Articles by "Contents-Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Contents-Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Cụm từ "Content Marketing" ngày càng phổ biến trên các trang web. Content trở thành chất kết dính của webinars, blog posts, videos, social network và còn nhiều hơn nữa.

Thật là một ý tưởng tuyệt vời. Nếu bạn làm đúng, một chiến dịch kỹ thuật số tuyệt vời sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.

Tuy nhiên, thực hiện một chiến dịch như vậy không dễ như việc chỉ nhấn một nút bấm. Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh của bạn mà thời gian cần được sắp xếp phù hợp giữa cá tính thương hiệu trực tuyến của bạn với nhu cầu khách hàng. Sau khi được đăng, nội dung được chia sẻ đòi hỏi sự tương tác từ phía bạn. Tương tác trực tiếp với cộng đồng của bạn bằng một nội dung có ý nghĩa để kích thích tiếp tục trò chuyện. Dưới đây là 5 lời khuyên để tạo một chiến dịch Content Marketing hiệu quả.


1. Hiểu biết về khách hàng của bạn và giữ nội dung có liên quan

Mỗi mạng xã hội đều có bản sắc độc đáo và người dùng riêng. Vì vậy sẽ mất thời gian để nghiên cứu các đặc điểm nhân khẩu học của các nền tảng tiếp thị xã hội bạn sử dụng để chia sẻ. Tất cả các trang web đều không giống nhau. Một số trang web nghiêng hơn về nam giới, một số khác lại phổ biến hơn cho phụ nữ. Hãy kiểm tra các thông tin hiện tại trên website để xác định đúng đối tượng chia sẻ nội dung để đạt hiệu quả cao nhất.

Liệu trong tập khách hàng và thị trường của bạn, bạn có nghi ngờ gì về việc đã nắm bắt được mối quan tâm của họ hay chưa? Blogs vẫn là một cách tuyệt vời để xây dựng cộng đồng xung quanh thương hiệu của bạn. Một ví dụ về sự thành công của một blogs sử dụng Content Marketing là SavvySeller.co. Đây là một trang web cộng đồng cung cấp lời khuyên hữu ích cho những người bán hàng Online.

Hãy kiểm tra xem khách hàng của bạn chia sẻ những gì trên social media. Bằng cách viết những bài viết có liên quan đến độc giả, họ sẽ quan tâm và trở thành người ủng hộ bạn, trao giải cho bạn miễn phí và cung cấp những giá trị tốt nhất đến với bạn.


Hướng nội dung đến những vấn đề khách hàng quan tâm

2. Hãy coi chừng việc liên tục nhắc đến mình

Lặp đi lặp lại việc nhắc đến mình sẽ không kích thích sự tham gia. Gửi thông điệp của bạn đến người đọc và hãy chắc chắn nó được cá nhân hóa bằng cách sử dụng từ "bạn". Như vậy, bài viết của bạn trực tiếp gửi đến đúng địa chỉ và cộng đồng ( khêu gợi sự quan tâm). Giữ cho nội dung quảng cáo của bạn không vượt quá tỉ lệ 1- 7. Nhà khoa học xã hội Dan Zarrella nói: "Đừng nói về bản thân bạn, thay vào đó, bắt đầu nói chuyện như chính mình vậy".

3. Chia sẻ những gì bạn làm

Khi viết nội dung cho doanh nghiệp, hãy quan tâm đến thời gian biểu và năng lực của bạn. Ngồi lại và viết ra năng lực của bạn sẽ khiến nhiều người khó chịu và một số doanh nghiệp nhỏ sẽ không có đủ thời gian và nguồn lực để làm như vậy. Nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn trong giao tiếp theo những cách thức khác, tại sao không thử chia sẻ theo những định dạng sau:

Một bài viết ngắn
Infographic
Những hình ảnh về sản phẩm
Video ( với độ dài dưới 2 phút)
Một số định dạng khác

Cũng như chia sẻ nội dung về những điều bạn đam mê, bằng cách đăng tải những ý tưởng và các đối tượng có liên quan, bạn phải trù liệu được những ảnh hưởng của nó. Chia sẻ luôn là một cách tiếp cận gần gũi và thân mật, nhất là khi bạn muốn kéo gần khách hàng về phía bạn. Đó thực sự là một chiến lược Content Marketing hiệu quả.


Đa dạng hóa các hình thức trình bày

4. Cân nhắc việc quản lý

Một xu hướng mới đang phát triển là tập hợp nội dung. Tập hợp này không được quản lý. Ngược lại, quản lý nội dung đòi hỏi một người phải tìm kiếm, đọc và hiểu biết chất lượng của digital content có liên quan đến độc giả của bạn. Quản lý nghe có vẻ như rất nhiều công việc nhưng nó mất ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nếu bạn ( hoặc một đồng nghiệp khác) thường xuyên đọc những nội dung số có liên quan đến doanh nghiệp của bạn, tìm kiếm những bài viết chia sẻ thì đó là một công việc đơn giản.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các bài viết có thể cộng hưởng với khán giả của bạn. Nếu bạn quản lý và chia sẻ nội dung từ các đối tượng khác, người xem sẽ nhìn bạn như một nguồn đáng tin cậy cho thông tin của các chủ đề cụ thể. Tuy nhiên, điều này không tạo ra tính độc đáo, riêng biệt cho doanh nghiệp của bạn. Lợi ích thứ hai có được từ việc chia sẻ nội dung từ bên thứ ba là bạn có thể mở rộng quan hệ với các đối tác trong cùng một ngành.

5. Đo lường không chỉ một lần

Theo dõi các comment và trả lời của bạn trên các bài viết. Khi bạn chia sẻ các liên kết trên nền tảng truyền thông xã hội, hãy sử dụng nhiều công cụ miễn phí để đưa bài viết của bạn đi đúng hướng. Bằng việc đo lường, bạn sẽ biết được họ đã đọc chưa, đã chia sẻ chưa. Nếu một nội dung nào đó sai mục đích của bạn. Bạn có thể đưa nó về đúng hướng.

 Nguồn: Chiến lược Marketing

Content marketing (hay tiếp thị nội dung) là phương pháp tạo ra và lan truyền những nội dung thích hợp và hữu ích với đối tượng công chúng mục tiêu, từ đó gây ra sự chú ý, thu hút và kết nối với đối tượng này.

slide

Mỗi ngày, hơn 27 triệu nội dung khác nhau được chia sẻ trên các trang mạng. Có bao giờ bạn tự hỏi nội dung sẽ là bá chủ thiên hạ. Ngành công nghiệp tiếp thị nội dung chỉ mới bắt đầu nở rộ khi có nhiều người sử dụng nó để quảng bá thương hiệu của mình.

Tiếp thị nội dung ngày càng bùng nổ, góp phần đáng kể trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp của bạn với thế giới. Với các kênh xã hội như LinkedIn và Twitter, công cuộc quảng bá sản phẩm, dịch vụ của bạn ngày càng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngày nay, tiếp thị nội dung đã phát triển thành một nghệ thuật - tất cả các đội ngũ tiếp thị đang cố gắng đem đến sự độc đáo, mới lạ để đưa công ty của họ lên hàng đầu.

Những nhà tiếp thị ngày càng có nhiều cách thức mới mẻ để tiếp cận khán giả mục tiêu của họ và theo như đà phát triển hiện này, tương lai của tiếp thị nội dung sẽ ngày càng tươi sáng hơn. Dưới đây là 10 sự thật bất ngờ về chiến lược tiếp thị nội dung, cùng định hình lại về cách thức khách hàng chúng ta mua hàng, đánh giá các dịch vụ, và sử dụng Internet mỗi ngày.

1. Các công ty có blog hoạt động, trung bình có hơn 67% lượt truy cập mỗi tháng

Thống kê này nhấn mạnh một yếu tố quan trọng mà bất cứ ai sử dụng web không thể bỏ qua - người yêu blog. Họ yêu blog đến nỗi khi truy cập đến bất kỳ trang web yêu thích nào họ đều tìm blog của trang web đó.

Tại sao ư? Bởi vì blog cung cấp cho người tiêu dùng một cái nhìn khách quan hơn về doanh nghiệp. Hơn nữa, blog công ty có thể nhanh chóng trở thành nguồn tài nguyên tư liệu cho doanh nghiệp khác cùng ngành. Các nhà tiếp thị có thể sử dụng blog của công ty để lôi kéo độc giả truy cập đến trang web của họ. Vậy tại sao không quăng một mẻ lưới lớn hơn khi có rất nhiều cá ở biển?

2. Tính trung bình, các nhà tiếp thị nội dung sử dụng 12 chiến thuật khác nhau

Đa nhiệm là một cách nói của dân marketing, như số liệu thống kê từ Viện Tiếp thị nội dung cung cấp. Hàng năm, nhiều kênh thông tin liên lạc mở ra cho đội ngũ tiếp thị như các ứng dụng và các trang mạng xã hội đã bùng nổ trong năm 2014.

Các nhà tiếp thị nội dung đang tận dụng tối đa những kênh truyền thông đó - trung bình, họ sử dụng 12 chiến thuật khác nhau cho chiến lược tiếp thi nội dung của mình. Hội nghị ảo, video, và các bài nghiên cứu báo cáo là một trong những chiến thuật mà những người nổi tiếng nhất trong ngành đã sử dụng và thành công, và bạn – những nhà tiếp thị nội dung khôn ngoan hãy kết hợp các chiến thuật này một cách khéo léo để tạo nên một chiến lược riêng cho riêng mình.

3. Khoảng 86% của các công ty B2C sử dụng content marketing

Không chỉ riêng những công ty B2B tham gia vào sử dụng content marketing. Theo số liệu thống kê, với một lượng lớn người tiêu dùng chuyển sang ưa chuộng mua hàng qua mạng xã hội như ngày nay, các công ty B2C xem content marketing như chìa khóa để mở rộng khách hàng của họ. Và giá trị của content marketing tiếp tục mở rộng trên nhiều ngành công nghiệp.

4. Đội ngũ tiếp thị B2B dành 33% ngân sách để đầu tư cho content marketing

Thống kê này cho thấy: Content marketing có giá trị - vì vậy đội ngũ tiếp thị B2B dành 33% ngân sách để đầu tư cho content marketing.

Bạn có thể bỏ ra một khoản chi phí ban đầu để đầu tư cho hệ thống quản lý nội dung và phần mềm tiếp thị email. Tự động hoá nhiệm vụ tiếp thị nào đó có thể để tiết kiệm thời gian quý báu của bạn.

Giá trị của tiếp thị nội dung tiếp tục chứng minh khả năng chinh phục khách hàng của nó, trong đó có khả năng chuyển thành giao dịch mua hàng.

5. Có 8 trong số 10 người sử dụng Internet ở Mỹ thì sử dụng mạng xã hội và blog

Đây là một con số kỷ lục, đó là bạn chưa tính đến số lượng người có thể sử dụng các trang web này để mua hàng. Nếu khách hàng thường xuyên nhất của bạn là trên các trang LinkedIn hay Facebook, là một người làm content marketing, bạn phải luôn để sản phẩm hay dich vụ của bạn hiện diện trên các phương tiện truyền thông xã hội và phát triển một chiến lược blog cho mục đích tiếp cận cộng đồng.

6. Email là hình thức phổ biến nhất của truyền thông

Mặc dù mạng xã hội là một kênh truyền thông độc đáo và hiệu quả nhưng email vẫn là kênh truyền thông phổ biến và hiệu quả nhất. Vì vậy, các nhà tiếp thị cần phải tiếp tục đầu tư cho chiến dịch tiếp thị email, nhằm phân phối nội dung đến các đối tượng mục tiêu của họ. Ngày này, tự động hóa email và phần mềm theo dõi tiến độ thực hiên đã làm cho công việc của các nhà tiếp thị trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn.

7. Khoảng 47% các nhà tiếp thị B2B thường xuyên sử dụng LinkedIn

Ngay cả khi đối tượng mục tiêu của bạn chủ yếu sử dụng Facebook hay Twitter, thì việc sử dụng LinkedIn như một nhà tiếp thị vẫn là một ý tưởng tuyệt vời. Các chuyên gia kinh doanh cũng chuyển sang trang web này để kết nối với những người khác trong ngành công nghiệp và xây dựng mạng lưới của họ.

Nếu bạn vẫn không tin, hãy xem xét số liệu thống kê này - nhân viên bán hàng hàng đầu dành khoảng sáu giờ mỗi tuần trên LinkedIn. Các trang mạng xã hội đã phát triển mạnh mẽ về công cụ bán hàng và tiếp thị vẫn tiếp tục phát triển phổ biến.

8. Gần 87% các công ty B2B sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để phân phối nội dung

Trong khi các công ty B2B hoàn toàn có thể sử dụng trang web của mình để phân phối nội dung về sản phẩm, dich vụ đến khách hàng, nhưng họ nhận ra có một cơ hội tốt hơn để đạt được kết quả cao hơn đó là thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng hiện diện nội dung của bạn trên các trang web như Facebook và Twitter không phải là luôn luôn đủ.

Đội ngũ content marketing của bạn cần phải xây dựng trên các trang mạng xã hội đó những nội dung có giá trị và sâu sắc. Hãy coi việc này là quan trọng và cần nổ lực thực hiện. Vì họ có thể trở thành khách hàng của công ty bạn từ các nội dung bạn cung cấp trên trang mạng xã hội này.

9. Các công ty viết blog 15 lần mỗi tháng nhận được lưu lượng truy cập gấp năm lần so với những công ty không thực hiện điều này.

Con số này cho thấy một thực tế đơn giản - xây dựng blog, và khách hàng sẽ đến với bạn. Blog đang hoạt động có thể giúp tăng lưu lượng truy cập; Blog được cho là công cụ bán hàng hiệu quả. Nhưng các nhà làm content marketing phải luôn đảm bảo rằng blog luôn luôn có đầy đủ các nội dung mới, sâu sắc, mặc dù điều này có thể tốn thời gian, nhưng lợi ích tiềm năng của nó thì rất khó để bỏ qua.

10. Chỉ 44% các công ty thuê ngoài nổ lực tiếp thị nội dung của họ.

Trong khi đó có thể dễ dàng thuê dịch vụ ngoài để viết blog và mạng xã hội, nhưng các công ty vẫn ưu tiên sử dụng đội ngũ content marketing của mình. Có những ưu và khuyết điểm để họ lựa chọn như vậy, nhưng lợi ích lớn nhất là “người trong nhà” thường có thể tiếp cận được với dữ liệu chính, họ có tinh thần trách nhiệm hơn, nội dung mang nhiều âm hưởng công ty hơn, mà các nhà văn thuê ngoài không có được. Tuy nhiên, “đội ngũ trong nhà” là thường có chi phí đắt đỏ hơn dich vụ thuê ngoài.

Kết luận

Content marketing không phải chỉ là nhất thời; mà nó chính là một khía cạnh cốt lõi của ngành công nghiệp tiếp thị. Content marketing tăng trưởng đột ngột như hiện nay là do lợi ích quan trọng mà nó mang lại cho các ngành tiếp thị trực tuyến khác, chẳng hạn như SEO và tiếp thị truyền thông xã hội. Rõ ràng, các nhà tiếp thị đã chấp nhận tiếp thị nội dung và số liệu thống kê cũng chứng minh giá trị của nó.

Theo Thế Giới Seo

Đầu tháng này tôi sẽ buộc giầy để lên đường để chạy Ragnar Relay (cuộc đua tiếp sức) với 11 đồng đội từ Madison, Wisconsin đến Chicago, Illinois với hơn 196 dặm chỉ trong vòng hơn 34 giờ.

Tôi nghĩ rằng có thể tìm thấy một bài học trong bất kỳ một kịch bản nào đó và Ragnar cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Dưới đây là 7 mô hình có liên quan đến tiếp thị nội dung thoáng qua tâm trí của tôi trước khi tôi tới vạch đích.

*** Content Marketing: Tạm hiểu là tiếp thị nội dung

slide

1. Bắt đầu với một kế hoạch đào tạo

Người ta không chỉ đơn giản là bước vào Mordor (trò chơi game), tương tự như vậy, một người bình thường không thể chạy bất kỳ loại cuộc đua nào mà không có sự huấn luyện nào đó. Tương tự như vậy, việc chuẩn bị là cần thiết để thực hiện tiếp thị nội dung một cách hiệu quả.

Sự thành công của nội dung được sinh ra từ một chiến lược có kế hoạch. Vạch ra những nội dung trong tương lai thông qua một lịch biên tập và lưu ý những cột mốc quan trọng cho các dự án của bạn. Có mục tiêu trước mắt sẽ làm cho bạn và nhóm của bạn tập trung vào nhiệm vụ sắp tới. Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng, nếu bạn không nhận được kết quả như mong muốn với nội dung của bạn, hãy lùi lại một bước và xem xét kế hoạch và tiến trình của bạn. Rất có thể bạn sẽ nhận thấy rằng một thành phần nào đó sẽ không làm việc như trong kế hoạch của bạn.

2. Sự điều phối là chính

Trước cuộc đua một ngày, chúng tôi có tổ chức một cuộc họp để đồng bộ và tính toán thời gian của chúng tôi và chuyển giao kinh nghiệm suôn sẻ nhất có thể.

Trong bối cảnh đó, tiếp thị nội dung cũng có nhiều phần cần phải được đồng bộ để được thực hiện đúng cách. Để đảm bảo việc thực thi của bạn không bị cản trở, bạn cần phải phân công vai trò cho mỗi dự án.

Xác định một người làm lãnh đạo và người đó sẽ phát triển kế hoạch để kết nối và thông báo cho các bên liên quan khác: những người đóng góp, nhận xét và người phê duyệt. Bảng tính là một cách dễ dàng để tổ chức những công việc này, nhưng khi nội dung tiếp thị của bạn được phát triển, có thể bạn sẽ cần phải xem xét đầu tư vào công cụ để cải thiện tổ chức và giúp bạn quản lý các bước đi trong chương trình của bạn.

3. Cuộc đua xung quanh nhóm và cộng đồng

Mỗi cuộc đua tiếp sức yêu cầu sự tin tưởng và làm việc theo nhóm - mỗi vận động viên phải có niềm tin rằng đội của họ sẽ đợi tại trạm tiếp theo, sẵn sàng đón nhận sự chỉ huy. Hoạt động cộng đồng là rất mạnh mẽ, vì vậy chúng tôi có cảm giác được hỗ trợ để thúc đẩy một phần nào đó. Cuộc đua được tổ chức trong một cộng đồng xã hội để kết nối các nhóm và nuôi dưỡng niềm tin và tình bạn thân thiết.

Trong tiếp thị nội dung, luôn tin rằng các thành viên trong nhóm của bạn có thể cung cấp thời gian và đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng. Thiết lập những kỳ vọng ở phía trước và phát triển tiêu chuẩn cho những người có đóng góp mới.

Khi bạn cảm thấy bạn đã phát triển cách nhìn phiến diện hoặc không thể thấy được kết thúc ở phía trước, bạn hãy hướng về cộng đồng, khi đó họ sẽ truyền cảm hứng cho bạn. Quét qua phương tiện truyền thông xã hội để xem các chủ đề có ảnh hưởng đang được đề cập đến. Nói chuyện với người bán hàng, nhóm hỗ trợ hoặc nhóm phát triển sản phẩm để có được cái nhìn mới mẻ và thông tin phản hồi mới.

4. Bạn không thể chuẩn bị tất cả cho mọi thứ

Trước khi vào cuộc đua chính thức, chúng tôi đã được trang bị rất nhiều nhưng chúng tôi không thể kiểm soát được tất cả mọi thứ. Trong những ngày trước khi cuộc đua diễn ra, chúng tôi nghĩ đến việc chúng tôi có bị thương hay không, chúng tôi cũng phải nhìn vào đôi chân của chúng tôi và làm cho nó hoạt động, có một vài vận động viên phải dùng đôi chân phụ trợ.

Đôi khi cũng có những sự việc không như mong đợi xảy ra. Những rào cản ở phút cuối cùng có thể tác động đến bạn.

Đôi khi sự trục trặc có thể là nhỏ và bạn có kế hoạch để những tác động là tối thiểu nhất có thể. Mặt khác, có thể bạn cần phải xem lại thông điệp hoặc deadlines để điều chỉnh đối với những thay đổi bất ngờ xảy đến.

5. Mỗi vai trò trong tiến trình là có giá trị

Có rất nhiều người tham gia vào sự kiện này không chỉ là vận động viên. Các trình điều khiển của chúng tôi chắc chắn chúng tôi đã đến tất cả các trạm điều khiển của chúng tôi.

Các trạm được thiết lập để chăm sóc các vết thương. Các tổ chức địa phương cung cấp thực phẩm và trong một số trường hợp, họ sắp xếp chỗ ngủ và tắm nóng. Các vận động viên có thể có được sự tập trung nhưng sự kiện này không thể xảy ra mà không có tất cả những người tham gia.

Chỉ vì một ai đó không có "tiếp thị nội dung" trong tiêu đề của họ không có nghĩa là họ sẽ không cung cấp các quan điểm có giá trị. Khai thác các thành viên khác trong nhóm - họ là những chuyên gia của các vấn đề và lúc nào họ cũng trong tư thế sẵn sàng tham gia.

Không phải ai cũng là một nhà văn, vì vậy hãy tìm ra một người nào đó phù hợp với công việc trên các diễn đàn hoặc các hội thảo web. Đừng quên thừa nhận những đóng góp của bạn - từ những người cung cấp các nghiên cứu hay tập hợp các ý kiến đánh giá hoặc các nhà thiết kế có liên quan. Hãy thể hiện lòng biết ơn của bạn và nó sẽ rất hữu ích với các dự án trong tương lai.

6. Thưởng thức chuyến đi

Vào cuối ngày, Ragnar là một cuộc hành trình chứ không phải là một điểm đến. Và tiếp thị nội dung cũng như vậy.

Không nên quá tập trung vào loại nội dung cuối cùng. Nghĩa là không nên tập trung quá nhiều vào một bài viết, infographic, báo cáo hoặc video, điều quan trọng là câu chuyện được kể có sức hấp dẫn như thế nào. Hãy đặt niềm tin vào những câu chuyện và nó sẽ mang lại cho bạn những ý tưởng mới trong các dự án tiếp theo.

7. Kết thúc mạnh

Mỗi người chạy có ba chân để chạy, vì vậy nó là chìa khóa cho tất cả mọi người đạt được tốc độ và chắc chắn rằng họ đã có đủ nhiên liệu còn lại để kết thúc. Đối với nội dung, nó thường rơi vào một cái bẫy của việc giành rất nhiều thời gian và công sức vào việc tạo ra nội dung nhưng đừng quên tiết kiệm một vài năng lượng để đi đến vạch đích.

Thúc đẩy và phân phối là rất quan trọng. Và tất nhiên, cuộc đua sẽ không phải là sự kết thúc khi bạn đã qua vạch đích. Bạn cần đảm bảo rằng liên tục đánh giá nội dung để hiểu cách nó đang thực hiện nếu nó là thước đo chuẩn của bạn và nếu bạn cập nhật.

Theo VOC

Tiêu đề luôn được nhiều người coi là yếu tố quan trọng nhất trong mọi dạng bài viết –  công cụ không thể thiếu của content marketing. Chỉ với một vài từ ngắn gọn, bạn phải tóm tắt được chủ đề, thu hút đối tượng mục tiêu và làm bài viết của bạn nổi bật giữa “một rừng” các bài viết khác.

Bài viết sau đây sẽ phân tích tâm lý đằng sau 8 kỹ thuật viết tiêu đề thường được sử dụng nhất và giúp bạn tìm kiếm “công thức” tiêu đề phù hợp và hiệu quả với từng bài viết của mình.

Kỹ thuật #1: Gây bất ngờ

Não của chúng ta trở nên đặc biệt hưng phấn khi bị kích thích bởi những cảm giác tốt đẹp không lường trước. Bằng cách sử dụng các ý và từ ngữ độc đáo, khác thường, hoặc thay đổi một thứ gì đó thân thuộc với đối tượng mục tiêu, bạn có thể ngay lập tức thu hút được sự chú ý của họ – và sau đó có thể giữ sự chú ý đó bằng một bài viết thú vị.

Các cách cụ thể để gây bất ngờ có thể bao gồm: sử dụng từ lóng/từ tục (với mức độ và hoàn cảnh phù hợp), “biến thể” của một câu tục ngữ/ca dao…

Một ví dụ tuyệt vời cho kỹ thuật này là các tiêu đề email trong chiến dịch tranh cử tổng thống của tổng thống Mỹ đương thời Barack Obama. Nếu đăng ký ủng hộ chiến dịch, bạn sẽ được nhận một email cảm ơn với các tiêu đề rất thoải mái, gần gũi như: “Xin chào”, “Ồ” hay “Đi ăn với tôi nhé?”. Các tiêu đề này gây bất ngờ do nó khác biệt hoàn toàn với hình ảnh đạo mạo, nghiêm trang thường thấy của các cử tri cho chức tổng thống.

Viết tiêu đề - Ngạc nhiên

Kỹ thuật #2: Sử dụng câu hỏi

Các câu hỏi có tác động mạnh tới não bộ do chúng thể hiện một sự thách thức. Chỉ cần nhìn thấy dấu hỏi chấm là não chúng ta đã bắt đầu bị kích thích. Các tiêu đề câu hỏi hiệu quả nhất thường hỏi về những điều mà khách hàng hoàn toàn có thể đồng cảm với, hoặc muốn biết câu trả lời. Dưới đây là một ví dụ:

Viết tiêu đề - Câu hỏi

Hãy để ý việc não của bạn ngay lập tức hoạt động để tìm ra câu trả lời và mong rằng người khác cũng có câu trả lời giống bạn.

Kỹ thuật #3: Tận dụng trí tò mò

Trang web siêu sao về triển khai các chiến dịch viral mang tên Upworthy đã mang về hàng triệu lượt click bằng việc tận dụng trí tò mò.

“Lỗ hổng tò mò” được định nghĩa là khoảng cách giữa những gì chúng ta biết và những gì chúng ta muốn biết. Một khi chúng ta cảm nhận được “lỗ hổng” đó, chúng ta sẽ có một cảm giác “thèm muốn” được lấp đầy lỗ hổng. Điều này thôi thúc chúng ta đọc tiếp để tìm câu trả lời.

Tất nhiên, để khơi dậy trí tò mò, bạn cần để đối tượng biết một chút thông tin trước. Họ không thể tò mò về một thứ gì đó khi mà họ không biết chút gì về thứ đó.

Để dùng kỹ thuật này trong khi viết tiêu đề, hãy “nhử mồi” trước bằng việc đưa ra một mẩu thông tin thú vị nhưng không đầy đủ. Hãy để đối tượng mục tiêu biết đủ nhiều để thấy tò mò, và đủ ít để không bị nhàm chán bởi chủ đề của bạn. Hãy xem ví dụ dưới đây về một tiêu đề rất nổi tiếng của John Caples (“Họ cười khi thấy tôi ngồi vào chiếc đàn piano, nhưng một khi tôi bắt đầu chơi!~”)

 Viết tiêu đề - Gây tò mò


Kỹ thuật #4: Dùng các hình ảnh tiêu cực

Các từ so sánh nhất như “tuyệt nhất”, “tốt nhất”, “uy tín nhất”…từng rất hiệu quả trong các tiêu đề. Nhưng thật ra, các từ so sánh nhất với tính tiêu cực như “tồi tệ nhất”, “kinh khủng nhất”…lại hiệu quả hơn rất nhiều.

Công cụ marketing Outbrain đã tổ chức một cuộc nghiên cứu trên 65,000 mẫu tiêu đề để so sánh giữa các tiêu đề không chứa so sánh nhất, chứa so sánh nhất tiêu cực và chứa so sánh nhất tích cực. Kết quả là các tiêu đề có so sánh nhất tiêu cực có CTR cao hơn tới 63% so với các tiêu đề có so sánh nhất tích cực.

Viết tiêu đề - So sánh tiêu cực


Một số lý do cho hiện tượng này bao gồm: các từ so sánh nhất tích cực đã trở nên quá quen thuộc và nhàm chán (đến nỗi khách hàng không còn tin tưởng chúng), so sánh nhất tiêu cực gây bất ngờ và độc đáo hơn, và các so sánh nhất tiêu cực mang ý nghĩa cảnh báo cho các đối tượng mục tiêu – vì vậy mang lại lợi ích cho họ.

Kỹ thuật #5: Tiêu đề dạng “Làm thế nào”

Các tiêu đề dạng “Làm thế nào…?”, “Các cách…”, “Mẹo…”, “Bí kíp…” nhấn mạnh vào lợi ích về mặt thông tin và vẫn luôn được sử dụng phổ biến. Chúng hứa hẹn sẽ mang đến cho đối tượng mục tiêu quyền lực, khả năng kiểm soát và khả năng xử lý tốt hơn các tình huống trong cuộc sống của họ.

 url

Tuy nhiên, do các từ “cẩm nang”, “cách”…đã được sử dụng rất nhiều, bạn cũng nên thay đổi một chút để giúp tiêu đề nổi bật hơn. Ví dụ như thay vì viết rằng “Làm thế nào để sắp xếp một ngày của bạn?”, hãy viết rằng: “Hướng dẫn cách sắp xếp một ngày trong vòng 5 phút”.

Kỹ thuật #6: Dùng số

Các con số rất hiệu quả trong tiêu đề do con người thích sự rõ ràng và ghét sự mơ hồ.

Một thí nghiệm tâm lý đã cho thấy rằng: chúng ta cảm nhận về thời gian chờ đợi khác hẳn khi biết và không biết sẽ phải chờ đợi trong bao lâu. Một bệnh nhân có thể bắt đầu hơi khó chịu khi biết rằng bác sĩ sẽ đến muộn 30 phút, nhưng sau đó anh ta sẽ dần thoải mái với khoảng thời gian đó. Ngược lại, nếu chỉ được cho biết là “bác sĩ sẽ đến sớm thôi”, anh ta sẽ dành cả khoảng thời gian đó để lo ngại, tính toán, hồi hộp…

Quy luật tương tự được áp dụng cho việc dùng các con số. Việc có các con số cho bạn biết rõ ràng bạn sẽ phải đọc cái gì, bao nhiêu ý, mất bao nhiêu thời gian…

Kỹ thuật #7: Chỉ tên đối tượng mục tiêu
Cụ thể, bạn có thể sử dụng từ “bạn” hoặc gọi tên đối tượng ngay trong tiêu đề của mình (“Dành cho những ai…”, “Nếu bạn là…”,…)

Viết tiêu đề - Chỉ tên

Kỹ thuật này khiến cho đối tượng của bạn cảm thấy họ được biết đến và thấu hiểu. Khi đọc một tiêu đề như vậy, não bộ bạn sẽ thốt lên: “Là mình đó!”

Kỹ thuật #8: Thật rõ ràng

Những tiêu đề cho thấy rõ ràng đối tượng nên đọc, thông tin được bao gồm, hoặc chi tiết cụ thể luôn mang lại lượng click lớn hơn. Mọi tiêu đề chứa chi tiết cụ thể đều có hiệu quả tốt: số liệu, tên, ví dụ…

Dưới đây là một số liệu theo nghiên cứu của hãng Conductor, cho thấy rằng các kiểu tiêu đề càng rõ ràng, càng có nhiều người yêu thích chúng.

 Viết tiêu đề - Rõ ràng

Lời kết

Việc tìm ra được một tiêu đề đặc biệt sáng tạo hoặc độc đáo hiện nay là vô cùng khó. Tuy nhiên, chúng ta luôn có thể dựa trên các quy luật về tâm lý để tạo ra các tiêu đề hiệu quả, thu hút.

Hãy liên tục thử nghiệm với các kỹ thuật viết tiêu đề thông dụng trên để tìm ra “công thức” tiêu đề phù hợp nhất với thương hiệu của bạn nhé!

Theo MixDigital

“Nếu bạn chào bán một món hàng, bạn sẽ có khách hàng của ngày hôm nay. Nhưng nếu chân thành giúp đỡ họ, bạn sẽ có khách hàng đó cả đời”


Content marketing, được đa số các chuyên gia dự đoán, sẽ tiếp tục là chủ đề “nóng” trong năm tới.  Nhưng, trước khi nói về các thay đổi lớn trong content marketing năm 2014, hãy cùng nhìn lại định nghĩa của content marketing và cách để làm content marketing một cách thật sự hiệu quả.

Định nghĩa 

Content marketing “là hình thức marketing khởi tạo và phát tán nội dung hữu ích, liên quan trực tiếp đến khách hàng mục tiêu nhằm mục đích gây chú ý, tạo tương tác và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng – đem lại lợi nhuận cho công ty”.

Cách làm Content Marketing hiệu quả

Vậy mọi người thường thích đọc và chia sẻ những nội dung nào? Trong cuốn “On Brands and Word-of-Mouth,10”, Spike Jones đưa ra 3 tiêu chí “cái tôi, thông tin và cảm xúc”. “Cái tôi” chỉ những nội dung trực tiếp nói về người chia sẻ, ví dụ trên Instagram với hình ảnh “tôi đang ăn gì” hay “tôi đang mặc gì”. Thông tin là những thông tin hữu ích liên quan đến người chia sẻ hoặc đến sản phẩm mới, công dụng và cách sử dụng. Thứ 3 là “cảm xúc”, những nội dung khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ, từ tích cực đến tiêu cực.

Khi làm content marketing, hãy khởi tạo nội dung của bạn xoay quanh 3 điều này.




Định hướng content marketing năm 2014:

#1. Chất lượng:

Mới đây, Google đã chính thức cập nhật “thuật toán chim ruồi” (Hummingbird Algorithm). Sự thay đổi này nhằm đem lại lợi ích cho người dùng Google, nghĩa là khi người dùng đánh một cụm từ hay một câu hỏi, Google sẽ cho ra những kết quả tìm kiếm dựa theo í nghĩa của cả câu hỏi thay vì theo từ khoá như trước đây.


Điều này không có ảnh hưởng quá lớn tới digital marketing và SEO. Nhưng, một điều được Google nhấn mạnh, các thương hiệu phải tập trung phát triển những nội dung có chất lượng, đa dạng đáp ứng được chính xác câu hỏi của khách hàng.

Chất lượng của website sẽ thực sự được đưa lên hàng đầu trong năm tới. Các nội dung sẽ không đi theo lối “thức ăn nhanh” mà được đầu tư kĩ lưỡng, thông tin chất lượng, sâu sắc và mang đến giá trị thực cho công chúng mục tiêu (epic content). Có như vậy thì mới phát huy triệt để được các công dụng của content marketing.


#2. Sự đa dạng trong thể loại:

Christopher S Penn, phó giám đốc Shift Communications, cho rằng các content marketers hiện tại chú tâm nhiều đến độ hữu ích, liên quan của nội dung. Điều đó tất nhiên là tốt! Tuy nhiên, còn một vấn đề quan trọng, đó là sự đa dạng trong thể loại. Video, audio, text, apps,… tất cả những điều này sẽ trở nên cần thiết trong những năm tới. Chúng giúp bạn trở nên thật sự khác biệt, nổi bật giữa một biển thông tin. Ngoài ra, đa dạng thể loại giúp thông tin của bạn xuất hiện xuyên suốt các mục của công cụ tìm kiếm, từ nội dung, hình ảnh cho đến video.


Video content được dự đoán sẽ thực sự phát triển trong năm tới, nhờ vào khả năng tương tác, tính thân thiện cũng như giải trí của loại hình này. Độ hot của các Youtuber và các video ca nhạc/hài năm vừa qua cũng đã chứng minh được chỗ đứng của loại hình này trên thị trường Việt Nam. Content marketer phải lưu í về tính tích hợp của video với cả máy tính lẫn điện thoại.

#3. Hình ảnh:


Có câu “ Content is King, Distribution is Queen”. Còn một bà Queen nữa mà mọi người quên nhắc tới, đó là Images. Hình ảnh chất lượng cao tạo sự tin tưởng nơi công chúng mục tiêu khi họ lần đầu vào xem website của bạn. Nếu website đẹp và chuyên nghiệp, họ sẽ tin rằng công ty của bạn làm việc nghiêm túc và hợp pháp. Hình ảnh được thiết kế đẹp dễ điều khiển câu chuyện và điều khiển hành động của khách hàng. Đầu tư vào hình ảnh sẽ là hướng đi vô cùng khôn ngoan trong năm tới. Đã được nhắc trong bài viết trước, có rất nhiều trang để lấy hình ảnh đẹp với giá rẻ, như Fotolia, Shutterstock, iStock, Veer, Bigstockphoto.

Theo Mix Digital

Xu hướng những bài viết nội dung về Marketing hiện nay thiên về việc chia sẻ những trải nghiệm hữu ích của người dùng. Ngay từ tiêu đề bài viết, các tác giả cũng thường hứa hẹn rằng nội dung bài viết hứa hẹn sẽ rất lôi cuốn.

Việc thường xuyên mang đến những bài viết này sẽ tạo ra tâm lí mong chờ nơi khách hàng. Họ sẽ chờ đợi những gì bạn viết ra, dần dần trở thành khách hàng trung thành của bạn. Tuy nhiên, một công ty nhỏ với ngân sách eo hẹp làm thế nào để có thể tạo ra một chương trình Marketing nội dung (Content marketing) hiệu quả? Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này với nhiều nhận định khác nhau, nhưng theo tôi có 5 bước chính để có thể có được một chương trình Marketing nội dung tuyệt vời.

[​IMG]

Bước 1: Phân loại các nhóm khách hàng

Hãy bắt đầu bằng việc vạch ra kịch bản về khách hàng lý tưởng nhất và tồi tệ nhất. Đặc điểm chung của các khách hàng sẵn sàng chi trả cho hàng hóa, dịch vụ mà bạn cung cấp? Tìm ra những lý do khiến một nhóm khách hàng cụ thể mua sản phẩm của bạn so với nhóm khách hàng khác? Đâu là sự khác biệt về nhân khẩu học và hành vi giữa các nhóm khách hàng? Từ đó, tạo hồ sơ hoặc personas cho từng nhóm khách hàng riêng biệt.​

[​IMG]

Bước 2: Nghiên cứu hành vi khách hàng trong quá trình mua hàng

Đối với mỗi nhóm khách hàng cụ thể, chú ý xác định sự ưu tiên của họ khi tiến hành tìm kiếm thông tin, tiêu thụ hàng hóa, mua hàng? Những kênh nào có thể ảnh hưởng tới họ trong quá trình mua hàng? Họ có sử dụng công cụ tìm kiếm không? Họ có sử dụng mạng xã hội không? Phản ứng của họ đối với những quảng cáo trả phí hoặc trên mạng xã hội? Phản ứng đối với những phần mềm chat trực tuyến hỗ trợ họ trên website của bạn? Họ có đăng ký theo dõi thường xuyên? Điều gì khuyến khích họ mua hàng? Đưa ra một cách chi tiết đối với mỗi nhóm khách hàng cụ thể.

[​IMG]

Bước 3: Nghiên cứu những câu hỏi khách hàng đặt ra 

Thực tế là khách hàng thường tự đặt ra nhiều câu hỏi trước khi quyết định mua hàng hay không. Nhưng những câu hỏi đó là gì? Đối với mỗi một nhóm khách hàng, trong suốt quá trình từ xem hàng đến mua hàng, bạn nên xác định trước những câu hỏi quan trọng mà khách hàng đang tìm câu trả lời để có thể tự tin và có thể đáp ứng được yêu cầu của họ. Khảo sát khách hàng, xem xét những từ khóa tìm kiếm trên website, có từ khóa nào mà khách hàng đang đặt câu hỏi không. Tương tự, rà soát trên mạng xã hội để tìm ra những câu hỏi thường gặp.

Bước 4: Tận dụng Mục Hỏi - đáp để lên kế hoạch cho Marketing nội dung

Một cách cơ bản và hiệu quả nhất mà một doanh nghiệp với nguồn lực hạn chế có thể đưa ra những nội dung hấp dẫn, thu hút là việc trả lời những câu hỏi của khách hàng.

Nhưng: Đừng áp đặt khách hàng đặt câu hỏi, hãy làm cho họ cảm thấy rằng bạn đang cố gắng đưa ra câu trả lời tốt nhất bằng việc chia sẻ kinh nghiệm. Một bài viết đơn thuần có thể mang lại hiệu quả cao nhưng việc kết hợp với video, công cụ tương tác với khách hàng sẽ mang đến kết quả bất ngờ.​

[​IMG]

Bước 5: Tối ưu kinh nghiệm người dùng, trải nghiệm mạng xã hội

Đừng để khách hàng của bạn cảm thấy bối rối với những quảng cáo rầm rộ, liên tục. Cố gắng xây dựng mục Hỏi đáp phân theo nhóm khách hàng, theo cách thức mà họ tìm kiếm, đọc những bài viết của bạn. Bạn cũng nên ghi nhớ việc điều chỉnh nội bài viết cho phù hợp với nội dung mà khách hàng đang tìm kiếm và nên sử dụng ngôn ngữ của họ.

Bạn cũng đừng quên chú trọng những trải nghiệm mạng xã hội. Điều này không những giúp bạn có thể thu thập những ý kiến của khách hàng mà còn dễ dàng chia sẻ thông tin, nội dung tới họ.

[​IMG]

Lời kết: Bạn nên bắt đầu với nhóm khách hàng mà bạn cho rằng tốt nhất, với blog, video và một hoặc hai trang mạng xã hội. Bình tĩnh quan sát và đưa ra một số giả định cho các thử nghiệm ban đầu của bạn. Chỉ cần hiểu rằng hiện 5 bước là những bước quan trọng mà Marketing nội dung bạn sẽ cần phải thực hiện một cách thường xuyên để tạo đà, đưa ra nội dung hấp dẫn góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và phát triển doanh thu.

Theo Subiz.com

Trang econsultancy.com vừa cho ra mắt một “bảng tuần hoàn” các yếu tố của Content Marketing rất sáng tạo và mới lạ.

“Bảng tuần hoàn” này được xây dựng dựa trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học do Dmitri Mendeleev phát minh, và chứa đựng nhiều gợi ý về Content Marketing hữu ích cho các marketers.

Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn tác phẩm độc đáo này:


Cách sử dụng

“Bảng tuần hoàn” được chia ra làm 8 khu vực với 8 màu khác nhau, tượng trưng cho 8 bước giúp bạn thành công.

Strategy – chiến lược: Đây là hạt nhân của thành công. Các yếu tố thuộc khu vực này cần có những chiến lược dài hạn được sắp xếp kỹ lưỡng và rõ ràng. Điều quan trọng nhất cần chú ý khi xây dựng chúng là đảm bảo chúng đúng trọng tâm và lập được lịch trình kế hoạch cụ thể.

Format – thể loại: Một nội dung có thể được thể hiện dưới nhiều thể loại: ảnh, video, link, bài viết… Cần cân nhắc kỹ càng các đặc tính của từng thể loại sao cho phù hợp nhất với thông điệp cần truyền tải.

Content type – kiểu nội dung: Riêng yếu tố về câu chữ cũng đã có rất nhiều cách thể hiện. Một thông điệp hay trường nội dung có thể ở dạng mẹo vặt, phỏng vấn, quote…

Platform – kênh: Có rất nhiều các kênh khác nhau để bạn truyền tải thông điệp. Bạn có thể sở hữu một số kênh VD như website của công ty, hoặc thuê một số kênh như mạng xã hội…

Metrics – đo lường: Các yếu tố này giúp bạn đo lường hiệu quả của các nội dung của mình.
Goals – mục tiêu: Một hoạt động Content Marketing có thể bao gồm nhiều mục tiêu khác nhau như bán hàng, tạo lượng truy cập, hoặc tăng nhận biết thương hiệu…

Sharing triggers – “ngòi” chia sẻ: Các hoạt động Content Marketing cần được xây dựng dựa trên hiểu biết rõ ràng về đối tượng mục tiêu, đánh trúng “hồng tâm” tình cảm và tâm lý của họ.

Checklist – các yếu tố kiểm định: Sau khi đã xây dựng xong chiến lược về nội dung, bạn cần kiểm tra lại kỹ lưỡng xem nội dung của bạn có đảm bảo được những yếu tố kiểm định này hay không.
Với một công việc yêu cầu tỉ mỉ và đòi hỏi sự thực hành thường xuyên như Content Marketing, những “phát kiến” sáng tạo này có thể giúp các marketers tăng hiệu quả hoạt động của mình nhờ có thêm những thú vị nhỏ trong ngày.

Bạn muốn bổ sung gì vào bảng tuần hoàn này?

 Nguồn: Mix Digital

Content Marketing là chìa khóa tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, và nó chỉ là bắt đầu. Tiếp thị nội dung cho phép bạn tạo ra nhận thức về thương hiệu của bạn tới những người cần bạn, nhưng đã không còn phát hiện ra bạn.

Cách tốt nhất để bắt đầu với tiếp thị nội dung là để bắt đầu một blog cho doanh nghiệp của bạn. Một blog phục vụ một mục đích kép. Nó mang lại lưu lượng truy cập đến các trang web nơi mà kiến ​​thức có liên quan được chia sẻ, và nó cũng giúp giữ cho người sử dụng khi nội dung là thú vị và có liên quan đến người sử dụng. Blog không có thể quảng cáo cho mình, nó cần sự giúp đỡ từ các phương tiện truyền thông xã hội để nó được nhận thấy.


 Nguồn: Bản sắc Thương hiệu

Khoảng 1 năm trở lại đây, dạo qua các trang Blog, diễn đàn, các trang tin chuyên môn về Marketing hàng ngày chúng ta đều dễ bắt gặp rất nhiều tiêu đề liên quan đến Content Marketing (CM). Đám đông bắt đầu nói nhiều về CM khi  Social Media Marketing (SMM)– một khái niệm chưa cũ và cũng chưa hẳn được  hiểu đúng – vẫn còn khá “nóng”. Đây cũng chính là thời điểm mà những nhầm lẫn (mis-conception) về 2 khái niệm này xuất hiện.



Tuần trước, một bạn trẻ làm việc trong lĩnh vực Marketing Communication đã thắc mắc trên Facebook group Digital Marketing in Vietnam, câu hỏi đó như sau:


Không chỉ riêng bạn mà cả các Marketers làm việc trong Brands lớn hay trong Agency cũng không ít người  nhầm lẫn 2 khái niệm này với nhau.

Vậy,  làm sao để phân biệt được SMM và CM một cách đơn giản nhất?

Đầu tiên cần phải hiểu đúng về khái niệm

Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các định nghĩa về Content Marketing (sử dụng nội dung để tiếp thị) và Social Media Marketing (sử dụng kênh social media để tiếp thị) cho phép phân biệt được bản chất của 2 hoạt động này:

Định nghĩa Social media Marketing theo Mashable

“Social media marketing refers to the process of gaining website traffic or attention through social media sites. Social media marketing programs usually center on efforts to create content that attracts attention and encourages readers to share it with their social networks.”

Wikipedia định nghĩa về Content Marketing

“Content marketing is any marketing format that involves the creation and sharing of media and publishing content in order to acquire customers. This information can be presented in a variety of formats, including news, video, white papers, e-books, infographics, case studies, how-to guides, question and answer articles, photos, etc.”

Từ 2 định nghĩa rõ ràng và đơn giản ở trên, ta có thể phân tích sâu hơn về mục tiêu, định dạng nội dung và bản chất của SMM cũng như CM:

Mục tiêu cuối

1. Social Media Marketing là phương pháp tiếp thị được sử dụng khi Brands có nhu cầu xây dựng hoặc gia tăng nhận diện thương hiệu trên môi trường social networks mà khách hàng  đang giao tiếp với nhau bằng cách nói chuyện với họ. Ngoài ra, một số mục tiêu khác cũng liên quan chủ yếu đến brand’s reputation (danh tiếng thương hiệu) và consumer retention (giữ chân khách hàng) như:  nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng bằng cách phản hồi, tư vấn, hỗ trợ khách hàng ngay trên social networks;  tăng mức độ và số lượng khách hàng trung thành nhờ tương tác thông tin thường xuyên với họ… Như vậy, Brand dùng SMM để nói chuyện với người tiêu dùng, lắng nghe, thấu hiểu các phản ứng của họ về mình để thay đổi theo hướng tốt hơn, đồng thời làm cho khách hàng hài lòng hơn, yêu mến thương hiệu nhiều hơn. Bản chất của quá trình này là việc  trao đổi nội dung giữa brand và khách hàng, trong đó brand chủ động tìm đến hoặc tạo ra cuộc đối thoại một cách có mục đích chứ không phải là người quyết định nội dung cho cuộc hội thoại đó.

2. Content Marketing đối với brands chính là “brand story telling”. Mục tiêu của một Brand khi sử dụng CM là để thu hút khách hàng và khách hàng mục tiêu về phía mình bằng việc sản xuất ra những nội dung có giá trị đối với họ. Nội dung (brand story) này  phải đáp ứng được những gì khách hàng cần, muốn và cao hơn là có thể tạo ra được giá trị gia tăng (added value) cho họ. Nội dung đó có thể là lời giải cho vấn đề khách hàng đang đi tìm cách giải quyết, là hình ảnh đẹp đúng với sở thích của cá nhân khách hàng, ví dụ: một mẹo vặt giúp tẩy trắng quần áo mà không cần bột giặt… Brand hoàn toàn chủ động với những nội dung này.

Định dạng nội dung (format of content)

1. Khi làm SMM thì nội dung chỉ là yếu tố thứ yếu được quyết định bởi: (1) tính năng của nền tảng/kênh được chọn sử dụng trong chiến lược/chiến dịch (ví dụ: bạn sử dụng Facebook, Twiter, Youtube, Tumblr… hay tất cả) và (2) hành vi trên Mạng xã hội (social behaviors) của khách hàng.

2. Đối với một chiến lược CM thì  nội dung lại là yếu tố tiên quyết. Brandstory và chiến lược dài hạn của brand sẽ quyết định nội dung mà brand đưa đến cho đối tượng mục tiêu. Theo đó, chính nội dung này sẽ quyết định hình thức thể hiện và cả việc lựa chọn hay kết hợp những nền tảng nào để truyền tải nội dung đó.

Tóm lại, để phân biệt được SMM và CM,  chỉ cần hiểu nguyên nhân và vấn đề cần giải quyết  của Brand khi chọn thực hiện SMM và CM, cụ thể:

Social Media Marketing

Người tiêu dùng dịch chuyển môi trường tiếp nhận thông tin, tương tác lên Social Networks, tạo ra kênh Social Media. Trên social media, khách hàng nhắc đến, đánh giá và chia sẻ thông tin về Brands xoay quanh các cuộc đối thoại của mình. Do đó, Brands thực hiện chiến lược/chiến dịch SMM nhằm tham gia vào những cuộc hội thoại này và cao hơn là làm chủ, điều hướng được các cuộc đối thoại đó để đạt được mục tiêu là gia tăng, duy trì uy tín thương hiệu. Do đó, yếu tố nội dung trong SMM là nội dung được tạo ra để kích thích thảo luận hai chiều với khách hàng bằng nội dung có tính định hướng của Brand với tone of voice của đối tượng mục tiêu

Content Marketing

Khi có tầm nhìn về một chiến lược Content Marketing có giá trị lâu dài và lý tưởng nhất là có brand story, Brands sẽ sử dụng Content MKT trong hoạt động Marketing tổng thể của mình. Khi đó, Brand trở thành một Content publisher. Dựa trên nghiên cứu về khách hàng, Brand sản xuất ra những nội dung vừa tạo ra được giá trị cảm tính cho mình và vừa mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng một cách đồng nhất với “sợi dây” Brandstory. Chiến lược Content Marketing thường sử dụng các kênh owned và earned media (Social media, website, letter, email, eBook, white paper…). Trong đó Social media chỉ đóng vai trò là một kênh vừa là owned, vừa là earned media mà thôi. Chiến lược Content Marketing cũng sẽ quyết định hình thức thể hiện các nội dung của Brand story và theo đó những người làm kế hoạch sẽ lựa chọn các nền tảng hoặc kênh phù hợp để thực hiện.

Sau cùng, việc hiểu đúng và phân biệt được các khái niệm Marketing sẽ giúp bạn đưa ra được chiến lược cũng như các chiến thuật triển khai kế hoạch Marketing của mình hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thấu hiểu giá trị cốt lõi của Brand (sản phẩm/dịch vụ) và người tiêu dùng một cách sâu sắc mới là yếu tố quan trọng nhất trước khi bắt tay vào triển khai bất cứ hoạt động Marketing nào; vì suy đến cùng, mục tiêu của Marketing chính là chinh phục khách hàng.

Trên đây là những phân tích dựa trên kinh nghiệm và quan điểm mang tính cá nhân và có thể còn chưa chỉ ra được đầy đủ các điểm khác nhau giữa hai hình thức tiếp thị này. Xin hoan nghênh bất kỳ ý kiến đóng góp, mở rộng nào để giúp phân biệt hai khái niệm này một cách chính xác và đầy đủ hơn cũng như  tạo ra cơ hội trao đổi chuyên môn bổ ích cho những người làm nghề qua các comments bên dưới bài viết này.

Theo Brands Việt Nam

Content Marketing hiện đang là một phương pháp được các nhà làm Marketing Online cực kì chú trọng, đó là việc phát triển và lan truyền nội dung thông qua những phương tiện truyền thông (TVC, báo chí, mạng xã hội,…) nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng và xã hội. Số lượng khách hàng tiềm năng bị thu hút, hoặc tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành người mua hàng là các chỉ số đánh giá sự tác động của Content Marketing. 

Một chiến lược content marketing tốt, có kế hoạch và có khả năng đạt hiệu quả cao cần được xây dựng dựa trên những điều điều cơ bản sau: 

+ Tích cực thu thập thông tin của khách hàng tiềm năng 

+ Nâng cao nhận thức thương hiệu 

+ Tăng lưu lượng truy cập 

+ Xây dựng uy tín thương hiệu 

Cũng như mọi quy trình, phương pháp và chiến lược marketing khác, có một số quy tắc bạn buộc phải ghi nhớ để đảm bảo chiến lược được xây dựng hoàn hảo và không có sai sót đáng kể. 

Chiến lược về tư duy 

Nghe có vẻ nghiêm trọng và phức tạp, nhưng nếu xem chiến lược nội dung của bạn là một thứ gì đó được tạo thành từ những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn. Bạn sẽ làm việc hiệu quả nhất nếu tách các kế hoạch marketing nội dung thành hai loại – kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. 

tu duy chien luoc content marketing 
Tư duy chiến lược Content Marketing 

Những hoạt động như viết blog, hay thậm chí là tạo podcast đều được xem là một phần của kế hoạch ngắn hạn. Sẽ có bạn tỏ ra ngạc nhiên khi tôi xếp việc viết blog vào dạng “ngắn hạn”. Đó là vì blog post có rất nhiều loại, nếu một blog post chứa nội dung B2B, nó sẽ phát huy tác dụng thực sự khi thời cơ đến, nhưng với một blog post B2C, nó sẽ trở nên lỗi thời theo thời gian. 

Trong khi đó, white paper, infographics và ebook được xem là một phần của kế hoạch dài hạn. Về ebook – nó có thể là nền tảng cho chiến lược marketing nội dung của bạn. Một ebook nếu được biên tập tốt có thể giải quyết được những vấn đề thiết yếu cho khách hàng của bạn. Bạn có thể bán sách, hay cung cấp miễn phí, nhưng trong cả hai trường hợp, bạn đều có thể lấy được thông tin liên lạc từ khách hàng như tên hoặc bất cứ thông tin nào bạn cần biết. Trong trường hợp này…khách hàng tương lai của bạn đã chuyển thành khách hàng tiềm năng. 

Khi lên chiến lược cho nội dung, bạn cần chú ý đến hai vấn đề, đó chính là Mục Đích của nội dung và Đánh Giá Thành Công của chiến lược. 

Nói đơn giản, lối tư duy về chiến lược sẽ giúp bạn tạo ra một quy trình mà trong đó bạn có thể đánh giá được các mục tiêu của Content marketing 

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu marketing 

Bạn cần biết đối tượng của mình là ai, và sau khi xác định xong, bạn cần phải liên hệ với họ. Điều này rất quan trọng vì nếu xác định sai đối tượng, chiến dịch marketing của bạn có thể sẽ thất bại. Vì thế, hãy xác định đúng đối tượng, không chỉ đơn thuần thu thập các số liệu nhân khẩu học của họ, bạn cần tìm hiểu sâu hơn nữa. Xác định lĩnh vực mà họ làm việc, vai trò của họ, trình độ chuyên môn về tên miền, mục tiêu, và các thử thách họ gặp phải. 

Điều cần thiết bạn cần làm là tập trung tìm hiểu ‘tính cách’ của đối tượng, vì nếu bạn biết được sở thích của họ là gì thì từ đó bạn sẽ chọn lọc phương pháp tiếp cận tốt nhất. Bạn sẽ xác định và tạo ra những nội dung có thể nhanh chóng kết nối với họ. Mọi người thường chỉ đọc những gì đề cập đúng mối quan tâm và sở thích của họ mà thôi. Bạn sẽ thành công nếu hiểu rõ đối tượng của mình. 

Tập trung vào phương tiện truyền thông 

Bạn sẽ truyền đạt nội dung cho các đối tượng của mình bằng cách nào? Hãy lựa chọn đúng phương tiện để truyền đạt! Loại nội dung sẽ quyết định loại phương tiện cần sử dụng, vì vậy nếu bạn định dùng blog post cho chiến lược nội dung, khi đó các trang blog chính là phương tiện truyền thông bạn cần sử dụng. Mặt khác, nếu đó là nội dung video thì các website như YouTube có thể trở thành kênh truyền tải thông tin rất hiệu quả. 

Khi xem xét phương tiện sử dụng để truyền đạt, cần đảm bảo lựa chọn của bạn phải phù hợp với mục tiêu của nội dung và khả năng tiếp cận phương tiện của đối tượng. Bạn không thể dùng phương tiện hội thảo trên web làm chiến lược quảng bá nội dung mà không hề bận tâm xem liệu người xem có hiểu hay có sử dụng những công cụ cần thiết để tham gia lớp học chuyên đề trực tuyến hay không. Vì vậy, hãy cẩn trọng khi lựa chọn phương tiện truyền đạt. 

Đảm bảo nội dung có khả năng lan truyền 

Các nỗ lực “Content marketing” sẽ thành công nếu nội dung của bạn có thể sử dụng lại tương đối dễ dàng, tức là nó phải có khả năng lan truyền nhanh chóng. Đó là lí do vì sao tính lan tỏa của nội dung lại đóng vai trò quan trọng đến vậy. Khi sáng tạo nội dung, hãy nghĩ xem nó có thể được chia sẻ dễ dàng hay không; nội dung có đủ chất lượng để người xem chia sẻ hay không – đặc biệt là trên các mạng xã hội, và nó có đủ linh động để có thể được sử dụng trên nhiều kênh truyền thông khác nhau hay không. 

Phải đảm bảo nội dung của bạn không bị giới hạn trong những tiêu chí mà bạn đã định ra. Nội dung phải được sáng tạo theo một phương pháp nào đó để có thể sử dụng và tái sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, cũng như hiển thị dưới những định dạng khác nhau. 

viral marketing 
Viral Marketing 

Sử dụng nội dung như chất xúc tác 

Nếu chỉ xem nội dung là một phương tiện marketing, không xem nó là chất xúc tác để tạo thay đổi thì hiệu quả mang lại sẽ rất thấp. Cần phải đảm bảo nội dung của bạn không bị xem là một công cụ marketing. Các video, podcast, newsletter, infographics, tài liệu hướng dẫn tham khảo của chiến lược nội dung, tất thảy đều không nên là những phương tiện quảng bá – vì người xem luôn tự biết điều đó. 

Tuy nhiên, người xem luôn tạo cho bạn cơ hội, và bạn nhất thiết phải nắm thật chặt cơ hội đó. Đó là lí do tại sao nội dung và chiến lược marketing luôn phải hướng đến sự thay đổi. Chúng phải có khả năng thay đổi suy nghĩ của độc giả; phải đem lại lợi ích cho người xem bằng những cách có thể. 

Chiến lược marketing chỉ hoạt động hiệu quả khi nó không có vẻ gì là đang làm marketing. 

Theo dõi tính hiệu quả chiến lược content marketing 

Phần nội dung được phân phối trên phương tiện truyền thông đã được bạn chọn lựa cẩn thận có được tiếp cận người xem một cách hiệu quả không? Đây chính là câu hỏi mà bạn cần phải trả lời nhiều lần. Bạn cần đánh giá tính hiệu quả của nội dung, vì nếu không, làm sao bạn có thể xác định chiến lược nội dung của bạn thành công hay thất bại? 

Theo tôi, không nhất thiết bạn phải suy nghĩ nhiều về vấn đề này, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ đánh giá tiêu chí như HubSpot, Intense Debate, Google Analytics, và những thứ tương tự. Chúng là những hệ thống toàn diện có thể giúp bạn đếm số khách truy cập đã tiếp cận website, lượt xem trang, lưu lượng truy cập tự nhiên, tỉ lệ thoát trang, tỉ lệ chuyển đổi của website và chất lượng của cấu trúc liên kết. Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian nếu phương pháp này. 

Thay đổi quan điểm – liên tục cải tiến chiến lược 

Một chiến lược content marketing hiệu quả phải có khả năng chăm sóc khách hàng tương lai liên tục, luôn khiến khách hàng mục tiêu cảm thấy thú vị. Điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn luôn làm mới vị thế, hình ảnh và mục đích của chiến lược trong những khoảng thời gian nào đó. Không được cho phép chiến lược dậm chân tại chỗ. Vì vậy, nếu bạn sử dụng blog post, Newsletter, và White paper là những loại nội dung chủ đạo để thúc đẩy chiến lược marketing nội dung, bạn có thể tạo thay đổi bằng cách bổ sung các yếu tố lôi cuốn sự tham gia của khách hàng, như sử dụng thêm video, webinar, v.v. 

Bạn cũng cần cân nhắc lại các kênh truyền thông nội dung của mình. Nếu bạn chỉ đang sử dụng các kênh miễn phí, bạn có thể bắt đầu sử dụng các kênh có tính phí giàu tiềm năng. Bạn có thể sắp xếp và đánh giá lại các kênh phân phối để phù hợp với những kì vọng của những khách hàng luôn yêu thích sự mới mẻ. 

Không đốt tiền 

Thật khó để tạo ra những nội dung chất lượng khi kinh phí không cho phép, vì thế, đối với chuyện tiền bạc, qui tắc trọng yếu là “không đốt tiền”. Bạn sẽ có trong tay một chiến lược marketing nội dung đồng bộ và sinh lợi nhuận cao. Tất cả những gì bạn cần làm là cố tránh những sai lầm không đáng có. Với chiến lược marketing, bạn không thể nôn nóng và cứ thế mà tiến, mà phải lên kế hoạch từ đầu, sau đó từ từ mà tiến. Không ít các chiến lược đã thất bại nặng nề, chỉ vì thiếu kế hoạch. 

Một sai lầm khác là xác định sai mục đích cho nội dung và không nhìn vấn đề một cách tổng quát. Đôi khi, các nhà làm marketing thường đi sai đường vì họ muốn kết quả nhanh chóng, và không thực sự bận tâm đến việc cung cấp giá trị cho khách hàng mục tiêu. Điều này khiến họ nhanh chóng thất bại và chúng ta không hề mong muốn chuyện đó, đúng không? 

Đó là tất cả những gì tôi muốn nói. Nhưng nên nhớ, các quy tắc không mang tính cố định và có thể biến đổi để phù hợp với mục đích và mục tiêu của bạn. Bài viết này chỉ mang tính hướng dẫn nhằm giúp bạn xác định loại nội dung phù hợp để dễ dàng tiếp cận khách hàng, vì thế, hãy sử dụng và biến đổi chúng theo ý của bạn – nhưng không đánh mất mục tiêu cuối cùng. Chiến lược content marketing phải được thực thi dựa trên các mục tiêu, vì điều này sẽ đảm bảo sự thành công cho chiến dịch. 

Theo Netmoon

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.