Điều đặc biệt nhất của Internet chính là cách nó cho phép đổi mới không giới hạn (permissionless innovation). Thuật ngữ này được bắt nguồn từ đầu những năm 70 của thế kỉ trước với hai ý nghĩa cơ bản: Internet không có sự kiểm soát hoặc sở hữu từ bất cứ cá nhân hay tổ chức nào; và Internet sẽ không bị tối ưu hóa dành riêng cho bất cứ ứng dụng cụ thể nào. Những gì Internet làm là nhận gói dữ liệu từ ứng dụng và tìm mọi cách để đưa chúng tới một địa chỉ cụ thể.
Đổi mới không giới hạn – Thuật ngữ được phát triển từ những năm 70 của thế kỉ trước
2. Web không có nghĩa là Internet
Mặc dù nhiều người (kể cả những người hiểu biết về mạng máy tính) thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm, và đặc biệt là việc ngộ nhận Google hay Facebook đồng nghĩa với internet, nhưng không phải như vậy.
Hãy tưởng tượng internet giống như tập hợp các đường ray cùng đèn tín hiệu giao thông trong hệ thống đường sắt và các ứng dụng như web, Skype, dịch vụ chia sẻ dữ liệu hay xem phim trực tuyến là những đoàn tàu chạy trên hệ thống đó. Cho dù web có quan trọng tới đâu nhưng chúng cũng chỉ là một trong những sản phẩm trên Internet.
Internet và web, tuy một mà hai
Internet được một bộ máy tổ chức tạo ra và vận hành dựa trên các phần mềm mã nguồn mở. Không có bất cứ cá nhân nào “sở hữu” nó. Mặc dù được xây dựng “miễn phí” nhưng các công ty, các tập đoàn và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ trên toàn thế giới lại xem Internet như một phương thức kiếm tiền hiệu quả.
Trong quá khứ, Berners-Lee đã có thể trở nên giàu có nếu ông thương mại hóa trang web của mình. Nhưng, thay vì tạo ra cơ hội làm giàu cho chính bản thân, “cha đẻ” của mạng toàn cầu lại thuyết phục CERN nên đưa phát minh của mình phục vụ cả thế giới. Do đó, trang web của ông cùng với Internet trở thành nền tảng của hoạt động sáng tạo không giới hạn. Đây cũng chính là tiền đề giúp cho một sinh viên Đại học Havard bỏ học giữa chừng có thể làm nên mạng xã hội lớn nhất hành tinh như chúng ta thấy ngày nay.
4. Không phải cái gì trên Internet cũng miễn phí và có tính mở
Mark Zuckerberg có thể gây dựng nên Facebook từ tính miễn phí và tính mở của hệ thống web. Tuy nhiên, khi mà Facebook trở thành một nền tảng hạ tầng của cuộc sống như ngày nay, Zuckerberg đã không “hoàn trả” lại sự miễn phí và tính mở đó: Facebook không phải là một nền tảng tự do cho các lập trình viên tạo nên những kỳ tích công nghệ tiếp theo.
Cũng phải nói thêm rằng, Mark Zuckerberg đang muốn đưa internet giá rẻ hoặc miễn phí đến những khu vực khó khăn trong việc tiếp nhận internet qua dự án internet.org, nơi Facebook là một trong những thành viên sáng lập. Theo đánh giá của tổ chức này, hiện nay trên thế giới vẫn còn 2/3 dân số chưa được truy cập internet hoặc rất khó khăn mới có thể tiếp cận internet.
Trước Facebook, đã từng có nhiều người xây dựng lên “đế chế” của mình nhờ vào việc khai thác tài nguyên Internet. Nhưng vẫn có một ngoại lệ duy nhất – Wikipedia, trang web phi lợi nhuận lớn nhất thế giới.
Mark Zuckerberg – Tỷ phú trẻ nhất thế giới và sản phẩm Facebook do chính anh tạo ra
Vào năm 1455, Johannes Gutenberg, người đã sáng tạo ra cách in ấn mới nhanh và rẻ hơn, đã thay đổi môi trường giao tiếp của loài người – những thay đổi đã hình thành nên xã hội loài người như chúng ta thấy ngày nay. Berners-Lee là người đầu tiên làm được điều tương tự kể từ thời của Guntenberg.
6. Mạng luôn phát triển không ngừng
Các trang mạng như chúng ta thường thấy ngày nay đã khác nhiều so với những website xuất hiện lần đầu tiên vào 25 năm trước. Thực chất, chúng từng trải qua các giai đoạn phát triển nhanh chóng.
Web 1.0 chỉ cho phép người dùng được đọc (read-only), mà không thể tương tác với trang web, đã mở đầu cho những trang web xuất hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 1990. Web 2.0 mở đường cho thời kì blog, dịch vụ Web, bản đồ tra cứu,… Theo nhà phê bình người Mỹ – David Weinberger miêu tả, chúng giống như “những mẩu giấy nhỏ thiếu tính liên kết”.
Mô hình web 3.0 chỉ mới ở giai đoạn sơ khai với các ứng dụng web có thể “tự hiểu” nội dung và có thể “suy luận” từ các thông tin mà nó nắm được (hay còn gọi là “web giải nghĩa” – semantic web), mạng dữ liệu (các ứng dụng web có thể đọc, phân tích và khai thác dữ liệu thường được đăng tải trên các website),… Và tiếp sau đó là kỉ nguyên của web 4.0 và các phiên bản tiếp theo.
7. Internet cũng có quy tắc riêng
Trong cuộc sống, khi các quy tắc và chuẩn mực được áp dụng – hầu hết mọi thứ thường được phân bố đều đặn từ thấp lên cao theo hình dạng của một chiếc chuông (bell curve). Hiện tượng này thường được các nhà khoa học gọi là hiện tượng “phân phối chuẩn” (normal distribution). Nói một cách đơn giản, khi xét tới chiều cao của con người trong tự nhiên, hầu hết mọi người đều có chiều cao trung bình, còn một số ít cao hơn hẳn hoặc thấp hơn hẳn so với những người còn lại.
Tuy nhiên, trong thế giới mạng, hiện tượng phân phối chuẩn lại hiếm khi xảy ra. Thay vào đó, chúng lại phân phối theo quy tắc “kẻ mạnh giành được tất cả”. Điều này lý giải một phần nguyên do vì sao có một số cực ít trang web (như Google, Facebook, Microsoft,…) lại thu hút được hầu hết lưu lượng mạng trên thế giới trong khi hàng tỷ trang web khác còn lại chỉ nhận được vài lượt truy cập mỗi ngày.
8. Đa số các trang web thuộc sở hữu của doanh nghiệp
Mặc dù bất cứ ai cũng đều có khả năng tạo ra một website của riêng mình nhưng phần lớn top 100 website hàng đầu thế giới lại thuộc quyền sở hữu của các tập đoàn. Và… ngoại lệ duy nhất chỉ có Wikipedia.
9. Những kẻ thống trị trên internet tạo ra những “luật chơi” riêng
Lấy Google – tập đoàn tìm kiếm hàng đầu thế giới hiện nay làm ví dụ điển hình. Nếu một trang web của doanh nghiệp không được Google tìm ra và hiển thị với những người tìm kiếm tên doanh nghiệp đó, điều đó có nghĩa trang web của doanh nghiệp gần như không tồn tại và họ sẽ gặp khó khăn rất lớn trong thời buổi trực tuyến hiện nay.
Đặc biệt, điều này càng có nguy cơ đe dọa hơn khi Google thường xuyên điều chỉnh các thuật toán tìm kiếm để hạn chế kết quả truy xuất đối với những công ty nào tìm cách “chơi bẩn” với họ, thông qua các phương thức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) không đàng hoàng. Tuy nhiên, mỗi khi Google đưa ra một thuật toán mới, nhiều hoạt động kinh doanh và dịch vụ của các doanh nghiệp và tổ chức dường như “biến mất”. Và dĩ nhiên, Google sẽ không có trách nhiệm phải đền bù cho các thiệt hại trên.
10. Internet đang trở thành “bộ nhớ” của thế giới
Bạn có bao giờ để ý rằng đôi khi bạn không muốn ghi nhớ nhiều thứ xung quanh bởi bạn biết rằng, chúng có thể được tìm thấy trên Internet chỉ bằng một vài thao tác đơn giản trên “Gúc-gồ”?
Google – công cụ tìm kiếm phổ biến nhất và cũng là nơi lưu trữ tri thức của con người
Nền tảng của các trang mạng thường dựa trên các “siêu văn bản” (hypertext) – loại văn bản có những thuật toán liên kết chặt chẽ với những văn bản khác. Tuy nhiên, Berners-Lee lại không phải là người phát minh ra siêu văn bản, thay vào đó Ted Nelson mới chính là người làm nên các hypertext đầu tiên vào năm 1963. Mặc dù, hệ thống các siêu văn bản của Nelson có tính liên kết đặc trưng hoạt động trên cùng một máy tính nhưng Berners-Lee lại là người bổ sung thêm tính năng liên kết văn bản có thể xuất hiện tại bất cứ đâu trên Internet. Và đây chính là điều tạo nên sự khác biệt giữa hai con người vĩ đại trong giới công nghệ máy tính như chúng ta thấy ngày nay.
12. Internet giúp con người dễ dàng thể hiện sự sáng tạo
Trước khi Internet xuất hiện, những người “bình thường” chỉ có thể đề xuất các ý tưởng cũng như sáng tạo của mình khi họ thuyết phục được giới truyền thông (biên tập viên, chủ biên, phát thanh viên,…) cho họ cơ hội thể hiện trước công chúng. Tuy nhiên, khi Internet đem đến cho mọi người khả năng chia sẻ thông tin thông qua các bài viết (Blogger, WordPress, Typepad, Tumblr), các bức ảnh (Flickr, Picasa, Facebook), các đoạn nhạc và video (Youtube, Vimeo), mọi người đều có cơ hội phát biểu.
Các trang web và ứng dụng trên đều góp phần thúc đẩy khả sáng tạo của con người ngày nay
Ý tưởng ban đầu của Berners-Lee khi phát minh ra mạng toàn cầu chính là cho phép mọi người đều có quyền đăng tải nội dung cũng như chỉnh sửa chúng trên các trang web. Tuy nhiên, khi chính thức đưa vào hoạt động, hầu hết người dùng các trang web chỉ có thể đọc. Mặc dù nhiều người có thể gửi nội dung lên một trang web nhưng chỉ có tác giả hoặc người có quyền biên tập mới có thể xuất bản hoặc chỉnh sửa nội dung trên các website đó.
Điều này dẫn tới việc web phát triển theo hướng cụ thể và nó có thể là yếu tố bảo đảm cho các doanh nghiệp thống trị một lĩnh vực đưa ra các “luật chơi” riêng.
Tham khảo: BusinessInsider
Đăng nhận xét