Khi chỉ mới 3 tuổi, CEO của Amazon.com, Jeff Bezos, đã tìm cách tháo dỡ chiếc cũi của mình. Khi học mẫu giáo, ông tập trung đến nỗi giáo viên đã phải bê cả chiếc ghế ông đang ngồi lên để chuyển ông sang việc khác. Ông cũng “thường xuyên đặt bẫy trong nhà với hàng loạt loại báo động, một số chúng không chỉ phát ra tiếng động mà chúng còn là các bẫy dây thực sự. Hơn thế nữa, khi còn đang học cấp 3, ông thu tiền anh chị ruột của mình để tham gia vào một chương trình giáo dục hè do chính ông tự thiết kế.
Cũng không ngạc nhiên đứa trẻ sáng tạo, hiếu động đó sau này trở thành CEO và sáng lập nên Amazon.com và được bình chọn là “Doanh nhân nổi bật của năm 2012” theo tờ Fortune Magazine. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên ở đây là cái cách mà đứa trẻ 3 tuổi hiếu động đó đó sáng lập và điều hành Amazon ngày nay.
1. Jeff Bezos thích đọc sách: Từ khi xây dựng đế chế trăm tỷ Amazon.com từ những quyển sách năm 1994, không khó để đoán ra nhà sáng lập kiêm CEO này rất thích đọc sách. Một điều đáng ngạc nhiên ở đây là, Jeff Bezos thường đọc kỹ báo cáo tổng quan dài tới 6 trang trước mỗi buổi họp cùng đội ngũ “S-team” tập hợp các thành viên cốt cán cấp cao.
2. Jeff Bezos ép các nhân viên cao cấp phải đọc sách: Trong buổi phỏng vấn với Charlie Rose ngày 16/11/2012, Jeff Bezos cho biết ông không chỉ tự đọc kỹ báo cáo tổng quan 1 mình mà khi ngồi cùng các nhân viên cấp cao, ông đảm bảo cả phòng ngồi im lặng tới 30 phút chỉ để đọc kỹ các báo cáo 6 trang này trước khi bàn luận về bất kỳ vấn đề gì.
3. Jeff Bezos ép các nhân viên cấp cao viết nhiều hơn: Báo cáo 6 trang mà mọi thành viên cấp cao đọc trước mỗi buổi họp được chuẩn bị bởi 1 trong số các nhân viên đó. Dù giới thiệu bằng PowerPoint có thể khá hấp dẫn, Jeff Bezos cho rằng: “Viết một báo cáo là một kỹ năng còn quan trọng hơn để làm chủ" và“Các câu đầy đủ khó viết hơn… đơn giản vì chúng còn có cả động từ. Mỗi đoạn lại cần những câu mở đầu chủ đề. Do vậy để viết được một báo cáo dài 6 trang mạch lạc, cấu trúc dễ hiểu đòi hỏi phải có một suy nghĩ rõ ràng, cẩn thận."
Niềm đam mê viết lách của Jeff Bezos bắt đầu từ những ngày đầu, từ khi Amazon.com mới ra đời.
“Vậy, bạn muốn mở 1 công ty. Tốt thôi, việc đầu tiên bạn cần làm là viết bản kế hoạch kinh doanh. Tôi đã làm như vậy. Tôi viết kế hoạch kinh doanh dài tới 30 trang. Tôi đã viết 1 bản mẫu. Thực ra tôi viết bản nháp đó ngay trong chuyến xe đi từ Bờ Đông sang Bờ Tây. Và bạn biết đấy, nó thực sự rất hữu ích. Bạn biết được rằng kế hoạch kinh doanh này sẽ không sống sót khi bước ra thực tế. Nó sẽ luôn khác biệt. Thực tế sẽ không bao giờ giống với kế hoạch, tuy nhiên các ràng buộc trong việc viết kế hoạch sẽ buộc bạn phải giải quyết 1 vài vấn đề cũng như tạo sự thoải mái hơn trong không gian. Sau đó bạn sẽ bắt đầu hiểu ra nhiều việc, đơn giản như khi đẩy tay nắm cửa, bạn sẽ đến được một địa điểm khác và cứ tiếp tục như thế. Đó là bước đầu tiên.”
4. Jeff Bezos đánh giá cao việc ghi chú: Là Chủ tịch của Amazon.com, kiêm CEO, Jeff Bezos luôn làm tấm gương cho mọi người trong việc ghi chú. Cùng với các nhân viên cấp cao khác, Jeff Bezos ghi nhanh những điều cần lưu ý vào lề của bản báo cáo 6 trang trong khi đọc. “Mọi người đều vừa đọc, vừa ghi chú lại trong khi cho người soạn bản báo cáo sẽ chờ cho Bezos và các nhân viên khác đọc xong hết”.
5. Jeff Bezos thích sử dụng giấy trắng, mực đen: Sự thật là Jeff Bezos thích sử dụng các công cụ ghi chép truyền thống như mực, giấy tờ và văn bản đánh máy hơn là các bản giới thiệu PowerPoint đến mức coi chúng như “công cụ tốt, đặc biệt nhất để điều hành công ty”. Thay vì đưa tất cả vào trong một tập tin PowerPoint, Jeff Bezos cho rằng việc phải viết cả 1 báo cáo dài 6 trang sẽ buộc người viết phải suy nghĩ rõ ràng, kết nối hiệu quả và đối với người soạn, và việc các thành viên cấp cao khác sử dụng chúng trong buổi họp cũng là 1 niềm vui cho người soạn. Trong khi đó, các tập tin PowerPoint, người thuyết trình sẽ phải làm tất cả việc đó. Với báo cáo, người viết sẽ chia cho mọi người khác trong phòng làm công việc đó.
6. Jeff Bezos hiểu rõ về sự khác biệt văn hoá: Jeff Bezos hiểu rằng “để nhân viên mới ngồi im lặng và đọc báo cáo cùng với hàng loạt các nhân viên cấp cao khác” có thể là 1 cú sốc văn hoá và 1 trải nghiệm lạ thường. Tuy nhiên, "việc cùng đọc báo cáo đảm bảo cả nhóm đều tập trung".
7. Jeff Bezos tin vào khả năng của việc đóng góp ý kiến và tấm bảng trắng: Trong suốt buổi phỏng vấn với Charlie Rose, Jeff Bezos nói nhiều về việc tổ chức các buổi đóng góp ý kiến và sức mạnh của tấm bảng trắng. Trong khi bản báo 6 trang giúp cho mọi người hiểu được suy nghĩ của người khác, việc đóng góp ý kiến là một hoạt động sôi nổi nơi mà các ý kiến mới sẽ xuất hiện và bạn không thể nào kiểm soát được các suy nghĩ đột phá nào sẽ đến. Đây là 1 trong các công cụ mạnh mẽ nhất đối với doanh nghiệp.
8. Jeff Bezos chấp nhận “thời gian khó khăn” và “doanh thu lỗ” trong việc kinh doanh: Không phải mọi ý kiến được đóng góp nào đều có thể thành công. Jeff Bezos mô tả rằng khác với các công ty khác, ông sẵn sàng chấp nhận thất bại trong thành công của Amazon.com. Cải thiện bản thân làm hài lòng khách hàng bao gồm cả việc khi bạn có các ý tưởng đột phá nhưng có thể sẽ cần thời gian hay không đem lại thành công như dự định. Tuy nhiên, sự thật là Amazon.com là một công ty đầu tư vào khách hàng, kể cả khi chịu rủi ro, vẫn xem xét phản ứng khách hàng và thay đổi sao cho hợp lý.
9. Jeff Bezos đối mặt với căng thẳng bằng tiếng cười: Khi được hỏi: “Ông đối mặt với căng thẳng, áp lực, sự trễ nải và thất vọng như thế nào?” Jeff Bezos trả lời, “Trong trường hợp của riêng tôi, tôi sẽ cười to”.
Jeff Bezos giải thích rằng do stress đến từ việc không hành động phản ứng lại một việc gì khác, mọi người đều có thể kiểm soát nó bằng việc hành động. “Tôi ngẫm ra rằng ngay khi tôi nhận diện được vấn đề, tôi sẽ gọi điện thoại, gửi mail phản hồi hay bất kỳ hành động nào phản ứng lại vấn đề đó, ngay cả khi nó không giải quyết được vấn đề, sự thật là chúng ta sẽ giảm được tương đối mọi căng thẳng do việc này gây ra. Stress tới từ việc bỏ qua các chi tiết mà chúng ta không nên bỏ qua, trong đa số trường hợp".
10. Jeff Bezos dạy mọi người cách kiếm tiền, thay vì đưa cho họ tiền: Ngày 31/3/2012, tờ báo Seattle Times viết, “Năm ngoái, trong thời gian kinh tế khủng hoảng, United Way of King County nói rằng họ đã nhận được quyên góp kỷ lục từ 1 vài công ty lớn nhất khu vực. Microsoft đóng góp tới 4 triệu USD. Boeing đóng góp 3,1 triệu USD. Nordstrom, gần 320.000 USD. Và Amazon.com? Con số không.”
Cũng dễ hiểu tại sao mọi người lại hy vọng một công ty lớn, có tiếng tăm trong khu vực như Amazon.com sẽ đóng góp nhiều sau 18 năm hoạt động ở Seattle.
“Ươm mầm ở Wall Street, bắt đầu khởi nghiệp trong 1 căn nhà cho thuê ở Bellevue và có hơn tá cơ sở trong khu vực phía Bắc ngoại ô Seattle, Amazin đã trở thành 1 trong các thương hiệu được biết tới nhiều nhất… Duy chỉ giá trị trên thị trường cổ phiếu đã đủ để công ty vượt trên cả Boeing và chỉ đứng thứ 2 sau Microsoft ở khu vực Tây Bắc.”
Khác với các công ty nổi tiếng khác, Amazon.com không đóng góp từ thiện bằng cách đưa tiền mà cho phép các tổ chức từ thiện sử dụng công nghệ của hãng để thu tiền.
Có những lúc đặc biệt, Jeff Bezos sẵn sàng chi tiền giúp đỡ. Ngày 2/7/2012, tờ New York Times đưa tin Nhà sáng lập Amazon đóng góp 2,5 triệu USD ủng hộ hôn nhân đồng tính. Theo như thông tin này, Jeff Bezos nhận được email của một cựu nhân viên Amazon sáng Chủ Nhật, một người phụ nữ đồng tính, bà mẹ của 4 đứa trẻ và là chủ tịch của quỹ quyên góp. Trong email, Cô Cast đã mô tả rõ các nỗi đau cô phải chịu đựng khi còn trẻ và các khó khăn đến từ xã hội khi cô công khai giới tính của mình. Cuối cùng, cô hỏi xin ông đóng góp từ 100.000 tới 200.000 USD để trưng cầu ý kiến”. Sau khi ấn nút “gửi” 2 ngày, cô nhận ngay lại được phản hồi và trong email ghi rõ, “Jen, điều này thật sự có lý. Chúng tôi sẽ đóng góp 2,5 triệu USD. Jeff & MacKenzie".
Nền tảng của một nhà sáng lập
Đa phần văn hoá và công việc kinh doanh hiện nay của Amazon.com được xây dựng trên niềm tin và ý tưởng của Jeff Bezos - từ một nền tảng được hình thành bởi cha mẹ, ông bà của Jeff Bezos và bởi nước Mỹ.
Cha của Jeff Bezos bay sang Cuba khi là 1 cậu bé và có tự do theo đuổi ước trở thành thợ cơ khí tại quốc gia này, cũng như trở thành 1 bậc phụ huynh tuyệt vời. Jeff Bezos nói về thời thơ ấu của mình như sau:
“Bạn biết đấy, tôi có một tuổi thơ mà tôi cho rằng đó là 1 thời thơ mộng. Ý tôi là, tôi có ba và mẹ yêu thương tôi hết mực. Tôi cũng có quan hệ thân thiết với ông bà – ba mẹ của mẹ tôi. Sự thật là, tôi đã dành ra cả mùa hè trong trang trại của ông, không xa lắm với nơi này, gần với San Antonio. Và, tôi bỏ ra 3 tháng mỗi năm từ 4-16 tuổi làm việc ở trang trại của ông và đó là một trải nghiệm thực sự vô cùng tuyệt vời. Những người chăm sóc trang tại – và bất kỳ ai làm việc ở nông thôn – theo tôi thấy, đều rất biết tự lực phát triển, dù họ là nông dân hay bất kỳ ngành nghề gì, họ phải tự dựa vào bản thân trong rất nhiều việc.”
Đối với Jeff Bezos, khả năng tự lực và sự tự do theo đuổi đam mê đã đánh dấu cuộc đời ông.
“Tôi nhớ công việc đầu tiên mà tôi muốn làm sau này – khi mà, tôi nghĩ là khi đó tôi khoảng 6 tuổi – là trở thành nhà khảo cổ học. Ước mơ này có trước khi Indiana Jones trở nên nổi tiếng. Đó là 1 công việc danh dự. Sau đó tôi muốn làm nhà du hành gia vũ trụ. Cho đến những năm tháng cấp 3, tôi muốn trở thành nhà vật lý học và khi vào cao đẳng, tôi đã muốn trở thành nhà lập trình máy tính. Nó phù hợp với những gì hiện tôi đang làm và cũng là lý do dẫn tôi đến con đường hiện nay.”
Jeff Bezos ghi ơn đất nước Mỹ vì những cơ hội mà ông đã từng có trong cuộc đời.
“Tôi nghĩ rằng, 1 trong những việc quan trọng nhất đối với tôi đó là 1 trong các nền móng của nước Mỹ - sự tự do. Đó là 1 điều rất khó đạt được. Chúng tôi đều được quyết định mình sẽ làm gì để kiếm sống … Tôi nghĩ là Giấc mơ Mỹ chính là sự tự do … Sự tự do, cho phép con người ta quyền tự do làm những gì họ muốn – miễn không ảnh hưởng người khác – là điều tối quan trọng".
Đăng nhận xét