Articles by "thiet-ke-web"

Hiển thị các bài đăng có nhãn thiet-ke-web. Hiển thị tất cả bài đăng

Trong môi trường mạng Internet, bạn có đúng 0.05 giây để tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng mục tiêu (theo một cuộc nghiên cứu quy mô được tổ chức bởi trường Đại học Carleton).

50 mili-giây là quá ít để khách hàng đọc được các nội dung trên website của bạn. Vì vậy, bạn sẽ cần đến rất nhiều “thủ thuật” để khiến website trở nên thật bắt mắt và truyền tải hiệu quả các thông tin quan trọng nhất.

Sau đây là 6 thủ thuật đã được chứng minh hiệu quả và đang được hàu hết các nhà thiết kế website chuyên nghiệp sử dụng:

1. Thiết kế theo quy luật di chuyển mắt:

Rất nhiều cuộc nghiên cứu của Nielsen, Học viên Poynter…đã cho thấy: khách hàng đọc website theo một đường hình chữ F.

Thông thường, họ sẽ bắt đầu đọc từ góc trên bên trái màn hình, sau đó di chuyển ngang màn hình, xuống dòng và lại di chuyển từ bên trái sang phải. Tuy nhiên, sau khoảng 2 dòng đầu, họ sẽ chỉ đọc các chữ ở bên trái.

Hãy xem trang Science of People đã thiết kế giao diện website dựa trên quy luật này như thế nào:

Thiết kế website - Thủ thuật - Science of People

Đây là một quy luật tất yếu và tự nhiên của khách hàng. Vì vậy, hãy tận dụng nó bằng cách đặt các thông tin quan trọng dưới đây theo đường đi của mắt.

Logo
Danh sách các trang trong website
Calls-to-action
Link đến các trang mạng xã hội


2. Các dấu hiệu tạo cảm giác đáng tin cậy:

Lòng tin là một vấn đề rất lớn trong môi trường mạng. Và bạn không thể đặt một dòng chữ “CHÚNG TÔI CỰC KỲ ĐÁNG TIN” lên website và mong khách hàng sẽ tin bạn, bạn phải cho họ thấy điều đó.

May mắn thay, có rất nhiều thủ thuật tạo cho khách hàng cảm thấy tin tưởng bạn mà không cần đến chữ viết:

Hình ảnh bàn tay: Các nghiên cứu về ngôn ngữ hình thể cho thấy đôi bàn tay là dấu hiệu của sự đáng tin rõ ràng nhất. Khách hàng sẽ dễ tin tưởng bạn hơn nếu họ nhìn thấy bàn tay của bạn. Vì vậy, trong các hình ảnh và video sử dụng trong website, hãy dùng hình ảnh bàn tay trong mức độ phù hợp.

Biểu cảm trên mặt: Chỉ có tổng cộng 7 kiểu biểu cảm được tất cả mọi người hiểu cùng một cách. Bạn cần phải đảm bảo rằng các người mẫu trong hình ảnh của bạn đang mang các biểu cảm đúng với thông điệp muốn mang lại. Ví dụ như việc có rất nhiều thương hiệu sử dụng hình ảnh nụ cười nhếch mép để thể hiện phong thái tự tin, vui vẻ – trong khi nhiều khách hàng lại cho rằng nét mặt này thể hiện sự căm ghét và khinh thường.

Việc chọn các hình ảnh để đặt lên website bạn là một việc rất đau đầu – nhưng nó lại vô cùng quan trọng. Hãy chọn các hình ảnh thể hiện được các yếu tố trên.

3. Thúc đẩy hành động qua hình ảnh:

Tâm lý học cho thấy rằng, khách hàng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ hành động của những người xung quanh họ, bao gồm cả những người ở trong bức ảnh trên màn hình. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các nhân vật trên website để thúc đẩy họ làm một hành động mong muốn.

Một trong số các cách để làm điều này là sử dụng cử chỉ bằng tay. Hãy dùng ảnh nhân vật đang chỉ tay hoặc giơ tay đến hướng mà bạn muốn khách hàng nhìn vào.

Dưới đây là một ví dụ khi một blogger trên trang copyblogger.com muốn khách hàng nhìn vào yêu cầu “theo dõi” cô trên Twitter.

Thiết kế website - Thủ thuật - Copyblogger 1


Ngoài ra, bạn cũng có thể thúc đẩy hành động thông qua ánh mắt. Khách hàng sẽ nhìn theo hướng mà nhân vật của bạn đang nhìn.

Hình ảnh dưới được đặt trên đầu website của cô tác giả vừa nói đến, với mục tiêu thôi thúc khách hàng tiếp tục di chuyển xuống dưới trang.

Thiết kế website - Thủ thuật - Copyblogger 2



4. Truyền tải thuộc tính thương hiệu thông qua màu sắc:

Màu sắc cũng là một trong số các yếu tố quyết định việc khách hàng có thích và tin tưởng website của bạn hay không.

Dưới đây là một số các thông điệp thường được các màu sắc chuyển tới linh cảm của khách hàng:

Xanh dương: trung thành, yên bình, ổn định
Vàng: hạnh phúc, lạc quan, trẻ trung
Xanh lá cây: hồi sinh, thành công, hy vọng
Đen: quyền lực, bí ẩn, chuyên nghiệp
Trắng: sạch sẽ, thuần khiết, trong sạch
Đỏ: đam mê, mãnh liệt, sôi nổi
Tím: sang trọng, trung thành, thần bí
Da cam: năng động, vui vẻ, ấm áp

5. Đơn giản hóa:

Dưới đây là ví dụ về một website quá phức tạp, và vì vậy trở nên rất xấu xí và khó theo dõi:


Thiết kế website - Thủ thuật - World's Worst Website

Và dưới đây là ví dụ về một website đơn giản mà hiệu quả:


Thiết kế website - Thủ thuật - Simple

Nếu bạn biết cách cân bằng giữa “đơn giản” và “đơn điệu”, website của bạn sẽ trở nên bắt mắt hơn rất nhiều. Hãy thật trân trọng các khoảng trắng (những vùng không có màu, không có trang trí hay nội dung gì – chúng là nơi giúp mắt của khách hàng nghỉ ngơi một chút và tạo sự cân bằng trong thiết kế) và tuân thủ các cấu trúc cơ bản của website.

Một cuộc nghiên cứu của Google Research cũng cho thấy rằng khách hàng không thích những website quá khác biệt so với các website khác cùng loại. Một trang bán hàng trên mạng nên có giao diện tương tự như các website bán hàng khác; một trang blog nên tuân theo cấu trúc của các trang blog họ quen thuộc với…

Lời kết

Hãy nhớ rằng bạn chỉ có 0.05 giây để tạo ấn tượng đầu tiên của khách hàng về mình. Trong 0.05 giây này, thiết kế quan trọng hơn nội dung rất nhiều.

Vì vậy, hãy cứ tiếp tục chiến lược nội dung tuyệt vời của bạn, nhưng cũng đừng quên các thủ thuật về thiết kế và hình ảnh làm tăng hiệu quả cho nội dung đó.

Theo Mixdigital

Trong những năm qua bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian vào SEO và bây giờ công ty của bạn đã chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng nhưng trang web của bạn đã bị lỗi thời, không phải là trang web thân thiện với điện thoại di động và đã đến lúc bạn phải thiết kế lại trang web của mình. Bạn đã nghe rất nhiều những câu chuyện kinh dị kiểu như khi thiết kế lại thì trang web, bạn có thể bị tiêu diệt trên bảng xếp hạng. Dưới đây là 5 bước đảm bảo bạn có thể thực hiện thành công khi thiết kế lại trang web mà không làm ảnh hưởng hoặc không làm mất nhiều thời gian của bạn khi đầu tư vào SEO.


5 bước thiết kế lại trang web mà không ảnh hưởng đến SEO

Bước 1: Đánh giá chiến lược SEO 

Thiết kế lại trang web là thời gian hoàn hảo để đánh giá chiến lược SEO của bạn và tìm ra những từ khóa và các trang đích mang lại nhiều giá trị nhất và trang nào mang lại ít giá trị nhất. Điều này sẽ cho bạn biết những từ khóa và các trang đích được ưu tiên trong quá trình thiết kế lại.

Trong suốt quá trình này, bạn có thể tìm ra những từ khóa được xếp hạng tốt nhưng hoạt động kém trong việc cung cấp lưu lượng truy cập. Khi đánh giá chiến lược SEO, bạn cũng có thể thấy các trang đích nào đó không thu hút khách truy cập và không chuyển đổi thành bán hàng. Thiết kế lại trang web là cơ hội hoàn hảo nhằm giải quyết tính gắn kết và các vấn đề chuyển đổi ở cấp trang.

Để làm được việc này trước tiên bạn cần phải đánh giá các nỗ lực SEO trước khi thiết kế lại trang web và giải quyết các vấn đề mà bạn có thể giải quyết được nếu không thì bạn hãy bỏ qua nó. Và bạn có thể tiến hành một chiến dịch SEO tốt hơn sau khi thiết kế lại.

Bước 2: giữ lại các cấu trúc URL tương tự và thực hiện điều hướng 301

Vì nó gắn liền với SEO nên nó là lý tưởng để duy trì cấu trúc URL tương tự khi thực hiện thiết kế lại trang web nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Bạn có thể di chuyển các trang đến một nền tảng mới mà đòi hỏi cấu trúc URL khác nhau hoặc bạn có thể tổ chức lại nội dung của bạn hoặc thay đổi cấu trúc URL. Trong bất kỳ trường hợp nào thì việc thy đổi cấu trúc URL là cần thiết, thực hiện điều hướng 301 tại cấp trang là một điều cần thiết.

Chuyển hướng 301 là chuyển hướng vĩnh viễn từ URL này đến URL khác. Nó giúp giữ lại bảng xếp hạng bằng cách hướng dẫn công cụ tìm kiếm chuyển từ các URL cũ sang URL mới. Chuyển hướng 301 cũng giúp bảo tồn các liên kết inbound và các liên kết internal - cả hai liên kết này đều giúp bạn ở lại với bảng xếp hạng.

3. Duy trì tối ưu on-page

Duy trì việc tối ưu on-page là một bước rõ ràng nhưng khi thiết kế lại trang web thường liên quan đến việc di chuyển, sửa đổi và thêm nội dung mới. 

Đây không chỉ là cơ hội mà nó còn cải thiện tối ưu on-page với việc đảm bảo khi thay đổi bất kỳ từ khóa nào đã được thực hiện ở bước 1 thì nó sẽ được đưa vào các trang phù hợp.

Sau đó, xem xét từng tiêu đề và thẻ mô tả. Đảm bảo chúng là duy nhất trên mỗi trang, kết hợp các từ khóa mục tiêu cho trang đó và mô tả chính xác nội dung mà chúng đang liên kết đến.

Xem các URL của trang web và đảm bảo rằng chúng đang được tối ưu cho mỗi trang. Ngoài ra, kiểm tra các liên kết internal bị hỏng và đánh giá lại tất cả các anchor text để đảm bảo nó phù hợp với bất kỳ sự thay đổi từ khóa nào đã được thực hiện ở bước 1.

Bước 4: Tạo HTML và Sitemaps XML 

Tạo HTML và sitemaps XML để giúp công cụ tìm kiếm phát hiện ra khi có bất kỳ nội dung mới nào và nội dung hiện tại đã được chuyển đến URL mới. Sitemaps HTML cũng rất hữu ích để truy cập trang web và giúp chúng khám phá nội dung mới hoặc nội dung hiện có.

Sau khi tạo một sitemap XML, chắc chắn rằng công cụ tìm kiếm tiến hành thu thập dữ liệu của bất kỳ nội dung mới nào hoặc loại bỏ chúng. Bước này kết hợp với điều hướng 301 page level sẽ đảm bảo hiệu quả thu thập dữ liệu và lập chỉ mục nội dung mới hoặc loại bỏ nội dung.

Bước 5: Giám sát, đo lường, cải thiện

Sau khi trang web được thiết kế lại, hãy cẩn thận khi theo dõi thứ hạng và dữ liệu lưu lượng truy cập. Bạn hãy tự đánh giá bằng cách dựa vào các câu hỏi này:

- Chúng cải thiện được xếp hạng hay trở nên tồi tệ hơn?
- Lưu lượng truy cập vào trang web tăng hay giảm?
- Nội dung trên trang web được khách truy cập tham gia nhiều hơn hay ít hơn?
- Được khách truy cập chuyển đổi với tốc độ cao hơn hay thấp hơn?

Thiết kế lại trang web không phải là dự án được thực hiện một lần mà nó được thực hiện nhiều lần. Cũng giống như bất kỳ nỗ lực tiếp thị khác, kết quả của việc thiết kế lại cần phải được theo dõi, đo lường và thời gian được cải thiện.

Kết luận

Bằng cách làm theo 5 bước trên, việc thiết kế lại không chỉ mang lại thành công cho trang web của bạn mà nó còn ảnh hưởng đến các nỗ lực SEO nhưng có thể sử dụng nó như một cơ hội để thực hiện chiến lược SEO của bạn được tốt hơn.


Nguồn www.thegioiseo.com


Sự bùng nổ của công nghệ đã đưa Internet lên thành một trong những kênh quảng bá thông tin hàng đầu. Tuy nhiên, mỗi ngày đều có lượng thông tin khổng lồ được cập nhật, làm sao để thu hút độc giả và truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả không hề dễ dàng. Sử dụng những hình ảnh thiết kế đẹp mắt, thú vị, dễ hiểu và dễ nhớ là cách tiếp cận thông minh nhất để gây ấn tượng cho người xem. 








Xu hướng thiết kế rất đa dạng phong phú và biến đổi cùng với sự phát triển của công nghệ và thị hiếu của người đọc. Tự tin có kho dữ liệu khổng lồ về các thiết kế đồ họa, Shutterstock đã thực hiện điều tra và phân tích xu hướng thiết kế trong thời gian tới. Infographic dưới đây sẽ tổng hợp những xu hướng thiết kế trong năm vừa qua, và dự báo xu hướng thiết kế sẽ bùng nổ trong năm 2014.


Theo Tinh Tế

Hơn 3.000 năm về trước, dựa vào thuật Phong thủy mà các vua chúa Trung Hoa cổ xưa đã tìm kiếm những vùng đất tốt đẹp về phong thủy để đóng đô lập quốc. Điều đó giải thích vì sao các triều đại Trung Hoa thường tồn tại rất lâu dài, bền bỉ. Và dù trải qua những giai đoạn suy tàn, ly loạn, nhưng sức mạnh và nền văn minh của họ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển cho tới bây giờ, chứ không bị tàn lụi hẳn như những đế quốc cổ đại và trung đại khác như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Mông Cổ, Ả Rập…

Năm 1009, khi mới 30 tuổi và vừa lên ngôi hoàng đế thì ngay năm 2010 Lý Công Uẩn đã cho dời kinh đô Hoa Lư về thành Đại La ( Sau đổi tên thành Thăng Long) khi ông nhận thấy thế rồng chầu hổ phục, với mặt nhìn sông Hồng, lưng tựa núi Tản viên. Và từ đó đất nước không còn chịu cảnh đô hộ nữa mà còn phát triển rực rỡ với các triều đại hùng mạnh như Lý, Trần, Lê, Mạc, Trịnh – Nguyễn. Chỉ khi nhà Hồ chuyển kinh thành về Thanh Hóa, nhà Nguyễn lập kinh đô tại Phú Xuân (Huế) thì nước Việt lại phải chịu cảnh đô hộ và mất nước như vậy.


Phong thủy là một bộ môn khoa học chứa đựng những kiến thức, hiểu biết về sự chuyển động của các dòng nước (Thủy) và hướng đi của gió (phong). Các kiến thức phong thủy chủ yếu mang đến cho chúng ta cơ hội được sống khoẻ mạnh, hạnh phúc và kinh doanh thành đạt, vì ý nghĩa căn bản của phong thủy là giữ gìn và duy trì một cuộc sống hài hoà với môi trường xung quanh ta. Việc chọn nơi để xây nhà, làm văn phòng, ... cho đến thiết kế biểu tượng (logo) thương hiệu công ty, màu sắc nhận diện thương hiệu cũng sẽ ảnh hưởng đến chúng ta theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.


Lý thuyết về phong thủy rất rộng, từ việc lập đô, xây nhà, bài trí trong phòng, chọn màu sắc hay kiểu dáng ... đều với mục đích hỗ trợ cho chúng ta trong cuộc sống sung túc và hạnh phúc. Ở đây tôi chỉ xin đề cập ở góc độ phong thủy trong ứng dụng thiết kế logo, nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.


1. Thiết kế logo thương hiệu theo người mệnh Kim

Hành Kim ứng dụng trong thiết kế logo là những hình được thiết kế theo bố cục tròn, hình cong, hay hình bán nguyệt.
Màu sắc của người hành mệnh kim là những màu như trắng, bạc (màu kim) hoặc lựa chọn màu tương sinh với mệnh kim như màu vàng đất, màu cam ấm hoặc màu nâu trầm (màu của thổ).


 Thiết kế logo thương hiệu theo người mệnh Kim
Mẫu thiết kế logo tương ứng với người mệnh kim (ảnh internet)

Ý nghĩa: Với quan niệm về trời tròn đất vuông, đây là hình mẫu lý tưởng mang hình hài trái đất, mặt trăng, mặt trời,...nên được rất nhiều công ty sử dụng. Hình tròn không điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc nên nó được tượng trưng cho sự hoàn hảo, hợp tác và thuần nhất. Bên cạnh đó màu trắng lại thể hiện sự ngây thơ, tươi sáng, khởi đầu mới.


2. Thiết kế logo thương hiệu theo mệnh Thủy

Người hành mệnh thủy có thể lựa chọn mẫu thiết kế logo theo bố cục hình sóng nước, hình bất định (hình thủy) hoặc lựa chọn hình tương sinh mệnh thủy như hình tròn, hình oval, hình cong, hình bán nguyệt (hình Kim)

Màu sắc của người hành mệnh thủy là màu xanh nước biển, xanh đậm, màu đen (màu thủy) hoặc lựa chọn màu sắc theo tương sinh với mệnh thủy như màu trắng, màu bạc (màu của mệnh kim).




Thiết kế logo thương hiệu theo mệnh Thủy
 Những mẫu thiết kế logo phù hợp với những người mệnh thủy (ảnh internet)

Ý nghĩa: Nước là khởi nguyên của trái đất và vũ trụ, thể hiện sự mềm mại và thân thiện, uyển chuyển và năng động. Màu đen là màu của sự huyền bí, bất tận, say mê và có sức mạnh vô biên, trong khi đó màu màu xanh dương tượng trưng cho sự tươi mát, điềm tĩnh, hòa bình, là sắc màu tuyệt vời trong phong thủy. Từ bầu trời thiên thanh đến nền nước lấp lánh ở đại dương, màu xanh luôn mang đến cho bạn cảm giác thanh bình, nhẹ nhàng.


3. Thiết kế logo thương hiệu theo mệnh Mộc

Người mệnh Mộc có thể lựa chọn mẫu thiết kế logo theo hình trụ, hình chữ nhật dài, hình cây xanh (hình Mộc) hoặc lựa chọn theo tương sinh của mộc là Thủy (sóng nước, hình bất định)

Màu sắc của người mệnh Mộc có thể sử dụng như màu xanh lá cây, màu lục (màu Mộc) hoặc lựa chọn theo hướng tương sinh với mệnh Mộc là màu xanh nước biển, màu đen, màu xanh đậm (mệnh Thủy)


Thiết kế logo thương hiệu theo mệnh Mộc



Thiết kế logo thương hiệu theo mệnh Mộc
 Màu sắc và hình dáng logo tương ứng với mệnh mộc (ảnh internet)

Ý nghĩa: Mầm cây đang vươn lên mạnh mẽ hay một cây đại thụ tỏa bóng mát và vững vàng trước bão táp là ý nghĩa của logo mang mệnh mộc. Bên cạnh đó màu xanh lá cây cũng là màu của sự sinh sôi nảy nở, sức khỏe dồi dào. Màu của sự đổi mới, năng lượng mới và sự tái tạo.


4. Thiết kế logo thương hiệu theo mệnh Hỏa

Người mệnh hỏa có thể lựa chọn thiết kế logo theo hình tam giác, hình cánh buồm, hình tháp, hình mũi tên, hình sắc nhọn, hình ngọn lửa (hành Hỏa) hoặc lựa chọn theo tương sinh mệnh hỏa là mệnh mộc (hình cây xanh, hình trụ, hình chữ nhật dài).

Màu sắc tương ứng với người mệnh hỏa có thể sử dụng như màu đỏ, màu hồng, màu tím hoặc cũng có thể chọn màu theo tương sinh với mệnh hỏa là xanh lá, màu xanh lục (mệnh Mộc)




Thiết kế logo thương hiệu theo mệnh Hỏa
 Mẫu thiết kế logo với hình tam giác tương ứng mệnh hỏa (Ảnh internet)

Ý nghĩa: Tam giác được thể hiện nhiều với những hình mẫu trong thiết kế logo như hình núi, lều, hình tòa nhà chữ A ... nhằm để nói lên sự phát triển bền vững của thương hiệu. Màu đỏ thể hiện cho thành công, nồng nhiệt và đam mê chiến thắng thì màu hồng thể hiện cho sự nữ tính, êm ái, yêu đương đầy mơ mộng.


5. Thiết kế logo thương hiệu theo mệnh Thổ

Những người mệnh thổ có thể lựa chọn thiết kế logo với hình vuông, hình thoi làm chủ đạo hoặc cũng có thể lựa chọn hình tương sinh với hình vuông là hình mệnh Hỏa (Hình tam giác, hình tháp, hình mũi tên, hình sắc nhọn, hình ngọn lửa)

Màu sắc tương ứng với mệnh Thổ là màu Vàng đất, màu vàng cam hoặc màu nâu trầm hoặc cũng có thể lựa chọn theo hướng tương sinh với mênh Thổ là mệnh Kim (màu trắng, màu ghi xám)



Thiết kế logo thương hiệu theo mệnh Thổ 
Màu sắc và mẫu thiết kế logo tương ứng với mệnh thổ (ảnh internet)

Ý nghĩa: Hình vuông thể hiện tính cân bằng, chắc chắn nên thường được sử dụng để tạo cảm giác về sự cân xứng. Tượng trưng cho Địa nên dấu triện từ xưa đến nay đa phần đều có hình vuông cũng chính là thể hiện chủ quyền của chủ nhân. Màu vàng còn mang ý nghĩa là màu của sự ấm cúng, vui vẻ, thân thiện và tươi sáng.


Trong một bài viết ngắn và sự tìm tòi còn hạn chế nên tôi không thể đề cập được hết những kiến thức sâu rộng của phong thủy, bài viết trên chỉ là những kiến thức được tìm tòi và chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau trong suốt quá trình tư vấn và thiết kế logo thương hiệu doanh nghiệp mà tôi mới phần nào tìm hiểu và lĩnh hội được. Đóng góp chung vào sự thành công của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ứng dụng phong thủy vào việc kinh doanh một cách thuận lợi nhất, thuận theo tự nhiên mà thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững. Đó cũng là triết lý của ông cha khi xây dựng học thuyết phong thủy này.



Theo Brand Việt Nam



- Tại sao hai website cùng bán một sản phẩm tương tự nhau, có website bán được nhiều hơn, có website bán được ít hơn?

- Tại sao hai cửa hàng trực tuyến cùng bán một mặt hàng, của hàng này mặc dù bán đắt hơn nhưng vẫn bán chạy hơn cửa hàng kia bán rẻ hơn?

Những câu hỏi tương tự đều có thể được giải đáp thông qua hai yếu tố thiết kế UI và UX. Để trả lời cho các câu hỏi trên chúng ta cùng đi tìm hiểu UI, UX là gì?

Đó là hai yếu tố mới, giao diện người dùng UI – Graphical User Interface và trải nghiệm người dùng UX – User Experience. Đây là hai yếu tố quan trọng nhất của thương hiệu số.

Trong nhiều lĩnh vực hiện nay, khách hàng kết nối và tương tác với doanh nghiệp, sản phẩm là các yếu tố kỹ thuật số (màn hình, màu sắc, thông tin…) chứ không phải là con người.

Chẳng hạn, nhiều thương hiệu đã có dịch vụ trực tuyến như bán hàng, thử hàng, thậm chí xu hướng này còn lôi kéo nhiều thương hiệu thời trang tham gia với các công nghệ “gương 3D” giúp người dùng thử quần áo.

Toàn bộ cuộc gặp gỡ của người dùng với các thương hiệu và sản phẩm đều dựa trên giao diện người dùng thông qua màn hình máy tính, smartphone hay tablet. Website bán được nhiều hàng hơn nhờ tập trung vào những tính năng mà phần lớn khách hàng cần dùng, với thiết kế đơn giản, phù hợp với hầu hết khách hàng; hỗ trợ cho việc bố cục sản phẩm rõ ràng, đẹp mắt…

Đơn giản, rõ ràng. UX là tất cả những gì liên quan đến cách, cảm giác khi mà người dùng tương tác và sử dụng sản phẩm, là cách mà họ hiểu về sản phẩm sẽ hoạt động thế nào, là cảm giác khi họ dùng sản phẩm, là cách mà sản phẩm đáp ứng mục đích của họ…

Vì vậy, sự trải nghiệm của khách hàng là yếu tố cần thiết trong việc xây dựng và định vị nhãn hiệu số. Nếu không có con người để hướng dẫn và thuyết phục người mua hàng, thì bán hàng kỹ thuật số hay thương hiệu dựa trên nền tảng kỹ thuật số phải bắt đầu bằng thông điệp và hình ảnh đơn giản, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và phù hợp với bản sắc thương hiệu.

Hãy xem xét cách thức các thương hiệu hàng đầu thế giới phát triển nền tảng kỹ thuật số.

- Facebook tập trung vào UI/UX đến mức phản-thương hiệu. Trong khi Amazon, eBay và Apple cũng được phát triển thành những thương hiệu UX khổng lồ.

- Thậm chí, công ty truyền thống hơn như General Electric cũng đang xây dựng năng lực trong lĩnh vực này bởi vì họ nhìn thấy giá trị của chiến lược thống nhất UX.

Danh tiếng trực tuyến. Trước hai quán cà phê cạnh nhau hay hai sản phẩm cùng tính năng trên kệ, người dùng sẽ lựa chọn dựa trên thương hiệu, bao bì, giá cả? Không, người dùng sẽ truy cập smartphone để tìm kiếm thông tin về sản phẩm rồi mới đưa ra quyết định.

Họ có thể truy tìm thông tin sản phẩm và tìm hiểu các đánh giá của cộng đồng mạng, hay tư vấn của bạn bè qua mạng xã hội… Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng danh tiếng của thương hiệu trong xã hội internet với mạng xã hội là thời thượng.

Nó là tài sản thương hiệu. Công nhận tầm quan trọng của UX/ UI trở thành nền tảng trong xây dựng thương hiệu. Các giám đốc marketing (CMO) cũng phải bắt đầu quản lý UX/UI như một tài sản cùng với các tài sản xây dựng thương hiệu khác, bởi vì chúng ngày càng gắn bó với nhau.

Sự khác biệt quan trọng nhất trong UI và UX đó là UX nó bao gồm cả UI và nó hơn hẳn phần tâm lý, trải nghiệm người dùng trong đó.


Trang web thiết kế UX tôi thấy hay nhất: http://apple.com

Sưu tầm

Thiet ke web chuẩn SEO luôn là một trong những yêu cầu tất yếu được đặt ra khi các bạn – những người đang có những ý tưởng phát triển kinh doanh online, tìm đến các công ty thiết kế website chuyên nghiệp

Thiết kế website chuẩn SEO luôn là một trong những yêu cầu tất yêu được đặt ra khi các bạn – những người đang có những ý tưởng phát triển kinh doanh online, tìm đến các công ty thiết kế website. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta lại gọi nó là yêu cầu tất yếu, chính bởi vì tầm quan trọng của việc chuẩn SEO sẽ giúp trang web của bạn không những thân thiện mà còn là bước đệm trong công cuộc bứt TOP.

thiet-ke-web-gia-re-ha-noi

Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số mẹo trong thiết kế website chuẩn SEO đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả:

1. Nghiên cứu từ khóa tối ưu

Muốn tối ưu website của mình thì bạn phải hiểu bạn đang làm cái gì. Bạn phải nắm được đâu là điều mà bạn mong muốn người dùng tìm được trong website của bạn. Với những kỹ năng về SEO mà có lẽ tôi không cần nhắc lại thì việc phân tích đối thủ, phân tích từ khóa sẽ là một bước vô cùng quan trọng cho một sự bắt đầu.

Dù đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần nhưng tôi tin rằng khi đã nhắc đến quy trình chuẩn SEO thì điều này sẽ vẫn luôn là điều đầu tiên được nhắc đến.

2. Xây dựng website của bạn thân thiện với các công cụ tìm kiếm

thiet-ke-web-gia-re

Vì Google chỉ có thể đọc được các thẻ HTML, nếu bạn giảm thiểu được thì việc load trang của bạn sẽ rất nhanh nên hãy vận dụng một cách khéo léo CSS để giảm thiếu đến tối đa mã HTML cho trang web của bạn..

3. Điều hướng dễ dàng

Điều hướng là một trong những yếu tố không thể thiếu trong trang web của bạn. Điều hướng không chỉ là giúp trang website của bạn tốt và thân thiện hơn trong mắt các công cụ tìm kiếm mà còn thân thiện với cả người dùng. Nên nhớ rằng, link nội bộ rất quan trọng trong quá trình làm SEO của bạn. Việc người dùng có ghé thăm website của bạn lâu hay không tùy thuộc vào việc dẫn đường của bạn có hấp dẫn họ hay không?

4. Nhận được những dấu hiệu tốt từ các nguồn web

Đó là việc bạn khai báo website của bạn lên công cụ tìm kiếm và nó còn là các nguồn  bookmark, diễn đàn,… Tất nhiên, đòi hỏi đó phải là một nguồn website đáng tin cậy và chất lượng tốt. Chúng ta thường dùng câu “chọn bạn mà chơi” để nói về ảnh hưởng tốt xấu từ cách thách chọn bạn để chơi. SEO cũng giống như cuộc sống, bạn chơi với người xấu thì hình ảnh của bạn cũng bị ảnh hưởng, để mình là tốt trong mắt Google thì mình phải chơi với những con người tốt.

5. Xây dựng link chất lượng

thiet-ke-web-gia-re-chuan-seo-chat-luong

Giống như đã nói ở phần submit trang web, việc xây dựng liên kết cho website của bạn cũng rất cần quan tâm đến yếu tốt “chọn bạn mà chơi”. Hãy kiếm thật nhiều người bạn tốt để chơi, và tất nhiên, hãy vận dùng khéo léo và nhuần nhuyễn những kỹ năng SEO của mình để xây dựng mô hình link hợp lý.

6.Tận dụng kỹ năng và công cụ SEO

Đối với việc sử dụng mã nguồn mở ví dụ như WordPress đã giúp ích không nhỏ trong công việc SEO. Bạn chỉ cần nắm bắt được những kỹ thuật cơ bản khi sử dụng wordpress và cập nhật những plug-in hỗ trợ cho SEO để tăng khả năng tối ưu công việc SEO cho trang web của bạn.

7. Xây dựng sitemap

Sơ đồ trang website hay sitemap có thể tạm gọi là bản giới thiệu ngắn gọn trang web của bạn với các công cụ tìm kiếm.  Hãy cố gắng tạo ra một bản giới thiệu đầy đủ nhất nhé, như vậy thì việc công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trang web của bạn sẽ rất nhanh và không gặp nhiều khó khăn.
Hãy quan tâm đến tất cả các thẻ quan trọng và tối ưu nó. Thẻ Title, thẻ description, thẻ keyword, thẻ tag,…không phải ngẫu nhiên đâu mà sinh ra những thẻ đó cho bạn. Hãy sử dụng mọi kỹ năng phân tích để tối ưu những thẻ đó. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm thêm những yêu tố về thẻ H1, H2, thẻ alt cho ảnh,…

8. Nội dung là vua

Trong thể giới seo, trước kia là tứ trụ. Nhưng sau một loạt những thay đổi, một loạt những đợt cập nhật thuật toán của Google thì nội dung đã vươn lên chiếm lấy ngai vương SEO. Vì vậy, bạn hãy nhớ và luôn tìm mọi cách để có được nội dung mới mẻ và sáng tạo. Hãy vận dụng tài copy một cách chọn lọc để làm mới nội dung của mình

Trên đây chỉ là những mẹo nhỏ và có thể nói là cơ bản nhất cho một sự khởi đầu với SEO còn những gì thuộc về cơ bản thì luôn cần thiết

Theo Vinamax

Trước hết một câu hỏi quen thuộc nhưng không phải ai cũng trả lời chính xác: Thương hiệu là gì? Theo định nghĩa của Hiệp hội marketing Mỹ (AMA - The American Marketing Association), thương hiệu có thể là tên (name), thuật ngữ (term), ký hiệu (sign), biểu tượng (symbol) hoặc sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên để nhận biết hàng hóa  hay dịch vụ được bán ra trên thị trường và nhằm làm họ khác biệt với những nhà cung cấp khác. Và chúng ta thường gặp nhất thương hiệu ở biểu tượng. Biểu tượng được thiết kế để đại diện cho một cái gì đó và một thương hiệu có nghĩa là bao gồm sự liên tưởng, trải nghiệm và tính riêng biệt trong một kết cấu trừu tượng đó.
Kết cấu này có thể được gợi lên bằng việc sử dụng nhất quán các hình ảnh, âm thanh, cụm từ và logo khi khách hàng tìm bạn. Thương hiệu rất quan trọng, nó giúp bạn có được khách hàng và cũng giúp bạn giữ được họ.




Điều này được làm bằng cách đánh thức các liên kết và các kinh nghiệm của bạn trước đó đã có với thương hiệu, hoặc thông qua quảng cáo đã thấy, khi bạn tiếp cận với thương hiệu ở giai đoạn quan trọng. Ví dụ, khi quyết định mua một sản phẩm này từ một loại các sản phẩm tương tự.
Thương hiệu là thiết đặt các kỳ vọng, và khi đối mặt với những người không chắc chắn, họ thường có xu hướng lựa chọn phương án an toàn hơn. Người ta biết phải kỳ vọng vào thương hiệu họ đã biết.

Xây dựng thương hiệu là một quá trình phức tạp được thực hiện trên tất cả các loại phương tiện truyền thông, từ các sản phẩm đóng gói, quảng cáo truyền hình và quảng cáo trên báo in, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Dĩ nhiên xây dựng thương hiệu cũng được áp dụng cho thiết kế web.

Cho dù bạn xây dựng website cho thương hiệu hàng triệu đô la hay chỉ blog cá nhân, xây dựng thương hiệu qua web vẫn mang đầy đủ các lý do trên.

Dưới đây là 9 thủ thuật giúp bạn xây dựng một thương hiệu thông qua thiết kế web.

1. Màu sắc

Sự lựa chọn màu sắc là rất quan trọng trong xây dựng thương hiệu. Màu sắc không chỉ là thẩm mỹ mà nó kích thích các cảm xúc và mang lại những liên kết tiềm thức với rất nhiều thứ.
Ví dụ, màu đỏ  là một màu tượng trưng cho niềm đam mê, năng lượng, quyền lực và sự hứng khởi. Bởi vì điều này, nó thường là một sự lựa chọn màu sắc cho các thương hiệu trong các ngành giải trí.

Các màu sắc khác nhau mang lại các liên kết và hiệu ứng khác nhau. Màu xanh lá cây tượng trưng cho thiên nhiên, môi trường, lợi nhuận, tiền bạc và sức khỏe nên hay được dùng trong lĩnh vực tài chính. Nó cũng là một màu mang lại sự ôn hòa, đó là lý do tại sao các bệnh viện thường là các bức tường sơn màu xanh lá cây.

Khi chọn một màu cho thương hiệu của bạn, nghiên cứu các hiệu ứng và liên kết của nó để xem liệu nó có thích hợp đại diện cho thương hiệu của bạn không. Cũng lưu ý rằng các nền văn hóa khác nhau có thể có những liên kết cùng một màu sắc với những ý nghĩa khác nhau, do đó, vậy bạn nên kiểm tra xem màu sắc của bạn có ý nghĩa như điều bạn nghĩ trong thị trường mà bạn kinh doanh hay không?

 2. Tính cách

Thương hiệu của bạn có đặc điểm nhận dạng chưa? Truyền cho thương hiệu của bạn với một ít tích cách có thể giúp bạn xác định được chỗ đứng của nó.

Thương hiệu của bạn có đầy đủ sự ổn định và an toàn để khách hàng của bạn có thể chắc chắn chọn bạn không  nếu bạn là một công ty tài chính? Hay thương hiệu của bạn lại trẻ trung, gần gũi nếu bạn là một mạng xã hội?

Nhiều người sử dụng các sản phẩm và thương hiệu để xác định mình thuộc tầng lớp hay típ người nào, do đó, hình dạng đặc điểm thương hiệu của bạn hướng tới cái gì mà đối tượng của bạn sẽ muốn liên kết với chính họ.

Thuyết hình người là sự quy kết của phẩm chất con người và tính cách với những thứ khác như con vật hay đối tượng. Truyền cho thương hiệu của bạn các yếu tố của thuyết này là một cách tốt để xây dựng đặc điểm nhận dạng cho thương hiệu của bạn.

Con chim nhỏ màu xanh của Twitter là mình chứng rất hiệu quả cho điều này; tất cả các website hay phương tiện truyền thông  mà các fan hâm mộ Twitter tạo tính năng riêng của họ đều là biến thể của nó. Họ có thể muốn nó hơi khác một chút nhưng vẫn có thể nhận biết ngay là biểu tượng của Twitter.

 3. Cảm xúc

Cảm xúc là một yếu tố cần xem xét khi xây dựng thương hiệu của bạn. Những cảm giác và cảm xúc nào bạn muốn người dùng trải nghiệm khi họ truy cập trang web của bạn? Sắp xếp những gì mà bạn muốn chúng liên kết tới thương hiệu của bạn?

Việc thiết kế trang web của bạn không nên hoàn toàn chỉ làm theo các xu hướng thiết kế mới nhất, nó nên được quyết định về cảm xúc và ý tưởng mà bạn muốn thương hiệu của bạn thể hiện trong dự án, và sau đó thiết kế sẽ chỉ phải làm điều đó.

 4. Tính nhất quán

Để xây dựng một thương hiệu thành công bạn cần làm nó  trở nên dễ nhớ. Bạn đã làm gì để mọi người nhớ đến nó? Bạn nhắc lại chúng một cách liên tục.

Tính nhất quán trong suốt các thiết kế web của bạn được xây dựng trên sự lựa chọn những cái bạn đã thực hiện trước đó liên quan đến các tính cách của thương hiệu và gợi lên sự liên kết cảm xúc. Giữ tính nhất quán về màu sắc, hình ảnh và font chữ trong toàn bộ trang web để đảm bảo trang web của bạn mang một hình ảnh thống nhất.

Tính nhất quán của Skype là tích hợp các yếu tố thương hiệu của họ xuyên suốt các phương tiện truyền thông tiếp thị của họ, kể cả trên website như là: màu xanh, đám mây trắng 2D ở trên cùng và cầu vồng sặc sỡ:

 5. Dùng lại mã và hình ảnh

Giao diện và hình ảnh nhất quán cho phép bạn sử dụng lại nhiều hơn nội dung của mình như là stylesheet và hình ảnh. Điều đó có nghĩa là website của bạn sẽ được tải nhanh hơn và người dùng không cần download quá nhiều thứ - những hình ảnh và CSS đã được lưu vào bộ đệm (cache).
Trang Apple.com tích hợp rất nhiều logo của họ trên thanh định hướng, đưa các thương hiệu của họ vào các trang web.

 6. Kích thước và vị trí của logo

Vị trí thường được chấp nhận khi đặt logo của bạn trên website là góc trái phía trên của trang. Vị trí này là nơi phần lớn mọi người sẽ nhìn khi mở site của bạn và nó cũng thường được dùng để đặt link quay lại trang chủ. Nhưng vị trí chỉ là một yếu tố, kích thước là rất quan trọng. Phải đảm bảo rằng logo của bạn đủ lớn ở vị trí thứ hai hay thứ ba mà mọi người sẽ nhớ khi vào trang của bạn

 7. Gợi ý có ích

Khi người dùng vào thăm website của bạn lần đầu tiên, họ sẽ mất vài giây đầu để định hướng cho chính họ. Liệu đây có đúng là site họ cần? Nó trông có thú vị không? Nó về cái gì? Để trả lời các câu hỏi trên, bạn nên cung cấp các gợi ý có giá trị một cách ngắn gọn và rõ ràng cho khách hàng.
Gợi ý này nên là một câu ngắn gọn tại vị trí nổi bật trên website. Nó có thể ở vị trí ngay cạnh logo để khi một khách mới đọc tiêu đề của site họ có thể theo dõi luôn các gợi ý đó.

Trong một vài từ giải thích chính xác những lợi ích nào website của bạn cung cấp cho người dùng, để họ biết không chỉ trang web của bạn về cái gì mà còn tại sao họ nên truy cập tiếp nó.

 8. Giọng điệu

Ngôn ngữ bạn dùng trên website của mình cần nhấn mạnh vào các đặc trưng và tính cách thương hiệu của bạn. Nếu thương hiệu của bạn mang tính chất thân thiện, khiêm tốn, chân thành, công chúng mục tiêu của bạn là giới trẻ, có hiểu biết về kỹ thuật, thì giọng điệu vui vẻ và không quá nghiêm túc có thể rất tốt cho bạn.

Một cách khác, nếu bạn đang xây dựng website cho một ngân hàng thì giọng điệu phải rất nghiêm túc.

Nó không chỉ là những gì bạn nói – mà nó là bạn nói như thế nào. Bạn có thể nói cùng một điều nhưng bằng giọng khác nhau và nhận được cùng một ý nghĩa trên, nhưng tùy tính cách mà giọng điệu sẽ khác nhau, nên chọn một giọng điệu phù hợp với đặc điểm thương hiệu của công chúng mục tiêu của bạn.

 9. Tính duy nhất

Có các yếu tố trên sẽ chỉ giúp bạn đi xa hơn một chút, bởi vì còn một yếu tố cực kỳ quan trọng khi xây dựng thương hiệu là Tính duy nhất.

Nếu website của bạn trông giống của đối thủ, thì điều đó liệu có gây ấn tượng cho khách hàng? Bằng cách nào khách hàng tiềm năng của bạn phân biệt được sự khác nhau giữa hai cái? Bằng cách nỗ lực sáng tạo ra giao diện mang tính duy nhất, bạn không chỉ tạo ra sự nổi bật so với đối thủ mà còn làm bạn trở nên đáng ghi nhớ, điều đó có nghĩa bạn có cơ hội tốt hơn để khách hàng quay trở lại website của bạn nhiều lần.

 Tổng kết

Xây dựng một thương hiệu mạnh là rất quan trọng không chỉ cho một tập đoàn lớn mà còn cho các các công ty nhỏ, thậm chí là cá nhân. Xây dựng thương hiệu giúp chúng ta trở nên khác biệt trong thời buổi cạnh tranh và nhanh chóng đánh giá được chất lượng.

Website là một nền tảng tuyệt vời để xây dựng thương hiệu, vì vậy điều quan trọng là không bỏ qua việc xây dựng thương hiệu khi thiết kế web của bạn. Hãy chắc chắn là đã sử dụng tất cả các kỹ thuật khác nhau để làm cho thương hiệu của bạn mạnh mẽ và hiệu quả.

Mặc dù nội dung là chìa khoá thiết yếu cho một website thương mại thành công và hiệu quả, nhưng bạn cũng không thể bỏ qua phong cách trình bày và hình thức thể hiện những nội dung đó.

Công việc này đóng luôn vai trò quan trọng nhằm thu hút sự chú ý của người truy cập và dẫn đến các giao dịch mua sắm.

Cùng với nội dung thông tin phong phú, thường xuyên được cập nhập, vẻ bề ngoài của một trang web sẽ giúp bạn có được những kết quả kinh doanh trực tuyến như mong đợi, bởi nó nói lên nhiều điều về công ty bạn, cũng như thể hiện một hình ảnh ấn tượng về phong cách kinh doanh của bạn.

Tuy nhiên, nhiều nhà thiết kế web lại thường tự mình huỷ hoại những nỗ lực đã thực hiện trong một thời gian dài bằng việc mắc phải một số sai sót liên quan đến việc trình bày nội dung trang web. Dưới đây là 10 lỗi thiết kế trang web thường gặp nhất và một số lời khuyên giúp bạn tránh xa chúng:

1. Quá nhiều hình ảnh động, đồ họa phức tạp và lòe loẹt.

Thực tế đã cho thấy những người sử dụng website cho mục đích giao dịch buôn bán luôn muốn chỉ đi thẳng vào nội dung. Nhưng với một số nhà thiết kế vẫn làm theo cách bảo thủ là để bạn chờ đợi với trang đồ họa giới thiệu và dường như cố tình không biết rằng bạn sẽ cảm thấy khó chịu với kiểu chào đón khách hàng như vậy. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, dù các hình ảnh động này gây được sự chú ý nhất định, thì tác động chính của chúng vẫn sẽ là đẩy mọi người ra khỏi trang web này để đến với những trang web khác đơn giản hơn.

2. Quảng cáo đập ngay vào mắt.

Trong khi những quảng cáo pop-up chuẩn luôn làm người xem … khó chịu, thì đương nhiên những quảng cáo toàn màn mình (full-screen) dai dẳng càng không thể chấp nhận được. Khách ghé thăm trang web rất ghét điều này, và phần lớn trong số họ sẽ rời trang web của bạn chỉ sau vài giây, thay vì ngồi đợi để quảng cáo tự động biến mất sau đó.

3. Những “cơn ác mộng” trong điều hướng duyệt web.

Nếu người dùng web của bạn không thể đến được những nơi họ mong muốn trong một hoặc hai lần nhấp chuột, thì chắc chắn nhiều người sẽ rời bỏ trang web. Những lỗi trong điều hướng duyệt web như có quá nhiều sự lựa chọn, không có bản đồ trang web, nút “trở về” không đưa người dùng về đúng trang cuối cùng mà họ ghé thăm… sẽ khiến bạn mất đi nhiều khách hàng tiềm năng.

4. Không thể tiếp cận.

Xuất phát từ những mối lo lắng về mức độ an toàn của việc truyền thông trên mạng hiện nay và sự gia tăng của tình trạng ăn cắp thông tin cá nhân, người dùng web luôn mong muốn có thể tiếp cận được với những người mà họ đang trực tiếp giao dịch kinh doanh. Bằng việc cung cấp các địa chỉ email và số điện thoại của nhân viên có thẩm quyền, bạn có thể làm khách hàng cảm thấy an tâm và tin tưởng vào trang thương mại điện tử của mình.

5. Không có chỗ cho FAQs, comment và reply từ phía khách hàng.

Các khách hàng của trang web sẽ vô cùng phấn khởi nếu họ nhận thấy những phản hồi của họ được bạn đánh giá cao, vì thế, bạn hãy tích hợp hệ thống phản hồi thông tin và bình luận vào trang web của bạn. Đây là cách dễ dàng nhất nhằm gây dựng niềm tin và tình cảm tốt đẹp trong tâm trí khách hàng đối với công ty bạn.


Và đó cũng là cách hết sức đơn giản để bạn có được những đánh giá chính xác về tính hiệu quả của trang web, về sản phẩm dịch vụ bạn đang cung cấp, đồng thời bạn sẽ biết được các khách hàng của mình đang nghĩ gì, từ đó đưa ra những ý tưởng mới giúp cải thiện trang web của bạn ngày càng tốt hơn.

6. Tràn ngập thông tin và hình ảnh.

Nội dung trang web của bạn có thể được đánh giá là “trên cả tuyệt vời”, nhưng nếu chúng chìm nghỉm trong một biển từ ngữ hay hình ảnh, thì có lẽ mọi người sẽ bỏ qua chúng mà thôi. Chỉ cần một khoảng trống màu trắng nhỏ trên trang web sẽ làm cho mắt có một khoảng nghỉ và tạo ra cảm giác dễ chịu khi nhìn vào. Nó giúp người đọc tìm kiếm các chủ đề nội dung chi tiết, phân biệt được các khu vực thông tin và quảng cáo khác nhau, đồng thời tăng thêm tính chuyên nghiệp cho trang web của bạn.

7. Sự vui nhộn quá mức.

Những trang web B2B và trang web công nghệ cao (high-tech) thường để lộ một sai lầm tồi tệ là tích hợp hệ thống âm nhạc và hình ảnh vui nhộn vào nội dung trang web. Khi thiết kế 1 trang web, hãy nghĩ tới những người dùng web họ có thể không cần biết tất cả các bí quyết kinh doanh của bạn, nhiều khi đơn giản họ chỉ cần tìm những thông tin trung thực về hoạt động kinh doanh của bạn cũng như về sản phẩm dịch vụ bạn đang cung cấp.

8. Đồ họa kém cỏi và hình ảnh nhàm chán.

Đồ họa tồi sẽ khiến trang web của bạn trông rất nghiệp dư. Hãy đảm bảo rằng các màu sắc và câu chữ bạn sử dụng sẽ biểu lộ một sự rõ ràng, sáng sủa (và thích hợp) về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Khi lựa chọn đồ họa và hình ảnh, bạn hãy ưu tiên cho những hình ảnh hấp dẫn, lôi cuốn và nói lên được nhiều điều về hoạt động kinh doanh của bạn.

9. “Tra tấn” khách hàng tiềm năng.

Khi khách hàng điền vào mẫu đơn đặt hàng trực tuyến và cần thay đổi một thông tin nào đó hay điền thêm vào những mục họ còn để trống, họ nên được phép quay trở lại và tiến hành thay đổi thông tin một cách dễ dàng nhất. Đừng để khách hàng phải bắt đầu tất cả lại từ đầu. Nhiều người sẽ rời bỏ trang web của bạn thay vì kiên nhẫn điền lại toàn bộ các thông tin của họ.

10. Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ theo một cách duy nhất.

Bạn nên tạo ra một vài phương pháp khác nhau để khách hàng mua sắm sản phẩm/dịch vụ có thể tìm kiếm dễ dàng. Hãy tạo ra sự dễ dàng đó bằng cách sắp xếp việc mua sắm theo loại sản phẩm, theo thứ tự ABC, theo kích cỡ, theo giới tính, theo nhà sản xuất, hay theo bất cứ tiêu chuẩn nào khác mà khách hàng có thể sử dụng đến tuỳ thuộc vào loại sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp.

Có thể nói, để có một wesite kinh doanh hoàn chỉnh, thì bên cạnh nội dung hợp lý, bạn cần chú ý tới hình thức bên ngoài của trang web, sao cho trang web thực sự hấp dẫn nhưng không quá loè loẹt, sinh động nhưng không ồn ào, thông tin nhiều nhưng không tràn ngập… Điều đó tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái khi lựa chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của mình

Công ty bạn cần có trang web để quảng bá sản phẩm/dịch vụ và bạn đang lưỡng lự trước quyết định chọn ai là người xây dựng trang web đó. Tất nhiên bạn có thể tự làm việc này, nếu ở công ty bạn đã có một đội ngũ các nhân viên kỹ thuật giỏi nghề, hoặc bạn có đủ tiền để tuyển một nhóm chuyên gia thiết kế trang web.

Nhưng nếu bạn cũng giống như phần lớn các công ty nhỏ khác  không có nguồn nhân lực và khả năng tài chính cũng chưa cho phép bạn sẽ phải nhờ đến một công ty thiết kế web chuyên nghiệp.


Trong trường hợp này, bạn cần cẩn thận trong việc lựa chọn đối tác. Một trang web được thiết kế nghèo nàn, cẩu thả có thể khiến bạn tốn kém nhiều tiền của, khách hàng sẽ từ bỏ bạn và danh tiếng công ty cũng ngày một suy giảm theo. Vì thế trước khi ký kết hợp đồng với một nhà thiết kế, bạn hãy xem xét các yếu tố cơ bản sau:

1. Xác định rõ nhu cầu của mình.

Bạn có thể thuê một nhà thiết kế web trong thời gian dài để xây dựng, triển khai và duy trì hoạt động cho trang web của bạn. Nhưng nếu mục đích trang web của bạn chỉ đơn thuần là giới thiệu trực tuyến các thông tin về công ty và sản phẩm/dịch vụ, thì bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách thuê một nhà thiết kế web để xây dựng và triển khai trang web trong thời gian ngắn, còn bạn sẽ tự thực hiện mọi công việc liên quan đến hoạt động của trang web (chẳng hạn như khắc phục các đường link hỏng) ngay tại công ty. Bạn hãy xác định rõ những mục tiêu và kế hoạch tăng trưởng của công ty để dự liệu về thời hạn thuê dịch vụ của công ty thiết kế web.

2. Nghiên cứu kỹ lưỡng từng ứng viên.

Đây là phân đoạn thiết yếu trong thời gian bạn nghiên cứu để chọn lựa các nhà thiết kế web, bởi vì nó giúp bạn đánh giá chính xác năng lực của họ. Sau khi tìm được một vài nhà thiết kế web mà bạn cảm thấy có vẻ ưng ý nhất  thông qua danh bạ web hay các trang web của đối thủ cạnh tranh bạn hãy đọc danh mục những công việc và chi phí họ đưa ra ngay trên trang web của mình. Một trang web được coi là đẹp mắt, tiện lợi trong sử dụng và có trình độ chuyên nghiệp cao không nhất thiết phải cầu kỳ hay rực rỡ. Bạn chỉ cần tìm hiểu cảm nhận của các chuyên gia thiết kế để xem những ý tưởng của họ có phù hợp với mình không. Bạn cũng nên chú ý hơn đến các nhà thiết kế có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của bạn.

3. Đánh giá các dịch vụ của họ.

Hãy xác định xem liệu nhà thiết kế web có đáp ứng được các yêu cầu của bạn không. Nếu bạn muốn kinh doanh sản phẩm trực tuyến, bạn hãy tìm kiếm các công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế trang web thương mại điện tử. Nếu ứng viên mà bạn quan tâm là một cá nhân, thì bạn cần đảm bảo rằng người này có đủ các kỹ năng cần thiết để xây dựng thành công tất cả những gì bạn đòi hỏi.

Bạn phải luôn tỉnh táo trước những “lời đường mật” của các công ty thiết kế web, mà hãy chú ý nhiều hơn đến những dịch vụ cộng thêm do các công ty thiết kế web đưa ra (ví dụ như nội dung viết quảng cáo, tiếp thị và một số dịch vụ khác).

4. Gặp gỡ trực tiếp.

Thông thường, nhà thiết kế web tương lai của bạn, dù là cá nhân hay công ty đa quốc gia, sẽ giới thiệu các đặc tính trang web của họ ra toàn thế giới, thế nhưng bạn cần phải chọn đối tác nào mà mình có khả năng gặp gỡ, làm việc và hợp tác chặt chẽ. Sau khi tiếp xúc với nhà thiết kế web, bạn hãy tự hỏi bản thân một số câu dưới đây và hãy tự trả lời chúng thật trung thực:


Họ có lắng nghe các nhu cầu của mình không?

- Họ có hiểu vấn đề theo cách hiểu của mình không?

- Họ có hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của mình không?

- Họ có chia sẻ viễn cảnh của mình trong trang web không?

5. Kiểm tra và tham khảo ý kiến.

Việc tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh của nhà thiết kế web luôn rất hữu ích, vì nó cho bạn biết nhà thiết kế đó đang hoạt động ra sao. Có thể công ty thiết kế web đó nổi tiếng khắp thế giới nhờ khả năng sáng tạo không ngừng, nhưng nếu họ không hoàn thành trang web của bạn đúng hạn với chất lượng đúng như đòi hỏi của bạn, thì đó không phải là đối tượng mà bạn cần tìm.
Bạn có thể không cần đến Fat Hat Design  một cái tên quá nổi tiếng trong ngành thiết kế web và nhãn hiệu kinh doanh với các khách hàng là nhiều công ty, tập đoàn lớn trên toàn nước Mỹ, mà cái bạn cần là một nhà thiết kế web có thể xây dựng một trang web phù hợp nhất với yêu cầu kinh doanh của bạn. Bạn có thể gọi điện thoại và tham khảo ý kiến một số khách hàng cũ của nhà thiết kế web này về việc công ty:

- Có hoàn thành hợp đồng đúng theo hạn định không?
- Có đáp ứng được các yêu cầu đề ra ban đầu không?
- Có nhiệt tình tiếp nhận các đề xuất và câu hỏi của khách hàng không?
- Có nhanh chóng khắc phục sai sót không?
- Có thực hiện công việc theo mức phí đã thoả thuận ban đầu không?

6. Hãy nhìn xa hơn.

Nhiều năm qua, hàng trăm công ty thiết kế web khác nhau trên thế giới với đủ quy mô và trình độ chuyên môn đã tiến hành sát nhập, cắt giảm hoạt động hay đơn giản là đóng cửa. Do không thể biết chắc nhà thiết kế web mà bạn muốn thuê sẽ tiếp tục hoạt động lâu dài hay chuẩn bị phá sản, nên bạn có quyền đưa ra câu hỏi về tính ổn định và lâu dài trong mối quan hệ giữa bạn với nhà thiết kế đó.
Bạn cũng nên hỏi trước hình thức thanh toán: có thể trả tiền làm nhiều đợt theo tiến độ công việc thực hiện được, hay phải thanh toán toàn bộ chi phí ngay sau khi ký kết hợp đồng. Những nhà thiết kế nào sẵn sàng chấp nhận phương thức thanh toán từng phần chính là đối tượng mà bạn có thể tin cậy khi giao dịch.

Có thể nói, để trang web của bạn thực sự là một công cụ hỗ trợ kinh doanh, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của bạn về các chức năng tìm kiếm, kỹ thuật và cả yếu tố thẩm mỹ, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và thuận tiện khi truy cập, thì điều quan quan trọng là bạn phải tìm được cho mình một nhà thiết kế có năng lực, có khả năng sáng tạo và có kinh nghiệm. Tuy nhiên, bạn cũng cần để ý đến khoản ngân sách dành cho việc này. Đừng để công ty bạn phải hoạt động với một trang web đẹp mắt và một tài khoản có số dư bằng 0.

Khi kinh doanh trực tuyến việc xây dựng một website là điều tất yếu song để phát triển một website thành công thì không phải là điều dễ dàng...

Trước hết chúng ta cần xem xét một số đặc điểm chung của những website thành công và khám phá những gì bạn có thể áp dụng cho website của bạn và một số điều nên và không nên khi thiết kế website.



Tổ chức website chặt chẽ và dễ sử dụng.

Sử dụng từ ngữ dễ hiểu.

Dễ dàng khám phá các đường link.

Thời gian tải về nhanh.

Nội dung không có hình ảnh.

Dễ theo dõi "quá trình bán hàng".

Tương thích với đa số trình duyệt web.


Một số vấn đề quan trọng khác khi thiết kế website:

1. Tổ chức website chặt chẽ và dễ sử dụng.

Website của bạn cần có cấu trúc càng rõ ràng dễ hiểu càng tốt. Điều quan trọng ở đây là phải làm sao để khách hàng thấy được ngay các thông tin mà họ hi vọng có thể thu được từ website của bạn.

Nếu website của bạn có quá nhiều thông tin, bạn có thể làm cho trang chủ đơn giản bằng cách thiết kế bảng nội dung, bảng này cũng nên hết sức đơn giản và dễ sử dụng. Đồng thời sử dụng những từ và đoạn ngắn gọn dễ hiểu để thu hút người đọc.

2. Sử dụng từ ngữ dễ hiểu.

Một ai đó sẽ không thể theo dõi được quảng cáo bán hàng của bạn cũng như mua những mặt hàng mà bạn đang cung cấp nếu như họ không thể hiểu được những gì bạn đang nói. Sử dụng những lời lẽ hoa mỹ để tán dương những sản phẩm bạn cung cấp thì rất dễ nhưng bạn sẽ không thể biết được có bao nhiêu người tới website và dự định của họ như thế nào?

Có thể bạn cung cấp những sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt nhưng sẽ không ai mua nếu như họ không biết bạn đang chào bán những gì, hay không thể hiểu được lợi ích mà sản phẩm dịch vụ của bạn mang đến cho khách hàng.


Hãy nhớ rằng khi một người đến thăm website của bạn, có thể anh ta chưa biết bạn là ai?. bạn đang chào bán sản phẩm gì?. Bạn phải giúp khách hàng hiểu rõ những vấn đề này trong thời gian ngắn nhất. Hãy dùng các câu ngắn gọn, cô đọng và giữ kiểu thiết kế cố định đối với tất cả các trang con.

3. Dễ dàng khám phá các đường link.

Bạn hãy tạo các đường link bằng chữ hay biểu tượng ở tất cả các trang con để mọi người có thể xem lại hoặc xem tiếp mà không phải sử dụng đến nút "Back" hay "Forward" của trình duyệt. Bạn cũng cần nhớ là phải có những chữ thay thế tất cả các đồ hoạ và đường liên kết trong trang của bạn. Đây là những từ sẽ xuất hiện thay thế đồ họa khi tuỳ chọn đồ hoạ trong trình duyệt bị tắt hoặc khi người ta nhấn nút "Stop" trước khi trang được tải về đầy đủ.

4. Thời gian tải về nhanh.

Bạn đừng nghĩ rằng tất cả mọi người đều sử dụng một đường truyền Internet có tốc độ cao. Liệu bạn có muốn mình phải đợi 10 phút để tải một trang về trước khi xem trang đó không?. Chắc chắn là không, vì thế bạn đừng hy vọng khách hàng sẽ đợi. Bạn cũng nên nhớ rằng 30 giây trước màn hình giống như 10 phút vậy.

Sử dụng đồ hoạ để trang trí là rất tốt nhưng đừng lạm dụng. Nếu bạn cần nhiều hình ảnh và đồ hoạ lớn thì nên có một biểu tượng nhỏ sẽ liên kết với hình ảnh đồng thời nhắc nhở người xem cần phải đợi.

Sử dụng video và audio trong trang như một công cụ để bán hàng là ý tưởng khá hay, tuy nhiên bạn không nên sử dụng bởi hiện tại trừ các tỉnh thành lớn có đường truyền tốc độ cao ADSL hay cáp quang, vẫn còn đa số người vẫn đang sử dụng đường truyền Dial-Up với modem 28.8, 33.6 và 56.6.

Nhân tố thời gian là vô cùng quan trọng vì mọi người thuờng không kiên nhẫn khi vào mạng. Nếu trang của bạn phải mất thời gian quá lâu để tải về thì khách hàng có thể nhấn chuột và bỏ đi. Đừng để mất khách hàng chỉ vì trang web của bạn tải về quá chậm.

Hãy tăng tốc độ truyền của các trang web lên bằng cách: Giảm kích cỡ đồ hoạ trong trang web của bạn. Nhiều file đồ hoạ không nhất thiết phải có kích cỡ như trên các trang web thông thuờng. Bạn chỉ cần 72 dpi cho độ phân giải của màn hình và đồ hoạ cũng chỉ cần 256 màu.

Một đồ hoạ kích cỡ nhỏ 4" - 2" không nên lớn hơn 10K. Thu nhỏ kích cỡ đồ hoạ, độ sâu của màu. Hãy để chế độ phân giải đồ hoạ và hình ảnh nền ở mức 256 màu. Nếu bạn rất cần một đồ hoạ lớn thì bạn có thể cung cấp cho người xem một hình ảnh nhỏ với nút "phóng to" để xem tiếp một hình ảnh lớn hơn.

Quy định cụ thể kích cỡ file đồ họa trong mã HTML. Nếu bạn quy định cụ thể kích cỡ các file đồ hoạ trong mã HTML, trình duyệt web sẽ rút ngắn kích cỡ của trang nếu cần thiết và nơi hình ảnh sẽ xuất hiện, hiển thị văn bản và để một khoảng trống cho file đồ hoạ tải về.

Giảm số file trong trang web của bạn (cả file đồ hoạ và HTML kết hợp với nhau). Mọi người luôn xem nhẹ thủ thuật quản lý trang: giảm số file chứa trong website của bạn. Mọi người thuờng có tối đa bốn kết nối (socket) trong trình duyệt web của họ. Mỗi một socket sẽ cho phép chuyển một file về máy tính của bạn, vì thế nếu bạn có 4 socket thì bạn có thể tải cùng lúc 4 file về.

Nếu bạn có 6 ảnh trong trang chủ và một file HTML thì tất cả là có 7 file cần phải tải về. Trình duyệt sẽ tải 4 file về trước , sau khi tải xong một file socket sẽ tải tiếp file còn lại. Nói cách khác file thứ 5 sẽ chỉ được tải về khi file thứ nhất được tải xong.


Và file thứ 6 sẽ chưa được tải về cho đến khi quá trình tải file thứ hai hoàn thành... quá trình tải về có thể kéo dài nếu có quá nhiều file đặc biệt khi những file này rất lớn. Theo như nguyên tắc, (giả sử đồ hoạ của bạn có kích cỡ khiêm tốn 5-12K) bạn hãy cố gắng có duới 5 file mỗi trang.

5. Nội dung không có hình ảnh.

Nhiều người sử dụng ảnh "GIF" và JavaScripts để tạo các logo và ký tự chạy ngang màn hình hay những gì tương tự. Điều này không chỉ làm tăng thời gian tải về mà còn làm người xem xao lãng nội dung bán hàng của bạn.

Những người trên Internet là những con người của thông tin vì vậy bạn hãy chắc chắn rằng mình đang dành thời gian cho những thông tin có chất lượng chứ không phải là những hình ảnh vô bổ. Nếu bạn có một nội dung vô giá trong trang web, hãy làm cho nó dễ đọc. Hãy chia thành những đoạn quan trọng, gạch chân hoặc bôi đậm những câu quan trọng trong từng đoạn và bạn đừng ngại trang trí với một số màu.

Tô màu văn bản thay thế file đồ hoạ nếu có thể. Nói cách khác thay vì sử dụng một file đồ họa để gây sự chú ý, bạn có thể sử dụng văn bản có màu sắc khác nhau.

Có thể bạn muốn cung cấpthông tin miễn phí duới dạng bài báo hay bài phóng sự, và sau đó cố gắng bán hàng. Nếu bạn muốn cung cấp cho người sử dụng những thông tin bổ ích (với mục đích thu hút khách hàng), hãy thêm những nội dung có chất lượng chứ không phải là những hình ảnh bên ngoài. Trong truờng hợp đó một chữ đáng giá hàng nghìn hình ảnh.

Thậm chí bạn muốn trang của mình sinh động hơn một chút (có những biểu tượng biến hình, các dòng chữ bôi đậm...) nhằm thu hút mọi người tiếp tục quan tâm tới sản phẩm và dịch vụ của bạn. Công việc của bạn chính là kiểm tra những kết quả mà khách hàng xem đem lại.

Tất cả sẽ phụ thuộc vào những sản phẩm và dịch vụ bạn đang bán cũng như đối tượng khách hàng bạn cần tiếp thị hay thị truờng mục tiêu của bạn. Nếu bạn đang tiếp thị cho lớp trẻ thì sự sinh động của website sẽ làm tăng doanh số bán hàng.


Nhưng nếu đối tượng khách hàng của bạn chủ yếu là những nhà kinh doanh có trình độ thì yếu tố sinh động đó có thể làm bạn giống như một hoạ sĩ nửa mùa. Đối với đối tượng khách hàng này bạn cần thu hút họ bằng những sự kiện, con số, sự trung thực và những lợi ích rõ ràng.

6. Dễ theo dõi "quá trình bán hàng".

Bạn phải tạo điều kiện để khách hàng hiểu rõ những lợi ích của sản phẩm và dịch vụ của bạn đem lại cũng như cung cấp cho khách hàng phương thức đặt hàng thuận tiện nhất. Liệu bạn đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng trước khi bạn yêu cầu họ đặt hàng chưa?


Bạn đã tạo cho khách hàng sự yêu thích và hứng thú trước khi bạn mời họ đặt hàng chưa?. Bạn đã cung cấp cho khách hàng một số cách đặt hàng thuận tiện cả trên mạng và ngoài mạng chưa?. Và liệu bạn đã huớng dẫn khách xem tất cả từng buớc một chưa?.

7. Tương thích với đa số trình duyệt web.

Nếu bạn sử dụng bảng biểu hãy xem xét cẩn thận việc nó sẽ hiển thị như thế nào ở các trình duyệt khác nhau (ví dụ Internet Explorer, Netscape) và ở tất cả các cấp độ phân giải (ví dụ 800 x 600, 1024 x 768, 1280 x 1024, 1400 x 1050).

8. Một số vấn đề quan trọng khác khi thiết kế website.

Đọc và kiểm tra cẩn thận tất cả các nội dung. Nếu bạn không quan tâm tới việc kiểm tra lỗi chính tả, người sử dụng sẽ nghi vấn làm sao họ có thể giao tiền của mình cho một công ty không thể tự sửa lỗi chính tả cho trang web của mình?.

Hãy nhờ một người bạn hoặc đồng nghiệp đọc và sửa giúp bạn bởi họ có thể tìm thấy những lỗi mà bạn không bao giờ phát hiện ra được.Trước khi đưa mọi việc vào hoạt động bạn cần có một đợt kiểm tra toàn bộ website (các đường liên kết, thời gian tải, form bán hàng...) và cố gắng kiểm tra bằng nhiều phương pháp.

Một điều hết sức quan trọng là bạn không nên nói ngay cho người xem biết bạn đang cố gắng bán hàng cho họ. Bất kể bạn đang có sản phẩm gì, cho dù sản phẩm của bạn có tốt như thế nào đi nữa thì hầu hết mọi người sẽ không ở lại trang của bạn nếu họ biết họ đang bị dụ dỗ mua hàng.

Bạn cần để họ đọc, nhận ra được những lợi ích bạn sẽ đem lại cho họ và sau đó chỉ nên để họ biết rằng sản phẩm đó đang có bán. Nếu bạn thực hiện được điều này thì có nghĩa là khách hàng sẽ tự tìm thấy và mua sản phẩm bạn cung cấp.

Một yếu tố thành công khác trong marketing trực tuyến là bạn phải có khả năng chấp nhận được các giao dịch buôn bán trực tuyến. Khi bạn cung cấp sản phẩm thông tin thì bạn nên chào bán duới dạng điện tử thông qua email.

Nếu trang web của bạn lớn hơn 50K thì bạn hãy đặt một ghi chú nhỏ trên cùng của trang để thuyết phục khách hàng nên kiên nhẫn trong khi đồ họa được tải về (câu này sẽ hiện lên khi trang web của bạn tải về).

Thậm chí ngay cả khi tại các trang web thử nghiệm mà bạn thấy không mất nhiều thời gian để tải về nhưng bạn cũng cần nhớ rằng khách hàng cũng có thể có đường kết nối chậm do đó làm tăng thời gian tải. Bạn không nên để khách hàng ra đi chỉ vì thời gian tải quá lâu mà bạn không thông báo về việc họ phải đợi.

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.