Khám phá những điều thú vị của cướp biển có thể bạn chưa biết
Những tên cướp biển có lẽ không hề quá xa lạ với chúng ta. Đó là một chủ đề được khai thác nhiều trên sách truyện và phim ảnh mang chủ đề phiêu lưu, trinh thám và hành động. Nổi tiếng nhất gần đây là bộ phim Cướp biển vùng Caribe với một thể giới giả tưởng phong phú về cướp biển. Trong thực tế, từ xa xưa cho tới bây giờ cướp biển vẫn luôn tồn tại. Đôi khi trên tin tức chúng ta có thể nghe thấy về những vụ cướp biển tấn công, bắt giữ người làm con tin …
Tuy nhiên chắc chắn rất ít trong chúng ta đã từng thấy những tên cướp biển thực thụ và phần lớn những hiểu biết của chúng ta là từ nguồn tin tức ít ỏi (chủ yếu chỉ để cập diễn biến chính của những vụ cướp) và thế giới tưởng tượng phong phú của các nhà văn/nhà làm phim. Cướp biển trong thực tế khác xa phim ảnh, và trong thế giới đó có những quy tắc riêng chứ không hề bừa bãi và mất trật tự . Trong bài viết này, xin hãy cùng Genk đi vào tìm hiểu về thế giới cướp biển và những quy tắc trong giới cướp biển.
Cướp biển cũng có từ ngữ chuyên ngành
Có thể nói rằng ở khía cạnh nào đó, cướp biển được coi là một ngành, nghề (dù cho nó phạm pháp). Và cũng giống như những ngành nghề khác, chúng có những “từ ngữ chuyên ngành” được sử dụng trong nội bộ. Một số cụm khá quen thuộc như “learn the ropes” nếu dịch theo nghĩa thường là học hỏi những sợi dây nhưng thực chất mang ý nghĩa rằng nắm vững tình hình, điều kiện để làm việc gì đó. Sở dĩ cơ sở hình thành của từ này là việc những chiếc dây là vật dụng quen thuộc và được sử dụng nhiều bậc nhất nên trong cụm từ đó nó đã trở thành tượng trưng cho những gì cướp biển phải hiểu rõ ràng. Ví dụ như mạng lưới ròng rọc hay cách điều chỉnh dây buồm là những việc đã là thủy thủ là phải nắm rõ và phải nắm được điều kiện, cách thức thực hiện.
Tương tự như vậy, bạn có thể dễ dàng tìm thấy một số quán rượu tên là “Three sheets to the wind” với ý nghĩa là “say bí tỉ”. Thực chất nó không hề đề cập tới rượu mà đề cập tới những sợi dây lèo điều khiển cánh buồm. Người ta quan niệm rằng nếu chúng lỏng lẻo, gió sẽ khó kiểm soát và những tên hải tặc sẽ mất quyền kiểm soát con tàu. Nó đã được hiểu sang ý rằng say rượu đến không kiếm soát được dây buồm. Và không chỉ hay sử dụng những từ chuyên ngành riêng biệt, giới cướp biển cũng được cho là hay bôn ba ở nhiều các vùng biển thuộc khác khu vực quốc gia khác nhau nên họ hay pha trộn các ngôn ngữ để tạo ra từ mới cho mình. Thực sự thì hải tặc đã trở thành một nền văn hóa đa dạng và biên giới của chúng là những bờ biển
Vấn đề đồng tính
Xưa nay cướp biển luôn được tưởng tượng và lưu truyền trong các huyền thoại như những thành phần cực kì phân biệt giới tính và kì thị dị tính. Chúng thường là những người đàn ông râu ria, lăng nhăng, côn đồ, miệng luôn thở ra mùi rượu mạnh và quý vàng hơn gì hết. Hoặc có những truyền thuyết lại nói rằng thủy thủ của tàu cướp biển dừng lại mỗi cảng lại có những người phụ nữ khác nhau. Thực tế là giới hải tặc không tuân theo những chuẩn mực của xã hội nên chúng sống rất tự do. Chúng công khai hoan nghênh những người đồng tính một cách cởi mở và thậm chí còn lập nên hình thức hôn nhân đồng giới của riêng chúng. Matelotage là thuật ngữ mà hải tặc dành cho mối quan hệ hôn nhân giữa hai cướp biển nam. Một cặp đôi như vậy như thế sẽ sở hữu chung tài sản.Nếu một kẻ chết, bạn đời đồng giới của hắn ta sẽ được thừa kế tài sản.
Đôi khi những tên cướp biển còn quan hệ tình dục với cả gái lẫn trai. Khi quân Pháp đưa hàng trăm gái điếm vào Tortuga trong những năm giữa thế kỷ 17, họ muốn dẹp tình trạng hôn nhân đồng giới của những tên cướp biển nam tại đây. Nhưng kết quả không như họ mong đợi. Hải tặc chào đón gái điếm, nhưng chúng vẫn quan hệ với những tên bạn đời cùng giới
Kì thị màu da ?
Trong thời cổ, trung đại, có thể khẳng định được chắc chắn là cuộc đời trên một tàu cướp biển sẽ ít phân biệt đối xử hơn so với một tàu thủy của những người da trắng bình thường. Người da màu bị kì thị và trở thành nô lệ trong nhiều thế kỉ ở các quốc gia, họ bị tùy nghi sử dụng và đối đãi không ra gì. Với những phần tử này trong giới cướp biển thì lại khác. Cộng đồng này đánh giá con người theo kỹ năng và khả năng lao động. Trên tàu cướp biển người da đen không bị coi là nô lệ mà cũng chỉ là một người làm công bình thường. Lý do cho sự khác biệt này là giới cướp biệt là một hệ thống không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng và pháp luật của những vùng đất liền.
Ví dụ điển hình Black Caesar là một cướp biển da đen nổi tiếng. Khi ở châu Phi, ông là một thủ lĩnh nhưng đã bị bắt giữ và trở thành một nô lệ trên tàu. Cuối cùng ông đã trốn thoát và trở thành một tên cướp biển dày dạn và cùng tham gia với Blackbeard trong khoảng thời gian tàu của Blackbeard bị tấn công vào khoảng thời gian năm 1718. Tuy nhiên sau này ông ta đã bị bắt và bị treo cổ tại Virginia, Mỹ
Chế độ dân chủ trong cướp biển
Tất nhiên là giới cướp biển vô chính phủ, nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng họ vô tổ chức. Họ có tổ chức rất chặt chẽ và rõ ràng. Thậm chí sự dân chủ còn rất được đề cao trong giới này. Thực ra đây cũng là một điều dễ hiểu, cuộc sống lênh đênh trên biển trong nhiều tháng đòi hoi các cá nhân phải có một sự hòa thuận nhất định mới duy trì được. Bản thân mỗi phần tử cũng được coi là các thành phần “bất hảo” của xã hội, tức là họ không hề hiền, đơn giản hay giỏi kiềm chế trước những bất công.
Sự dân chủ trên một con tàu được duy trì phần lớn nhờ vào các thuyền trưởng. Việc bầu thuyền trưởng phải đảm bảo rằng người chỉ huy tàu nhận được sự ủng hộ của phần lớn thành viên trên tàu. Từ đó mà nguy cơ nổi loạn sẽ được giảm tối thiểu. Tuy nhiên dù có quyền lực tuyệt đối trong một số tình huống, thuyền trưởng vẫn phải tôn trọng ý kiến của số đông thuyền viên
Cướp biển nữ
Cướp biển là một nghề không dành cho nữ giới – mọi người thường có suy nghĩ như vậy. Trong các quyển sách viết về cướp biển chúng ta cũng thấy hầu như không có sự xuất hiện của cướp biển nữ. Tuy nhiên thực tế thì trên một tàu hải tặc có thể có khá nhiều nữ giới. Họ thường ăn mặc và hành xử như đàn ông – điều này được thực hiện như một quy tắc chung. Lịch sử đã ghi nhận Mary Lacy là một trong những cướp biển nữ nổi tiếng nhất. có rất nhiều câu chuyện được xây dựng xoay quanh người phụ nữ này.
Bà đến từ nước Anh và bỏ nhà đi từ năm 19 tuổi, cải trang thành và sống như một người đàn ông có tên là William Chandler. Cô đã có một mối quan hệ với một phụ nữ trên tàu hải tặc. Thân phận phụ nữ của Mary đã bị bại lộ do một người quen của gia đình nhưng sau đó cô vẫn được chấp thuận cho làm việc trên tàu. Kết quả cuối cùng là sau một thời gian, cô cũng đã phải từ bỏ công việc này do không đáp ứng được nhu cầu thể lực. Xét nói chung, so với nam giới thì phụ nữ trong nghề này vẫn yếu thế hơn, tuy nhiên rõ ràng họ có tham gia chứ không phải nằm ngoài phạm vi đối tượng như phần lớn mọi người vẫn nghĩ.
Gia nhập tàu hải tặc
Trở thành một cướp biển là đi trái lại với quy định pháp luật, đối mặt với nguy cơ thương vong lớn, có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Làm việc trên tàu cướp biển cũng vô cùng vất vả, hàng tháng lênh đênh trên biển đòi hỏi thể lực cao và mức độ “cá kiếm” đôi khi phụ thuộc hoàn toàn vào may mắn. Tuy nhiên dù có nhiều khó khăn như vậy nhưng vẫn có rất nhiều người thích và tham gia công việc này. Lý do để họ tham gia có lẽ chính vì những chiến lợi phẩm béo bở sau mỗi phi vụ thành công hay là có được sự công bằng trong đối xử hơn so với những công việc khác. Một phần lớn những cướp biển là những người bất mãn với những công việc “lương thiện” khác trên biển như hải quân, thương nhân, đánh bắt cá. Ngoài ra, những thủy thủ trên tàu buôn có cơ hội trở thành cướp biển khi hải tặc cướp tàu của họ. Theo truyền thống, cướp biển luôn đề nghị những người mà chúng bắt tham gia lực lượng của chúng.
Đây là nghề nguy hiểm, khó lường nên rất nhiều cướp biển chết hoặc đào tẩu. Vì thế các nhóm hải tặc luôn cần người mới. Giống như mọi nghề khác, để tuyển người mới, cướp biển phải mời gọi họ bằng những lợi ích hấp dẫn nhất. Sau năm 1713, số lượng người muốn gia nhập cướp biển rất nhiều. Lý do là thời gian trước đó khi các nước châu Âu xung đột trên biển, những thủy thủ săn tàu buôn kiếm khá nhiều tiền. Vào khoảng năm 1708, chính phủ Anh còn cho phép họ giữ toàn bộ những thứ mà họ lấy từ các tàu buôn của các nước thù địch. Song chỉ 5 năm sau, Hiệp ước Utrecht đã đem lại hòa bình trên đại dương và vài nghìn thủy thủ săn tàu buôn mất việc. Thay vì trở về đất liền, phần lớn gia nhập các tàu cướp biển để tiếp tục sử dụng kỹ năng cũ để sống.
Tín đồ của rượu chè
Nếu bạn là người không hay chú ý đến các chi tiết khi xem phim truyện thì nhất định cũng sẽ biết rằng hình ảnh thường xuyên gắn với cướp biển là những chai rượu Rum trứ danh. Quả thật việc chè chén và nhậu nhoẹt là một phần không thể thiếu trong cuộc sống trên thuyền cướp biển. Có thể nói rằng đó còn được coi như một nét văn hóa đặc trưng của chúng. Cướp biển sống ngoài vòng pháp luật nên cuộc sống của họ có chất tự do rõ ràng, việc được uống rượu không giới hạn đôi khi còn trở nên hấp dẫn hơn cả số của cái được chia chác. Trong giới, việc nghiện rượu đã trở thành một tiêu chuẩn rất bình thường. Những người không uống được sẽ bị nghi ngờ về khả năng của mình.
Không chỉ mang tính nghi lễ, giải trí đàn đúm đôi khi rượu còn được coi là một phương thuốc đối với cướp biển từ ngộ độc tới mệt mỏi cho dù điều này khá là phản khoa học. Ngoài rượu ra, đánh bạc cũng là một hình thức tiêu khiển phổ biến khác của hải tặc. Mặc dù một số thuyền trưởng cấm đánh bạc khi tàu lênh đênh trên biển, song cướp biển luôn sát phạt nhau mỗi khi lên bờ. Rượu và cờ bạc đã đẩy nhiều hải tặc vào hoàn cảnh khốn cùng
Tuy nhiên chắc chắn rất ít trong chúng ta đã từng thấy những tên cướp biển thực thụ và phần lớn những hiểu biết của chúng ta là từ nguồn tin tức ít ỏi (chủ yếu chỉ để cập diễn biến chính của những vụ cướp) và thế giới tưởng tượng phong phú của các nhà văn/nhà làm phim. Cướp biển trong thực tế khác xa phim ảnh, và trong thế giới đó có những quy tắc riêng chứ không hề bừa bãi và mất trật tự . Trong bài viết này, xin hãy cùng Genk đi vào tìm hiểu về thế giới cướp biển và những quy tắc trong giới cướp biển.
Cướp biển cũng có từ ngữ chuyên ngành
Có thể nói rằng ở khía cạnh nào đó, cướp biển được coi là một ngành, nghề (dù cho nó phạm pháp). Và cũng giống như những ngành nghề khác, chúng có những “từ ngữ chuyên ngành” được sử dụng trong nội bộ. Một số cụm khá quen thuộc như “learn the ropes” nếu dịch theo nghĩa thường là học hỏi những sợi dây nhưng thực chất mang ý nghĩa rằng nắm vững tình hình, điều kiện để làm việc gì đó. Sở dĩ cơ sở hình thành của từ này là việc những chiếc dây là vật dụng quen thuộc và được sử dụng nhiều bậc nhất nên trong cụm từ đó nó đã trở thành tượng trưng cho những gì cướp biển phải hiểu rõ ràng. Ví dụ như mạng lưới ròng rọc hay cách điều chỉnh dây buồm là những việc đã là thủy thủ là phải nắm rõ và phải nắm được điều kiện, cách thức thực hiện.
Tương tự như vậy, bạn có thể dễ dàng tìm thấy một số quán rượu tên là “Three sheets to the wind” với ý nghĩa là “say bí tỉ”. Thực chất nó không hề đề cập tới rượu mà đề cập tới những sợi dây lèo điều khiển cánh buồm. Người ta quan niệm rằng nếu chúng lỏng lẻo, gió sẽ khó kiểm soát và những tên hải tặc sẽ mất quyền kiểm soát con tàu. Nó đã được hiểu sang ý rằng say rượu đến không kiếm soát được dây buồm. Và không chỉ hay sử dụng những từ chuyên ngành riêng biệt, giới cướp biển cũng được cho là hay bôn ba ở nhiều các vùng biển thuộc khác khu vực quốc gia khác nhau nên họ hay pha trộn các ngôn ngữ để tạo ra từ mới cho mình. Thực sự thì hải tặc đã trở thành một nền văn hóa đa dạng và biên giới của chúng là những bờ biển
Vấn đề đồng tính
Xưa nay cướp biển luôn được tưởng tượng và lưu truyền trong các huyền thoại như những thành phần cực kì phân biệt giới tính và kì thị dị tính. Chúng thường là những người đàn ông râu ria, lăng nhăng, côn đồ, miệng luôn thở ra mùi rượu mạnh và quý vàng hơn gì hết. Hoặc có những truyền thuyết lại nói rằng thủy thủ của tàu cướp biển dừng lại mỗi cảng lại có những người phụ nữ khác nhau. Thực tế là giới hải tặc không tuân theo những chuẩn mực của xã hội nên chúng sống rất tự do. Chúng công khai hoan nghênh những người đồng tính một cách cởi mở và thậm chí còn lập nên hình thức hôn nhân đồng giới của riêng chúng. Matelotage là thuật ngữ mà hải tặc dành cho mối quan hệ hôn nhân giữa hai cướp biển nam. Một cặp đôi như vậy như thế sẽ sở hữu chung tài sản.Nếu một kẻ chết, bạn đời đồng giới của hắn ta sẽ được thừa kế tài sản.
Đôi khi những tên cướp biển còn quan hệ tình dục với cả gái lẫn trai. Khi quân Pháp đưa hàng trăm gái điếm vào Tortuga trong những năm giữa thế kỷ 17, họ muốn dẹp tình trạng hôn nhân đồng giới của những tên cướp biển nam tại đây. Nhưng kết quả không như họ mong đợi. Hải tặc chào đón gái điếm, nhưng chúng vẫn quan hệ với những tên bạn đời cùng giới
Kì thị màu da ?
Trong thời cổ, trung đại, có thể khẳng định được chắc chắn là cuộc đời trên một tàu cướp biển sẽ ít phân biệt đối xử hơn so với một tàu thủy của những người da trắng bình thường. Người da màu bị kì thị và trở thành nô lệ trong nhiều thế kỉ ở các quốc gia, họ bị tùy nghi sử dụng và đối đãi không ra gì. Với những phần tử này trong giới cướp biển thì lại khác. Cộng đồng này đánh giá con người theo kỹ năng và khả năng lao động. Trên tàu cướp biển người da đen không bị coi là nô lệ mà cũng chỉ là một người làm công bình thường. Lý do cho sự khác biệt này là giới cướp biệt là một hệ thống không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng và pháp luật của những vùng đất liền.
Ví dụ điển hình Black Caesar là một cướp biển da đen nổi tiếng. Khi ở châu Phi, ông là một thủ lĩnh nhưng đã bị bắt giữ và trở thành một nô lệ trên tàu. Cuối cùng ông đã trốn thoát và trở thành một tên cướp biển dày dạn và cùng tham gia với Blackbeard trong khoảng thời gian tàu của Blackbeard bị tấn công vào khoảng thời gian năm 1718. Tuy nhiên sau này ông ta đã bị bắt và bị treo cổ tại Virginia, Mỹ
Chế độ dân chủ trong cướp biển
Tất nhiên là giới cướp biển vô chính phủ, nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng họ vô tổ chức. Họ có tổ chức rất chặt chẽ và rõ ràng. Thậm chí sự dân chủ còn rất được đề cao trong giới này. Thực ra đây cũng là một điều dễ hiểu, cuộc sống lênh đênh trên biển trong nhiều tháng đòi hoi các cá nhân phải có một sự hòa thuận nhất định mới duy trì được. Bản thân mỗi phần tử cũng được coi là các thành phần “bất hảo” của xã hội, tức là họ không hề hiền, đơn giản hay giỏi kiềm chế trước những bất công.
Sự dân chủ trên một con tàu được duy trì phần lớn nhờ vào các thuyền trưởng. Việc bầu thuyền trưởng phải đảm bảo rằng người chỉ huy tàu nhận được sự ủng hộ của phần lớn thành viên trên tàu. Từ đó mà nguy cơ nổi loạn sẽ được giảm tối thiểu. Tuy nhiên dù có quyền lực tuyệt đối trong một số tình huống, thuyền trưởng vẫn phải tôn trọng ý kiến của số đông thuyền viên
Cướp biển nữ
Cướp biển là một nghề không dành cho nữ giới – mọi người thường có suy nghĩ như vậy. Trong các quyển sách viết về cướp biển chúng ta cũng thấy hầu như không có sự xuất hiện của cướp biển nữ. Tuy nhiên thực tế thì trên một tàu hải tặc có thể có khá nhiều nữ giới. Họ thường ăn mặc và hành xử như đàn ông – điều này được thực hiện như một quy tắc chung. Lịch sử đã ghi nhận Mary Lacy là một trong những cướp biển nữ nổi tiếng nhất. có rất nhiều câu chuyện được xây dựng xoay quanh người phụ nữ này.
Bà đến từ nước Anh và bỏ nhà đi từ năm 19 tuổi, cải trang thành và sống như một người đàn ông có tên là William Chandler. Cô đã có một mối quan hệ với một phụ nữ trên tàu hải tặc. Thân phận phụ nữ của Mary đã bị bại lộ do một người quen của gia đình nhưng sau đó cô vẫn được chấp thuận cho làm việc trên tàu. Kết quả cuối cùng là sau một thời gian, cô cũng đã phải từ bỏ công việc này do không đáp ứng được nhu cầu thể lực. Xét nói chung, so với nam giới thì phụ nữ trong nghề này vẫn yếu thế hơn, tuy nhiên rõ ràng họ có tham gia chứ không phải nằm ngoài phạm vi đối tượng như phần lớn mọi người vẫn nghĩ.
Gia nhập tàu hải tặc
Trở thành một cướp biển là đi trái lại với quy định pháp luật, đối mặt với nguy cơ thương vong lớn, có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Làm việc trên tàu cướp biển cũng vô cùng vất vả, hàng tháng lênh đênh trên biển đòi hỏi thể lực cao và mức độ “cá kiếm” đôi khi phụ thuộc hoàn toàn vào may mắn. Tuy nhiên dù có nhiều khó khăn như vậy nhưng vẫn có rất nhiều người thích và tham gia công việc này. Lý do để họ tham gia có lẽ chính vì những chiến lợi phẩm béo bở sau mỗi phi vụ thành công hay là có được sự công bằng trong đối xử hơn so với những công việc khác. Một phần lớn những cướp biển là những người bất mãn với những công việc “lương thiện” khác trên biển như hải quân, thương nhân, đánh bắt cá. Ngoài ra, những thủy thủ trên tàu buôn có cơ hội trở thành cướp biển khi hải tặc cướp tàu của họ. Theo truyền thống, cướp biển luôn đề nghị những người mà chúng bắt tham gia lực lượng của chúng.
Đây là nghề nguy hiểm, khó lường nên rất nhiều cướp biển chết hoặc đào tẩu. Vì thế các nhóm hải tặc luôn cần người mới. Giống như mọi nghề khác, để tuyển người mới, cướp biển phải mời gọi họ bằng những lợi ích hấp dẫn nhất. Sau năm 1713, số lượng người muốn gia nhập cướp biển rất nhiều. Lý do là thời gian trước đó khi các nước châu Âu xung đột trên biển, những thủy thủ săn tàu buôn kiếm khá nhiều tiền. Vào khoảng năm 1708, chính phủ Anh còn cho phép họ giữ toàn bộ những thứ mà họ lấy từ các tàu buôn của các nước thù địch. Song chỉ 5 năm sau, Hiệp ước Utrecht đã đem lại hòa bình trên đại dương và vài nghìn thủy thủ săn tàu buôn mất việc. Thay vì trở về đất liền, phần lớn gia nhập các tàu cướp biển để tiếp tục sử dụng kỹ năng cũ để sống.
Tín đồ của rượu chè
Nếu bạn là người không hay chú ý đến các chi tiết khi xem phim truyện thì nhất định cũng sẽ biết rằng hình ảnh thường xuyên gắn với cướp biển là những chai rượu Rum trứ danh. Quả thật việc chè chén và nhậu nhoẹt là một phần không thể thiếu trong cuộc sống trên thuyền cướp biển. Có thể nói rằng đó còn được coi như một nét văn hóa đặc trưng của chúng. Cướp biển sống ngoài vòng pháp luật nên cuộc sống của họ có chất tự do rõ ràng, việc được uống rượu không giới hạn đôi khi còn trở nên hấp dẫn hơn cả số của cái được chia chác. Trong giới, việc nghiện rượu đã trở thành một tiêu chuẩn rất bình thường. Những người không uống được sẽ bị nghi ngờ về khả năng của mình.
Không chỉ mang tính nghi lễ, giải trí đàn đúm đôi khi rượu còn được coi là một phương thuốc đối với cướp biển từ ngộ độc tới mệt mỏi cho dù điều này khá là phản khoa học. Ngoài rượu ra, đánh bạc cũng là một hình thức tiêu khiển phổ biến khác của hải tặc. Mặc dù một số thuyền trưởng cấm đánh bạc khi tàu lênh đênh trên biển, song cướp biển luôn sát phạt nhau mỗi khi lên bờ. Rượu và cờ bạc đã đẩy nhiều hải tặc vào hoàn cảnh khốn cùng
Theo PLXH