Từng bị Microsoft và Samsung lên tiếng chê bai và gần như cạn kiệt nguồn tài chính để tiếp tục phát triển, Android hiện nay đang là đế chế số một của ngành công nghiệp di động.

Theo số liệu được công bố hồi đầu năm nay về thị phần các hệ điều hành cho smartphone của năm 2013, Android đang chiếm đến 78,9% miếng bánh thị phần trong khi đó con số này của iOS chỉ là 15,5%. Sau hai ông lớn này, chỉ còn đúng 5,6% ít ỏi còn lại để các hệ điều hành khác giành giật. Để đạt đến con số nêu trên, Android đã phải cố gắng rất nhiều khi không có những sự khởi đầu thực sự suôn sẻ đồng thời cũng không thể không nhắc đến vai trò của ông lớn Google.

Ngoài ra, còn rất nhiều điều có thể bạn chưa biết về Android!

1. Android không phải ý tưởng "chính chủ" của Google


Android là “đứa con” và là một trong những dự án lớn nhất của Andy Rubin, người thành lập công ty Android Inc. vào năm 2003 với mục tiêu tạo ra những nền tảng hay hệ điều hành mới cho di động. Về sau, Google đã nhìn thấy tiềm năng của công ty này và thâu tóm nó vào tháng 8 năm 2005. Andy Rubin và các cộng sự cũng về làm việc cho ông lớn Internet sau đó.

2. Dự án Android suýt chút nữa không được hiện thực hóa


Theo trang thông tin Businessweek, sau khi thành lập, dự án Android đã bị rơi vào tình trạng kiệt quệ và tài chính và chỉ tồn tại được sau đó với sự giúp sức của Steve Perlman, một nhân vật có tiếng và có nhiều cống hiến trong lĩnh vực truyền thông, Internet. Ông cũng từng làm việc cho Microsoft và Apple.

3. Microsoft từng tuyên bố Android thật vô dụng


Trả lời trang thông tin công nghệ Engadget, Scott Horn, lúc bấy giờ là giám đốc marketing dự án Windows Mobile đã không ngần ngại ném đá Android khi phát biểu: “Tôi chẳng thể hiểu nổi hệ điều hành này có thể để lại ảnh hưởng gì.”

4. Ý tưởng về Nexus đã được áp ủ từ rất lâu


Chiếc Nexus đầu tiên ra đời năm 2010, tuy nhiên, ý tưởng về những chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Android nguyên gốc thì đã được Google ấp ủ từ rất lâu trước đó. Hình ảnh mà các bạn đang thấy có thể coi là “người đàn anh” của tất cả các dòng máy Nexus hiện đại. Theo đó, đây là mẫu máy GPhone được Google phát triển vào năm 2006.

5. Bản Android đầu tiên không được đặt tên theo một món tráng miệng


Google có thói quen đặt tên cho các phiên bản Android bằng các món đồ ngọt, tuy nhiên, thói quen này không bắt đầu ngay từ phiên bản Android đầu tiên khi nó có một cái tên khá khô khan là R2-D2 (tên của chú Robot giống Android trong bộ phim Star War). Được biết, R2-D2 chỉ được lưu hành nội bộ trong giới phát triển.

6. Mỗi ứng dụng chạy trên Android đều có một “cỗ máy ảo” cho riêng mình


Mỗi ứng dụng hoạt động trên các thiết bị Android đều chạy một “máy ảo” riêng có tên Dalvik Virtual Machine để đảm bảo tính an toàn đồng thời tách biệt hoạt động của ứng dụng với các hoạt động cốt lõi của hệ điều hành. Theo Google, bằng cách sử dụng Dalvik Virtual Machine, các ứng dụng trên Android sẽ “ngốn” ít năng lượng hơn.

7. Có một thiết bị Android đang bay trong không gian


Trước đây, NASA có cân nhắc giữa một trong hai thiết bị là Nexus S và Nexus One để sử dụng như một trung tâm điều khiển cho các robot thám hiểm không gian. Cuối cùng, cái tên được chọn là Nexus S do Samsung sản xuất.

8. Android sinh ra không phải để dành cho smartphone mà là của máy ảnh số


Năm ngoái, tại một hội nghị kinh tế tại Tokyo, chính Andy Rubin đã tiết lộ việc Android sinh ra không phải để vận hành những chiếc smartphone mà mục đích ban đầu là dành cho phân khúc máy ảnh số. Đến nay, sau một thời gian gắn bó với smartphone và sau đó là tablet, Android đã trở lại phục vụ những chiếc máy ảnh hiện đại như Samsung Galaxy Camera. Không dừng lại ở đó, nền tảng này còn chứng tỏ độ đa năng của mình khi mang sức mạnh đến cho hàng loạt các món đồ tưởng chừng như rất không... liên quan như tủ lạnh chẳng hạn.

9. Samsung từng thẳng thừng từ chối Android


Sau khi thành lập dự án Android, một trong những việc Andy Rubin và các cộng sự cần làm là đi tìm kiếm sự đầu tư và hợp tác. Ông và các cộng sự (lúc đó có 8 người) đã lặn lội sang hẳn Hàn Quốc để giới thiệu dự án với Samsung, một trong những nhà sản xuất lớn nhất lúc bấy giờ.
Andy Rubin kể lại ông được đón tiếp bởi 20 kỹ sư Samsung và sau khi giới thiệu về Android cực kì nhiệt huyết, đáp lại anh chỉ là sự im lặng đến bất ngờ. Sau đó, một trong những quan chức cao cấp làm việc cho Samsung nói: “Anh và các cộng sự định đi đến đâu khi tạo ra thứ này? Mà chỉ có sáu người. Anh đang mơ à?”. Thật bất ngờ, Samsung đã bỏ lỡ cơ hội khi ngay sau đó hai tuần, Google mua lại Android.

Theo Kênh 14
Nhãn:

Đăng nhận xét

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.