Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi nghe tâm sự của những người con xa xứ xuân này không được về thăm nhà...
"Xuân này con sẽ về" là một lời hứa rất quan trọng và chứa đựng rất nhiều tình cảm đặc biệt của những người con xa xứ. Bất kể là họ đi đâu, đi học hay đi kiếm tiền mưu sinh,... thì với họ, cứ đến Tết, đến Xuân là "con sẽ cố về bên gia đình của mình". Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, tất bật và nhọc nhằn với hai chữ mưu sinh như ngày nay, có rất nhiều người con đã không thể giữ trọn lời hứa đó. Họ cố níu chân nán lại ở nơi đất khách quê người, chỉ mong có thêm chút tiền để mang về cho gia đình của mình ở quê nhiều hơn. Vì thế mà cái câu "Xuân này con không về" với họ là nặng trĩu, đắng lòng biết bao.
"Chúng ta có nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi để về" là thông điệp từ phim ngắn với sự tham gia của thầy Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu.
Trên trang cá nhân của mình, thầy Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã chia sẻ một clip ý nghĩa với tựa đề "Năm sau con sẽ về" khiến dân mạng rất xúc động.
Một câu chuyện được kể bởi một cụ ông về câu chuyện cách đây 40 năm, về cái tết cuối cùng ông không ở bên ba để đi chơi cùng bạn bè tại Sapa. Chỉ có thời lượng 8 phút nhưng bộ phim ngắn này đã khiến cộng đồng mạng rớt nước mắt.
"Năm sau con sẽ về" khiến người xem nấc nghẹn
Thầy Khắc Hiếu chia sẻ:
"Nếu một năm ta về quê thăm cha mẹ được 2 lần
Vậy từ giờ đến cuối cuộc đời Người, ta còn gặp Người được bao nhiêu lần nữa?...
Niềm vui của cha mẹ là được nhìn thấy cháu con sum vầy trong căn nhà nhỏ. Chứ không phải món tiền mà con gửi về thay cho sự có mặt của mình...
Dù nhà ở quê, vách tranh, mái lá, nhưng đó là nơi ta sinh ra, lớn lên và được dạy dỗ nên người. Trong căn nhà ấy, có một người yêu ta hơn ai hết trên thế gian này, đó chính là Cha Mẹ. Bạn bè có nhiều, công việc có nhiều, nhưng Cha Mẹ thì mỗi người chỉ có một mà thôi. Hãy hiếu thảo với Người khi ta còn cơ hội...
Ai đang sống xa nhà sẽ cảm nhận được một sự thật rằng: Chúng ta có nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi để về!"
Chào mừng Tết Giáp Ngọ 2014, Coca-Cola công bố chương trình “Tết gắn kết” để mừng năm mới, đồng thời khuyến khích giới trẻ có những hoạt động thiết thực trong thời điểm chuẩn bị đón Tết trọn vẹn và ý nghĩa hơn.
Coca-Cola cũng giới thiệu phim quảng cáo “Cùng gắn kết – Tết mới về” trên 10 kênh truyền hình quốc gia. Qua đó, Coca-Cola mong muốn gửi gắm đến mọi người thông điệp: Tết sẽ thật sự trọn vẹn khi tất cả các thành viên cùng chung tay đóng góp. Ứng dụng “Tết gắn kết” trên Facebook cũng được Coca-Cola khởi động nhằm giúp giới trẻ tự do sáng tạo “Logo Tết – Gắn kết gia đình”, thể hiện tình cảm, sự gắn bó thân thiết với gia đình hơn.
Cậu bé trong clip quảng cáo “Nghe vẻ nghe ve, nghe vè chúc tết…” cho sản phẩm Knorr tên thật là Hà Ngô Gia Phát, năm nay mới 4 tuổi. Muốn gặp được “ngôi sao nhí” này, phải sau 5 giờ, vì bé phải đi học lớp chồi suốt cả ngày ở nhà trẻ.
Bé Gia Phát rất dạn dĩ, và thông minh khi tiếp xúc. Hỏi: “Con thích ăn món gì nhất?”. Bé rất vô tư và không quên nhìn sang mẹ nịnh: “Con thích ăn món trứng ốp la mẹ làm. Không ai làm ngon bằng mẹ hết. Mẹ nấu ngon nhất trên thế gian này”. Tôi hỏi tiếp: “Thế ba thế nào?”, bé cười, rồi nói: “Ba thì đi làm, có tiền mua đĩa siêu nhân cho con, nhưng con ghét ba nhất là nhiều khi ba đi nhậu, bỏ ba mẹ con của con ở nhà. Con giận ba lắm…”. Anh Hà Tiến Lợi ngồi nghe con mình nói mà cứ cười xòa.
Tôi hỏi: “Ở trường có ai biết con đóng quảng cáo không?”, bé tự tin trả lời: “Dạ, ai cũng biết hết. Con là người nổi tiếng mà...”.
Bé Gia Phát tuy mới 4 tuổi, nhưng đã nói tiếng Anh rất lưu loát. Chị Cát Miên, mẹ cháu, cho biết: “Lúc cháu mới hơn 3 tuổi, anh Lợi có mua về những tấm hình lớn, có chữ tiếng Anh cho cháu xem. Một lần đang tắm cho cháu, tự nhiên nghe cháu đọc được những từ Red, blue… tôi rất ngạc nhiên. Thấy con mình có khiếu, tôi xin cho cháu học Tiếng Anh ở một trường quốc tế, nhưng còn nhỏ tuổi quá người ta không nhận, chỉ nhận từ 6 tuổi trở lên. Nhưng nhờ quen biết, ở đây người ta cho cháu học “dự thính”. Học chừng một tuần, cô giáo dạy bé nói với tôi: “Thằng bé có khiếu ngôn ngữ lắm, học đâu là nhớ đó”. Vậy là nhận vào học chính thức luôn.
Mới 4 tuổi, nhưng bé có khả năng làm toán rất nhanh, và đã đọc được hết bộ sách Tiếng Việt lớp 1. Một tuần của cậu bé này khá bận rộn: Thứ hai, thứ năm học đàn Organ. Thứ ba, thứ sáu học Toán, Tiếng Việt. Thứ bảy, Chủ Nhật học Anh văn. Anh Tiến Lợi cho biết: “Lúc đầu, chúng tôi cũng không muốn nhồi nhét cháu. Nhưng cháu có vẻ rất ham thích học nên phải chiều theo”.
Không chỉ có năng khiếu ngoại ngữ, bé còn có khả năng đọc ký xướng âm bài nhạc, và đàn hát rất hay.
Cậu bé 4 tuổi mơ ước được làm bác sĩ và mê đọc siêu nhân ở nhà được gọi bằng tên rất đáng yêu: Cà Rốt. Nói về nickname của mình, bé cười: “Mẹ con kể, hồi con mới sinh ra, con nhỏ xíu, xẹp lép hà, giống như củ cà rốt vậy. Thế là, mẹ kêu con là Cà Rốt luôn”.
Chị Cát Miên cho biết: “Chúng tôi cưới nhau năm 2003. Cuối năm thì sinh cháu Cà Rốt. Lúc 24 tháng tuổi cháu rất bụ bẫm và đã được mời đóng quảng cáo cho nhãn hiệu sữa Domex qua sự giới thiệu của một người bạn làm ở Công ty quảng cáo SPA. Mới đầu, vợ chồng tôi nghĩ, cho con tham gia quảng cáo, để cho con mình có những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.
Khi cháu lên 3, Công ty Đông Nam có mời cháu casting, để chọn quảng cáo cho sản phẩm Knorr. Lúc đó, có rất nhiều cháu đẹp, bụ bẫm hơn Cà Rốt, nhưng không được chọn, vì không có khả năng diễn xuất. Bé Cà Rốt có thuận lợi hơn là diễn xuất rất tự nhiên và dạn dĩ. Vậy là bé được hãng Knorr chính thức chọn.
Hiện nay, có rất nhiều hãng mời bé quảng cáo, nhưng chúng tôi rất hạn chế, vì muốn con mình tập trung vào học tập. Chúng tôi chỉ muốn con mình đóng quảng cáo để vui chơi thôi”.
Khi phóng viên giơ máy ảnh chụp vài kiểu hình, bé đã biết “tạo dáng” cho đẹp, ở những tư thế sinh động. Trước khi chia tay, tôi hỏi bé: “Con có nhắn nhủ gì những bạn lười ăn không?”, bé liến thoắng: “Các bạn cố gắng ăn nhiều, để mau lớn, khỏe mạnh giống… Cà Rốt nè!”.