Articles by "Brand-Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Brand-Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Thương hiệu của bạn là lời hứa cốt lõi, là bản chất và câu chuyện mà bạn muốn truyền đạt. Logo của bạn phải truyền đạt được thương hiệu, nhưng nó không phải là cả thương hiệu của bạn. Thương hiệu tạo nên những nỗ lực tiếp thị, nhưng nó cũng thể hiện nhiều khía cạnh khác của một tổ chức, bao gồm quá trình hoạt động, tuyển dụng và hợp tác. Thương hiệu là câu chuyện bạn kể và vị trí mà bạn dành được trong tâm trí mọi người. Họ sẽ xem bạn là một thương hiệu thời trang cao cấp, hay chỉ là một thương hiệu “thời trang nhanh”?

Nếu bạn đang tìm một câu thần chú marketing hữu ích cho sự khởi đầu của mình, xây dựng doanh nghiệp hoặc xây dựng những tổ chức phi lợi nhuận thì hãy cho tôi được để xuất chuyện này.

Thương hiệu của tôi hơn một cái logo rất nhiều.

Khi tôi nói cho người nghe về chiến lược thương hiệu, họ thường hay nghĩ rằng “Àh, tôi cũng có. Tôi có một cái logo và hình ảnh nhận diện thương hiệu ấn tượng”. Nhưng thật sự đó chỉ là một phần rất nhỏ.

Thương hiệu của bạn là lời hứa cốt lõi, là bản chất và câu chuyện mà bạn muốn truyền đạt. Logo của bạn phải truyền đạt được thương hiệu, nhưng nó không phải là cả thương hiệu của bạn. Thương hiệu tạo nên những nỗ lực tiếp thị, nhưng nó cũng thể hiện nhiều khía cạnh khác của một tổ chức, bao gồm quá trình hoạt động, tuyển dụng và hợp tác. Thương hiệu là câu chuyện bạn kể và vị trí mà bạn dành được trong tâm trí mọi người. Họ sẽ xem bạn là một thương hiệu thời trang cao cấp, hay chỉ là một thương hiệu “thời trang nhanh”?

Có rất nhiều thị trường và đối tượng khách hàng nhưng nhiệm vụ của bạn, là một chủ doanh nghiệp hoặc là một lãnh đạo marketing, hãy minh chứng mình là một thực thể phản ánh rõ ràng về hình ảnh mà doanh nghiệp bạn đang nhắm đến và việc mọi yếu tố khác ảnh hướng như thế nào từ việc định giá đến kếnh phân phối đến những trải nghiệm của khách hàng và việc nhận diện hình ảnh.

Thương hiệu có thể được hình dung là một chiếc ghế đẩu 3 chân: Nó được truyền đạt bởi hình ảnh, ngôn ngữ và những trải nghiệm. Về mặt hình ảnh là một phần khá dễ: được thể hiện qua logo, màu sắc, thiết kế và bao bì. Về mặt ngôn ngữ, là cách bạn nói như thế nào, bạn nói những gì và thông điệp nào bạn muốn chuyển tải. Ví dụ: bạn muốn đi đầu với chiến lược giá hay với những giá trị mang lại? Cách nói của doanh nghiệp bạn mang chất bảo thủ, độc tài hay vui vẻ, thân thiện và khác lạ? Cách lý tưởng nhất là lời hứa hình ảnh và ngôn ngữ của bạn nên được sắp xếp để dẫn đến những trải nghiệm mà bạn mang lại. Nói cách khác, khi bạn hứa với tôi, một khách hàng tiềm năng hay khách hàng thân quen, thông qua hình ảnh và ngôn ngữ, những trải nghiệm có thể hiện đúng những gì bạn đã hứa?

Làm thế nào bạn có thể truyền đạt thông điệp để thu hút và nói với người quyết định mua một cách hiệu quả, và hơn thế nữa, làm bạn trở nên nổi bật giữa một thị trường đông đúc? Mục tiêu trò chơi xây dựng thương hiệu là xây dựng được cái nhìn cho khách hàng để nhận biết, thích và tin tưởng vào thương hiệu của bạn, do vậy khi nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ tăng lên – khi họ đã sẵn sàng để mua – họ sẽ nghĩ về bạn đầu tiên. Hãy nhớ, thông điệp có thể xây dựng nên hoặc phá hủy mối quan hệ đó.

1. Vẽ một bức tranh

Có nhiều doanh nghiệp đua nhau nói về những gì họ làm, bán và cung cấp. Họ mê hoặc khách hàng tiềm năng bằng việc nói về các tính năng hoặc một list các loại hình dịch vụ.. Nhưng khách hàng sẽ không quan tâm đến những điều đó. Họ quan tâm đến những sản phẩm đó có ý nghĩa gì với họ. Làm thế nào để những sản phẩm của bạn làm cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng và tốt đẹp, gia đình họ được an toàn hơn, sức khỏe họ dẻo dai hơn, doanh nghiệp của họ thành công hơn hay công việc của họ trở nên thuận lợi hơn?


Hãy đưa ra những lợi ích từ vai trò của khách hàng, đừng chỉ chú trọng đến những đặc tính của sản phẩm. Nếu họ hỏi rằng “Nó làm được gì cho tôi?” thì bạn đừng nên chỉ dừng lại ở những lợi ích của sản phẩm đem lại. Tôi thích chơi một trò chơi nhỏ với khách hàng của tôi, nó có tên là “Rồi sao?”. Đối với những lợi ích đã được nêu ra, tôi tiếp tục thăm dò với câu hỏi “Tại sao nó ảnh hưởng đến họ?” cho đến khi tôi tìm ra được giá trị thực sự. Thật tuyệt vời rằng họ thường bắt đầu với câu nói cửa miệng “Chúng tôi cung cấp” rồi đến “bạn nhận được” và đó là lý do bạn biết rằng tại sao bạn có mặt ở đó.

Xây dựng một tầm nhìn rằng cuộc sống hoặc công việc sẽ như thế nào khi họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Sau đó bạn có thể kết hợp chúng để chứng tỏ rằng tại sao bạn có thể xây dựng những cam kết thông qua các tính năng mà bạn cung cấp. Hãy nhớ rằng, “họ” là nhân tố chính khi bạn làm nên những thông điệp của bạn, chứ không phải “chính bạn” là những nhân tố làm nên những thông điệp của mình.

2. Walk your talk

Khi bạn đưa 1 lời hứa thương hiệu ra toàn thế giới, cách tốt nhật là hãy thực hiện nó. Hãy luôn đưa ra những lợi ích, ưu điểm bằng những luận cứ, ví dụ chứng minh chúng. Tại sao bạn xây dựng những cam kết này? Khả năng nào để tôi tin tưởng rằng bạn có thể làm giảm giá thành, tăng doanh thu, xóa đi những vết nhăn, làm giảm đi chứng cao huyết áp của tôi?

Những luận cứ có thể là đặc tính hiện tại hoặc những gì bạn đang cung cấp, nhưng nó cũng có thể là những thống kê công nghiệp những giải thưởng báo chí, lời chứng thực của khách hàng hoặc những bài kiểm tra cụ thể, những nghiên cứu ROI của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Xây dựng những lợi ích của bạn bằng những luận cứ và bằng chứng rõ ràng để thấy được sự khác biệt giữa bạn và các đối thủ cạnh tranh với những lời hứa tiếp thị rỗng tuếch mà bạn biết.

3. Hãy nhân hóa thương hiệu của bạn.

Là một cựu chiến binh của thung lũng tiếp thị công nghệ cao Silicon - tôi hiện tại không những làm việc cùng những người tiếp thị trong ngành công nghiệp B2B và B2C - tôi hi vọng rằng sẽ có một ngày tất cả những website, kênh tiếp thị bổ sung, thông cáo báo chí sẽ được mang ngôn ngữ con người, không phải chỉ là những thuật ngữ vô nghĩa. Ý tôi là “những giải pháp tốt nhất để tối đa hóa nguồn nhân lực và đổi mới?” Ai thật sự nói ra điều đó? Và nó có ý nghĩa gì?

Einstein đã từng nói “Nếu bạn không thể giải thích được nó cho một đứa bé 6 tuổi có nghĩa là chính bạn cũng không thể hiểu được chúng”. Nội dung và thông điệp cần được nói một cách trực tiếp đến độc giả hoặc những người xem trên website. Loại người nào doanh nghiệp bạn đang hướng tới? Tính cách thương hiệu của bạn là gì? Truyền thống hay bảo thủ? Nó có phù hợp với thị trường bạn đang muốn nhắm tới hoặc những khách hàng của bạn? Hay doanh nghiệp của bạn hay thay đổi?


Bạn có thể sử dụng tiếng nói thương hiệu để làm nổi bật mình giữa số đông và hãy có cái nhìn thiên về con người. Chắc chắn rằng, bạn cần phải thích nghi với thứ ngôn ngữ của khách hàng tiềm năng và ngành kinh doanh đang hướng tới, nhưng đó là lý do vì sao chiến lược thương hiệu của bạn nên phản ánh được những khách hàng lý tưởng của bạn một cách rõ nét, khi bạn nói bằng những thông điệp của mình, ngay lập tức bạn sẽ kết nối thân mật hơn với mọi người và nổi bật giữa tất cả.

Có thể bạn muốn kiểm tra thông điệp của mình để xác định rằng bạn có đang dẫn đầu với những lợi ích hoặc tính năng và bạn đang thực hiện đúng những cam kết 1 cách hiệu quả nhất.

Bạn cũng có thể muốn quan sát những khách hàng lý tưởng và những cuộc cạnh tranh, và nỗ lực khám phá tiếng nói thương hiệu đích thực để giúp bạn nổi bật và liên kết tốt hơn.

Nếu bạn làm việc với nhà văn hoặc những người sáng tác, bạn cần phải làm thao tác kiểm tra thông điệp này một cách thường xuyên để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng phương hướng. Việc làm chung với các nhà văn hoặc những người sáng tác còn giúp bạn trong trường hợp nếu bạn dẫn chứng tiếng nói thương hiệu và thông điệp của mình vào cuốn Hướng dẫn phong cách thương hiệu nên mọi người đang thoát ra khỏi khuôn khổ và bạn có thể lặp đi lặp lại một cách phù hợp và liên tục những thông điệp chính xác, bất kể tác giả của nó.

 Nguồn: Lanta Brand


Xây dựng thương hiệu giống như một trò chơi tâm lý. Nó khá mơ hồ bởi vì đó là một quá trình liên tục tìm cách tác động đến nhận thức của con người. Từ sự nhận biết ban đầu cho đến cảm thấy quen, rồi đến thích và sau cùng là trung thành với thương hiệu.

K = Khác biệt

Khác biệt để làm gì? Đơn giản là để thu hút sự chú ý của khách hàng. Đặc biệt đối với một thương hiệu mới xuất hiện trên thị trường. Trong một môi trường với vô số thông điệp tiếp thị xuất hiện mỗi ngày trên truyền hình, báo chí, đài, bảng hiệu ngoài đường, trang web… việc lôi kéo được sự chú ý của khách hàng là điều không phải dễ làm. Để có sự khác biệt, trong điều kiện cho phép, cần có sự đầu tư nghiên cứu thị trường và phát triển ý tưởng để tìm ra “cái” mà người ta cho là mới-lạ-hơn. Khách hàng sẽ tò mò muốn xem, sau đó tìm sản phẩm hay dịch vụ để thử xem có đúng với thông điệp đưa ra từ doanh nghiệp hay không. Ví dụ, một số thông điệp tiếp thị đại loại như “lần đầu tiên có xe hơi bay”, “ một ngôi sao ca nhạc nổi tiếng đến Việt Nam” hoặc “bia tươi được đóng chai”.



Một ý tưởng kinh doanh khác biệt (khác với ý tưởng quảng cáo) là nền móng vững chắc cho một thương hiệu tiềm năng. Ý tưởng kinh doanh có thể nằm ở việc phát triển một sản phẩm đột phá, một mô hình kinh doanh mới hoặc một phương thức tiếp thị độc đáo. Ví dụ như máy nghe nhạc MP3, mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại, chọn lựa một phân khúc còn trống trên thị trường, phát triển một thông điệp định vị xuất sắc…

Về cơ bản, xây dựng thương hiệu phải dựa trên một chiến lược kinh doanh rõ ràng. Nếu không, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém trong việc tìm kiếm một vị trí riêng trong tâm trí của khách hàng. 

T = tập trung

“Tại sao chỉ nên tập trung vào một sản phẩm tiềm năng, trong khi chúng tôi cũng có thể bán và kiếm không ít tiền từ các sản phẩm khác của công ty với cùng một tên thương hiệu?”. Đó là câu hỏi khá phổ biến từ nhiều chủ doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài nhằm tạo dựng một bản sắc riêng cho thương hiệu của công ty, hoặc sản phẩm. Có câu: “Hoặc là lớn nhất hoặc là chuyên sâu nhất” hay là  “Bạn không thể là mọi thứ đối với mọi người”. Đó là những lời khuyên phổ biến từ các chuyên gia tư vấn chiến lược. Chẳng hạn như khi nói đến những con chip trong máy tính thì người ta nghĩ ngay đến Intel. Trong quá khứ, Nokia cũng đã từng cân nhắc để từ bỏ kinh doanh nhiều sản phẩm khác và tập trung đầu tư vào điện thoại di động. Và thực tế đã chứng minh rằng họ có một tầm nhìn xa.



Vị trí đầu thì ai cũng có thể nhớ ngay nhưng từ thứ hai, thứ ba thì không dễ. Thực tế, những doanh nghiệp có nguồn lực đủ mạnh để nhắm đến vị trí trở thành công ty lớn nhất (thương hiệu dẫn đầu) thì không nhiều. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vẫn còn nhiều “đất để dụng võ” nếu muốn định hướng phát triển theo hướng chuyên sâu nhất. Chiến lược càng tập trung thì thông điệp đến với người tiêu dùng càng dễ dàng hơn, chi phí cho các hoạt động tiếp thị cũng hiệu quả hơn. 

L = Liên tục

 Bộ não con người là có giới hạn. Nó không thể dung nạp và nhớ tất cả thông tin, đặc biệt là những thông tin mang tính chung chung và giống nhau. Nó thường có xu hướng chỉ tiếp nhận những thông tin mới, khác biệt và dễ nhớ nhất. Thế nhưng, nếu không có sự liên tục của thông điệp trên thị trường thì khách hàng sẽ dễ dàng quên hoặc từ bỏ bạn trước vô số các lời chào mời hấp dẫn từ các thương hiệu khác trong một môi trường đầy cạnh tranh. Đặc biệt, trong các ngành hàng tiêu dùng nhanh như xà bông, dầu gội, nước giải khát… thì tính liên tục trong việc truyền tải thông điệp là điều rất quan trọng. 



Nếu bạn im tiếng một thời gian thì chẳng khác gì nhường sân cho đối thủ chiếm lấy vị trí của mình trong tâm trí của khách hàng. Khi đã mất khách hàng thì doanh nghiệp sẽ tốn kém rất nhiều thứ để giành lại sự chọn lựa của họ. Trong nhiều trường hợp, chi phí này tốn kém hơn nhiều lần (theo một vài số liệu nghiên cứu thì chi phí này có thể cao gấp năm lần) so với việc tìm khách hàng mới. Do vậy, tính liên tục trong việc truyền tải thông điệp của doanh nghiệp ra bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Sự liên tục không có nghĩa là phải chi tiền quảng cáo quanh năm, mà phải biết tận dụng mọi cơ hội để xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trên thị trường. Hoặc bằng các công cụ tiếp thị tiết kiệm như gửi thư trực tiếp, nuôi dưỡng trang web, đội ngũ bán hàng, cộng tác viên hoặc cùng tổ chức chương trình với các đối tác chiến lược.

N = Nhất quán

Phần trên chúng ta đã bàn đến tính liên tục của thông điệp. Tuy nhiên, vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị thương hiệu là sự xuất hiện liên tục nhưng không thay đổi (hoặc không hấp dẫn) sẽ dễ gây nhàm chán đối với người tiếp nhận thông tin. Ngược lại, sự hiện diện liên tục của một thương hiệu trên các phương tiện truyền thông với nhiều thông điệp khác nhau hoặc thiết kế sáng tạo quá giới hạn cho phép, không nhất quán với quy chuẩn về màu sắc, giá trị hay tính cách của thương hiệu sẽ dẫn đến sự phân tán trong tâm trí khách hàng về thương hiệu đó. Hệ quả là “hình ảnh thương hiệu” sẽ bị phai dần. Không nhất quán trong thông điệp, trong thiết kế hay trong chất lượng sản phẩm dịch vụ là một trong những nguyên nhân chính gây thất bại cho nhiều thương hiệu. Để nhất quán mà vẫn không gây nhàm chán đối với khách hàng, doanh nghiệp cần có một chiến lược thương hiệu để dẫn dắt - có thể cụ thể hóa bằng một chương trình dài hạn (tài trợ, từ thiện, lập quỹ…) để làm “sợi chỉ xuyên suốt” trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp theo dòng thời gian. 



Tóm lại, xây dựng thương hiệu giống như một trò chơi tâm lý. Nó khá mơ hồ bởi vì đó là một quá trình liên tục tìm cách tác động đến nhận thức của con người. Từ sự nhận biết ban đầu cho đến cảm thấy quen, rồi đến thích và sau cùng là trung thành với thương hiệu. Đó là một mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp (đại diện là tên thương hiệu) và khách hàng. Vì thế, quá trình hình thành một thương hiệu đúng nghĩa đòi hỏi một thời gian dài chứ không thể một sớm một chiều. Nếu không hiểu rõ “công thức tâm lý” trong cuộc chơi này thì doanh nghiệp sẽ hao tốn nguồn lực vào các hoạt động truyền thông tiếp thị cục bộ, rời rạc và không có chiều sâu, dẫn đến kết quả không khả quan trong hoạt động xây dựng thương hiệu. 


 Nguồn: Chiến lược Marketing


Danh sách 20 thương hiệu đắt giá nhất thế giới theo xếp hạng BrandZ Top 100 của hãng nghiên cứu Millward Brown...

Năm nay chứng kiến lần đầu tiên từ năm 2010, “gã khổng lồ” tìm kiếm Google vượt qua tập đoàn công nghệ Apple về giá trị thương hiệu trong BrandZ Top 100. Trước đây, Google đã dẫn đầu danh sách này trong thời gian 2007-2010. Sự vươn lên của Google trong xếp hạng năm nay là do giá trị thương hiệu của công ty này tăng 40% trong năm qua, trong khi giá trị thương hiệu Apple giảm 20%.

Dưới đây là 20 thương hiệu dẫn đầu BrandZ Top 100 năm nay do Business Insider giới thiệu:

1. Google

- Giá trị thương hiệu: 158,8 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 40%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Công nghệ


2. Apple

- Giá trị thương hiệu: 147,9 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: -20%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Công nghệ


3. IBM

- Giá trị thương hiệu: 107.5 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: -4%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 0

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Công nghệ


4. Microsoft

- Giá trị thương hiệu: 90,2 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 29%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 3

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Công nghệ


5. McDonald's

- Giá trị thương hiệu: 85,7 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: -5%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Đồ ăn nhanh


6. Coca-Cola

- Giá trị thương hiệu: 80.7 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 3%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Đồ uống nhẹ


7. Visa

- Giá trị thương hiệu: 79,2 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 41%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 2

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Thẻ tín dụng


8. AT&T

- Giá trị thương hiệu: 77,9 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 3%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 22

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Viễn thông


9. Marlboro

- Giá trị thương hiệu: 67,3 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: -3%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Thuốc lá


10. Amazon

- Giá trị thương hiệu: 64,3 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 41%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 4

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Bán lẻ


11. Verizon

- Giá trị thương hiệu: 63,5 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 20%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Viễn thông


12. GE

- Giá trị thương hiệu: 56,7 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 2%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Đa lĩnh vực


13. Wells Fargo

- Giá trị thương hiệu: 54,2 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 14%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 0

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Ngân hàng khu vực


14. Tencent

- Giá trị thương hiệu: 53,6 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 97%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 7

- Quốc gia: Trung Quốc

- Lĩnh vực: Công nghệ


15. China Mobile

- Giá trị thương hiệu: 49,9 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: -10%

- hay đổi xếp hạng so với năm 2013: -5

- Quốc gia: Trung Quốc

- Lĩnh vực: Viễn thông


16. UPS

- Giá trị thương hiệu: 47,7 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 12%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Hậu cần


17. Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC)

- Giá trị thương hiệu: 42,1 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 2%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -1

- Quốc gia: Trung Quốc

- Lĩnh vực: Ngân hàng khu vực


18. MasterCard

- Giá trị thương hiệu: 39.5 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 42%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 2

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Thẻ tín dụng


19. SAP

- Giá trị thương hiệu: 36,4 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 6%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 0

- Quốc gia: Đức

- Lĩnh vực: Công nghệ


20. Vodafone

- Giá trị thương hiệu: 36,3 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: -9%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -3

- Quốc gia: Anh

- Lĩnh vực: Viễn thông


 Nguồn: VnEconomy


Nhận biết thương hiệu là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình tiến trình mua sắm và là một tiêu chí quan trọng để đo lường sức mạnh của thương hiệu. Một thương hiệu có độ nhận biết càng cào thì càng nổi tiếng và có cơ hội cao hơn được khách hàng lựa chọn.

Độ nhận biết thương hiệu được tạo nên do các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp như: quảng cáo, PR, sự kiện, tài trợ, kích hoạt thương hiệu... Vì vậy, việc quảng bá thương hiệu cũng rất tốn kém nên việc hiểu rõ được mức độ ảnh hưởng của sự nhận biết đến tiến trình lựa chọn sản phẩm sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được các thức xây dựng thương hiệu đạt hiệu quả cao với một chi phí hợp lý hơn.

Mức độ nhận biết thương hiệu có thể chia ra làm 3 cấp độ khác nhau. Cấp độ cao nhất chính là thương hiệu được nhận biết đầu tiên (Top of mind). Cấp độ kế tiếp là không nhắc mà nhớ (spontaneous). Cấp độ thấp nhất là nhắc để nhớ (Promt). Khi cộng gộp 3 cấp độ nhận biết thương hiệu thì ta sẽ là tổng số nhận biết nhãn hiệu.

Thương hiệu được nhận biết đầu tiên chính là thương hiệu mà khách hàng sẽ nghĩ đến đầu tiên khi được hỏi về một loại sản phẩm nào đó. Ví dụ, khi nghĩ đến tivi thì người Việt Nam thường nghĩ đến Sony đầu tiên, tương tự khi nói đến xe gắn máy thì mọi người thường nghĩ ngay đến Honda, về mạng điện thoại di động thì có thể nghĩ đến Mobifone, sữa tươi thì nghĩ đến Vinamilk... Và kết quả là Sony và Honda và các nhãn hiệu có độ nhận biết đầu tiên cao luôn là những thương hiệu được mọi người cân nhắc khi chọn lựa mua sản phẩm. Với những loại sản phẩm hay dịch vụ mà người tiêu dùng lên kế hoạch mua sắm trước khi đến nơi bán hàng thì tiêu chí thương hiệu nhận biết đầu tiên đóng vai trò rất quan trọng. Điều này được lý giải là đối với những sản phẩm đắt tiền thì người ta thường luôn lên kế hoạch cho việc mua sắm, vì vậy mà thường người mua đã lựa chọn thương hiệu mà mình sẽ mua từ trước, và thường thì thương hiệu mà họ nghĩ đến đầu tiên sẽ rất dễ được người mua chọn lựa. Một số ví dụ về sản phẩm thuộc chủng loại này như tivi, xe máy, máy tính, điện thoại...
Thông thường khi một thương hiệu có độ nhận biết đầu tiên lớn hơn 50% thi hầu như rất khó có thể nâng cao chỉ số này. Chính vì vậy, để cải thiện chỉ số này thì đòi hỏi phải quá nhiều chi phí trong khi hiệu quả thì không được bao nhiêu nên nhiệm vụ của doanh nghiệp là nên duy trì mức độ nhận biết ở mức độ này.

Đối với các sản phẩm hàng tiêu dùng như dầu gội đầu, kem đánh răng, bột giặt... thì tổng số nhận biết thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Tiêu chí nhận biết đầu tiên luôn luôn quan trọng nhưng đối với những sản phẩm mà người ta quyết định tại điểm mua hay mua sắm mà không hoạch định trước thì chỉ số tổng độ nhận biết luôn được doanh nghiệp quan tâm hơn. Khi một người nội chợ đi siêu thị mua sắm trong tuần thì họ thường nghĩ là sẽ mua bột giặt nhưng họ thường không hoạch định sẽ mua Omo hay Tide nên khi đi siêu thị đến nơi trưng bày họ đều có thể quyết định mua bất kỳ thương hiệu nào mà họ biết.

Nếu tổng độ nhận biết thương hiệu lớn hơn 90% thì rất tốt và hầu như rất khó để nâng độ nhận biết lên 100%. Chính vì vậy, chi phí cho việc quảng bá thương hiệu khi hầu hết mọi người đã biết đến thương hiệu của mình thì không hiệu quả. Doanh nghiệp chỉ nên quảng bá thương hiệu một cách không thường xuyên nhằm duy trì mức độ nhận biết này.

 Nguồn: Chiến lược Marketing


Từ màu sắc, kiểu chữ đến kích cỡ chữ…, nếu được lựa chọn và thiết kế tinh tế và thích hợp, logo (biểu tượng) là một công cụ xây dựng hình ảnh đắc lực cho doanh nghiệp.

Điều đáng nói là thật ra doanh nghiệp không cần phải đầu tư quá nhiều để có một logo tạo được ấn tượng tốt trong tâm trí của người tiêu dùng. Twitter từng bỏ ra chỉ 15 USD để mua logo hiện nay của công ty này. Nike thì chỉ mất có 35 USD cho biểu tượng “lưỡi liềm” nay đã trở nên quá quen thuộc với nhiều người tiêu dùng trên thế giới.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ thông điệp mà mình muốn gửi gắm đến khách hàng thông qua logo. Dưới đây là những dữ liệu khá thú vị vềảnh hưởng của logo trong tiếp thị và câu chuyện làm logo của các nhãn hiệu hàng đầu thế giới.


Theo Doanh Nhân CafeLand

Samsung là một trong những hãng công nghệ mạnh nhất hiện nay của thế giới nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi cái tên Samsung có ý nghĩa gì. Giống như khi cha mẹ đặt tên cho con cái với hàm ý chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp thì cái tên Samsung cũng không phải là ngoại lệ. Thậm chí, Samsung còn có nhiều ẩn ý sâu sa hơn cái tên Apple mà CEO Steve Job đã từng lựa chọn sau khi trở về từ một trang trại Táo.

Ảnh

Theo đó, Samsung được tạo thành từ hai ký tự tiếng Hàn là "Sam" và "Sung". "Sam" nghĩa là 3, biểu tượng của sức mạnh và quyền lực còn Sung là "ngôi sao" mang ý nghĩa "vĩnh cửu". Như vậy cái tên Samsung được hiểu là "tam sao" với ý nghĩa về một công ty luôn phát triển và lớn mạnh theo thời gian. Bên cạnh đó, biểu tượng 3 ngôi sao cũng mô tả rất đúng đại gia của Hàn Quốc trong những ngày đầu thành lập là công ty của vài gia đình cho thuê đất ở những năm 1930.

Ý nghĩa của cái tên Samsung

Sau từng ấy năm thành lập, Samsung hiện đang là 1 trong 2 cái tên đứng đầu làng công nghệ thế giới, xứng tầm với ý nghĩa tên gọi của mình. Hiện tại, hãng sản xuất xứ Kim Chi là tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng lớn trên toàn cầu với hơn 236.000 nhân viên ở 79 đất nước cùng nhiều sản phẩm điện máy, điện tử đa dạng. 

Theo Trí Thức Trẻ

Một bản nhạc sôi động vang lên: “Tell me when you will be mine…”, với hình ảnh một anh chàng điển trai dù tay lạnh run vẫn cố tìm chai bia Heineken trong thùng đá. Không cần nhiều lời, bạn sẽ nhớ đến thương hiệu Heineken mỗi khi nghe bản nhạc ấy.

Nhiều em bé vẫn nghêu ngao hát bài “Trăm phần trăm, chúng tôi là những con bò” trong quảng cáo sữa tươi 100% của Vinamilk, mặc dù quảng cáo đã được ngừng phát từ vài năm trước. Một bài hát thật dễ thương, có giai điệu rất trẻ thơ, nhắc nhớ mẹ mua sữa Vinamilk mỗi ngày. Đó cũng là một cách nhắc nhớ tuyệt vời về thương hiệu, những câu hát tưởng như vu vơ lại có tác dụng to lớn đến vậy.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì…, để gió cuốn đi”, bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cất lên trong mẩu quảng cáo Quỹ 6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam của Vinamilk. Chỉ một câu đọc trầm ấm: “Hãy uống sữa Vinamilk để đóng góp 6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo trên khắp Việt Nam” cũng làm lòng yêu thương trong mỗi chúng ta trỗi dậy.


Mỗi khi đứng trước kệ hàng, phải phân vân chọn giữa Dutch Lady và Vinamilk, mọi người vẫn thường chọn Vinamilk vì nghĩ rằng mình sẽ đóng góp một phần nhỏ bé cho trẻ em nghèo.

Âm nhạc đã đi vào máu thịt của chúng ta từ những lời ru của mẹ, của bà, từ những âm thanh của cuộc sống: tiếng gà gáy trưa, tiếng rao bán hàng, tiếng sáo diều vi vu…, nó đi vào tâm thức của chúng ta một cách tự nhiên, không chủ đích nhưng rất sâu đậm.

Trong thương hiệu cũng vậy, khi đã xem một phim quảng cáo với hình ảnh và âm nhạc hòa quyện với nhau, âm nhạc thường có vai trò quan trọng hơn, đi vào tâm thức sâu hơn hình ảnh nên khi nghe lại đoạn nhạc quen thuộc, chúng ta sẽ nhớ về thương hiệu được quảng cáo.

Có nhiều loại nhạc khác nhau để bạn có thể sử dụng nhằm truyền tải thông điệp của mình, tùy theo nội dung và hình thức của thương hiệu. Các loại nhạc truyền thống thường được sử dụng cho những thương hiệu có lịch sử lâu đời, các loại nhạc có giai điệu trẻ trung luôn gây được ấn tượng với giới trẻ, thể hiện sức sống mãnh liệt của thương hiệu…


Về mặt thị giác, người tiêu dùng có thể nhận diện thương hiệu bằng hình dáng logo, màu sắc, thiết kế bao bì. Còn với âm nhạc, họ có thể liên tưởng tới thương hiệu qua thính giác và sự liên tưởng này còn mạnh mẽ hơn thị giác rất nhiều vì nó được rung động từ sâu thẳm trong tâm thức.

Khi sử dụng âm nhạc trong thương hiệu, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ từng dòng nhạc và tính cách của những người thích nghe dòng nhạc đó để chọn những dòng nhạc phù hợp với thương hiệu của bạn.

Với rock, âm bass, âm treble, tiếng guitar, tiếng rít của micro tiếng gào thét đầy ngẫu hứng của rocker, tiếng giậm chân, tiếng vỗ tay của người hâm mộ sẽ làm bạn phát điên vì những âm thanh náo nhiệt tưởng như không giai điệu nhưng thật sự làm bạn hứng khởi… Rap, house, electro, hip hop, R&B, mỗi loại thể hiện tâm hồn của một nền văn hóa, một giá trị, một giai đoạn của sự phát triển.


Còn có những dòng nhạc thể hiện sự phóng khoáng, sự tự do, niềm hạnh phúc được sống, được ca hát, được yêu thương. Hãy nghe những bài hát từ Cuba, Afghanistan, Tây Tạng, Mông Cổ, những bài ca chan chứa yêu thương. Một Cuba nóng bỏng, những bãi cát dài, những đồng mía khô, những chàng trai với cặp mông tròn lẳn, những cô gái với bộ ngực căng tròn đầy sức sống ca ngợi tự do, họ hát lên những giai điệu Latin thật trữ tình.

Nghe nhạc của các Khan ở Mông Cổ với những thảo nguyên rộng lớn, những đàn gia súc ồn ào, những tiếng thanh la, tù và lẫn trong tiếng gió, cảm giác như ta đang sống với đất trời. Tiếng vó ngựa đằng xa, tiếng vọng từ những ngọn núi, âm thanh thật sự của thiên nhiên kỳ vĩ, của núi rừng và những người anh hùng trên lưng ngựa, nhạc của Khan, nhạc của mẹ thiên nhiên.

Âm nhạc là liều thuốc thần kỳ mà nếu nhà làm marketing nào biết sử dụng đúng thời gian, ngữ cảnh, định vị thương hiệu sẽ tạo nên sự kết nối diệu kỳ với người tiêu dùng, đi thẳng vào trái tim, làm rung động những nơi thầm kín nhất trong tâm hồn của họ. Âm nhạc nối liền những trái tim.

 Nguồn: Bản sắc Thương hiệu

Trên thị trường hiện có không ít thương hiệu lớn, những nhà lãnh đạo sáng suốt và các chuyên gia tiếp thị giỏi có thể thành công vượt qua nhiều thử thách. Họ theo kịp xu thế, chịu khó học hỏi nghiên cứu và luôn biết nắm bắt cơ hội tốt.

Bên cạnh đó còn có những nhà tiên phong – họ là người xác định được xu thế trước khi mọi người kịp nhận ra, hay nói cách khác, họ chính là người tạo ra xu thế mới. Và những gì họ đạt được không chỉ gói gọn trong từ “thành công”. Họ định hình lại ngành kinh doanh của mình và thay đổi cách tư duy của mọi người. Dĩ nhiên họ nhận được kết quả kinh doanh xứng đáng với tầm nhìn của mình.

Dưới đây là những thương hiệu chúng ta biết đến trong cuộc sống, họ là người đầu tiên trong ngành đã táo bạo thay đổi kỹ thuật tiếp thị, truyền thông, sản phẩm hoặc thương hiệu và nhờ đó đã thành công vang dội. 

DeBeers

Có thể bạn không tin nhưng trước đây tình yêu không hề được cân đong bằng kim cương. Vào cuối thập niên 30, những viên kim cương đắt tiền ít được biết đến ở Mỹ - một phần do cơn đại suy thoái. Kim cương được bán nhiều ở châu Âu nhưng không phải trong nhẫn đính hôn. Chất lượng kim cương trong nhẫn đính hôn ở Mỹ cũng không thuộc vào loại tốt. DeBeers quyết định thay đổi điều này với chiến dịch quảng cáo nhằm thuyết phục các quý ông rằng kích cỡ của viên kim cương trên nhẫn đính hôn tỉ lệ thuận với tình yêu họ dành cho vị người phụ nữ của đời mình. Những viên kim cương sang trọng lấp lánh trên tay các minh tinh Hollywood cũng góp phần thuyết phục công chúng Hoa Kỳ rằng đấy mới là cách thể hiện tình yêu. Cuối cùng, đến năm 1947, DeBeers nghĩ ra câu “A diamond is forever” (Kim cương là vĩnh cữu). Doanh số kim cương ở Mỹ đã tăng 55%.


Đến nay, câu slogan “A diamond is forever” đã trở thành một phần trong văn hoá đại chúng. Chiến dịch của DeBeers nhằm thuyết phục nước Mỹ rằng kim cương là thước đo của tình yêu vẫn còn hiệu lực khi các chàng trai trẻ tích cóp ít nhất ba tháng lương cho chiếc nhẫn cầu hôn người yêu – đây cũng là bước khởi đầu cho ngành công nghiệp tiệc cưới ngày nay. Dù chiến dịch quảng cáo ấy đã kết thúc nhiều thập niên trước nhưng ngày nay dấu ấn của DeBeers vẫn in đậm trong cách quảng cáo kim cương và thái độ của người tiêu dùng với mặt hàng xa xỉ này.

LinkedIn

Trong đầu những năm 2000, mạng xã hội hãy còn rất mới, khi ấy chỉ mới có SixDegrees.com hoặc Friendster và thời kỳ hưng thịnh của nó vẫn xa vời lắm. Tuy nhiên, LinkedIn đã kịp tiên liệu và tạo nên một nền tảng dựa trên mô hình mạng xã hội. Thay vì chỉ dùng để giữ liên lạc với bạn bè, LinkedIn tạo ra mô hình mạng xã hội đầu tiên cho công sở. 


Từ đó đến nay, LinkedIn phát triển đến mức chóng mặt. Tháng 3 năm 2011 họ có 100 triệu thành viên và đến tháng 1 năm 2013 con số này đã đến 200 triệu. Ngày càng có nhiều ứng viên tìm việc cũng như những người cần giữ liên lạc với hàng trăm mối liên hệ công việc tìm đến LinkedIn.

Vì là người sớm nắm bắt vai trò của mạng xã hội và vận dụng vào đó ý tưởng riêng, ngày nay LinkedIn được xem là người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình với tốc độ tăng trưởng không ai bì được. Không một mạng xã hội nào tương tự có khả năng đạt được thành tích của LinkedIn.

PayPal

Bạn có tưởng tượng được một thời kỳ mà việc chuyển tiền trực tuyến là điều không thể? Có thể bạn cho rằng việc ấy đã có từ lâu rồi, bằng chứng là lâu nay chúng ta vẫn thường dùng ngân hàng trực tuyến ấy thôi. Nhưng thật ra điều này chưa từng tồn tại cho đến khi PayPal nảy sinh ý định và tìm cách biến nó thành hiện thực.  


Năm 1998, những người sáng lập PayPal đã chọn cho công ty một hướng đi rất khác – chuyển tiền từ máy Palm Pilots sang các thiết bị điện tử cá nhân cầm tay khác. Nhưng đến năm 1999, khi đang thực hiện lệnh chuyển tiền công ty từ Palm Pilot, họ chợt nảy ra ý tưởng chuyển tiền bằng email. Tháng 10 năm 1999, công ty PayPal mà chúng ta yêu mến ngày nay chính thức ra đời. Chỉ năm tháng sau đã có 1 triệu người sử dụng dịch vụ PayPal.

Ngày nay, họ có 128 triệu tài khoản tại 193 thị trường và 25 đơn vị tiền tệ trên thế giới, trong đó có 5 triệu tài khoản vừa mới đăng ký trong quý 1 năm 2013.

Bên cạnh việc thu hút được hàng triệu người dùng chỉ vài tháng sau khi mới thành lập, PayPal còn được liên kết với phần lớn các trang web mua sắm trên thế giới. Họ là người đầu tiên loé lên ý tưởng kỳ lạ là dùng mạng internet để thanh toán. PayPal không chỉ tạo ra một ý tưởng – họ tạo ra một cách sống mới.

Amazon

Khi Amazon được thành lập năm 1994, chẳng mấy ai để ý đến họ. Việc gì phải bán sách trên mạng khi bạn có vô số hiệu sách gần nhà? Trong khi các cửa hàng bán sách ngoại tuyến thờ ơ trước sự phát triển của internet và không hề bận tâm đến việc cải tiến mô hình kinh doanh của mình, Amazon đã nhanh chóng quyết định phải tận dụng những gì họ tiên đoán sẽ là xu thế mua sắm mới.


Điều khiến Amazon khác biệt so với các công ty khác cùng lĩnh vực là họ đã nhận biết và nắm bắt được cơ hội vàng. Bắt đầu từ việc bán sách, chỉ sau hai tháng, họ đã có được doanh thu 20,000 USD mỗi tuần. Amazon cũng sớm nhận ra mình không nhất thiết chỉ bán mỗi sách, chỉ trong vài năm sau, trên website này có bán hầu hết mọi thứ trên đời.

Amazon đã đi đúng hướng, họ có phần đánh giá, giá tốt, dịch vụ giao hàng nhanh, và sản phẩm đa dạng. Bằng cách trở thành người đầu tiên trong ngành, Amazon đã thành công lớn khi trở thành người đi đầu trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến và đặt ra tiêu chuẩn để các nhà bán lẻ trực tuyến khác noi theo. Thậm chí người mua hàng ngày nay cũng hay so sánh giá trên Amazon trước khi đặt hàng, cho dù họ mua trực tuyến hay tại cửa hàng. Hiếm có trang web nào được người dùng tin cẩn như thế. 

Dove

Năm 2004, Dove, thương hiệu chăm sóc cá nhân của Unilever, công bố chiến dịch tôn vinh vẻ đẹp đích thực của phụ nữ. Chiến dịch này nhằm tôn vinh những người phụ nữ, dù không thuộc dạng đẹp kiêu sa như người mẫu, nhưng vẫn có những nét quyến rũ riêng của mình. Năm 2005, Dove nhận được nhiều lời khen ngợi khi chọn sáu người phụ nữ bình thường để quảng cáo các sản phẩm. Đây là ví dụ tiêu biểu về việc một thương hiệu chăm sóc sắc đẹp cuối cùng cũng tiếp cận đến đúng đối tượng mua hàng thật sự của mình.  


Từ xưa đến nay các chuyên gia tiếp thị và quảng cáo luôn biết rằng những người mẫu họ sử dụng trong quảng cáo không thực sự thể hiện đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, đặc biệt trong ngành chăm sóc sắc đẹp và thời trang, thế nhưng tại sao họ không dùng “người thật việc thật”? Lý do đơn giản chỉ vì điều họ đang bán chính là ước mơ hoặc chí ít là những gì họ nghĩ phụ nữ đang mơ tưởng đến. Dove đã quyết định nói không với cách thức quảng cáo truyền thống và chọn những “người mẫu” giống với khách hàng của mình nhất. Quả thật, đây là nước cờ thông minh và Dove có thể tận dụng khai thác ý tưởng này theo nhiều cách khác nhau.

Máy chơi game Wii của Nintendo

Trước năm 2006, trò chơi điện tử hầu hết đều giống nhau với Nintendo, Xbox và PlayStation, tất cả đều cố vươn lên vị trí đứng đầu với những sản phẩm không mấy khác biệt. Tuy nhiên đến năm 2006, Nintendo trình làng Wii, thế hệ video game cải tiến mới cho phép người chơi sử dụng chuyển động của cơ thể thay vì dùng thiết bị điều khiển cầm tay như trước đây. Wii được ra đời cùng lúc với PlayStation 3 và nghiễm nhiên khiến đối thủ bị lu mờ. 

Đến cuối mùa, vị trí dẫn đầu rõ ràng đã nằm gọn trong tay Nitendo. Hãng này nhận đơn hàng cho 4 triệu sản phẩm để phân phối ở các cửa hàng trong khi PlayStation chỉ nhận được 1 triệu. Đến cuối năm 2012, PlayStation 3 chỉ bán được 70 triệu sản phẩm trong khi Wii của Nintendo đã làm mưa làm gió trên thị trường với 97.18 triệu sản phẩm.


Có thể PlayStation từng chua xót tự hỏi mọi chuyện đã xảy ra như thế nào. Ở thời điểm 2006, thị trường video game có thể được ví như đại dương đỏ - mọi nhà sản xuất đều tung ra những mặt hàng tương tự nhau. Nintendo đã làm một điều khác thường khi chuyển sang đại dương xanh – giới thiệu một sản phẩm mà chưa ai nghĩ đến bao giờ. Cả những tín đồ video game lẫn những ai không chơi game đều quan tâm đến Wii vì trò chơi này có khả năng tích hợp động tác của người chơi vào trong game – và ai cũng có thể chơi được mà không cần phải loay hoay với các nút bấm. Vì thế, Nintendo nhanh chóng chiến thắng nhờ đưa thị trường sang một hướng phát triển mới và mang lại cho người dùng trải nghiệm hoàn toàn khác lạ.

Điện thoại iPhone của Apple

Trước hết chúng ta cần nhớ một điều rằng Apple KHÔNG phải là công ty cải tiến ngành công nghiệp điện thoại di động và khai sinh ra điện thoại thông minh. Chính Blackberry mới là người lập công này. Có thời người ta thường thích thú với cách nhắn tin BBM giữa các máy Blackberry với nhau, hoặc nhận thông báo có email mới dù không ngồi trước máy tính. Blackberry đã tạo nên push-notifications cho email. Nhưng ngày nay, khi nghĩ đến smartphone, ít ai nhớ đến Blackberry.

Khi Apple quyết định gia nhập ngành điện thoại di động, họ muốn tạo nên một cuộc cách mạng. Thay vì tập trung vào công năng của điện thoại, họ nghĩ về cách chúng ta sống và làm việc. Quả táo đã đi trước một bước khi tiên đoán về những gì khách hàng muốn mà không cần lấy ý kiến trực tiếp của người dùng, bởi vì khi ấy người ta chỉ nghĩ về điện thoại theo lối hiểu thông thường. 


Trong cuốn tiểu sử của mình, khi giới thiệu iPhone ở Macworld tháng 1 năm 2007, Steve Jobs đã phát biểu rằng: “Hôm nay chúng tôi giới thiệu bộ ba sản phẩm cách mạng trong ngành. Đầu tiên là chiếc iPod với màn hình cảm ứng rộng hơn. Thứ hai là một chiếc điện thoại di động hoàn toàn mới. Và thứ ba là thiết bị liên lạc qua internet đột phá nhất. Các bạn đã đoán được chưa? Đây không phải là ba thiết bị riêng lẻ, tất cả chỉ là một và chúng tôi gọi nó là iPhone.”

Người ta đã không khỏi ngạc nhiên vì khi ấy, phần lớn điện thoại di động có thể có gắn camera nhưng không có nhiều tính năng như vậy, chẳng hạn như màn hình cảm ứng quả là chưa có từ trước. Cho đến nay, chúng ta không thể tưởng tưởng nổi một chiếc smartphone mà không có màn hình chạm. Steve Jobs luôn luôn đi trước suy nghĩ của người khác và khiến chúng ta ngỡ ngàng thích thú trước các sáng chế của ông. 

Hiện nay iPhone không chiếm thị phần lớn nhất trong ngành di động nhưng ai cũng xem họ là người dẫn đầu. Tại sao ư? Khi những tính năng mới được trình làng trên smart phone, chính Apple là người nghĩ ra và những hãng điện thoại khác tìm cách sao chép lại như màn hình cảm ứng, hay tích hợp các ứng dụng.  Khi ai đó cần một chiếc điện thoại thông minh, dễ dùng và chẳng cần phải giải thích nhiều, họ vẫn tìm đến Apple. 

 Nguồn: Bản sắc Thương hiệu

Thương hiệu là điều cốt lõi đầu tiên đưa đến sự thành công của một doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh sẽ tạo được ấn tượng và tồn tại lâu dài trong tâm trí khách hàng. Ngược lại, một thương hiệu thất bại khi người tiêu dùng chẳng biết đến công ty của bạn như thế nào và kinh doanh sản phẩm gì. Do đó, đặt tên cho thương hiệu luôn là yếu tố khó khăn nhất khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. 

Tuy nhiên, không phải chỉ vì một cái tên mà mang lại sự thất bại cho công ty. Cốt lõi của vấn đề vẫn là chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp. Hyundai là một ví dụ, tập đoàn công nghiệp này đã rất phát triển ở thị trường Mỹ, nhưng hiếm khi nào bạn nghe thấy ai đó nói: "Tôi vừa mới mua một chiếc xe mới của hãng Hyundai".


Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những bí quyết giúp bạn có thể dễ dàng đặt tên cho doanh nghiệp mình có thể trở nên thành công hơn.

1. Ngắn gọn, đơn giản
Hãy luôn nhớ “Less is more”. Ngắn gọn đơn giản sẽ khiến người ta dễ dàng ghi nhớ hơn, ví dụ như Tide, Apple, Crest, Nike, Gap, TiVo, Rolex. Tên thương hiệu dài và phức tạp thì khách hàng sẽ rất khó nhớ, ví dụ như Morgan Stanley Dean Witter, Deloitte & Touche, Bausch & Lomb, TIAA-CREF. Điều này lại càng chứng minh được trong thời đại thông tin ngày nay. Càng ngày càng có nhiều đối thủ xuất hiện mạnh mẽ trên Internet, vì vậy, tên thương hiệu của bạn càng ngắn gọn, càng dễ nhớ thì khách hàng càng dễ đánh đúng tên thương hiệu của bạn trên mạng intemet.

Ngắn gọn đơn giản sẽ khiến người ta dễ dàng ghi nhớ hơn, ví dụ như Tide, Apple, Crest, Nike, Gap, TiVo, Rolex. 

Bên cạnh đó, việc sắp xếp các chữ cái trong tên thương hiệu theo một trật tự nhất định cũng là điều khiến bạn phải cân nhắc. Ví dụ Schwab là một cái tên ngắn nhưng chưa hẳn đã là đơn giản. Missisippi là một tên dài gồm 11 chữ cái nhưng đó lại là một tên đơn giản, dễ nhớ vì nó sử dụng bốn chữ cái. Vì vậy, hầu hết mọi người đều đánh vần được tên này. Một số tên thương hiệu đơn giản và rất thành công như : Coca - cola, Nissan, Google, Hennessy.

2. Gợi mở đến sản phẩm
Một tên thương hiệu mạnh không hẳn là một tên nêu thẳng thừng tính chất của sản phẩm, một tên dễ thành công hơn khi nó đưa ra được thông điệp của sản phẩm đó.

Một cách để đạt được điều này là rút ngắn những đặc điểm chung của loại sản phẩm đó. Ví dụ sữa đậu nành có tên thương hiệu gọi là Silk (lụa - muốn chỉ ngầm sữa đậu nành có vị ngọt mềm mại như lụa), bánh vani (vanil - la) có tên thương hiệu rút ngắn đặc điểm chung này là Nilla. Một cách khác là sử dụng những từ ngữ bối cảnh gợi đến loại sản phẩm. Ví dụ như: “ Curves” (Những đường cong - là chuỗi cửa hàng bán dụng cụ tập thể dục thẩm mỹ cho chị em phụ nữ), Roller Blade (Trục lăn trên đất - là thương hiệu của sản phẩm ván trượt pa - tanh), Palm (lòng bàn tay cũng là những thương hiệu của những sản phẩm di động và các thiết bị điện tử cầm tay), Play Station (Sân ga trò chơi - tên thương hiệu của một trò chơi điện tử ).


 3: Độc đáo
Thương hiệu độc đáo thường ngắn gọn, dễ đọc và đúng với bí quyết, nó phải độc đáo. Một số thương hiệu đã thành công như: Lexus, Xerox, Kodak, Kleenex, Sony, Kinko’s... đã nhờ vào sự độc đáo mà người tiêu dùng nhớ đến nhiều hơn.


4. Lặp âm đầu & dễ đọc
Một số từ ngữ tuy không dễ hiểu nhưng chỉ cần chúng có những âm điệu na ná nhau sẽ dễ dàng khiến cho khách hàng nhớ đến hơn. Do đó, âm thanh tạo ra của một thương hiệu quan trọng gấp nhiều lần hình ảnh của tên thương hiệu đó, và tại sao những chữ in hoa uốn lượn vui mắt không tạo nên những thương hiệu thành công. Truyền miệng là một phương thức hiệu quả nhất để nói lên sự thành công của một thương hiệu. Do đó, việc khiến cho  những người xung quanh luôn phải nhắc đến tên của bạn mới thật sự là sức mạnh hơn là những quảng cáo nói về nó. Làm thế nào để có được sự truyền miệng như vậy? Bạn phải có một tên thương hiệu dễ nói và dễ nhớ. Tên thương hiệu được lặp âm sẽ tạo thành một âm thanh êm tai, dễ đọc, dễ nhớ và ấn tượng ,ví dụ như Uunkin Donuts, Jelly Be Uy, Weight Watchers, Ben, Binh & Beyond, Volvo, BlackBerry, Grey Goose hay đơn giản chỉ là Lady Gaga.


5. Gây shock
Những thứ gây sốc sẽ dễ dàng được mọi người chú ý đến. Nên việc tận dụng yếu tố này vào đặt tên thương hiệu có thể sẽ giúp bạn thành công đấy. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng vì đây có thể sẽ là con dao hai lưỡi đem đến những rắc rối không muốn có cho những doanh nghiệp vừa mới ra đời đúng không nào. Ví dụ như trường hợp của Công ty French Connection United Kingdom, tên thương hiệu của họ được viết tắt thành FCUK, gần giống với một từ nói bậy trong tiếng Anh và điều đó dễ làm khách hàng liên tưởng và khó chịu. Một số tên thương hiệu gây shock có thề kể ra như: DieHard (Chết Khổ Chết Sầu), Yahoo (Người Thô Lỗ), Monster (Quái Vật), Virgin (Trinh Nữ), Yellow Tan (Đuôi Vàng), Red Bull (Bò Húc Đỏ).


6. Tư nhân hóa
Nếu không thể nào nghĩ ra được một cái tên hay ho thì việc sử dụng tên những nhà sáng lập, những CEO, giám đốc đặt tên cho thương hiệu của sản phẩm cũng là một điều bạn nên suy nghĩ đấy. Tuy nhiên họ sẽ trở thành một hình thức PR cho thương hiệu nên việc PR thương hiệu cá nhân và thương hiệu của công ty sẽ luôn đi đôi với nhau mãi cho đến khi bạn ngừng mọi hoạt động kinh doanh thì thôi.


 Nguồn: Marketer Vietnam

Sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào mối liên hệ giữa họ và khách hàng. Để có thể tăng cường sức mạnh liên kết của mối quan hệ này, có thể bạn sẽ cần dùng đến một số thủ thuật đến từ phim trường Hollywood để tạo dựng nên một câu chuyện cho thương hiệu của công ty bạn đấy.


Câu chuyện là một thứ nguyên liệu giúp mối liên hệ được lâu dài và gắn kết hơn. Đơn cử một ví dụ như: Show truyền hình về một nhà cải tổ chính trị liệu có thu hút, khiến bạn tò mò bằng một chương trình đưa tin về scandal tình ái của một chính trị gia với gái làng chơi? Tương tự như trong việc xây dựng nên một bộ phim hay một vở kịch, câu chuyện gắn liền với brand cũng cần có đầy đủ kết cấu, bố cục nhằm khiến cho người tiêu dùng có một mối liên kết thật sự chặt chẽ với công ty bạn:


  • Điểm mấu chốt
  • Thắt nút
  • Hành động
  • Mục đích


1. Điểm mấu chốt

Michael Hauge, tác giả của vở kịch nổi tiếng Writing Screenplays That Sell đã từng nói rằng mọi câu chuyện luôn bắt đầu bằng nỗi bất hạnh đến với nhân vật chính. Đó chính là điểm mấu chốt. Khi doanh nghiệp bắt đầu đưa ra một câu chuyện, hãy luôn nhớ rằng xây dựng điểm mấu chốt từ chính suy nghĩ của khách hàng. Tại sao họ lại muốn sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của bạn? Để rồi từ đó xây dựng nên một kịch bản thật hoàn hảo để dẫn đến các mục tiêu của doanh nghiệp.

2. Thắt nút

Trong câu chuyện, thì thắt nút là nơi mà nhân vật chính bị mắc kẹt giữa vòng vây của những khó khăn và thử thách. Điểm mấu chốt sẽ đưa ra vấn đề đang xảy đến với nhân vật, còn thắt nút sẽ là nơi mà cô /anh ấy sẽ hành động và quyết định như thế nào sau đó. Trong một show mang tên FX của Mỹ, điểm mấu chốt là khi một nhóm điệp viên người Nga, Elizabeth và Phillip Jennings, thất bại trong việc giải cứu được cựu đại tá KBG. Và vấn đề này đưa đến sự thắt nút là đại tá này sẽ bị xử trí như thế nào: được thả tự do hay sẽ bị kết liễu?

Hiểu rõ những gì khách hàng đang gặp phải và tiến đến thắt nút của họ trong câu chuyện của bạn sẽ khiến việc tạo dựng mối liên kết dễ dàng hơn thông qua các giải pháp thiết thực trong vấn đề mà họ gặp phải.

Có một sự thật luôn xảy ra tại các ngôi trường của Mỹ là việc cha mẹ không biết nên chuẩn bị đồ ăn trước khi đến trường cho trẻ hay vội vã đưa chúng lên xe để kịp giờ đến trường. Theo như Michael Moss, tác giả của sách Muối, Đường và Chất béo, một chuyên gia Marketing tài ba đã rất thành công với chiến dịch Lunchables (Có thể ăn trưa) với việc kết nối cảm xúc của cả hai nhóm đối tượng là phụ huynh và trẻ con. Câu chuyện được đưa ra từ việc không chỉ các bậc phụ huynh đau đầu về việc chuẩn bị đồ ăn trưa cho con mà ngay cả những đứa trẻ cũng cảm thấy khó chịu vào các bữa ăn để từ đó ông đã đưa ra giải pháp thật hợp lý. Hiểu rõ những gì khách hàng đang gặp phải và tiến đến thắt nút của họ trong câu chuyện của bạn sẽ khiến việc tạo dựng mối liên kết dễ dàng hơn thông qua các giải pháp thiết thực trong vấn đề mà họ gặp phải.


3. Hành động

Một khi bạn đã có câu chuyện gắn liền với thương hiệu, hãy chắc chắn rằng mọi bước đi, hành động của mình sẽ luôn thúc đẩy nó nhằm dẫn khách hàng đến việc thỏa mãn được ý muốn của họ. Đừng để câu chuyện bị sa lầy hoặc bất ngờ rẽ trái theo một hướng khác không thể kiểm soát. Ví dụ như Dove, một thương hiệu rất thành công với câu chuyện về những người phụ nữ tìm thấy sự tự tin trong mình bằng chính vẻ đẹp thật sự bên trong của họ. Tuy nhiên, sau đó vài mẫu quảng cáo của Dove đã xuất hiện trên facebook tại các trang mang tính bạo lực, đồi trụy đã đem đến nhiều phản hồi không tốt về sản phẩm. Mỗi hành động nhỏ tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp luôn góp một phần trong toàn bộ câu chuyện dù nó chỉ là vài mẫu quảng cáo trực tuyến hay vài cuộc nói chuyện trao đổi nhỏ. Bạn có nhớ đến câu chuyện của Gloria Jeans về việc miễn phí café cho các bạn nữ từ 1m65 trở lên? Tuy câu chuyện họ tạo ra mang hướng tích cực nhưng nó đã rẽ sang một hướng cực kỳ xấu, ảnh hưởng không nhỏ đến không chỉ sản phẩm mà còn cả thương hiệu của toàn công ty. Thậm chí chỉ trong vòng vài ngày, Gloria Jeans đã phải tháo gỡ chiến dịch và gửi lời xin lỗi đến toàn bộ khách hàng.


Vì thế, khi hành động của bạn đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, thứ bạn nhận lại là rất lớn: đó là cơ hội để tạo sự liên kết, mối quan tâm của người tiêu dùng cũng như cơ hội để tăng doanh thu, phát triển doanh nghiệp và ngược lại.

4. Mục đích

Trong mọi vở kịch, mọi thứ cuối cùng đều nhắm đến là mục tiêu: mục tiêu của doanh nghiệp, mục tiêu của khách hàng. Vì thế, từ điểm mấu chốt, đến sự thắt nút hay hành động, bạn đều phải luôn đưa ra được thông điệp nhắn nhủ khách hàng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Những thôn điệp đó đều phải quy về một ý nghĩa: khi chọn tôi mà không chọn bất cứ nhãn hàng nào khác, bạn sẽ nhận được thứ mà bạn muốn. Tất nhiên, sẽ không ai cho không ai thứ gì và cũng không ai làm việc mà không có mục đích. Nhãn hàng Stapes đã thật sự hiểu vấn đề này khi đưa ra một chiến dịch Marketing “That’s easy!” (Thật dễ dàng). Họ đã xác định dược những người khi buộc phải mua sắm vật dụng văn phòng phẩm thì luôn cảm thấy tẻ nhạt và đau đầu so với khi mua sắm những thứ vật dụng khác. Từ đó, họ đã đưa ra một giải pháp là cải tạo các cửa hàng, đưa ra Nút bấm thông minh. Khi bấm vào nút, những gì bạn muốn sẽ nhanh chóng được đưa đến một cách thật tiện lợi và thoải mái, giúp cho khách hàng không còn cảm thấy chán nản trong việc này như xưa. Và thực tế, họ đã bán được hàng triệu nút bấm là một ví dụ giúp bạn hiểu hơn về việc giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ sẽ góp phần tăng độ liên kết trong câu chuyện của doanh nghiệp như thế nào.

 Nguồn: Marketer Vietnam

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.