ là nền tảng tốt nhất cho SEO

Google+ mang nhiều thành công cho các marketer mạng xã hội hơn là một sự lựa chọn SEO trong marketing. Trong khi nó làm tốt hơn Pinterest và Tumblr, nhưng chỉ 14% dân marketer chú ý dùng Google+ trong 2014. 23% số người làm survey không quan tâm lắm về nền tảng này.

Bạn vẫn cần sự hiện hiện trên Google+, chỉ khi bạn dùng nó cho SEO


Google+ được nhìn nhận như là 1 công cụ SEO, hơn là 1 mạng xã hội.

Khi bạn cần trau đồi sự hiện diện trên Google+, điều đầu tiên bạn nên làm là tối ưu hóa thông tin tác giả Google của bạn với 1 hình ảnh ấn tượng. Với những hình ảnh bắt mắt, sẽ không có vấn đề gì về thứ hảng 3 hoặc 4 trên các trang tìm kiếm. Hình ảnh của bạn sẽ giúp gây sự chú ý cho khách hàng và dẫn đến trang thông tin của bạn.

Khi bạn cập nhật 1 bài viết mới trên Google+, hãy trau chuốt câu đầu tiên và sử dụng những từ khóa hoặc các cụm từ. Câu đó là một phần của tiêu đề được đánh dấu và ảnh hướng đến thứ hạng tìm kiếm của bạn. Như là một điểm thưởng thên, một trong những điều tuyệt vời nhất về Google+ là bạn có thể chỉnh sửa tiêu để và cập nhật mọi lúc. Nếu bạn cảm thấy bài viết của bạn chưa đủ thu hút, hãy thử bằng 1 tiêu đề mới và câu mở đầu mới. Có rất nhiều sự điều chỉnh đúng đắn cho bạn ở đây.

Tiếp theo, tiếp tục công bố những nội dung tuyệt vời trên blog và Google+ của bạn. Khi bạn bạn đăng nhập, hãy +1 vào nội dung của bạn.

Tại sao không? Google đã biết bạn là tác giả của bài viết. Và tiếp theo, nó cổ vũ cho những người khác +1 với bài post của bạn.

3. Cập nhập New Feed của Facebook ảnh hưởng đến bài post của các trang

Vào tháng 1 năm 2014, Facebook đã cập nhật thuật toàn mới cho News Feed để đưa các nội dung liên quan nhiều hơn đến người dùng.

Những cập nhật từ các trang không còn gây hứng thú nhiều như là cập nhật từ bạn của người dùng, vì hầu hết người dùng đều tương tác với bạn của họ, không phải là các trang.

Điều này có ý nghĩa gì cho 1 marketer? Bạn phải có những chiến lược đúng đắn. Trong lúc người dùng có thể không thấy hoặc ít tương tác với trang của bạn thường xuyên, hãy làm cho các post của bạn thú vị nhất có thể. Thêm các hình ảnh, video, đường dẫn, câu hỏi, sự kiện, lời chào mời ,…


Sử dụng những cập nhật thú vị và vui nhộn, lượng fan sẽ tương tác với bạn nhiều hơn.

Trong tất cả các trường hợp, hãy sử dụng các câu chuyện mà hợp lý nhất với thông điệp mà bạn đang muốn truyền tải.

Một điều nữa: nếu bạn dùng quảng cáo của Facebook  cho những bài post có hình ảnh, thì hình ảnh đó không được có hơn 20% dạng chữ.

4. Marketer B2B thành công nhiều nhất trên LinkedIn

62% các marketer B2B nói rằng LinkedIn là nền tảng hiệu quả nhất cho họ, với Twiteer và Slideshare đứng sát phía sau.


LinkedIn là một trong những mạng xã hội tốt nhất cho B2B

Làm thể nào mà bạn có thể có lợi thế trong một mội trường mạng xã hội hiệu quả ? Hãy sử dụng nền tảng LinkedIn

LinkedIn đã để nền tảng mở của nó cho tất cả 277 triệu người dùng. Đây có thể được xem như là 1 sự thay đổi lớn.

Nếu bạn quyết định công bố thông tin trên LinkedIn, hãy nhớ rằng những thông tin cơ bản giống nhau mà đươc tìm thấy trên 50 blog khác là sẽ không thành công. Người dùng LinkedIn tìm kiếm 1 sự chuyên nghiệp về nội dung của mỗi bên trong con người.

Các khảo sát đã giúp đỡ rất nhiều trong việc đưa ra các xu hướng về truyền thông xã hội, dù thế nào, quan trọng hơn là kiểm soát được sự thành công của chính bạn khi xây dựng trên chúng. Bạn có thể cùng lúc sử dụng nhiều sự lựa chọn và xem chúng như là các hướng dẫn cho các chiến lược marketing của bạn.

Bạn nghĩ như thế nào ? Liệu kết quả của khảo sát này có phù hợp cho marketing mạng xã hội của bạn ? Nền tảng nào là tốt nhất cho bạn

Hãy chia sẻ những thành công cũng như kinh nghiệm của bạn cho chúng tôi.

 Nguồn: Làm Marketing

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.