Articles by "thu-thuat-wordpress"

Hiển thị các bài đăng có nhãn thu-thuat-wordpress. Hiển thị tất cả bài đăng

Một trong những đề tài chúng tôi nhận thấy được thảo luận nhiều nhất trong WordCamps và các sự kiện khác chính là: thủ thuật nào đem lại lợi ích cho SEO nhiều hơn – “Category hay Tag”? Sự khác biệt giữa Category và Tag như thế nào? Một website WordPress dùng bao nhiêu Category là đủ? Bao nhiêu lại quá nhiều? Ta có thể đăng một bài viết trong nhiều Category khác nhau hay không? Liệu có giới hạn nào trong việc sử dụng số lượng Tag cho từng bài viết không? Các Tag có hoạt động như các meta từ khóa không? Có lợi ích SEO nào nhận được nếu chúng ta sử dụng số Category vượt trội số lượng Tag, và ngược lại không? Tuy một số người có đăng bài bình luận về chủ đề này trên một số website, nhưng chúng thường không nhất quán và thiếu triệt để. Nếu bạn cũng đang gặp phải khúc mắc trong những câu hỏi này, hy vọng bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho mình sau khi đọc xong bài viết, để từ đó tạo các thay đổi cần thiết cho trang blog.

Trước khi thảo luận bất cứ câu hỏi nào được nêu ở trên, chúng ta cần tìm hiểu Category và Tag là gì? Trong WordPress, cả Category và Tag đều được hiểu là sự phân loại nội dung. Mục tiêu duy nhất của chúng là sàng lọc nội dung để cải thiện tính tiện dụng cho website. Tức là khi người dùng truy cập website, họ có thể xem lướt nội dung theo chủ đề thay vì xem theo trình tự thời gian các bài viết được đăng tải.

Đâu là sự khác biệt giữa Category và Tag?

Category có chức năng nhóm các bài viết của bạn theo các chủ đề tổng quát. Hãy xem chúng là các chủ đề chung chung, hay mục lục nội dung trên website của bạn. Category giúp người đọc nắm được nội dung chủ đạo của trang blog. Nó giúp khách truy cập tìm đúng loại nội dung cần tìm trên website. Category là một hệ thống cấp bậc, do đó, bạn có thể tạo ra các Category con.

Tag mô tả các chi tiết thông tin mang tính cốt lõi của bài viết. Hãy xem chúng như các từ khóa phân loại nội dung của website. Chúng là các từ bạn có thể sử dụng để phân nhỏ nội dung của bạn. Tag không mang tính cấp bậc.

Giả sử bạn có một trang blog cá nhân – nơi bạn tự do viết về cuộc sống của mình, với các Category như: Âm nhạc, Ẩm thực, Du lịch, Bài viết ngẫu hứng và Sách yêu thích. Khi bạn viết một bài về những gì bạn đã ăn, bạn sẽ bỏ nó vào Category Ẩm thực, và chèn các tag như pizza, mì ống, bò nướng, v.v

Một trong những khác biệt lớn nhất giữa Tag và Category chính là: bạn phải dùng Category để phân loại bài viết của bạn. Nhưng bạn không cần phải bổ sung các Tag. Nếu bạn không phân loại bài viết, nó sẽ được xếp vào mục “Uncategory” – “Chưa được phân loại”  của website – mà người ta thường đặt tên chúng là Các Bài Viết Khác, Không Đề, v.v

Một khác biệt khác nữa chính là cấu trúc permalink (url) của Tag và Category. Nếu bạn đang sử dụng cấu trúc permalink (URL) tùy chỉnh, khi đó phần tiếp đầu ngữ nội dung sẽ rất khác biệt. Ví dụ:

http://yoursite.com/category/food/ và http://yoursite.com/tag/food/


Website WordPress nên có tối đa bao nhiêu Category?
Chúng ta vẫn chưa được hỗ trợ chức năng chèn Tag cho đến khi phiên bản WordPress 2.5 ra mắt. Chúng ta từng có các danh sách Category rất dài, vì người ta buộc phải dùng chúng để xác định các tiểu chi tiết. Sau đó, các Tag được bổ sung để cải thiện tính tiện dụng cho website. Và như thế, chúng tôi nghĩ rằng việc tạo các Category sẽ không có con số tối ưu cụ thể. Con số này thay đổi tùy theo độ phức tạp của website. Tuy nhiên, để đảm bảo một cấu trúc nội dung hợp lý và tính tiện dụng cho trang web, bạn cần dùng đến các Tag và Sub-category.

Category được dùng để nhóm các bài viết với nhau theo từng chủ đề. Tốt nhất, bạn nên bắt đầu từ các Category tổng thể, rồi tiếp tục mở rộng các Sub-category khi website phát triển hơn. Với kinh nghiệm quản lý khá nhiều trang blog, chúng tôi nhận ra các trang blog luôn luôn phát triển. Bạn chẳng thể nào xác định các Category chính xác ngay từ đầu. Vì khi mới bắt đầu, bạn chỉ có thể viết một bài mỗi ngày. Thậm chí từ 3-5 bài/ngày. Việc tạo ra 30 Category chính sẽ trở nên vô nghĩa, đặc biệt là khi một vài trong số chúng chỉ chứa một hoặc hai bài viết. Tốt nhất, bạn nên bắt đầu với năm Category tổng thể nhưng cung cấp nội dung mới, thay vì 30 Category nhưng hầu hết đều không được cập nhật.

Lấy ví dụ như thế này: giả sử chúng ta bắt đầu xây dựng một trang blog mạng xã hội vào năm 2012 để chia sẻ các tài liệu hướng dẫn, tin tức, công cụ, case study, v.v. Chúng ta muốn tạo các Category chính như Twitter, Facebook, Google+, LinkedIn, v.v. Và với mỗi Category chính, chúng ta sẽ tạo các Sub-category như công cụ, tài liệu hướng dẫn, case study, tin tức, v.v. Tuy nhiên, lối tư duy này chỉ đem lại hiệu quả ngắn hạn, chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải các vấn đề phát sinh trong tương lai. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các mạng xã hội này chết đi và một mạng khác bước vào cuộc chơi? Khi đó, bạn buộc phải bổ sung thêm một Category chính và các Sub-category tương ứng khác.

Tốt hơn hết là bạn nên tạo ra các Category tổng quát có thể tính trước mọi khả năng và liệu cách ứng phó ngay từ đầu. Bạn có thể tạo các Category như Tài Liệu Hướng Dẫn, Tin Tức, Case Study, Công Cụ, v.v. Nhưng, làm sao để người ta biết rằng chúng nói về Twitter? Các Category của bạn không nhất thiết phải đảm trách toàn bộ công việc này. Đây chính là lúc các Tag xuất hiện. Giả sử bạn viết một bài hướng dẫn về Twitter, bạn chỉ cần chèn Tag ‘twitter’ là được. Trong bản thiết kế, bổ sung thêm phần Các Chủ Đề Thông Dụng và dùng thao tác tay tạo liên kết trỏ đến các Tag phổ biến như Twitter, Facebook, Google+, v.v.

Khi nào cần bổ sung Sub-category?
Giả sử bạn là người thường viết Case study và thỉnh thoảng, bạn cũng phỏng vấn các chuyên gia để làm Case study. Vì không có Category nào với tên gọi “phỏng vấn các chuyên gia”, nên bạn cần chèn Tag này cho Case study đó. Nếu bạn thực hiện rất nhiều cuộc phỏng vấn như thế này và tag ‘phỏng vấn chuyên gia’ có hơn 10 bài viết nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, bạn cần cân nhắc đến việc bổ sung Sub-category ‘phỏng vấn chuyên gia’ cho Category chính “Case Study” này.

Tất nhiên, bạn cần phải coi lại các bài viết cũ để chỉnh sửa chúng. Nếu cấu trúc URL của bạn là /danhmuc/tenbaiviet/, khi đó, cần đảm bảo bạn có sử dụng plugin Chuyển Hướng. Nó sẽ tự động chuyển hướng các bài viết được chỉnh sửa này sang URL mới nhưng vẫn đảm bảo thứ hạng hiện có.

Có nhất thiết phải dùng Sub-category không?

Dĩ nhiên là không. Bạn luôn có thể dùng các Tag phổ biến để làm Tag. Trong ví dụ trên, hầu hết các bài viết đều dùng một Tag cho một mạng xã hội nào đó như twitter, facebook, v.v. Nhưng chúng ta không tạo chúng như các Category. Lý do duy nhất để bạn chèn thêm Sub-category là để giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung hơn. Và bạn luôn có thể chèn Tag Phỏng Vấn Chuyên Gia ở đâu đó trên website của bạn.

Nhưng nên nhớ, mục tiêu cốt yếu của cả Category và Tag là giúp người dùng dễ dàng xem lướt website của bạn hơn.


Đăng cùng một bài viết cho nhiều Category liệu có được không?

Có lẽ bạn đã đọc được đâu đó trên các website khác rằng: nếu chèn cùng một bài viết cho nhiều Category khác nhau, bạn có thể gây tổn hại cho SEO. Có người còn nói, bạn sẽ bị phạt penalty vì tội tạo ra nội dung trùng lắp. Chúng tôi nghĩ rằng các phát biểu này không phải lúc nào cũng đúng. Trước hết, bạn không nên lạm dụng SEO. Nên nhớ, bạn sàng lọc nội dung là để giúp người dùng tìm thấy chúng dễ dàng hơn. Tùy theo các chủ đề mà Category được thành lập, bạn sẽ có khuynh hướng đăng cùng một bài viết cho nhiều Category hay không. Chẳng hạn như, nếu trang blog của bạn có ba Category: Quảng Cáo, Marketing, và SEO. Các bài viết của bạn sẽ có xu hướng rơi vào nhiều Category khác nhau. Phải chăng bạn nên cần đến một Category tổng thể cho cả ba Category này? Phải chăng chúng nên nằm trong Category Kinh Doanh? Hoặc bạn có thể tạo một Category với tên gọi Quảng Cáo & Marketing. Sau đó tạo Sub-category SEO cho Category đó.

Không hề có lợi ích SEO nào ở đây khi bạn chèn bài viết cho nhiều Category. Nhưng nếu bạn nghĩ điều này có thể giúp ích cho người dùng của bạn, hãy cứ chèn bài viết một cách thoải mái. Tuy nhiên, nếu nhận thấy vấn đề này thường xuyên xảy ra, đã đến lúc bạn phải cấu trúc lại các Category của bạn. Có lẽ bạn cần chuyển một số Category này thành Tag hoặc là chuyển thành Sub-category của một Category chính nào đó. Tất cả đều nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Nếu bạn thực sự quan tâm đến hình phạt penalty vì nội dung trùng lắp, khi đó chỉ cần đánh dấu ô (noindex, follow) trong phần Taxonomies bằng cách sử dụng WordPress SEO bởi Yoast plugin.

Nếu bạn muốn (noindex, follow) một Category cụ thể, chỉ cần điều chỉnh lại Category đó. Yoast plugin có phần cài đặt vượt trội hơn hẳn phần cài đặt tổng thể.

Nói chung, khi bạn (noindex, follow) một yếu tố nào đó thì chip thu thập của Google và các công cụ tìm kiếm khác sẽ đi theo tất cả các liên kết bài viết trong các category này để đánh chỉ mục tất cả các bài viết. Tuy nhiên, không đánh chỉ mục các thư mục Category chính để tránh trường hợp nội dung trùng lắp.

Tóm lại như thế này: WordPress cho phép bạn chèn một bài viết cho nhiều Category tùy thích. Bạn có thể tùy ý chèn bài viết cho nhiều Category khác nhau, miễn điều đó hữu ích cho người dùng của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn xem các Category như Mục Lục, Nội Dung mà trong đó, các bài viết là các chương khác nhau thì theo bạn, liệu một chương có thể nằm trong hai phần khác nhau không? Câu trả lời đã quá rõ ràng là KHÔNG THỂ.

Số lượng Tag trong từng bài viết có giới hạn hay không?

Câu trả lời rất ngắn gọn là: KHÔNG. WordPress KHÔNG giới hạn số Tag mà bạn có thể chèn vào một bài viết cụ thể. Bạn có thể chèn cả ngàn Tag nếu thích. Tuy nhiên, mục đích của việc dùng Tag là liên kết các bài viết lại với nhau. Một lần nữa, hãy xem các Tag như bảng phụ lục trong cuốn sách của bạn. Chúng là những từ khóa phổ biến bạn có thể sử dụng để kết nối sơ các bài viết với nhau. Người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy bài viết của bạn hơn, đặc biệt là khi họ sử dụng chức năng tìm kiếm WordPress. Sẽ rất hữu ích nếu bạn dùng Tag để phục vụ cho người dùng. Nhưng bạn không nên chèn quá 10 Tag trừ khi có lý do chính đáng. Chẳng hạn như: nếu bạn đang quản lý trang blog bình luận phim, bạn có thể chèn rất nhiều Tag: tên diễn viên nam / diễn viên nữ (riêng yếu tố này cũng chiếm hơn 10 Tag), vì bạn có thể bình luận rất nhiều phim liên quan đến Adam Sandler. Nhưng với các trường hợp ít nổi tiếng khác, bạn nên giới hạn số lượng Tag sử dụng. Nếu không, bạn sẽ nhận thấy rằng có thể mình đã dùng đến 10.000 tag nhưng chỉ có 300 bài viết trên website.

Tag có hoạt động như Meta từ khóa?

Người ta thường nhầm lẫn các Tag như các Meta từ khóa trên trang blog. Đó là lý do tại sao họ luôn cố gắng chèn càng nhiều Tag càng tốt. Nhưng Tag KHÔNG PHẢI là các Meta từ khóa. Ít nhất là chúng không được mặc định như vậy. Các plugin nổi tiếng như WordPress SEO của Yoast cho phép bạn sử dụng Tag như các Meta từ khóa. Nhưng nếu bạn không điều chỉnh tính năng cho các plugin này như thế, các Tag của bạn SẼ KHÔNG hoạt động như Meta từ khóa được.



Category và Tag: Cái nào tốt cho SEO hơn?

Câu hỏi thường xuyên được đặt ra nhất khi nói đến chủ đề này đó là: liệu có lợi ích SEO nào nhận được nếu chúng ta ưu tiên dùng Category thay vì Tag, và ngược lại hay không? Câu trả lời là KHÔNG. Bạn KHÔNG NÊN quá xem trọng Category hay một hình thức phân loại nội dung nào đó. Chúng hiện hữu là để làm việc cùng nhau. Nếu bạn đã đọc xong bài viết này, hy vọng bạn hiểu rõ sứ mệnh riêng của Category và Tag, cũng như sứ mệnh chung của chúng trong việc cải thiện tính tiện dụng cho website.

Kết Luận

Website của bạn là để phục vụ người dùng, chứ không phải cho các chip tìm kiếm. Mục tiêu của từng công cụ tìm kiếm là cố gắng suy nghĩ như người dùng khi đánh giá nội dung của bạn. Nếu bạn đưa ra các quyết định dựa trên tính tiện dụng của website, bạn sẽ luôn gặt hái được các thành công SEO. Category và Tag là hai hình thức phân loại nội dung điển hình của WordPress. Hầu hết các website cao cấp đều sử dụng các hình thức phân loại tùy chỉnh để sàng lọc nội dung của họ song song với Category và Tag. Hãy xem trang blog của bạn là một cuốn sách không bao giờ có trang cuối để xây dựng Mục Lục Nội Dung (các Category ) sao cho hợp lý. Tạo các Category tổng quát, nhưng không quá mơ hồ. Dùng Tag để kết nối sơ các bài viết lại với nhau. Nếu bạn thấy một Tag nào đó dần trở nên phổ biến, hãy nghĩ ngay đến việc tạo Sub-category cho nó. Tuy nhiên, nếu bạn muốn dùng Tag như Sub-category cho nhiều Category chính, hãy cứ dùng nó là Tag đơn thuần. Mục tiêu cuối cùng của bạn là giúp website càng thân thiện với người dùng càng tốt.

Nguồn: Làm Marketing

Chào các bạn trong cộng đồng Seo thân mến, làm SEO về Wordpress cũng đã lâu năm và cũng chưa đóng ghóp hay viết bài chia sẻ gì cho các bạn. Do yêu thích cộng đồng waytomarketing.com nên mình sẽ dành thời gian chia sẻ lại kinh nghiệm SEO cho Wordpress mà mình học được trên mạng (có tham khảo của Yoast) và thấy rất hiệu quả. Rất mong các bạn ủng hộ, động viên để hoàn thành seri (gồm 6 phần) bài này.

WordPress là một trong những hệ thống quản lý nội dung tốt nhất khi nhắc đến SEO. Điều đó nói lên rằng dành nhiều thời gian cho SEO WordPress thì quả là lãng phí thời gian. Sau đây tôi xin giới thiệu cách tối ưu trang web WordPress để cải thiện thứ hạng và thu hút nhiều người đăng ký hơn so với một trang web nói chung.

SEO cho Wordpress phần 1: Hướng dẫn cơ bản để có thứ hạng cao hơn

Dựa trên một cái nhìn tổng quan về SEO WordPress thì điều này có nghĩa là SEO muốn tốt thì nên đi sâu vào tất cả các khía cạnh của tiếp thị trực tuyến và PR (PR là tên viết tắt của Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng chứ không phải là Pagerank đâu nhá).

Bài viết này đã được cất giữ cho SEO WordPress từ đầu năm 2008 và phát hành phiên bản WordPress 2.5, bản cập nhật gần đây nhất là vào ngày 28 tháng 3 năm 2012 – phiên bản WordPress 3.3.1 được coi là phiên bản phát hành mới nhất. Mục đích của bài viết này để tổng hợp tất cả các thông tin từ các bài viết khác nhau về chủ đề này.

Phiên bản đầu tiên của bài viết này chủ yếu dựa vào việc sử dụng plugin gọi là HeadSpace và hàng loạt các phần bổ trợ khác. Plugin đã được chứng minh qua các trang web mạnh như SearchEngineLand, The Next Web, Mashable và bây giờ tất cả đều sử dụng nó. SEO WordPress này rất ổn định và đã sẵn sàng để sử dụng và giả sử rằng trong bài viết này bạn đang sử dụng nó.

Nếu bạn đang sử dụng plugin SEO giống như gói SEO All in One (tất cả trong một) hoặc SEO Ultimate nhưng muốn chuyển đổi và sử dụng miễn phí và tôi đã viết một hướng dẫn để sử dụng plugin SEO này. Đó là một tiến trình khá dễ dàng. Nếu bạn không sử dụng plugin SEO nào thì hãy lấy plugin SEO WordPress của tôi để thực hành.

Khi tìm kiếm, SEO và nền tảng WordPress phát triển tôi sẽ tiếp tục giữ bài viết này đến một ngày thực hành nào đó. Bạn có thể đăng ký nhận bản tin của WordPress và SEO của tôi để nhận thông báo khi tôi cập nhật bài viết này.

Cần phải đánh giá lại trang web của bạn

Nếu bạn cần phải xem xét về cài đặt WordPress thì bạn có thể xem bài viết đánh giá trang web của chúng tôi. Kết quả tổng quan này có chứa một báo cáo đầy đủ để cải tiến cho trang web bao gồm những phát hiện của tôi để cải tiến các lĩnh vực quan trọng khác như khả năng sử dụng SEO để tăng tốc độ trang web và nhiều thứ khác nữa. Với chi phí 849 € (khoảng 1100$), bạn sẽ nhận được một báo cáo đại diện cho một giá trị lớn hơn nhiều và mang lại lợi nhuận cao.

1. Cơ bản về SEO WordPress

WordPress là hệ thống tối ưu khá tốt và có thể làm một một số công việc khác tốt hơn cho phép mỗi trang được lập chỉ mục hơn CMS mà tôi đã sử dụng. Nhưng có một số thứ bạn nên làm để sử dụng dễ hơn khi làm việc với nó.

1.1. URLs

1.1.1. Cấu trúc liên kết cố định (permalink)

Đầu tiên cần thay đổi là cấu trúc permalink. Bạn sẽ tìm thấy các thiết lập permalink dưới Settings → Permalinks. Mặc định permalink là ?p=<postid> nhưng tôi thích sử dụng /post-name/ hoặc /category/post-name/ . Đối với các tùy chọn đầu tiên, bạn thay đổi các thiết lập thành /%postname%/:

SEO cho Wordpress phần 1: Hướng dẫn cơ bản để có thứ hạng cao hơn

Bạn chọn “Custom Structure” và thay đổi giá trị /%category%/%postname%/. Nếu bạn thay đổi bất kỳ cấu trúc permalink khác thì bạn có thể tham khảo bài viết của tôi về việc thay đổi cấu trúc permalink WordPress và công cụ sẽ tìm thấy bên trong nó.

1.1.2. WWW với non-WWW

Bạn cần phải nghĩ xem bạn muốn trang web hiển thị những gì ví dụ như www.waytomarketing.com hay chỉ đơn giản là waytomarketing.com. Bạn có thể vào Settings → General và lựa chọn phiên bản mà bạn muốn hiển thị:

SEO cho Wordpress phần 1: Hướng dẫn cơ bản để có thứ hạng cao hơn

Bạn cũng muốn thiết lập chính xác trong Google Webmaster Tools thì bạn cần phải thiết lập tên miền ưa thích – bạn có thể tìm thấy thiết lập này trong Settings → Preferred domain:

SEO cho Wordpress phần 1: Hướng dẫn cơ bản để có thứ hạng cao hơn

1.1.3 Ngăn chặn các từ (stop words)

Điều cuối cùng bạn muốn làm về permalinks để tăng SEO WordPress đó là cần phải loại bỏ cái gọi là stopwords. Những từ như “một”, “và”, “các”…Với phiên bản plugin SEO WordPress sẽ tư động loại bỏ các từ đó khi bạn lưu một bài viết, do đó bạn sẽ không nhận được những URL dài và xấu xí khi bạn viết một tiêu đề bài viết.

Nếu mọi người đã liên kết với nó và không thay đổi permalink nữa và nếu bạn làm thế thì chắc chắn rằng bài viết sẽ được điều hướng đúng. Hầu hết các trường hợp WordPress nên chuyển hướng URL cũ sang URL mới nhưng nếu làm không được thì bạn cần phải thực hiện chuyển hướng bằng tay.

1.2 Tối ưu tiêu đề cho SEO

Tiêu đề, nội dung của trang là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xếp hạng trong kết quả tìm kiếm. Đây không chỉ là tiêu đề theo nghĩa đen của cửa sổ tab hoặc của trình duyệt mà nó còn là dòng đầu tiên được nhìn thấy trong kết quả tìm kiếm, followed bằng URL và snippet thường dùng thẻ meta description kết hợp với ngày:

SEO cho Wordpress phần 1: Hướng dẫn cơ bản để có thứ hạng cao hơn

Đối với blog WordPress, để nhận được lưu lượng truy cập xứng đáng điều này là khách quan vì hai lý do:

- Công cụ tìm kiếm đặt trọng tâm nhiều vào các từ vì vậy nếu từ khóa của bạn gần đầu tiêu đề thì có nhiều khả năng để xếp hạng tốt.
- Người dùng có thể nhìn thấy kết quả ngay từ dòng chữ đầu tiên. Nếu từ khóa ở đầu danh sách trên trang web thì có nhiều khả năng sẽ được người dùng nhấp chuột vào.

Điều này có nghĩa là ý tưởng tiêu đề là cực kỳ quan trọng đối với các trang plugin trên WordPress.org thực sự là “WordPress SEO... >WordPress Plugins >WordPress”. Để biết thêm thông tin về cách làm thủ công này, bạn có thể xem bài viết và video: Tiêu đề trang thân thiện với Google và SEO.



1.2.1. Kiểm soát tiêu đề với các plugin SEO WordPress 

Bạn có thể kiểm soát tiêu đề SEO của bạn với plugin SEO WordPress của tôi. Có hai phần điều khiển các plugin này. Trước hết, ngay sau khi bạn cài đặt và kích hoạt các plugin, bạn nhận được một phần SEO trong admin của bạn. Điều hướng đến SEO → Titles &Metas và bạn sẽ thấy một loạt các tab với nhiều loại khác nhau của các trang trên trang web của bạn. Đối với mỗi loại bài viết bạn có thể đặt một cái gọi là Title Template (cũng như thẻ description templates). Bạn có thể xem bài viết này trên trang web của tôi, nó trông như thế này:

SEO cho Wordpress phần 1: Hướng dẫn cơ bản để có thứ hạng cao hơn

Có một loạt các biến mà bạn có thể sử dụng trong các tiêu đề và thẻ mô tả - tất cả chúng được liệt kê và giải thích ở dưới cùng của trang cài đặt . Bạn hãy kiểm tra xem các template thực sự hoạt động và chắc chắn rằng bạn không nhận được một tiêu đề trang trùng lặp. Nếu trùng lặp, bạn có thể cần phải kiểm tra hộp “Force rewrite” trên cùng một trang hoặc làm theo các hướng dẫn trên trang đó để sửa đổi template của bạn.

Đối với các trang khác , tôi có các thiết lập sau:

- Các thể loại, các thẻ và nguyên tắc phân loại khác: %%term_title%% Archives %%page%% • %%sitename%%
- Tìm kiếm các trang: bạn tìm kiếm cho %%searchphrase%% • %%sitename%%
- Trang 404: Trang không tìm thấy – Error 404 • %%sitename%%
- Tài liệu lưu trữ tác giả: %%name%% • %%cf_role%% tại %%sitename%%

Cuối cùng, tính năng hấp dẫn nhất bạn có thể sử dụng đó là %%cf_<custom field name>%% để sử dụng các trường tùy chọn – có thể là các trường bài viết tùy chọn, tôi sử dụng để lưu trữ vai trò của một người dùng trong công ty của tôi.

1.2.2. Tối ưu hóa bài viết cá nhân

Vì vậy, bây giờ chúng tôi đã thiết lập các templates, chúng ta có thể bắt đầu tối ưu hóa bài viết cá nhân và các trang. Chúng ta có thể xem trước đoạn được thêm vào các plugin SEO WordPress:

SEO cho Wordpress phần 1: Hướng dẫn cơ bản để có thứ hạng cao hơn

Việc xem trước này sẽ tự động mất các giá trị mà bạn đã điền vào trong bài viết trên blog của bạn và áp dụng chúng vào các template nhưng bạn cũng có thể ghi đè lên các tiêu đề bằng cách sử dụng trường tiêu đề ngay bên dưới nó:

Nếu bạn nhấn tiêu đề Generate SEO bên phải nó sẽ điền sẵn trường đó với tiêu đề dựa trên template mà bạn có thể điều chỉnh hoặc hoàn toàn có thể tự viết. Bộ đếm sẽ cho thấy bạn có bao nhiêu ký tự.

Các tiêu đề sau đây rất quan trọng:

- Chúng luôn chứa thương hiệu của bạn - tốt nhất là để ở cuối để mọi người có thể nhận ra bạn trong các tìm kiếm liên tiếp.
- Chúng luôn chứa các từ khóa mà bạn nghĩ là quan trọng nhất cho các bài hiện tại hoặc các trang mà từ giờ trở đi chúng tôi sẽ gọi đó là các từ khóa tập trung. Các từ khóa tập trung tốt hơn nên được ở đầu tiêu đề.
- Phần còn lại của tiêu đề nên lôi kéo mọi người nhấp chuột.

1.3. Tối ưu mô tả của bạn

Sau khi chúng ta đã có tiêu đề thích hợp, chúng ta nên bắt đầu tập trung vào thẻ mô tả. Thẻ Mô tả có thể được công cụ tìm kiếm sử dụng để hiển thị trong đoạn mã, đó là đoạn màu đen của văn bản thể hiện dưới URL. Thẻ Mô tả thường chỉ được sử dụng khi nó chứa các từ khóa người tìm kiếm đang tìm kiếm.

Một số plugin, cụ thể nhất là plugin SEO All in One sử dụng cái gọi là "mô tả tự động". Chúng sử dụng câu đầu tiên của một bài viết để điền vào các thẻ mô tả theo mặc định. Đó là câu đầu tiên có thể là một câu giới thiệu trong đó hầu như không có bất cứ điều gì để làm với chủ đề này.

Do đó, việc mô tả bằng văn bản cũng có thể viết bằng tay nhưng nếu bạn đang nghĩ đến việc tự động tạo ra các thẻ mô tả thì bạn cũng có thể không làm bất cứ điều gì và để cho các công cụ tìm kiếm điều khiển snippet... Nếu bạn không sử dụng các thẻ mô tả thì công cụ tìm kiếm sẽ tìm các từ khóa trong bài viết của bạn và tự động chọn một chuỗi xung quanh đó.

Tự động tạo ra một snippet là một "shortcut" và thực sự không có các shortcuts trong SEO (WordPress).

Vì vậy, khi sử dụng trường mô tả bạn sẽ tìm thấy trong các plugin SEO WordPress để viết thẻ mô tả. Hãy chắc chắn rằng nó lôi kéo người đọc nhấp chuột và chắc chắn rằng nó có chứa các từ khóa trọng tâm của bài viết ít nhất một lần.

Bạn sẽ nhận thấy tôi không đề cập đến meta keywords. Tôi không sử dụng và bạn cũng không nên sử dụng.

Và tôi sẽ có bài viết giải thích tại sao không sử dụng, hãy chờ đọc bài viết đó.

1.4. Tối ưu hình ảnh

Một phần thường bị bỏ qua của SEO WordPress là cách bạn xử lý hình ảnh. Bằng cách thực hiện như viết thẻ alt tốt cho hình ảnh và suy nghĩ về cách bạn đặt tên cho tập tin khi đó bạn có thể thu hút được thêm lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm hình ảnh khác nhau.

Bằng cách sử dụng thuộc tính alt thích hợp cho hình ảnh cũng được kiểm tra trong các chức năng Phân tích trang của plugin SEO WordPress của tôi.

1.5. XML sitemaps

Nói với Google và các công cụ tìm kiếm khác rằng trang web của bạn đã được cập nhật, bạn có thể sử dụng XML Sitemaps. plugin SEO WordPress của tôi có chứa một mô-đun XML Sitemap theo mặc định mà bạn chỉ cần phải kích hoạt. Vào Settings → XML Sitemaps và nhấp vào hộp:

SEO cho Wordpress phần 1: Hướng dẫn cơ bản để có thứ hạng cao hơn

Ngay sau khi bạn đã tích vào hộp checkbox và nhấn Save, nó sẽ cung cấp cho bạn một số tùy chọn nhưng hầu hết các trường hợp bạn sẽ không cần những thứ này. Nó tạo ra một sitemap XML cho tất cả các bài viết của bạn, các trang, các loại bài viết tùy chọn và tất cả các nguyên tắc phân loại như thể loại và các thẻ và (nếu có) phân loại tùy chỉnh khác.

Khi bạn xuất bản một bài viết hay trang mới, sitemap XML được tự động gửi đến Google và Bing cho phép họ dễ dàng (và nhanh chóng) tìm thấy nội dung mới của bạn.

Khác với hầu hết các plugin sitemap XML khác, plugin này không tạo ra một tập tin tĩnh mà tạo ra quá trình rất chuyên sâu đặc biệt là cho các trang web lớn. Điều này có nghĩa là không có "hành động" xuất bản trên mà làm chậm việc xuất bản các bài viết. Thay vào đó nó tạo ra sitemaps XML như là một loại template sử dụng viết lại WordPress nhanh hơn nhiều khi cũng cho phép bổ sung bộ nhớ đệm cache.

Nó cũng thông minh khi tách những sitemaps thành các bit nhỏ hơn, vì vậy Google chỉ lấy một sitemap XML "sub" mới khi một bài viết được xuất bản, bởi vì sitemaps khác đã không được thay đổi bằng cách sử dụng ngày sửa đổi tùy chọn.

Theo cách nhìn của SEO, nó tốt hơn so với hầu hết những plugin khác bởi vì nó cũng bao gồm những hình ảnh trong mỗi bài làm cho thứ hạng hình ảnh của bạn (tốt hơn) trong Google Image Search. Nó cũng tích hợp chặt chẽ với phần còn lại của plugin SEO của tôi, có nghĩa là một bài không được lập chỉ mục tự động còn lại ra khỏi sitemap XML với các tùy chọn để "buộc" nó vào.

Cuối cùng, nó có một API khá hoàn chỉnh cho phép tôi và các nhà phát triển khác thêm các sitemaps nghĩa là tôi có thể làm những việc như tạo Tin tức SEO và Video SEO mở rộng. Những phần mở rộng tương ứng tạo ra một sitemap xml tin tức và sitemap xml video.

Nguồn www.waytomarketing.com

SEO wordpress vốn là công việc AT làm hằng ngày nhưng vẫn chưa viết 1 bài nào ra trò để giới thiệu các bạn các plugin SEO cho WOrdpress 1 cách linh hoạt và tùy theo mục đích của webmaster.Trong bài hướng dẫn này có giới thiệu 1 số plugin trả phí có link download nên mình sẽ để nó ở 1 trang web khác.



Sau đây là top các Plugin dành cho SEO:

Top 1:tất nhiên vẫn thuộc về ALL in one seo Pack

Top 2: SEO Friendly Images là 1 plugin rất hay để SEO cho ảnh 1 cách tự động  bằng cách tự chèn thêm vào thuộc tính alt cho ảnh với alt là title của bài viết và bạn có thể nhét keyword chính vào tùy theo ý của mình đây plugin ưu tiên thứ 2 của mình.

Top 3: SEOPressor 1 plugin tuyệt vời cho seo copywriting  plugin sẽ hướng dẫn và kiểm tra bài viết của bạn thế nào có lợi cho SEO với các thông số về mật độ từ khóa và SEO on Page

Top 4: WP Nofollow Post plugin giúp kiểm soát các liên kết ra bên ngoài nhằm hạn chế liên kết dofollow với các trang spam và trang có mã độc hại

Top 5: Google XML sitemap Plugin tạo sitemap cho trang web của bạn tất nhiên là không thể thiếu plugin này trong bộ sưu tập.

Top 6: Yoast SEO là sự kết hợp nhiều plugin SEO rất hay vừa giúp bạn tạo sitemap vừa giúp bạn Target 1 keyword trong bài viết theo đúng chuẩn SEO.Ngoài ra còn giúp chỉnh sửa file rotbot file .htaccess ,tối ưu RSS feed tạo liên kết bánh mì

Top 7: Vietnamese Permarlink 1 plugin giúp tối ưu URL cho các bài viết tiếng Việt

Top 8: Twitter Facebook Social Share đúng như tên gọi plugin giúp chèn những button để người dùng like bài viết của bạn bao gồm cả google+ và đây là yếu tố SEO mới =))

Ngoài ra còn rất nhiều plugin khác nhưng những plugin này AT đã test và hoạt động rất tốt ít xung đột với các plugin khác đây là bộ plugin có thể dùng chung để tối ưu trang web hiệu quả.

Cộng đồng Webmaster Việt Nam chắc không còn xa lạ gì với mã nguồn mở WordPress cho phép bạn không những xây dựng blog cá nhân mà còn có thể sử dụng như một CMS với nhiều tùy biến và tối ưu.

Điểm mạnh của WordPress thì rất nhiều, nhưng nổi bật nhất sự gọn nhẹ, quản trị nội dung tốt và điểm mạnh không thể bỏ qua là khả năng tối ưu hóa cao cho máy tìm kiếm. Tuy vậy, để vận dụng hiệu quả WordPress trong chiến dịch quảng bá Website của mình thì không phải ai cũng biết.


 Wordpress

10 thủ thuật tối ưu hóa cơ bản áp dụng cho WordPress

 Cho phép máy tìm kiếm truy cập và đánh chỉ số

Đây là điều quan trọng đầu tiên trong danh sách 10 thủ thuật cơ bản. Nếu bạn muốn khách đến chơi nhà đông thì đương nhiên không thể khóa trái cửa ngoài được. Tương tự, nếu muốn máy tìm kiếm một lượng truy cập tới website của mình thì bạn phải cho phép máy tìm kiếm truy cập và đánh chỉ số các tài nguyên trên website.

Với các tính năng và theme ngầm định, chức năng hiển thị cho người dùng và máy tìm kiếm bị khóa lại. Hãy kiểm tra trong phần Options > Privacy và hãy chắc một điều rằng tùy chọn ở mục này đang là “I would like my blog to be visible to everyone.”

Một chủ đề thống nhất cho Blog

Một số người trong chúng ta thường có xu hướng tạo 1 blog và chủ đề là tất cả mọi thứ trong xoay quanh cuộc sống từ xe cộ, máy tính, thủ thuật SEO, thủ thuật máy tính, thiết kế web v.v. Điều này làm loãng các chủ đề chính trên Blog của bạn và kết quả là máy tìm kiếm sẽ không hiểu cụ thể blog của bạn viết về chủ đề gì và tất nhiên trong một lĩnh vực cạnh tranh, bạn sẽ mất đi cơ hội có xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm.

Hãy tạo ra một Blog với lĩnh vực chuyên sâu và chú tâm vào các bài viết trong lĩnh vực này. Các nội dung thống nhất sẽ giúp bạn có một vị thế cạnh tranh lớn hơn.

Tối ưu mã nguồn XHTML

Hầu như tất cả các mã nguồn mở đều tồn tại một số lỗi, và một số lỗi nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến quá trình đánh chỉ số của các search engine. Và WordPress cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ.

Bản thân theme mặc định của WordPress cũng tồn tại ít nhiều lỗi nhỏ, và nhất là khi các bạn cài thêm các plugin mở rộng hoặc thêm vào một số đoạn mã nguồn tùy biến, đặc biệt là các đoạn mã nguồn Flash hay Javascripts, hình ảnh. Hãy cố gắng phát hiện và sửa chữa những lỗi này để trang web của bạn thân thiện với các máy tìm kiếm hơn. Bạn có thể kiểm tra lỗi mã nguồn XHTML qua công cụ validation của W3C.

Tối ưu hóa hình ảnh trong bài viết

Không chỉ có phần nội dùng, các hình ảnh cũng làm tăng lượng truy cập của bạn 1 cách đáng kể. Số lượng khách viếng thăm Blog đến từ Google Image có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên nếu như những hình ảnh này được tối ưu. Mình đã có một bài viết về tối ưu hóa thẻ alt và title cho hình ảnh (Các bạn nên đọc bài viết này).

Ngoài ra còn một cách tự động tối ưu hóa hình ảnh WordPress bằng việc sử dụng plugin SEO Friendly Images

Thẻ tiêu đề (Heading)

Việc sử dụng thẻ tiêu đề mang lại cho bạn và người dùng nhiều lợi ích. Nó giúp bài viết được trình bày mạch lạc ngữ nghĩa, giúp người đọc dễ dàng theo dõi nội dung và các máy tìm kiếm dễ dàng xác định các phần nội dung quan trọng và hiểu trang web nói về vấn đề gì.

Tuy nhiên sử dụng heading tag đòi hỏi ít nhiều cố gắng khi viết bài. Heading tag ở đây chính là các thẻ h1,h2,h3, hx Nhưng keyword chủ đạo và title của blog nên được đặt trong h1, còn các thành phần chính của bài viết nên đặt trong các thẻ h2 hoặc h3

Sơ đồ Sitemap XML

Đã từng có 1 cuộc tranh luận về vấn đề này trên các diễn đàn chuyên về SEO và Webmaster. Vấn đề ở đây là những theme miễn phí hay quảng cáo thường tồn tại một số đường link ẩn hay link promotes. Sự tồn tại của những đường link này sẻ gây bất lợi cho bạn. Google có thể đánh giá nhầm bản chất của các liên kết đó và ảnh hưởng xấu tới thứ hạng trên máy tìm kiếm.

Hãy cố gắng kiếm 1 premium theme để sử dụng là tốt nhất. Bạn có thể xem thêm bài viết về cách lựa chọn template WordPress cho SEO hợp lý nhất.

Viết đúng chính tả

Viết đúng chính tả rất quan trọng, trước hết là đối với người đọc Blog, tiếp theo là khiến máy tìm kiếm có thể hiểu sai nội dung của trang. Đặc biệt là phần tiêu đề (title) và miêu tả (desctiption) là rất quan trọng, thông thường các máy tìm kiếm sẽ cập nhật lại bài viết của bạn rất lâu sau lần đánh chỉ số đầu tiên.

Sử dụng All in One SEO Plugin

All in One SEO Pack là một plugins không thể thiếu, cho phép bạn tối ưu tiêu đề, phần mô tả, thẻ keywords, thay đổi mặc đinh robots meta. Một plugin mà iDichvuSEO khuyên dùng cho WordPress.

Sử dụng Tag

Tuy cách quản lý tag và category của WordPress đôi khi gây nhầm lẫn và khó chịu khi tùy biến và tối ưu đường dẫn URL, nhưng lợi ích của Tag mang lại thì không tí, nó giúp người dùng và máy tìm kiếm tiếp cận nhanh chóng các bài viết nằm sau trong cấu trúc. Có nhiều người dùng WordPress thường bỏ qua tính tăng Tag và loại bỏ các Archive Tag ra khỏi chỉ mục, đây là một vấn đề đáng để bàn trong một bài viết riêng.

Nếu bạn thực hiện thành công 10 thủ thuật cơ bản trên, thì Blog hay Website của bạn cũng được tối ưu khá tốt và có thể bắt đầu xuất hiện cao trên máy tìm kiếm rồi. Còn nếu bạn muôn đứng đầu trong lĩnh vực cạnh tranh thì nên chú trọng tới nội dung và tăng giá trị của chúng qua phần thủ thuật nâng cao phần hai sắp tới.

Những người sử dụng Blog (WordPress, Joomla, Blogger, Dotclear, v.v.) chắc không còn xa lạ gì với Tags và Category. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới bắt đầu thì Tags và Caterogy không hoàn toàn đơn giản.

Hiểu kỹ về sự giống và khác nhau giữa hai cách tổ chức và đánh dấu bài viết Tags và Category sẽ giúp bạn không những sắp xếp khoa học, rõ ràng mà con có thể tối ưu hóa Blog cho các máy tìm kiếm hay mạng xã hội.

Category (thể loại)

Category là các thành phần chính của Website của bạn, đó là các mục lục chính, bạn có thể tạo ra bao nhiêu mục lục chính (category) và phụ lục (sub-category) mà bạn muốn. Đây chính là các mục bao gồm sản phẩm hay dịch vụ hoặc các chủ đề chính mang tính khái quát chung trên Website của bạn.

Các category thường xuất hiện trong menu duyệt của Website, và số bài viết trong category sẽ càng tăng cùng với số bài viết. Các caterogy được xác định trước khi viết bài và thường không thay đổi nhiều theo thời gian (so với tags). Thể loại chỉ có thể tương tác thông tin trên trang.

Nếu bạn có một trang tin thì các category (thể loại) sẽ gồm : Kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa v.v. Một bài viết có thể có từ 1 cho đến 4 thể loại.

Tags (đánh dấu)

Tags Category WordPress
Còn Tags thì là các từ khóa miêu tả chi tiết hơn, từng chủ đề riêng biệt so với thể loại (category). Nó thường không cố định và không giống như thể loại, chúng được tạo sau khi viết bài. Bạn có thể tạo ra bao nhiêu tags tùy muốn. Một bài viết thường có nhiều Tags. Những tác này có thể cập nhật và liệt kê trong “Cloud of Tags”. Những tags này giúp cho máy tìm kiếm Blog, mạng xã hội (Technorati chẳng hạn) giúp phân loại chủ đề và tương tác với các bài viết khác ngoài website. Ví dụ trong bài viết về trận đấu Việt Nam – Thái Lan trong mục Thể Thao, bạn có thể gắn Tags : Bong da, Vietnam, Thailand, Seagame, Hanoi.

Kết luận và ứng dụng cho SEO

Tóm lại thể loại (category) là các thành phần chính, nằm ở mức độ cao hơn trên Website, trong khi tags thường gắn với từng bài viết. Về bản chất thì Tags cũng giống như Caterogy nhưng chỉ khác tham số rel=”tag”. Các Caterogy có thể chuyển thành Tags nhưng các chỉ một phần các Tags có thể chuyển thành Category.

Trùng lặp nội dung

Trong khi sử dụng Category và Tags, bạn phải chú ý đến vấn đề trùng lặp nội dung (Duplicated content). Cả Caterogy và Tags đều tạo ra nội dung trùng lặp khi hiển thị lại một phần hay toàn bộ bài viết trong các trang tương ứng. Để giảm bớt nội dung trùng lặp, bạn nên đặt thẻ more, cho phép cắt bài viết thành phần nhỏ để tham khảo trước khi chọn xem chi tiết. Việc sử dụng thẻ Tags và Category hợp lý cũng giúp tránh tạo nội dung trùng lặp. Bạn có thể không cho đánh chỉ số các trang Tags chẳng hạn (Xem thêm Robots Meta Element).

Tối ưu sử dụng Tags và Caterogy

Nếu như đường dẫn của Tags và Category tương tự nhau (tags/baiviet và category/baiviet) thì Category lại quan trọng hơn trong mắt Google, bởi vì Category nằm ở vị trí cao hơn các thẻ Tags.

Vì những lý do trên, một bài viết có thể gán cho nhiều Tags nhưng chỉ nên thuộc một thể loại nhất định và nên dùng thẻ more để chỉ hiện thị một phần bài viết trong Category cũng như Tags tương ứng.

Theo Idichvuseo

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.