Articles by "Doanh-nhan"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Doanh-nhan. Hiển thị tất cả bài đăng

Những mục tiêu lớn, có ý nghĩa phải mất nhiều thời gian mới đạt được. Việc trải qua nhiều bước lùi là không thể tránh khỏi.

Sợ thay đổi 

Dù là về sự nghiệp hay một mối quan hệ, người sợ thay đổi luôn lo lắng mình có thể bị bỏ lại phía sau, và chần chừ trong việc đưa ra quyết định. Thế nhưng, đừng cố đoán trước tương lai, thay vào đó, hãy tìm cách thích nghi, bằng cách thay đổi quyết định và hành động theo một kế hoạch đã chuẩn bị kỹ lưỡng.

Ngoài ra, dưới đây là 2 cách đơn giản giúp bạn khắc phục nỗi sợ thay đổi, cụ thể:

+ Có xu hướng phá tan sự nỗ lực, nói không với sự trì hoãn.

+ Đặt ra các tiêu chuẩn và kỳ vọng thấp, để bản thân không bị quá tải.

Sợ thất bại

Vậy nên, hãy thất bại một cách thông minh, tận dụng những thất bại đó để thử nghiệm chiến lược và giải pháp cho đến khi bạn tìm thấy thành công, và không lặp lại hai lần cùng một sai lầm.

3 cách đơn giản giúp bạn khắc phục nỗi sợ thất, cụ thể:

+ Giao thiệp với những người thành công, và không ngừng học hỏi.

+ Đừng hài lòng với hiện tại, hãy luôn hướng về tương lai.

+ Đừng quan trọng hóa miệng lưỡi thiên hạ, bằng không bạn sẽ rất dễ bị trì trệ và nhận lại những tác động xấu.

Sợ phải đối đầu

Mối quan hệ không hòa thuận với người khác rất dễ trở nên tồi tệ hơn. Nhưng bạn càng trốn tránh, càng không dễ giải quyết được vấn đề. Hãy lùi một bước và nghĩ về những cách tốt nhất để giải quyết chúng. Bắt đầu từng bước một, nâng cấp chiến lược dựa trên kết quả bạn đạt được.

2 cách đơn giản giúp bạn khắc phục nỗi sợ đối đầu, cụ thể:

+ Luôn tin vào chính mình.

+ Tranh luận lành mạnh, học hỏi từ đối phương.

Đối với các doanh nhân, di sản lớn nhất mà Jobs để lại chính là hệ thống các nguyên tắc giúp ông đạt tới đỉnh cao thành công sự nghiệp.

Steve Jobs và 7 nguyên tắc thành công

Những ảnh hưởng của Steve Jobs đến đời sống mỗi người hiện nay khó có thể ước lượng được. Những phát minh của ông chạm gần đến mọi khía cạnh như máy tính, phim ảnh, âm nhạc và di động. Đối với các doanh nhân, di sản lớn nhất mà Jobs để lại chính là hệ thống các nguyên tắc giúp ông đạt tới đỉnh cao thành công sự nghiệp. Sau đây là 7 nguyên tắc thành công của Steve Jobs do chuyên gia truyền thông nổi tiếng Carmine Gallo tổng hợp:

Làm điều bạn yêu thích

Trong một lần được hỏi về lời khuyên dành cho giới doanh nhân, Steve Jobs chia sẻ: “Những người có đam mê có thể thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Tôi sẵn sàng nhận công việc bồi bàn hoặc một việc nào đó cho đến khi tôi tìm ra thứ mình thực sự đam mê”. Với Steve Jobs, đam mê chính là tất cả mọi thứ.

Có tầm nhìn lớn

Jobs vô cùng tin tưởng vào sức mạnh của việc nhìn ra trông rộng. Đã có lần ông từng đặt câu hỏi với chủ tịch hãng Pepsi John Sculley: “Ông muốn dành cả đời mình để bán nước có đường hay muốn thay đổi thế giới?". Đừng bao giờ đánh mất tầm nhìn lớn của bạn.

Tạo những kết nối

Jobs từng nói sự sáng tạo là kết nối mọi thứ với nhau. Ông cho rằng những người có một tập hợp kinh nghiệm sống phong phú có thể thường xuyên nhìn thấy những điều mà người khác bỏ lỡ. Steve Jobs tham gia những lớp học thư pháp mà chưa từng sử dụng thực hành lần nào trong cuộc sống của ông cho tới khi Jobs xây dựng Macintosh. Jobs từng du lịch đến Ấn Độ và châu Á. Ông học về thiết kế và khách sạn. Đừng sống một cuộc đời trong bong bóng. Hãy kết nối những ý tưởng đến từ những lĩnh vực khác nhau. 

Nói không với 1.000 thứ

Jobs rất tự hào về những thứ Apple lựa chọn không làm như việc ông tự hào về những điều Apple đã làm. Khi ông qua về Apple vào năm 1997, Steve Jobs lãnh đạo một công ty với 350 sản phẩm và giảm xuống chỉ còn 10 sản phẩm trong 2 năm. Tại sao ông làm vậy? Chính vì Steve Jobs có thể xây dựng được hẳn “Đội A” cho mỗi sản phẩm. Bạn đang nói không với điều gì?

Tạo ra các trải nghiệm điên rồ khác nhau

Jobs cũng luôn tìm cách đổi mới trong trải nghiệm phục vụ khách hàng. Khi ông lần đầu tiên đưa ra cách tiếp cận với Apple Store, ông cho rằng các cửa hàng này sẽ khác biệt bởi thay vì chỉ di chuyển những chiếc hộp sản phẩm, chúng sẽ làm phong phú thêm cuộc sống của khách hàng. Tất cả mọi trải nghiệm bạn có được khi đến một cửa hàng Apple đều được mở rộng để làm phong phú thêm cuộc sống của bạn và tạo ra cảm xúc của bạn với thương hiệu Apple. Bạn đang làm gì để vun đắp thêm cho cuộc sống của những khách hàng của mình?

Bậc thầy về truyền thông điệp 

Bạn có thể có ý tưởng tuyệt vời nhất thế giới nhưng nếu bạn không thể truyền tại những ý tưởng mình mình thì nó không còn sức mạnh ban đầu nữa. Jobs là doanh nhân kể chuyện tuyệt vời nhất thế giới. Thay vì đơn giản mang đến một bài thuyết trình như phần lớn mọi người, ông truyền đạt, giảng giải, truyền cảm hứng va giải trí, tất cả có trong một bài giới thiệu.

Bán những giấc mơ, không phải các sản phẩm 

Jobs nắm bắt được trí tưởng tưởng của chúng ta bởi ông thực sự hiểu khách hàng của mình. Ông biết rằng những chiếc máy tính bảng sẽ không đồng nhịp với trí tưởng tượng của chúng ta nếu chúng quá phức tạp. Kết quả là gì? Chỉ một nút nhấn xuất hiện phía trước thiết kế iPad. Chính vì đơn giản nên một đứa trẻ 2 tuổi cũng có thể sử dụng nó.

Những khách hàng không quan tâm đến sản phẩm của bạn. Thứ họ quan tâm chính là bản thân, những hy vọng, tham vọng của họ. Jobs dạy chúng ta rằng nếu bạn giúp khách hàng đạt được giấc mơ của họ, bạn luôn chiến thắng họ.

Một câu chuyện về sự nghiệp của Jobs tại Apple được lưu truyền lại là việc một giám đốc chịu trách nhiệm sáng tạo lại của hàng Disney Store đã gọi điện cho ông và xin lời khuyên. Jobs nói rằng hãy ước mơ lớn hơn. Đây cũng là lời khuyên tuyệt vời nhất mà ông để lại cho hậu thế. Hãy nhìn ra thiên tài trong sự điên khùng của bạn, tin tưởng vào bản thân, tin vào tầm nhìn của bạn và liên tục chuẩn bị để bảo vệ cho những ý tưởng này.

Theo Báo Kinh Doanh và Pháp Luật


 10 câu nói nổi tiếng của ông chủ đế chế mạng xã hội Facebook

Vừa qua sinh nhật tuổi 30 cách đây vài ngày, giờ đây Mark Zuckerberg không còn đủ điều kiện để lọt vào danh sách tỷ phú dưới 30 do Forbes bình chọn nhưng vẫn là một trong những tỷ phú trẻ tuổi nổi tiếng của thung lũng Silicon.

Anh là người sáng lập nên đế chế hàng tỷ đô la Facebook, thứ đang thay đổi cách di chuyển tin tức xã hội sang không gian trực tuyến.

Cũng giống như những lập trình viên kiêm doanh nhân khác trong giới công nghệ, Zuckerberg được đặt vào chiếc ghế điều hành không qua bất kỳ trường lớp đào tạo lãnh đạo nào. “Tôi bắt đầu trang web khi tôi 19 tuổi. Tôi không biết gì nhiều về kinh doanh sau đó.”, Mark Zuckerberg thừa nhận. Với 10 năm điều hành, tỷ phú trẻ tuổi này đã xây dựng nên một chiến lược quản trị tại Facebook mà bất kỳ công ty nào cũng phải ghen tỵ.

Sau đây là 10 câu nói nổi tiếng của Mark Zuckerberg trong thập kỷ qua minh chứng cho gì mà anh đang làm:

Mark Zuckerberg nghĩ gì về rủi ro

“Hãy di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ. Nếu bạn đang không phá vỡ được các vật cản, chứng tỏ bạn đang di chuyển không đủ nhanh.”

“Tốt hơn là bạn hãy cố gắng làm một điều gì đó, kể cả nó không như ý và học hỏi từ nó còn hơn là không làm gì cả.”

“Rủi ro lớn nhất là không dám chấp nhận bất kỳ rủi ro nào. Trong một thế giới đang ngày một thay đổi nhanh chóng, chiến lược duy nhất đảm bảo rằng sẽ thất bại là không chấp nhận những rủi ro.”

Sự sáng tạo

“Nhiều người nghĩ sáng tạo chỉ là có một ý tưởng tốt nhưng phần lớn sự sáng tạo lại là di chuyển thật nhanh và cố gắng làm thật nhiều thứ.”

“Mọi người không quan tâm những gì bạn nói, họ quan tâm đến những gì bạn xây dựng.”

Hiệu suất công việc

“Tôi nghĩ một nguyên tắc đơn giản trong kinh doanh chính là, nếu bạn làm những thứ dễ dàng hơn trước, sau đó bạn thực sự có thể làm rất nhiều điều cho sự phát triển.”

“Một câu hỏi tôi luôn tự hỏi bản thân mỗi ngày là: Liệu tôi có đang làm điều quan trọng nhất mà tôi có thể thực hiện không? Nếu tôi cảm thấy mình đang không xử lý vấn đề quan trọng nhất mà tôi có thể làm, tôi sẽ cảm thấy không tốt về việc đang sử dụng thời gian của mình.”

"Săn" người tài

“Chúng tôi tìm kiến những người có đam mê về một thứ nào đó. Nói cách khác, sẽ không thành vấn đề với việc bạn đam mê điều gì. Thứ chúng tôi thực sự tìm kiếm khi tiến hành phỏng vấn các ứng viên là cách họ trình bày sáng kiến thực hiện điều đó theo cách riêng của mình.“

“Một trong những thứ tôi tập trung thực hiện tại Facebook là đảm bảo một môi trường thân thiện và là nơi mọi người gặp gỡ, tụ tập. Chính vì vậy thay vì 20% thời gian của mọi người dành vào các dự án tôi tạo cơ hội để họ đi chơi, gặp gỡ với nhau.”

“Tôi nghĩ khi là một công ty, nếu bạn có thể mang lại 2 thứ đúng đắn gồm: Có một định hướng rõ ràng đối với những gì bạn đang cố gắng thực hiện và có bên cạnh đồng đội tuyệt vời- những người có thể giải quyết tất cả mớ rắc rối, thì sau đó bạn có thể làm những thứ khác rất thú vị.”

Theo CafeBiz/CEO.com


Những sự thật ít người biết về “phù thủy công nghệ” Steve Jobs.

Steve Jobs là một nhân vật nổi tiếng trong ngành công nghiệp công nghệ và ngay cả khi ông đã qua đời, hình tượng này vẫn không hề phai nhạt. Đằng sau một tài năng thiên bẩm, nhãn quan thiên tài với những sản phẩm mang tầm thay đổi thế giới là rất nhiều điều thú vị về ông mà có thể bạn chưa hề biết đến.

1. Từng nhận mức lương 1 USD 1 năm


Sau khi trở lại Apple vào năm 1997 với cương vị CEO, Steve Jobs chỉ nhận mức lương có giá trị 1 USD một năm. 10 năm sau đó, Jobs vẫn nói đùa về mức lương này: “Tôi nhận 50 cent một năm vì đã có mặt tại công ty và 50 cent còn lại cho những gì tôi thực hiện”. Mặc dù chỉ có mức lương 1 USD nhưng Steve Jobs vẫn vô cùng giàu có nhờ lượng cổ phiếu Apple khổng lồ mà ông nắm giữ.

2. Từng nói dối Steve Wozniak


Wozniak, người đồng sáng lập Apple, và Steve Jobs từng phát triển chung một trò chơi mang tên Breakout vào năm 1972. Mặc dù cả hai nhận được 5.000 USD cho việc này nhưng Steve Jobs lại nói dối đồng nghiệp của mình rằng họ chỉ nhận được...700 USD. Wozniak không hề biết sự thật nhiều năm sau đó.

3. Nắm trong tay hơn 300 bằng sáng chế


Sau khi Jobs qua đời, một sự thật đã được hé lộ cho thấy vị “phù thủy công nghệ” sở hữu tới 313 bản quyền sáng chế đứng tên mình. Con số này thực sự ấn tượng khi so sánh với 9 bằng sáng chế mà Bill Gates sở hữu. Thú vị hơn nữa, khá nhiều trong số 313 bằng sáng chế của Steve Jobs không hề liên quan đến công nghệ, ví dụ Jobs có đăng kí một bằng sáng chế về cầu thang bằng kính.

4. Lái một chiếc xe hơi không biển số


Chiếc xe hơi yêu thích của Steve Jobs là chiếc Mercedes SL55 AMG và nó không hề có biển số. Theo đó, Jobs đã tìm ra một lỗ hổng trong luật giao thông California trong đó cho phép ông làm điều này. Theo chia sẻ của một nguồn tin thân cận với Jobs cho hay ông không muốn dùng biển số vì lo ngại những lợi dung có liên quan.

5. Từng là cổ đông cá nhân lớn nhất của Disney


Khi Pixar được bán cho Disney, Steve Jobs đã trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất tại đây với khoảng 7% lượng cổ phiếu do ông sở hữu. Disney thâu tóm Pixar vào năm 2006 mới mức giá 7,4 tỷ USD.

6. Là người ăn chay kiểu Pescetarian


Một số người có thể đã biết Steve Jobs là một người ăn chay, tuy nhiên, cụ thể thì ông là một người ăn chay theo kiểu Pescetarian. Điều này có nghĩa là cá là loại thịt duy nhất Steve Jobs ăn.

7. Từng chối bỏ tư cách làm cha


Mặc cho kết quả kiểm tra dương tính, Steve Jobs từng một mực chối bỏ tư cách làm cha với con gái của ông. Jobs khẳng định ông bị vô sinh. Dẫu vậy, về sau mối quan hệ giữa ông và con gái đã được hòa giải. Chiếc máy tính Apple Lisa được cho là được đặt tên theo tên con gái Steve Jobs, mặc dù ông không xác nhận điều này.

8. Hiếm khi tắm khi ông còn trẻ


Steve Jobs không được sạch sẽ cho lắm trong những năm tháng tuổi trẻ của mình và vì lí do này ông chỉ được giao làm ca đêm khi làm việc tại Atari. Đồng nghiệp của Jobs lúc bấy giờ chia sẻ ông hiếm khi tắm và thường xuyên có thói quen đi chân trần trong văn phòng.

Theo Trí Thức Trẻ


 Facebook tuyển nhân tài ra sao?

Duới đây là tổng hợp quy trình tuyển dụng cho vị trí chuyên viên thiết kế tại Facebook.

Tìm kiếm ứng viên

Julie Zhuo, giám đốc phụ trách các sản phẩm thiết kế của Facebook cho biết: “Cách tốt nhất để tìm ra được những ứng viên tài năng là đưa ra ý tưởng về một sản phẩm mà bạn thật sự yêu thích, sau đó, tìm kiếm người có khả năng biến ý tưởng đó thành hiện thực”.

“Ngoài ra, để có thể trở thành nhân viên của Facebook, bạn phải thật sự gây ấn tượng với chúng tôi về công việc mà bạn đang làm”.

Giai đoạn kiểm tra, xem xét năng lực ứng viên

Trong giai đoạn này, những ứng viên tiềm năng do Facebook chọn ra sẽ được trực tiếp xem và trải nghiệm công việc mà họ sẽ làm tại đây trong tương lai nếu may mắn trúng tuyển.

Đó là đối với ứng viên, trên phương diện nhà quản lý, bà Zhuo cho biết: “Việc cho ứng viên trực tiếp trải nghiệm công việc giúp chúng tôi xác định, kiểm tra được năng lực thật sự của họ”.

Bằng cấp cao không quan trọng tại Facebook

Hiện tại đa phần các ứng viên ứng tuyển vào Facebook đều là những sinh viên tốt nghiệp đại học, thậm chí, từ nhiều trường danh tiếng. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều tài năng về thiết kế, phát triển phần mềm đang làm việc tại đây đều không trải qua bất cứ trường đại học nào, mà chủ yếu thông qua tự học.

“Đôi khi, những nhà thiết kế không trải qua các khóa đào tạo hay trường lớp nào lại đưa ra những sáng kiến bất ngờ và hiệu quả. Đó là những tài năng mà chúng tôi thực sự mong muốn”, bà Zhuo cho biết.

Khả năng làm việc nhóm là tối quan trọng

Sẽ không có ý nghĩa gì nếu như ứng viên không có khả năng làm việc theo nhóm dù họ có tài năng đến đâu. Trong suốt quá trình phỏng vấn và thử trải nghiệm công việc, mỗi ứng viên sẽ được làm việc cùng 2,3 ứng viên khác. Những người này sau đó sẽ đưa ra đánh giá, phản hồi về phong cách làm việc cũng như khả năng của ứng viên.

Một số câu hỏi phỏng vấn ưu thích cho vị trí chuyên viên thiết kế tại Facebook

Tính cách tỷ mỉ, cẩn thận, có kế hoạch dài hạn là vô cùng cần thiết đối với một nhà thiết kế. Vì vậy, những câu hỏi như: “Nếu cho bạn có thêm 2 tháng để thực hiện dự án này, bạn sẽ làm gì? Kết quả liệu có khác bây giờ hay không?...

Theo CafeBiz/BusinessInsider


Vic Gundotra, Giám đốc mạng xã hội Google+ của Google, mới đây vừa công bố rằng anh sẽ rời công ty tìm kiếm sau 8 năm gắn bó. Sự ra đi này đặt ra không ít nghi vấn về tương lai của chính Google+ vốn đang gặp khó khăn vì không cạnh tranh được với Facebook.

Theo một nguồn tin, sự ra đi của Gundotra là do các mâu thuẫn giữa ông với đội quản lý của Google. Trong khi đó, CEO Larry Page của Google ca ngợi Gundotra trong một bài đăng trên Google+, cảm ơn Gundotra vì "8 năm gắn bó với Google" cũng như vì đã xây dựng nên Google+ "từ con số 0".

Vic Gundotra phát biểu tại Hội nghị Google I/O hồi năm ngoái.
Vic Gundotra phát biểu tại Hội nghị Google I/O hồi năm ngoái.

Page cũng cảm ơn Gundotra về sự chỉ đạo của anh trong việc phát triển tính năng chỉ đường theo lượt (turn-by-turn) trên Google Maps, cũng như cải thiện các quan hệ với nhà phát triển của Google.

Gundotra gia nhập Google năm 2007, sau 16 năm gắn bó với Microsoft dưới chức danh 1 Tổng Giám đốc (general manager). Gundotra không tiết lộ bến đỗ tiếp theo của anh, và không loại trừ khả năng anh sẽ gia nhập 1 công ty đối thủ của chính Google. Trong khi đó, tương lai của mạng xã hội Google+ hiện cũng bị đặt ra nhiều dấu hỏi sau sự ra đi của người thuyền trưởng này. Theo xác nhận của Google, người sẽ đứng đầu Google+ thay cho Gundotra sẽ là David Besbris - Phó Chủ tịch kỹ thuật của Google+ trước đây. Công ty tìm kiếm cũng lên tiếng khẳng định rằng việc Gundotra ra đi không ảnh hưởng gì tới tương lai của mạng xã hội này.

"Tin tức ngày hôm nay sẽ không gây ra bất kì ảnh hưởng nào tới chiến lược phát triển Google+. Chúng tôi có 1 đội ngũ tài năng và họ sẽ tiếp tục xây dựng những trải nghiệm người dùng tuyệt vời với Google+, Hangouts và Photos" - một đại diện của Google cho biết.

Theo Trí Thức Trẻ

Giống như nhiều hãng công nghệ nổi tiếng khác trên thế giới, Apple được xem như một trong những tập đoàn thành công nhất và nổi tiếng nhất. Mỗi khi nhắc tới cái tên Táo khuyết, hầu hết mọi người trong chúng ta đều liên tưởng ngay tới Steve Jobs, cha đẻ của hãng. Không ai có thể phủ nhận rằng, Jobs chính là yếu tố tiên quyết khi đưa Apple trở thành “hãng công nghệ đắt giá nhất hành tinh”.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ là một con người và trên bước đường thành công của mình, cố CEO của Apple cũng cần có những trợ thủ đắc lực, những cộng sự và những người cùng chí hướng. Chúng ta có thể kể đến CEO đầu tiên của hãng - Micheal Scott hay trợ thủ đắc lực của Jobs - Steve Wozniak. Tuy nhiên, Apple còn có những cá nhân khác, những người đã góp một phần công sức của mình xây dựng lên một đế chế như chúng ta thấy ngày nay.

10. Gary Martin – Kế toán công ty

Martin từng nghĩ Apple sẽ lụi tàn nhưng ông vẫn cố tham gia vào công ty bằng mọi giá. Ông làm việc tại Apple cho tới năm 1983 và sau đó chuyển sang Startruck – một công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Trong những thập kỉ sau đó, ông liên tục giữ chức vụ Giám đốc tài chính (CFO) ở nhiều công ty khác nhau như: MobileSmarts, Halo Data Devices,… Hiện nay, Martin là một cổ đông và cũng là thành viên ban quản trị của công ty điện toán đám mây LeoNovus.

Gary Martin - CFO của Apple (ảnh minh họa)
Gary Martin - CFO của Apple (ảnh minh họa)

9. Sherry Livingston – Cánh tay phải của Micheal Scott

Livingston là thư kí đầu tiên làm việc tại Apple và bà đã có những đóng góp đáng kể cho công ty. Micheal Scott – người nhận bà vào làm, nhận xét bà đã làm tất cả mọi việc từ A tới Z cho công ty từ những ngày đầu. Hiện bà đã có cháu và không ai biết liệu bà có còn làm việc nữa hay không.

Bà Sherry Livingston làm mọi việc từ A tới Z cho công ty
Bà Sherry Livingston làm mọi việc từ A tới Z cho công ty

8. Chris Espinosa – Học sinh trung học từng làm việc bán thời gian cho Apple

Vào năm 14 tuổi, Chris Espinosa xin vào làm việc tại Apple khi ông còn đang học trung học. Có khả năng, hiện nay, ông vẫn đang làm việc cho công ty. Mặc dù trước đó, trên trang blog của mình, ông phàn nàn về việc CEO Micheal “Scotty” Scott đặt ông ở vị trí thứ 8 trong công ty do còn đang đi học.

Chris Espinosa - Học sinh trung học làm việc bán thời gian cho Apple
Chris Espinosa - Học sinh trung học làm việc bán thời gian cho Apple

7. Micheal “Scotty” Scott – CEO đầu tiên của hãng

Trả lời phóng viên của trang BusinessInsider, Scott tự nhận bản thân mình ở vị trí số 7 bởi nó liên quan tới điệp viên 007, James Bond. Scotty cũng là người từng gán các số thứ tự cho nhân viên công ty. Vào năm 1977, ông được cổ đông đầu tiên của Apple – Mike Markkula (đầu tư 250.000 USD) đề xuất làm CEO của hãng nhờ vào những đóng góp trong chiến lược kinh doanh.

Micheal Scotty Scott - CEO đầu tiên của Apple
Micheal "Scotty" Scott - CEO đầu tiên của Apple

6. Randy Wigginton – Lập trình viên làm việc cho nhiều hãng công nghệ lớn

Công việc chính của Wigginton chính là lập trình ngôn ngữ BASIC cho máy tính Apple II. Sau khi rời khỏi Apple, ông làm việc cho eBay, Google, Chegg (công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục) và Square, startup hoạt động trong lĩnh vực thanh toán di động.

Randy Wigginton - Lập trình viên của máy Apple II
Randy Wigginton (giữa) - Lập trình viên của máy Apple II

5. Rod Holt – Người cực kì quan trọng trong việc phát triển Apple II

Holt là người thiết kế phần cứng được đánh giá cao nhưng ông cũng từng hoài nghi bản thân khi gia nhập Apple. Tuy nhiên, trong cuốn “Trở lại tiểu vương quốc” (Return to the Little Kingdom), ông nói rằng Steve Jobs từng “dụ” ông vào công ty. Tại đây, Holt đã tham gia vào nhóm phát triển bộ nguồn cho máy tính Apple II. Sau 6 năm công tác, Holt nói ông bị đẩy ra khỏi công ty bởi ban quản trị mới.

Rod Holt - Người thiết kế bộ nguồn cho máy tính Apple II
Rod Holt - Người thiết kế bộ nguồn cho máy tính Apple II

4. Bill Fernandez – Nhân viên đầu tiên của công ty

Bill Fernandez gặp Steve Jobs lần đầu tiên tại Trường tiểu học Cupertino khi Jobs mới chuyển tới. Lúc đó, Fernandez cũng là bạn hàng xóm của Steve Wozniak. Khi Jobs cùng Wozniak bắt đầu sự nghiệp, họ đã tuyển Fernandez làm nhân viên đầu tiên của công ty. Ông rời Apple vào năm 1993 và làm việc cho công ty dữ liệu Ingres. Hiện nay, Fernandez là CEO của một startup vô danh – Omnibotics với phương hướng hoạt động có vẻ sẽ giống Nest. Website chính thức của hãng chỉ có một khẩu hiệu duy nhất “Đem đến cho gia đình bạn những tiện ích công nghệ.”

Bill Fernandez - Bạn học và cũng là nhân viên đầu tiên làm việc cho Jobs
Bill Fernandez - Bạn học và cũng là nhân viên đầu tiên làm việc cho Jobs

3. Mike Markkula – Nhà đầu tư đầu tiên

Markkula là một trong những người hỗ trợ phát triển Apple từ những ngày đầu. Ông từng đầu tư 250.000 USD cho công ty để đổi lấy quyền nắm giữ 30% cổ phần. Ông cũng là người quản lý công ty, phát triển chiến lược kinh doanh, tuyển CEO đầu tiên cho hãng và thuyết phục Steve Wozniak gia nhập Apple. (Lúc đó Wozniak đang nghĩ tới việc tham gia HP).

Mike Markkula - Người đầu tiên đầu tư 250.000 USD cho Apple
Mike Markkula - Người đầu tiên đầu tư 250.000 USD cho Apple

Markkula cũng là một trong những nhân viên đầu tiên của Intel, ông trở thành triệu phú vào năm 30 tuổi khi công ty thị trường hóa cổ phần. Theo cuốn “Trở lại tiểu vương quốc”, vốn đầu tư ban đầu của Markkula cho Apple chỉ chiếm gần 10% tổng tài sản của ông vào thời điểm đó.

Ông làm việc cho Apple tới năm 1997, sau khi chứng kiến sự ra đi rồi trở lại của Steve Jobs. Ngay khi Jobs trở lại vị trí CEO của mình, Markkula nghỉ việc. Sau đó, ông tham gia đầu tư vào một số startup nhỏ khác và quyên góp tiền cho trung tâm nghiên cứu ứng dụng Markkula thuộc đại học Santa Clara.

2. Steve Jobs – CEO thiên tài của Apple

Tại sao Jobs chỉ đứng ở vị trí thứ hai chứ không phải thứ nhất? Micheal Scott trả lời: “Tôi biết, tôi chỉ cho Jobs đứng ở vị trí thứ hai bởi tôi nghĩ như vậy là quá nhiều.” Như chúng ta đều biết, Jobs từng bị đuổi khỏi Apple trước khi trở lại cầm quyền và đưa công ty đến với đỉnh vinh quang. Trong khoảng thời gian hoạt động bên ngoài, ông lãnh đạo Pixar. Steve Jobs mất vào tháng 10 năm 2011.

Steve Jobs - Người đã đưa Apple tới đỉnh vinh quang
Steve Jobs - Người đã đưa Apple tới đỉnh vinh quang

1. Steve Wozniak – Chuyên viên kĩ thuật

Wozniak suýt không làm việc cho Apple. Ông từng được mời làm việc cho HP ở Oregon và đang cân nhắc chuyện đó. Nhưng ông đã đưa ra quyết định đúng đắn. Hiện ông vẫn đang là một nhân viên của Apple nhưng chỉ trên danh nghĩa.

Steve Wozniak - Chuyên viên kĩ thuật và cũng là đồng sáng lập Apple
Steve Wozniak - Chuyên viên kĩ thuật và cũng là đồng sáng lập Apple

Có thể bạn chưa biết: Ronald Wayne quyết định bán số cổ phần của mình với giá 1.700 USD.
Ronald Wayne cũng được xem như một trong những người sáng lập Apple cùng với Steve Jobs và Steve Wozniak nhưng ông lại cho rằng kinh doanh không phù hợp với bản thân. Ông đã rời công ty và bán lại cổ phần của mình cho Markkula với giá 1.700 USD vào năm 1977.

Bộ 3 sáng lập Apple: Steve Jobs, Ronald Wayne và Steve Wozniak
Bộ 3 sáng lập Apple: Steve Jobs, Ronald Wayne và Steve Wozniak

Vào năm 2012, Wayne đăng một bài viết giải thích lý do tại sao lại rời khỏi công ty. Ông viết: “Tôi tách biệt bản thân mình ra khỏi Apple bởi không có niềm đam mê với các sản phẩm tin học. Ngoài những lo ngại liên quan tới rủi ro tài chính, tôi rời công ty bởi tôi cảm thấy rằng đây không phải là môi trường kinh doanh phù hợp với bản thân, đặc biệt trong những ngày làm việc tại đây. Tôi cũng có niềm tin vào thành công nhưng tôi không biết liệu mình sẽ phải từ bỏ hay hi sinh điều gì để đạt được mong ước đó hay thậm chí là sẽ phải mất bao lâu để đạt được mục tiêu đề ra.

Trái với những gì tôi từng trả lời với báo chí về bản thân mình, tôi không hối tiếc khi bỏ lỡ hàng tỷ USD. Đó là một khoảng thời gian khá dài từ năm 1976 tới 2012. Apple cũng phải trải qua những khoảng thời gian khó khăn và nhiều người cũng từng nghĩ rằng hãng sẽ phá sản khi đến lúc. Có thể, tôi đã bỏ qua hàng chục triệu USD nhưng thực lòng mà nói, giữa bạn và tôi, đó lại là sự khác biệt về phong cách sống.”

Theo Trí Thức Trẻ


Cho dù bạn làm việc cho một doanh nghiệp nhỏ hoặc một doanh nghiệp đứng trong Top 500 thì Marketing luôn là một phần quan trọng của doanh nghiệp. Việc bạn tổ chức công việc và đội ngũ Marketing của bạn nói lên việc nhóm của bạn có thành công hay không.

Phát triển một môi trường làm việc với các thành viên trong nhóm có thể làm tốt nhất công việc của họ dù dưới áp lực thời hạn căng thẳng là một kỹ năng lãnh đạo thực sự. Nhưng làm thế nào để tạo ra một môi trường mà sự sáng tạo có thể phát triển và năng suất đứng đầu?

Sau khi làm việc cho một số công ty mới khởi nghiệp và những công ty đứng Top 1000, tôi đã có kinh nghiệm để chia sẻ với các nhà lãnh đạo Marketing – một số kinh nghiệm thì tuyệt vời, một số thì không như vậy. Các nhà lãnh đạo Marketing hiệu quả nhất có xu hướng có bảy đặc điểm chung sau đây.


1. Các nhà lãnh đạo Marketing hiệu quả làm công việc cố vấn, họ không quản lý chi tiết

Một nhà lãnh đạo Marketing tốt bao quanh mình với một danh sách những đội ngũ hàng đầu có thể tin tưởng được – đây là những người chỉ “làm cho công việc được thực hiện”. Những người như vậy trao quyền cho các nhóm làm chủ và cung cấp một mô hình trách nhiệm cho thành viên của các nhóm khác thi đua (bởi vì chúng ta biết không phải tất cả các đội đều được xây dựng từ các thành viên hạng A).

Các nhà lãnh đạo Marketing tuyệt vời có thể xác định được những người nằm trong danh sách hạng A là ai bởi họ có tầm nhìn rõ ràng vào các dự án nhóm, nếu cần thiết thì có thể sử dụng các công cụ cho phép có cái nhìn sâu sắc như vậy. Khi các nhà lãnh đạo có thể thấy rõ tất cả các chi tiết thực dụng của dự án, họ có thể xác định những người thể hiện tốt nhất, đồng thời có thể khuyến khích những người khác cố gắng và đóng góp. Và đó là những gì các nhà lãnh đạo Marketing nên mong muốn – một nền văn hóa của trách nhiệm và tự lực.

2. Các nhà lãnh đạo Marketing hiệu quả tập hợp các nhóm một cách hiệu quả và không gặp vấn đề về vị trí.

Văn phòng ngày càng trở nên nhiều hơn, với các nhân viên thường xuyên làm việc tại nhiều nơi, thành phố hoặc thậm chí quốc gia. Kết quả là các cuộc họp nhóm và các cuộc trò chuyện sẽ ảo, với công nghệ xã hội và hợp tác đóng một vai trò ngày càng quan trọng.

Các đội ngũ hiệu quả nhất, theo kinh nghiệm của tôi, hiếm khi họ làm việc từ 5 đến 9 người trong cùng một văn phòng mỗi ngày. Các Marketer ngày nay nên có khả năng làm việc ở bất cứ đâu và nắm thông tin của nhóm, trong thực tế là nắm tình hình của các dự án.

3. Các nhà lãnh đạo Marketing hiệu quả hỗ trợ hợp tác đa chức năng.

Một đội ngũ Marketing không thể thành công nếu nó sống trong một cái bong bóng. Hợp tác đa chức năng rất có lợi cho một tổ chức vì nó được tất cả mọi người – bao gồm cả đội ngũ Marketing – hướng tới một mục tiêu thống nhất trong tâm trí.

Các nhà lãnh đạo Marketing tuyệt vời phá vỡ rào cản giữa các nhóm khác nhau và tìm cách kết nối họ để đảm bảo tất cả mọi người là đồng đội.

Một nhà lãnh đạo Marketing hiệu quả không chỉ đơn thuần là cam kết giao tiếp đa chức năng; anh ấy/cô ấy thực sự có thể lãnh đạo một cách chủ động để đảm bảo rằng Marketing được tích hợp vào các sáng kiến có liên quan của công ty, chẳng hạn như phát triển sản phẩm và bán hàng.

Các nhà lãnh đạo Marketing tuyệt vời phá vỡ rào cản giữa các nhóm khác nhau và tìm cách kết nối họ để đảm bảo tất cả mọi người là đồng đội. Bạn muốn tìm hiểu xem các dự án của các nhóm khác nhau có được chuyển giao đúng thời hạn không mà không cần lập kế hoạch cho một cuộc họp hay nhấc điện thoại lên ư? Hãy sử dụng các công cụ cộng tác trực tuyến để chia sẻ kế hoạch, thông tin trạng thái, tài liệu liên quan và các công việc của nhóm để làm giảm bớt sự cần thiết của các cuộc họp tốn nhiều thời gian,…

4. Các nhà lãnh đạo Marketing hiệu quả biết đội ngủ của họ tốn nhiều thời gian ở đâu.

Thế giới của Marketing chuyển động nhanh. Các nhà lãnh đạo Marketing hàng đầu giúp nhân viên của họ làm việc hiệu quả và nhanh chóng để hoàn thành công việc một cách tuyệt vời và để hợp lý hóa các quy trình quản lý kế hoạch. Họ không đem đến một chu kỳ cuộc họp dài vô tận của một ngày làm việc điển hình ngày nay. Họ tìm các để dễ theo dõi các dự án của các nhóm của họ và họ thiết kế các quy trình tự động và các công cụ để nâng cao hiệu quả.

5. Các nhà lãnh đạo Marketing hiệu quả biết cách làm thế nào để khai thác khả năng sáng tạo của các đội ngũ của họ.

Các phiên họp nhóm động não hiệu quả nhất khi chỉ dài từ 15 đến 45 phút và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những ý tưởng tốt nhất thường đến từ việc động não của từng cá nhân chứ không phải việc thảo luận nhóm. Do đó, một nhà Marketing hiệu quả không lãng phí thời gian để tìm kiếm những ý tưởng mới từ một nhóm. Một nhà Marketing giỏi biết khi nào nên phân tán các thành viên trong nhóm, họ đã nghiên cứu để đưa ra những ý tưởng tốt nhất của họ và tập hợp lại để bắt đầu một cuộc họp động não ngắn gọn, sau đó mọi hành động có thể dễ dàng được phân công.

6. Các nhà lãnh đạo Marketing hiệu quả nuôi dưỡng một tinh thần kinh doanh ( nhưng với sự cân bằng )

Các công ty lớn thường có xu hướng trở nên tự mãn theo thời gian, họ sử dụng các chiến thuật Marketing có thể áp dụng lâu dài. Nhưng một nhà Marketing hiệu quả sẽ xem xét những gì đang trở nên cũ và sẽ truyền cảm hứng cho nhóm  để tìm đến những ý tưởng mới có thể thích ứng với xu hướng mới trong hàng vi của khách hàng.

Không sợ hãi thử những điều mới là đặc điểm kinh doanh để làm việc tốt trong thế giới Marketing. Điều đó nói lên rằng rất quan trọng để biết khi nào nên thử những ý tưởng mới hay nên duy trì những ý tưởng đang mang lại kết quả.


Sử dụng dữ liệu và phân tích để thực hiện những quyết định quan trọng để thành công. Với rất nhiều công cụ phân tích có sẵn, trong đó có nhiều công cụ chuyên nghiệp cho phép xem dữ liệu thời gian thực, các nhà lãnh đạo Marketing không cần dựa vào phản ứng bên trong để đưa ra quyết định.

7. Các nhà Marketer giỏi nhìn công việc của họ qua con mắt khách hàng của họ.

Website của công ty, hồ sơ phương tiện truyền thông xã hội và nội dung bên ngoài phải đối mặt khác đều là một phần của kinh nghiệm của khách hàng. Marketing chuyên nghiệp nghĩ về cách làm thế nào họ có thể cung cấp giá trị cho khách hàng ( và khách hàng tiềm năng).  Mỗi bước của cách xây dựng từ thương hiệu đến phát triển nội dung và thậm chí cả trong quy trình nội bộ đội nhóm của họ sử để công việc được thực hiện. Marketing hiệu quả thực sự hiểu cách khách hàng tương tác với các sản phẩm của họ. Đặc biệt là trong công nghệ, có thể một cách biệt lớn giữa các công việc hàng ngày và biệt ngữ của bên kỹ thuật của văn phòng và bên Marketing, điều quan trọng là các nhà Marketing nói ngôn ngữ của sản phẩm của họ và hiểu được giá trị nó mang lại cho khách hàng.

Những đặc điểm trên được đúc kết lại và sau tất cả thì hầu hết chúng ta không được sinh ra là người lãnh đạo. Điều quan trong với các Marketer là phải giành thời gian để cải thiện thói quen nơi làm việc của mình để thúc đẩy hiệu quả nhất, môi trường làm việc – nơi ý tưởng sáng tạo có thể phát triển và công việc được thực hiện.

 Nguồn: Lanta Brand

Đây là book tiếng anh của Joel Comm hướng dẫn tận tình từ cách thành lập trang site và làm sao để site thu hút người khác, làm sao để được nhìu clicks. Hoàn toàn từ các kinh nghiệm của tác giả. Rất bổ ích và cấn thiết cho những ai đang tập chơi google adsense.

[IMG]

Bạn phải làm cho nội dung cái quảng cáo của Google trông như một phần của cái website của bạn, người ta ghét cái cảm giác click quảng cáo giúp 1 ai đó thu lợi nhuận, nhưng họ lại muốn tìm kiếm thông tin hửu ích cho mình

Links text tốt hơn links ảnh, tất nhiên, vì phần một tôi nói đó là do tính cách con người, với lại links text cho ta và mọi người nhiều lựa chọn click hơn.

Đừng có tách rời cái quảng cáo Google Adsense ra, bạn nên làm cho nó với màu link và màu nền trùng với cái web của bạn.

Nên chơi duy nhất 1 loại quảng cáo Google Adsense, vì nó cho ta sự thống nhất và dể quản lý, với lại như thế sẽ không vi phạm quy định của Google Adsense trên cùng 1 trang.

Sắp xếp thật hợp lý vị trí đặt Google Adsense, bạn nên làm cho người ta chú ý tức thời khi vào xem cái web của bạn, tuy cách này là tự bán khách cho người khác, nhưng nó lại cho ta một hiệu quả chơi Google Adsense tốt nhất, hãy đặt nó lên đỉnh cái website và một bên hông của bài viết, Google Adsense sẽ hiển thị tốt và sẽ cho một sự “đánh đồng” nội dung cao.

Lượng truy cập, bạn đừng có tìm cách qua mặt Google Adsense với những trò click ảo, vì giải thuật tính toán của nó hết sức thông minh, bạn hông tin ưHãy chơi đẹp, đó là cách kiếm tiền lâu dài và hợp lý nhất.
[* ]Bạn nên dùng chính sách một nghề cho chín còn hơn chín nghề, đừng làm nhiều cái web quá, quản lý hông có nổi và lượng truy câmp sẽ hông có nhiều.

Hãy nhớ, nội dung là VUA, chơi Google Adsense là quan trọng. Nhưng hãy xem người truy cập là Hoàng hậu, nhưng nếu không có VUA không có người truy cập vào xem nội dung bổ ích cái web của bạn thì chẵng mấy chốc bạn sẽ không kiếm được đồng nào.

Luôn tuân thủ các quy định của Google Adsense, bạn tuyệt đối không được vi phạm, vì nghĩ đơn giản Google Adsense người ta chơi nhiều thế quản lý sao nổi, nhận định này là cực kỳ sai lầm vì không ai tự dưng mở két nhà người ta cho bạn lấy tiền.

Không bao giờ thay đổi các đoạn HTML mà Google Adsense cung cấp cho bạn.
Không được khuyến khích người ta click vào cái quảng cáo của Google Adsense dưới mọi hình thức . Google Adsense chỉ chấp nhận 2 dòng text này ở code của họ, bạn không được viết khác đi : “sponsored links” hoặc “advertisements.”.

Không bao giờ tự click vào quảng cáo Google Adsense của bạn, Đừng f5 cái site của bạn quá mức, vì Google Adsense không chấp nhận site đang hoàn thiện, bạn có thể kiểm tra cái code hiển thị thế nào bằng công cụ Google Adsense Sandbox Tool.

Không được dán cái Google Adsense vào pop-up windows, trang đang lổi hoặc trang trống.
Không bao giờ bạn kiếm được nhiều tiền chỉ vì Google Adsense, hãy đi theo chủ đề bạn có khả năng. Thu nhập Google Adsense sẽ tự đến với bạn.

Nếu nội dung ngắn, bạn đặt Google Adsense ở phía trên, nội dung dài bạn đặt Google Adsense vào đâu đó bên trong nội dung, người ta sẽ có nhu cầu tìm kiếm thông tin khi đang đọc .

Nếu không thể dùng text như tôi đã nói, bạn buộc dùng hình ảnh thì nên chọn: 300×250 medium rectangle hoặc 160×600 wide skyscraper - hoặc cả 2 nếu bạn đặt nó để hiển thị nhiều trang.

Thời gian, chính là thước đó của giá trị 1 click bao nhiều đồng, vào site click liền sẽ có giá trị thấp hơn là đọc nội dung hoặc vài phút sau click. Bởi thế bạn thấy một số site lớn, kinh nghiệm nó đặt Google Adsense ít nhưng giá trị cao.

Bạn chỉ có thể dán vào 1 trang như thế 3 cái Google Adsense. Một dòng link . 2 cái Search, 1 cái link sản phẩm Google Adsense, nếu bạn có thêm nó cũng chả hiện ra.

Hãy lọc đi các quảng cáo có tỷ lệ bid quá thấp 0.1$

Nhưng dòng đầu tiên là điều quyết định Google Adsense sẽ hiển thị gì, hãy dùng , cho những dòng mô tả này.

Nếu là hộp tìm kiếm, hãy cho nó hiển thị ra ở cửa sổ mới, điều này không có vi phạm quy định của Google Adsense, bạn không tin thì hãy mail hỏi họ sẽ biết. Làm như thế chúng ta sẽ bớt bị mất khách.
Đa số mọi người đều nghĩ cái Search luôn nằm trên đỉnh của cái web, cho nên bạn biết đâu là nơi đặt nó rồi chứ ?

Nếu có thể, đừng viết hết nội dung vào 1 trang mà hãy để người ta sang trang khác để đọc, việc này sẽ giúp tăng tỷ lệ click Google Adsense hơn, vì người ta vẩn chưa tìm được cái người ta muốn, việc đó sẽ kích thích họ click vào Google Adsense hơn.

Dùng URL channels để check được mổi cáci web riêng lẻ nếu bạn có nhiều web sài Google Adsense.
Nếu CTR trang quá thấp, hãy xem lại cái tiêu đề và nội dung, hãy tối ưu lại nó.

Sử dụng Use Overture hoặc Google Adwords Keywords để xe người ta quan tâm đến từ khóa nào nhiều nhất trong lĩnh vực bang đang theo đuổi và cố tối ưu cái trang của bạn hướng theo nó.

Hãy dùng chương trình fix click Google Adsense để bảo vệ cái tài khoản của bạn khỏi những click xấu.
Hãy dùng Google sitemap, nó có cho bạn biết người dùng đến với bạn bằng các từ khóa nào, và nếu có thể hãy xem người ta quan tâm những từ khóa nào trong cái web của bạn rồi bổ sung thêm cho nó hợp lý.

Nếu bạn chỉ vì Google Adsense, hãy xem từ khóa nào có giá trị cao, hãy mua cái Domain có nội dung tương tự đó, rồi xem web nào quảng cáo, web nào liên quan và nội dung phong phú hơn, hãy dùng trình download, down nguyên cái html đó về và dán code Google Adsense của bạn vào, Nó không hiển thị cái nội dung có từ khóa cao đó mới lạ, cái này gọi là tận dụng chất sám.

Đừng có khoe khoang cái Domain bạn đang chơi Google Adsense ra đối với mọi người (nếu bạn sợ bị BAN), vì rất dể bị ghen ăn tức ở.

Nên kiếm cái Domain nào trên 1 năm tuổi để chơi. Dưới 1 năm tuổi Google nó đánh giá độ trust thấp thì có hiển thị ads có giá trị bid cao vẫn chỉ được tầm 0.01$

Nguồn sưu tầm!

Cố CEO của Apple đã đưa ra những bài học sâu sắc về cuộc sống, triết lý kinh doanh phản ánh thông qua các sản phẩm và sự thành công của Apple.


"Sáng tạo chỉ là kết nối mọi thứ với nhau. Khi bạn hỏi những người sáng tạo làm thế nào để làm nên một sản phẩm, họ sẽ cảm thấy ngượng ngùng một chút vì thực ra họ không làm gì cả. Những gì họ làm dần sáng tỏ theo thời gian và đến như một điều tự nhiên".

"Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình".

"Hãy là thước đo về chất lượng. Một số người không quen sống trong môi trường mà sự hoàn hảo được kỳ vọng".

"Bạn không thể kết nối mọi thứ để nhìn về phía trước, bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại. Vì vậy, bạn phải tin tưởng rằng những gì ở hiện tại bằng cách nào đó sẽ kết nối trong tương lai. Bạn phải tin tưởng vào một điều gì đó - linh tính, số phận, cuộc đời, sự nghiệp hay bất cứ điều gì. Cách tiếp cận này chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời của tôi".

"Công việc chiếm một phần lớn cuộc sống mỗi người và cách duy nhất để hài lòng là làm những gì mà mình nghĩ là to lớn. Và cách duy nhất để làm những công việc tuyệt vời đó là yêu những gì mình làm. Nếu bạn không tìm thấy lý tưởng này, hãy tiếp tục tìm kiếm, đừng nản lòng. Trái tim sẽ chỉ lối cho bạn và mọi chuyện sẽ tốt dần theo thời gian. Vì thế hãy quyết tâm đến cùng. Đừng bỏ cuộc".

"Là người giàu nhất trong nghĩa trang không quan trọng với tôi... Khi đi ngủ và nghĩ rằng mình đã làm điều gì đó tuyệt vời... đây mới là điều tôi quan trọng".

"Tôi thấy tự hào về những điều chúng tôi chưa làm cũng như đã làm. Sáng tạo có nghĩa là nói 'không' với hàng nghìn thứ".

"Tôi nghĩ rằng nếu bạn làm được điều gì đó tuyệt vời, đừng sống với cảm xúc đó quá lâu. Hãy tiếp tục nghĩ đến những việc cần làm tiếp theo".

"Phải rời khỏi Apple là điều tốt nhất từng đến với tôi. Gánh nặng thành công được thay thế bằng cảm giác nhẹ nhõm của người mới bắt đầu. Tôi được tự do bước vào quãng thời gian sáng tạo nhất trong cuộc đời mình".

"Chất lượng quan trọng hơn số lượng. Một lần home-run còn hơn hai lần double". (Home-run và double là thuật ngữ trong môn bóng chày)

"Khi tôi 17 tuổi, tôi đọc một câu ý nói là: 'Nếu bạn sống mỗi ngày như ngày cuối trong cuộc đời, một ngày nào đó bạn sẽ làm được những điều đúng đắn'. Câu nói này ám ảnh tôi và kể từ đó, trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi: 'Nếu hôm nay là ngày cuối trong đời mình, liệu mình có muốn làm những việc như hôm nay?' Và liên tiếp là những câu trả lời 'Không'. Tôi nhận ra mình cần thay đổi".



Tôi tin rằng khoảng một nửa những gì khác biệt giữa doanh nhân thành đạt và không thành đạt là sự kiên trì tuyệt đối.



Tôi muốn phát ra một âm thanh trong vũ trụ.

Theo VNE

Hiếm khi có ai đó trực tiếp tiết lộ những câu chuyện về công việc với Steve Jobs, nhà đồng sáng lập quá cố của hãng công nghệ Apple. Nhưng mỗi khi có người kể, dư luận lại được biết một thông tin gì đó mới mẻ về cách mà Jobs định hình văn hóa của công ty.

Mới đây, bà Allison Johnson, cựu Phó chủ tịch phụ trách marketing toàn cầu của Apple, đã có cuộc trả lời phỏng vấn tờ Entrepreneur. Trong thời gian từ năm 2005-2011, bà Johnson là một trong số rất ít người ở Apple được liên lạc trực tiếp với Jobs.

Trả lời phỏng vấn, bà Johnson tiết lộ rằng, hai từ bị ghét nhất ở Apple dưới thời Steve Jobs là “làm thương hiệu” (“branding”) và “tiếp thị” (“marketing”).


Huyền thoại công nghệ Steve Jobs - Ảnh: Getty.

“Trong tâm trí của Steve, mọi người đánh đồng thương hiệu với các chương trình quảng cáo và những thứ giả tạo. Trong khi điều quan trọng nhất là mối quan hệ của mọi người với sản phẩm. Bởi thế, bất kỳ khi nào chúng tôi nói “thương hiệu” thì Jobs xem đó là một từ “bẩn””, bà Johnson nói.

Về chủ đề marketing, bà Johnson nói, “marketing là khi bạn phải bán một thứ gì đó cho người khác. Và nếu bạn không đem lại giá trị, bạn không nói để họ hiểu về sản phẩm, bạn không giúp họ sử dụng sản phẩm một cách tốt nhất, thì bạn mới chỉ đơn thuần là bán hàng mà thôi. Và bạn không nên làm theo cách đó”.

Tờ Entrepreneur đặt câu hỏi, nhưng marketing chính là việc mà Apple làm tốt nhất, thế thì sao người từng đứng đầu Apple lại xem ghét từ này như vậy?

Hai từ bị ghét nhất ở Apple dưới thời Steve Jobs là “làm thương hiệu” (“branding”) và “tiếp thị” (“marketing”)
Trả lời câu hỏi này, bà Johnson giải thích, Jobs coi các chiến dịch giới thiệu sản phẩm là những nỗ lực lớn để công chúng hiểu về sản phẩm mới của công ty. Nỗ lực này được thực hiện thông qua việc truyền thông hiệu quả để mọi người biết điều gì khiến trải nghiệm với sản phẩm đó trở nên tuyệt vời:

“Điều quan trọng là nhóm marketing luôn ở bên nhóm phát triển sản phẩm và các kỹ sư. Bởi vậy, chúng tôi hiểu rõ những điều quan trọng về sản phẩm, các động cơ của các kỹ sư phía sau sản phẩm, điều mà họ hy vọng sản phẩm sẽ đạt được, vai trò mà họ muốn sản phẩm có được trong đời sống của con người. Vì chúng tôi có sự gắn bó mật thiết với nhóm phát triển sản phẩm, chúng tôi có thể truyền tải các ý tưởng của họ thật rõ ràng trong chương trình marketing và truyền thông mà chúng tôi thực hiện”, bà Johnson nói.

 Nguồn: VN Economy

Ngoài thiết kế lại thương hiệu, tăng số lượng kỹ sư và biên tập viên giỏi để thúc đẩy nội dung đến với gần khách hàng hơn, Yahoo còn sẵn sàng hợp tác với các đối thủ trên thị trường để phục hồi lại công ty.


"Kiều nữ" một thời của Google trở thành người có công lớn trong việc vực dậy Yahoo như hôm nay. Ảnh: Mashable

Ra mắt vào năm 1994, Yahoo là một trong những công ty lớn tuổi trong làng công nghệ thế giới nhưng vài năm gần đây kinh doanh đi xuống vì sự cạnh tranh của các đối thủ như Google, Facebook.... Trước khi trở thành CEO của Yahoo vào năm 2012, Marissa Mayer (39 tuổi) là Phó giám đốc Tìm kiếm sản phẩm và kinh nghiệm tiêu dùng của Google. Để phục hồi công ty đang tuột dốc, nữ CEO đã thực hiện những chiến lược tức thì sau khi nhậm chức.

1. Thiết kế lại hình ảnh thương hiệu

Từ năm 2009, ban lãnh đạo Yahoo đã muốn cải tổ lại hình ảnh công ty nhưng việc này không thực hiện được cho đến khi Mayer lên điều hành. Bà cho thiết kế lại trang chủ, logo của Yahoo cũng như các tính năng trong ứng dụng email và Flickr.

"Giao diện chính của Yahoo hiển thị những tin tức mới nhất, thay đổi này đã phần nào thành công. Đó là một trang thông tin nhưng lại tạo cảm giác cho người đọc như đang dùng trang Twitter cá nhân", một nhà phê bình thiết kế web cho biết.

2. Biến Yahoo trở thành thói quen cho người dùng

Theo Bloomberg, Mayer đặt mục tiêu đưa Yahoo trở thành trang web quen thuộc hàng ngày. Năm 2013, hãng mua lại ứng dụng tin tức ứng dụng tổng hợp trên điện thoại Summly, sau đó đổi tên thành Yahoo News Digest. Ứng dụng này luôn cập nhật các tin vắn mới nhất vì Yahoo nhận ra người đọc không hứng thú với những thông tin dài dòng. Nội dung được gửi đến người dùng hai lần một ngày, một bước trong kế hoạch khiến cho người sử dụng hình thành thói quen sử dụng các sản phẩm của Yahoo.

3. Thuê hàng trăm kỹ sư và biên tập viên

Khi Mayer đến, Yahoo chỉ có khoảng 40 kỹ sư điện thoại và hiện tại con số này đã lên đến gần 400 người. Yahoo cũng cho tăng gấp đôi số biên tập viên giỏi. Những tên tuổi như David Pogue (cựu phóng viên công nghệ của tạp chí New York Times), ngôi sao truyền hình Katie Couric đều đầu quân cho Yahoo.

4. Mua lại các công ty nhỏ

Yahoo đã mua gần 40 công ty công nghệ nhỏ từ khi Mayer lên làm sếp và thương vụ lớn nhất là mua lại mạng xã hội Tumblr với giá 1,1 tỷ USD.

Nữ CEO cho biết Yahoo thực hiện ba cách: mua lại các công ty nhỏ tiềm năng (chủ yếu trong lĩnh vực điện thoại di động), mua lại doanh nghiệp chiến lược nhằm tăng sức mạnh cho ứng dụng của hãng và thâu tóm những công ty lớn như Tumblr, giúp thương hiệu có thêm phân khúc khách hàng mới.

5. Tập trung phát triển ứng dụng trên điện thoại

Vào tháng 1/2012, Yahoo tuyên bố ưu tiên cho mảng di động. Trong bản báo cáo hàng năm hồi tháng 2, hãng cho biết có 400 triệu người truy cập bằng điện thoại trong tổng 800 triệu người sử dụng, tăng hơn gấp đôi kể từ tháng 10/2012. Tuy nhiên, doanh thu từ lĩnh vực này không quá ấn tượng.

"Nguồn doanh thu chính của Yahoo không đến từ điện thoại di động và các đối thủ cạnh tranh đều có doanh thu từ mảng này lớn hơn rất nhiều", báo cáo cho biết. Do đó, công ty Internet này phải tìm cách phát triển các sản phẩm hấp dẫn người sử dụng mới có hy vọng tăng vị thế cạnh tranh, tài chính.

6 . Phát triển theo chiều dọc

Tại CES 2014, hội thảo công nghệ lớn nhất diễn ra tại Las Vegas (Mỹ), Yahoo đã công bố một loạt thương hiệu mở rộng khác như tạp chí số Yahoo Magazines, tạp chí công nghệ Yahoo Tech, công ty quảng cáo Yahoo Advertising và ứng dụng kết nối truyền hình Smart TV...

Giám đốc biên tập của Yahoo Tech, Rafe Needleman trả lời vớiTechCrunch rẳng các mảng dọc của công ty ra đời nhằm cung cấp tin tức chuyên biệt cho phân khúc người dùng chung.

7. Kết thân với đối thủ cạnh tranh

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, CEO Mayer cho biết Yahoo không sở hữu hãng điện thoại, hệ điều hành, trình duyệt, hay mạng xã hội nào. Vì công ty không có chỗ đứng vững chắc trong các lĩnh vực công nghệ như Apple, Google và Facebook, bà Mayer cho rằng cần phải có mối quan hệ đối tác vững chắc với các công ty trên.

"Trong mảng hệ điều hành, chúng tôi hợp tác với Apple và Google. Còn về mạng xã hội, đối tác sẽ là Facebook. Chúng tôi sẵn sàng cộng tác với các đối thủ lớn để tăng cường trải nghiệm cho người dùng Yahoo", nữ lãnh đạo của Yahoo chia sẻ.

Theo VNE

Hồi gõ cửa xin việc, hồ sơ của tỉ phú Google trông thế nào?

Hẳn Sergey Brin - nhà đồng sáng lập nên "gã khổng lồ" Google - đang là một trong những cái tên đình đám nhất trong ngành công nghệ thời nay, nhưng thời xưa thì... chưa chắc. Giống như bao người khác, sơ yếu lý lịch của anh vào đầu thập kỷ 90 cũng nhàng nhàng như ai.

Bản sơ yếu lý lịch cũ của Brin, sửa lại vào năm 1996, đang được lan truyền rộng rãi trên mạng.

Hồi gõ cửa xin việc, hồ sơ của tỉ phú Google trông thế nào? (1)

Sergey Brin
Chuyên ngành Khoa học Tin học
Đại học Standford,
Stanford, CA 94305
(415) 723-9273
Học lực
Tháng 9/1993 - đến nay: Chuyên ngành Công nghệ Tin học, Đại học Standford
Tiến sỹ: dự kiến hoàn thành vào tháng 7/1997.
Thạc sỹ Khoa học: đã nhận vào tháng 8/1995.
Người hướng dẫn: Giáo sư Hector Garcia-Molina.
Tháng 9/1990 - Tháng 5/1993: Đại học Maryland
Cử nhân Khoa học Tin học và Toán học. Tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Tin học với hai môn được đánh giá cao nhất là Toán học, tiếp theo là Tin học.
Các bài viết được đăng
"Near neighbor search in large metric space" (Giải thuật láng giềng trong không gian metric lớn), S.Brin, Diễn tiến Cơ sở dữ liệu cực lớn, năm 1995 (html).
"Copy detection mechanism for digital documents" (Cơ chế phát hiện bản sao cho văn bản số hóa), S.Brin, J. Davis, H.Garcia-Molina, ACM SGIMOD 1995 (html).
Công trình nghiên cứu
GNAT's
Công trình này có liên quan tới lập chỉ mục cho dữ liệu đa chiều đối với tìm kiếm bằng giải thuật láng giềng. Các dạng ứng dụng tôi hình dung ra là so sánh nhận dạng, tìm kiếm thông tin, sinh học phân tử,... Một bài viết về chủ đề này đã được đăng trên VLDB '95. Các phiên bản khác nhau của cấu trúc dữ liệu này được viết bằng Mathematica, C và cuối cùng là C++.
COPS
Tôi thực hiện công trình này cùng với giáo sư Hector Garcia-Molina xoay quanh vấn đề phát hiện vi phạm bản quyền. Cùng với James Davis, một thạc sỹ khác cùng trường, chúng tôi phát triển nên COPS - viết tắt của the COpyright Protection System. Một bài viết về chủ đề này đã được đăng trên SIGMOD'95.

Khi trình bày về hướng nghiên cứu hiện thời, Brin có liệt dự án đầu tay "Movie Ratings" - nghe giống như những chức năng gợi ý tích hợp trong các ứng dụng dạng như Netflix của thời nay.

Brin miêu tả ứng dụng này cho phép người dùng đánh giá các bộ phim đã xem, hệ thống sẽ hiển thị những người dùng có sở thích tương tự để gợi ý ra những bộ phim đáng chú ý khác.

Hồi gõ cửa xin việc, hồ sơ của tỉ phú Google trông thế nào? (2)
Hướng nghiên cứu hiện thời và các sản phẩm hoàn thành
Movie Ratings
Dự án mới được bắt đầu này sẽ cho phép người sử dụng bình chọn phim đã xem. Trình tự hoạt động như sau: Bạn bình chọn cho bộ phim đã xem, sau đó hệ thống sẽ tìm ra những người dùng khác có cùng sở thích để ngoại suy xem bạn sẽ thích những bộ phim khác ở mức độ nào. Dự án được viết hoàn toàn bằng Python.
Bộ chuyển đổi LaTeX sang HTML
Tôi đã hoàn thành dự án lập trình bộ chuyển đổi LaTeX sang HTML, được dùng để tạo ra phiên bản HTML cho những bài viết được đề cập ở trên. Điều đặc biệt là bộ chuyển đổi hầu như được viết bằng TeX, thiết kế có phần trang nhã hơn những bộ chuyển đổi khác, một bộ phận nhỏ được viết bằng Perl.
Kinh nghiệm làm việc
Mùa hè năm 1993: Wolfram Research
Tôi phát triển một công cụ phân tích và trích xuất mã cho mã nguồn Mathematica.
Tháng 9/1992 - tháng 5/1993: Đại học Maryland, Nhóm phân tích và thiết kế hệ thống (SDAG)
Tại SDAG, tôi phát triển các thuật toán nhằm mục đích lập kế hoạch trong hệ thống thời gian thực. Công việc này liên quan tới tìm kiếm các giá trị gần đúng để giải quyết các bài toán lớpNP-đầy đủ. Ngoài ra, tôi còn làm về các công cụ lập hồ sơ cho hệ thống thời gian thực.
Mùa hè năm 1991 và mùa hè năm 1992: General Electric Information Services (GEIS)
Năm 1991, tôi phát triển một thư viện ngôn ngữ vĩ mô có khả năng nhúng được vào mọi ứng dụng. Điều này rất quan trọng đối với GEIS vì qua đó họ hiểu C++ có tác dụng như thế nào với mình. Mùa hè năm tiếp theo tôi phát triển thiết bị đồ họa cho một chương trình truyền tập tin bằng ngôn ngữ C ++.
Mùa hè năm 1991 - tháng 7 năm 1992: Khoa Toán học
Tiến sĩ Goldman, khoa Toán học, Đại học Maryland công tác trong lĩnh vực hình học và cấu trúc liên kết. Tôi hợp tác với thầy để phát triển thư viện C++ phiên bản portable hỗ trợ việc hiển thị các đối tượng trong hình học phi Euclide.
Tháng 7 - 1990 - tháng 7/1991: Đại học Maryland, Học viện Nghiên cứu Tin học Nâng cao
Tôi phát triển và thực hiện một thuật toán song song để xử lý hình ảnh, gồm phân tích các thành phần kết nối, làm mịn hình ảnh và nâng cao chất lượng hình ảnh. Ngoài ra, tôi còn phát triển cả các đoạn chương trình đồ họa 3D chạy song song phục vụ cho việc giả lập chuyến bay. Cả hai dự án đều viết bằng C/Paris và C* (6.0+) trên một máy kết nối CM-2 với 16384 bộ vi xử lý.

Nhưng điều thú vị nhất là đoạn nói về kỳ vọng về công việc Brin đã ẩn giấu trong đoạn mã HTML của hồ sơ, chỉ cần nhấn chuột phải vào trang hồ sơ và chọn "View Source", ta sẽ thấy điều "kỳ diệu" hiện ra:

Hồi gõ cửa xin việc, hồ sơ của tỉ phú Google trông thế nào? (3)

Và rồi như ngày nay, sự nghiệp của Brin tại Google đã vượt qua cả mục tiêu đó. Hiện anh đang phụ trách Dự Án Đặc Biệt của công ty. Tài sản của nhà đồng sáng lập "gã khổng lồ tìm kiếm" này ước tính lên tới 31,8 tỷ USD.

Theo Cafebiz.vn

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.