Articles by "Brand-Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Brand-Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Nghe lạ quá đúng không dân marketer chuyên nghiệp?

Thời gian gần đây, rầm rộ những chuỗi cửa hàng nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam kể cả fast food, kem, cà phê. Nào là ông trùm Starbuck đã vào và có 3 cái, nào là Mc Donald đã và đang xây dựng (ngay bùng binh Điện Biên Phủ và Nguyễn Bỉnh Khiêm). Theo nguồn tin đáng tin cậy thì họ sẽ mang concept “drive thru” đúng điệu …fast food cho cả xe hơi và xe máy. Nghĩa là người tiêu dùng khi đi vào cửa hàng thì không cần đậu xe, đi vô, mua hàng, rồi đi ra. Xin quý vị cứ yên vị trên xe, bước vào luồng xe, quý vị order, thanh toán rồi cứ chạy đến cuối luồng…bánh, thức uống sẽ có cho quý vị nóng hổi vừa thổi …vừa đi. Rồi là gần đây nhất là sự ra đời của Dunkin’ Donuts (DD) bên Phú Mỹ Hưng, kế tiếp là cửa hàng ở Phan Xích Long, Phú Nhuận. Master Franchise của DD lại cũng là Master Franchise của Popeyes, Burger King và Domino’s Pizza. Master Franchise là người mua franchise từ franchisor và có quyền kinh doanh trên 1 vùng lãnh thổ rộng lớn như Việt Nam/Đông Nam Á/Đông Dương và có quyền bán franchise lại cho franchisee (người mua để mở 1,2 hay 3 cửa hàng lẻ). Sang năm 2014, lại có thêm Dairy Queen chuỗi kem nổi tiếng của …Warren Buffet nổi tiếng sở hữu sẽ có mặt tại Việt Nam.

Vậy Supply chain (chuỗi cung ứng) sẽ làm gì và góp ích gì cho việc làm branding, tương quan ra sao?
Tìm hiểu một chút, chúng ta sẽ thấy một điều rất thú vị ở Supply Chain, những người anh hùng thầm lặng để…góp phần xây dựng nên…một thương hiệu (nghe có vẻ chỉ dành phần của dân marketer, người mà trước giờ …là người  trực tiếp xây dựng thương hiệu).

Các bạn hãy nhìn vào tấm ảnh này:


Và góc phải nhỏ được phóng to như phía dưới:


Các bạn để ý dòng đầu: “Chỉ sử dụng gà tươi, không dùng gà đông lạnh”

Khi nói điều này hàm ý là các sản phẩm gà rán hiện nay chủ yếu là hàng đông lạnh. Và đúng vậy, khi ăn, các bạn thấy ngay sự khác biệt. Ngon và dai. Khi một ngành hàng gà rán được phục vụ bởi nhiều thương hiệu khác nhau thì sự so sánh về chất lượng chắc chắn sẽ không tránh khỏi. Để thỏa mãn việc ăn một miếng gà rán, bạn có nhiều lựa chọn như: KFC, Jollibee, Lotteria hay Popeyes. Tuy vậy, để tạo sự khác biệt và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nhất là ở đất nước nông nghiệp như Việt Nam, dân sành ăn gà sẽ không thích gà công nghiệp bằng gà ta, bèo lắm là gà thả vườn (dĩ nhiên là không xài gà móng…đỏ). Gà đông lạnh sẽ là thứ…yếu. Để làm được gà tươi, một yếu tố trọng trong brandkey của Popeyes thì không phải do brand tạo ra mà phải do …supply chain. Để tổ chức được việc sao cho gà tươi này, Popyeyes phải có một DC (Distribution Center) cực tốt. Một trong những tiêu chí để chọn nơi làm DC là phải đo cự ly của những cửa hàng trong tương lai để đặt distribution center thực sự là …center. Ngoài việc tiết kiệm chi phí vận chuyển còn tính đến yếu tố…tươi. Bên cạnh đó khi nói không đông lạnh nghĩa là chúng ta tính đến yếu tố JIT (just in time từ dùng phổ biến trong sản xuất xe hơi là linh kiện được giao là đưa ngay lên dây chuyền, khi đó không có tồn kho linh kiện nhằm tiết kiệm chi phí trả cho nhà cung cấp và hệ thống quản lý kho bãi). Nguyên vật liệu vừa đến DC là được phân chia và phân phối ngay đến các cửa hàng vệ tinh, không lưu trữ bất cứ phần nào của con gà, cùng với gia vị, phụ gia, dầu mỡ, tăm, khăn giấy, tương ớt v.v.

Trong suppy chain, người ta chia làm 2 phần inbound (từ nguyên vật liệu đến sản xuất) và outbound (sản xuất xong đến tay người tiêu dùng). Các bạn vừa tìm hiểu xong phần inbound và mời các bạn nhìn hình dưới đây và phát hiện điều gì?


À không, không phải là Popeyes, mà là phía trên cái ống hút cơ. Đúng rồi là ”Sắp khai trương”. Chính xác, đó là McDonald, một con cá mập trên thế giới về ngành QSR (quick service restaurant). Có gì lạ ở McDonald? Đó chính là drive-thru concept (cách bán hàng mà như tôi nói ở trên, xe lái đi qua không cần dừng mà vẫn mua được hàng). Đây chính là vấn đề supply chain cho phần outbound mà tôi vừa đề cập.

Có người nói người làm marketing giỏi là người làm ra sản phẩm mà người tiêu dùng thậm chí chưa nhận biết nhu cầu mà nhà sản xuất đã sản xuất ra để thỏa mãn họ. Điều đó đúng, tuy nhiên có một đặc điểm bất di bất dịch là người tiêu dùng luôn muốn đó là: tiết kiệm thời gian, nhanh chóng, nhiều thứ trong một (smartphone).

Tuy là thói quen người tiêu dùng của người Việt Nam khi ăn là dining (thích ăn tại bàn), nhưng về lâu về dài, chúng ta cũng có kiểu vừa đi vừa ăn mà thôi.

Để thỏa mãn nhu cầu nhanh của người tiêu dùng bằng drive-thru concept, McDonald phải quản lý, sắp xếp quy trình sao cho hợp lý từ lúc khách lái xe vào, đặt hàng, tính tiền, chế biến, đến lúc nhận hàng phải hợp lý. Đặc biệt phục vụ 24/24. Khi đó, người tiêu dùng đặt ở vị trí trung tâm. Các hoạt động của cửa hàng là phục vụ người tiêu dùng.

Tóm lại, để tạo ra lợi thế cạnh tranh và định vị sự khác biệt của thương hiệu của mình trong tâm trí người tiêu dùng, các công ty không chỉ lo… xây dựng thương hiệu mà còn nghĩ đến việc tạo ra yếu tố khác biệt, thuận tiện hơn, tốt/ngon hơn nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu người tiêu dùng. Chúng ta không chỉ quan tâm 4P, 4C hay 7P mà còn phải am hiểu về …Supply Chain.  Còn nhiều vấn đề khác nhìn từ supply chain như làm sao để giảm giá thành nguyên vật liệu như tương ớt, tương cà, tăm, khăn giấy…xin hẹn vào …bài khác.

Theo Marketer Việt Nam

"Con ngỗng đẻ trứng vàng" của Apple không còn là iPhone hay iPad nữa. Trong bối cảnh cả 2 dòng sản phẩm đình đám này đều đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng sụt giảm, Quả táo đã tìm được một thị trường màu mỡ hơn smartphone và tablet rất nhiều: Thanh toán di động.

Thương mại điện tử: thành công tầm cỡ iPhone tiếp theo của Apple?  CEO Tim Cook

Thương mại điện tử có thể sẽ là miếng mồi ngon mới của Apple. Thông qua iTunes, iBooks và iOS App Store, doanh số của các sản phẩm phụ trợ, không-thuộc-về-Apple đã lên tới 4,4 tỷ USD trong Quý I/2014, tăng 19% so với năm ngoái.

Đây là một trong các mảng kinh doanh "nhỏ" của Apple, tuy vậy con số này vẫn là hết sức ấn tượng. Nếu như một công ty khởi nghiệp nào đó có thể đạt doanh số lên tới hơn 16 tỷ USD trong một năm và đạt tốc độ tăng trưởng gần 20%, chắc chắn công ty này sẽ nhận được sự tán thưởng đồng loạt từ báo giới và giới phân tích.

Thực tế, doanh số 4,4 tỷ USD trong một quý của Apple thậm chí còn vượt qua rất nhiều các tên tuổi lớn trong ngành thương mại điện tử. Ví dụ, trong năm qua, Zappos chỉ đạt doanh số khoảng 2 tỷ USD, tức không bằng 1/2 doanh số của Apple trong một quý.

Cơ hội lớn trên nền tảng Apple

Trong khi báo giới và người hâm mộ vẫn mải mê theo dõi chiếc đồng hồ thông minh iWatch và các mẫu iTV mang thương hiệu Apple (vốn cho đến giờ vẫn chỉ là tin đồn), các nhà kinh doanh sẽ học được rất nhiều nếu nhìn vào cung cách hoạt động của Apple hiện tại. Rất có thể, tương lai và tốc độ tăng trưởng của Apple sẽ nằm ở mảng bán lẻ trực tuyến và bán lẻ di động, thay vì đến từ các sản phẩm smartwatch và TV chưa xuất hiện chính thức dưới bất cứ một hình thức nào.

Thương mại điện tử: thành công tầm cỡ iPhone tiếp theo của Apple?

CEO Tim Cook

Trong buổi họp công bố doanh thu vừa qua, Tim Cook đã đề cập tới mảng kinh doanh khá mới mẻ này:

"Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy rằng mọi người rất thích được mua nội dung số, bất kể và âm nhạc, phim hay sách từ iPhone, thông qua Touch ID. Đó là một tính năng rất đơn giản, dễ dàng và tinh tế, và rõ ràng cơ hội ở đây là rất lớn.

Chi trả qua di động nói chung là một mảng kinh doanh mà chúng tôi rất quan tâm tới, và đó là một trong những ý tưởng nằm đằng sau Touch ID. Nhưng chúng tôi sẽ không ngừng lại ở đó. Do đó, trong khi tôi không có điều gì mới để công bố ngày hôm nay, nhưng bạn có thể nhìn vào các con số thống kê khách hàng và lượng doanh thu đi qua các thiết bị iOS so với các đối thủ cạnh tranh để thấy rằng iOS đang tạo ra một cơ hội rất lớn".

Nếu như Tim Cook đưa ra tuyên bố tương tự về TV hay smartwatch, tất cả mọi người chắc chắn sẽ "phát điên" vì thích thú. Các fan của Apple sẽ nhảy cẫng lên vì sung sướng.

Nhưng vì vị CEO này chỉ nói về mảng bán lẻ "cũ kỹ và nhàm chán", gần như chẳng có ai thèm chú ý đến phát biểu này cả. Thực tế, trên mảng bán lẻ di động, Apple đã bỏ xa Google và Android một khoảng rất xa. Ngay cả trong bối cảnh phần lớn người tiêu dùng lựa chọn Android, phần lớn doanh thu bán hàng trực tuyến di động được thực hiện qua iPhone. Đây là lý do để Tim Cook đưa ra tuyên bố về "lượng doanh thu qua các thiết bị iOS so với các đối thủ cạnh tranh" để thấy rằng iOS đang tạo ra một cơ hội rất lớn.

Mục đích thực sự của Touch ID

Con ngỗng đẻ trứng vàng của Apple không còn là iPhone hay iPad nữa. Trong bối cảnh cả 2 dòng sản phẩm đình đám này đều đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng sụt giảm, Quả táo đã tìm được một thị trường màu mỡ hơn smartphone và tablet rất nhiều: thanh toán di động.

Con ngỗng đẻ trứng vàng của Apple không còn là iPhone hay iPad nữa. Trong bối cảnh cả 2 dòng sản phẩm đình đám này đều đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng sụt giảm, Quả táo đã tìm được một thị trường màu mỡ hơn smartphone và tablet rất nhiều: thanh toán di động.

Một trong những đột phá công nghệ gần đây nhất của Apple được tạo ra để tăng doanh số mảng bán lẻ.

Nhiều người cho rằng Touch ID được tạo ra để tăng tính bảo mật cho iOS, rằng không ai có thể sử dụng chiếc iPhone 5s đã bị lấy cắp của bạn bởi kẻ cắp không có vân tay của bạn. Song, Touch ID có một ứng dụng quan trọng hơn rất nhiều: Do Touch ID giúp điện thoại của bạn trở nên cực kì an toàn, iPhone sẽ trở thành một thiết bị chi trả di động gần như hoàn hảo.

Đó là lý do vì sao Eddy Cue, giám đốc mảng Phần mềm và Dịch vụ Intenet của Apple, hiện đang cố gắng hết sức để xây dựng một dịch vụ chi trả di động mới cho người dùng iTunes. Eddy Cue và phó chủ tịch mảng cửa hàng trực tuyến của Apple, Jennifer Bailey đã tiến hành gặp gỡ với lãnh đạo của các công ty nổi tiếng như PayPal, Square, Stripe, Braintree, Venmo và cả Google để hiện thực hóa tầm nhìn mới này.

Cùng lúc, Quả táo cũng đang xây dựng một hệ thống marketing bán lẻ di động có tên gọi iBeacon. Đây chắc chắn không phải là một điều tình cờ.

Apple đang xây dựng một hệ thống bán lẻ trên toàn nước Mỹ

Thương mại điện tử: thành công tầm cỡ iPhone tiếp theo của Apple?

Các cửa hàng vật lý giờ đã có sẵn các máy phát Bluetooth để gửi các mẩu quảng cáo, các lời mời chào tới iPhone của bạn mỗi lần bạn ghé thăm. Do đó, nếu bạn bật tính năng iBeacon, các đối tác của Apple tham gia vào chương trình này sẽ ngay lập tức biết được bạn đang ở đâu, bất cứ lúc nào.

Nếu bạn có thể chi trả bằng smartphone thay vì bằng tiền hay thẻ tín dụng trong ví, Apple đã chính thức tạo ra một hệ thống bán lẻ di động hoàn thiện từ đầu đến cuối.

Trong nhiều năm liền, trở ngại lớn nhất mà ngành marketing di động cần phải giả quyết không phải là làm thế nào để lôi kéo người dùng đến một cửa hàng và bỏ tiền ra mua hàng, mà là làm thế nào để xác nhận rõ hành vi mua bánh vừa diễn ra thuộc về một chiếc smartphone cụ thể hoặc thuộc về một người dùng nhất định. Một vài công ty khác đã cố gắng hết sức để giải quyết bài toán này, song kể cả khi bạn vừa check in vào một cửa hàng thông qua Foursquare hay Facebook, nếu như nhân viên bán hàng không xác nhận liên hệ giữa lần check in của bạn và hóa đơn mua hàng, tất cả sẽ là vô nghĩa với các công ty quảng cáo.

Nếu như người dùng có thể nhận khuyến mại qua iBeacon và thanh toán bằng iPhone của họ, trở ngại này sẽ được giải quyết. Bởi vậy, nếu Tim Cook xây dựng thành công Touch ID và iBeacon, mảng thương mại điện tử của Apple sẽ lớn mạnh hơn cả iWatch lẫn iTV rất nhiều lần.

Theo VnReview

Apple là cái tên làm mưa làm gió trên thị trường công nghệ và luôn được biết đến với thương hiệu hãng công nghệ yêu thích nhất của người dùng. Tuy nhiên, điều này chỉ còn là quá khứ.

amazon

Theo thống kê từ một cuộc khảo sát hãng nghiên cứu Forrester Research, thực hiện mới đây, năm qua, một số cái tên tuổi lớn đã xuất hiện đá văng Apple ra khỏi vị trí đầu danh sách như Amazon, Samsung, Microsoft, hay Sony.

Forrester Research cho biết, Cuộc khảo sát thực hiện tại Mỹ về mức hài lòng của họ với các sản phẩm của các hãng công nghệ. Amazon đạt kết quả xuất sắc với 91 điểm vươn lên đứng vị trí đầu bảng trong danh sách các hãng công nghệ được yêu thích nhất, theo sau là các tên tuổi có tiếng trong làng công nghệ gồm Sony hạng nhì với 83 điểm, Samsung và Microsoft đồng hạng ba với 82 điểm, Apple chấp nhận chịu lép vế ở vị trí thứ 5 khi để thua người dẫn đầu tới 10 điểm. Trong khi đó, ở cuộc khảo sát cũng do chính Forrester thực hiện hồi đầu năm 2012 và 2013 thì Apple chỉ đứng sau Amazon mà thôi.

Forrester Research

Được biết Forrester thực hiện việc nghiên cứu của mình với hơn 7000 người dùng Mỹ và họ sẽ được hỏi ba câu:

Khi làm việc với các công ty thì người dùng cảm thấy thoải mái như thế nào?
Khi làm việc với các công ty thì mọi việc có dễ dàng không?
Các công ty đáp ứng được nhu cầu của người dùng đến mức độ nào?

Dựa vào những câu trả lời của người tham gia mà Forrester sẽ gán điểm số tương ứng và đưa ra kết quả như trên. Điểm từ 70 đến 80 được xem là “Được”, từ 80 đến 85 là “Tốt”, và 85 đến 95 là “Xuất sắc”.

Dự báo trong năm nay, Apple vẫn chưa thể bước qua người khổng lồ Amazon để tiến chiếm vị trí đứng đầu sau nhiều năm đạt được.

Theo Dred.vn

Năm 2014 sẽ là năm phát triển của xây dựng thương hiệu cá nhân, đặc biệt là trong thị trường cạnh tranh quốc tế.

1. Mạng xã hội tại nơi làm việc. 

Theo nghiên cứu của Statisla mới công bố, một trong năm nhân viên người Mỹ không được cho phép truy cập vào Facebook, một trong sáu nhân viên bị cấm truy cập Twitter, và một trong mười nhân viên không được truy cập váo Linkedlin.

YouTube và những trang khác cũng bị hạn chế tại nhiều công ty. Điều này sẽ không tạo điều kiện cho nhân viên trở thành một nhà tiếp thị tại các công ty như thế này.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều công ty đã nới lỏng các hạn chế và xu hướng này sẽ tăng mạnh trong năm 2014 với hai lý do sau:


• Các công ty nhận ra rằng có thể khóa các trang mạng xã hội từ các cơ sở hạ tầng, nhưng không thể ngăn cản nhân viên sử dụng điện thoại cầm tay để truy cập vào Facebook và Linkedln.

• Các nhân viên cần phương tiện truyền thông xã hội để làm việc hiệu quả hơn bởi vì mỗi một nhân viên là một đại sứ thương hiệu.

2. Am hiểu mạng xã hội.

Từ tùy chọn đến cần thiết. Nếu không có kỹ năng về các trang mạng xã hội, thương hiệu cá nhân sẽ tàn lụi theo thời gian. Các trang mạng xã hội không chỉ còn đơn giản là cách để giới trẻ khẳng định chính mình mà là công cụ hữu dụng nhất trong chiến thuật tiếp thị của các đối thủ cạnh tranh.

Ngày nay, bất kể vai trò và cấp bậc, hiểu được cách sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để thực hiện công việc tốt hơn là một điều bắt buộc.

Ngay cả khi đang tìm nguồn nhân lực, xây dựng chiến dịch tiếp thị, tăng cường các mối quan hệ, phát triển sản phẩm mới, thiết kế mẫu in quảng cáo, hay nghiên cứu thị trường, chỉ phát triển mạnh nếu biết khai thác các phương tiện truyền thông xã hội để mang lại giá trị lớn hơn cho công ty.

3. Thương hiệu trực tuyến. 

Nên xây dựng thương hiệu ngoài đời thật trước khi xây dựng thương hiện trực tuyến. Nhận diện trực tuyến nên được rút ra từ những đặc điểm thực tế của bạn, nhưng nhận diện trực tuyến đó cần được có trong thực tế càng sớm càng tốt. Bây giờ kỹ thuật số cần đi trước thực tế.

Xu hướng này sẽ có đà tăng trưởng mạnh. Theo đó, cần phải thận trong trong việc xây dựng và quản lý thương hiệu trực tuyến của mình, vì nó mang lại ấn tượng đầu tiên của bạn.

4. Giá trị của video. 

"Một bức tranh trị giá hơn cả ngàn chữ" - điều này đang đúng với xu hướng thiết kế hồ sơ cá nhân thời kỹ thuật số. Nhưng đó đã là xu hướng của năm 2013.

Trong xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân, video luôn có các tính năng hình ảnh nổi bật khi cho phép truyền tải một thông điệp hoàn chỉnh và xây dựng hình ảnh đáng nhớ, kết nối cảm xúc với người xem.

Gần đây, rất nhiều video liên quan đến các hoạt động về thương hiệu cá nhân đã được giới hạn trong các phòng chụp ảnh. Những người làm video sử dụng các ứng dụng video trực tuyến ngày càng tăng.

Ở đây không phải đang đề cập đến cách tiếp cận qua YouTube, những video này được thu và tạo ra bởi những người nghiệp dư sử dụng những công cụ trực tuyến chuyên nghiệp để hổ trợ cho việc thể hiện video chuyên nghiệp hơn.

Ngày càng nhiều người làm việc từ xa, vì thế video sẽ trở nên quan trọng hơn nữa để tương tác làm việc, cho phép bạn xuất hiện ở bất cứ đâu mặc dù không có mặt ở đó. Sử dụng Google+ để trò chuyện với các đồng nghiệp và các địa chỉ liên lạc trên mạng. Các cuộc gọi tử hội nghị sẽ không còn gặp những vấn đề về âm thanh, nhờ có hội nghị thực tế qua video.

Nếu đang tham dự hội nghị qua video từ nhà riêng, bạn nên ăn mặc chỉnh tề. Nếu bạn đang ghi hình tại một sân banh, hãy dành thời gian luyện tập giọng tự nhiên. Thời đại của phim cuốn đã qua đi, nhưng một đoạn video mà hét lên một cách nghiệp dư thì sẽ có tác động tiêu cực như nhau cho thương hiệu của bạn.

Hãy tạo ra một nơi phù hợp để sản xuất video của mình. Như đang thiết lập cho một chương trình yêu thích, và sự thiết lập ấy có thể tạo ra một biểu tượng hình ảnh độc đáo cho thương hiệu của chính bạn.

 Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Nhiều thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng hình ảnh con ngựa trong logo của mình như Ferrari, Hermès, Burberry, Polo, Porsche...

Từ lâu, con ngựa đã gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người. Ngựa được ví như một người bạn trung thành và cũng là biểu tượng của khát khao chiến thắng. Trong quan niệm cổ xưa, ngựa là con vật có bản tính mau lẹ, hăng hái, được xếp dưới nguyên lý dương của tự nhiên, và được coi là biểu trưng cho yếu tố lửa. Tốc độ của ngựa được so sánh với sự di chuyển của mặt trời. Chính vì đặc trưng này mà người ta dùng biểu tượng ngựa để tượng trưng cho mặt trời. Có nơi, ngựa là vật hiến tế trong tín ngưỡng thờ thần mặt trời.

Theo quan niệm phương Đông, mã đáo thành công, hình tượng ngựa biểu trưng sự gia tăng tiền tài và thăng quan tiến chức. Trong phong thủy, con ngựa không những là con vật trung thành nhất, ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, là con vật mang lại sự may mắn, tài lộc. Với những ý nghĩa như vậy, nhiều nhãn hàng đã sử dụng hình ảnh con ngựa trong logo của mình.

Ferrari
Trong giới chơi xe, Ferrari cùng hình ảnh chú ngựa đang tung vó là biểu tượng của sự kết hợp giữa tài năng một cá nhân (anh hùng Francesca Baracca), tính truyền thống của một vùng đất (thành phố Modena) và văn hoá của một quốc gia.


Logo Ferrari in hình con tuấn mã.

Năm 1923, trong một buổi gặp gỡ, nữ bá tước Paolina, mẹ của người anh hùng không quân Italy trong thế chiến thứ nhất, Francesco Baracca đã đề nghị Ferrari sử dụng hình ảnh con ngựa đang tung vó được sơn bên sườn chiếc máy bay chiến đấu của Francesco Baracca với lời nhắn biểu tượng đó sẽ mang lại cho Ferrari những điều may mắn. Từ đó, Ferrari bắt tay vào thiết kế biểu tượng cho công ty mà ông ấp ủ từ lâu và lúc Scuderia Ferrari thành lập cũng là lúc logo mang hình con tuấn mã.

Hermès
Hermès là một trong những hãng thời trang cao cấp và lâu đời nhất tại Pháp. Logo của Hermès có hình một chú ngựa cùng cỗ xe kéo, nhằm khẳng định sự phát triển không ngừng của công ty.


Logo có chú ngựa của Hermès.

Trải qua hàng trăm năm phát triển, từ sản phẩm yên, cương ngựa ban đầu, đến nay, Hermès đã có tới 14 dòng sản phẩm khác nhau, bao gồm các sản phẩm bằng da (túi xách, va li, yên, cương ngựa..), lụa (khăn lụa, cravat..), trang phục cao cấp, nước hoa nam nữ, đồng hồ, đồ thủy tinh, hộp đựng quà...


Quảng cáo của Hermès thường gắn liền với hình ảnh những chú ngựa.

Burberry
Logo Burberry là hình một hiệp sĩ dũng mãnh mặc áo giáp đang phi ngựa và cầm lá cờ có chữ Prosum (tiến lên). Dù xuất hiện sau khi sản phẩm Burberry đầu tiên có mặt trên thị trường, nhưng logo hiệp sĩ với lá cờ "Prorsum" đã khẳng định đẳng cấp của một nhãn hiệu thời trang nổi tiếng đến từ nước Anh.


Logo Burberry là hình một hiệp sĩ dũng mãnh mặc áo giáp.

Trải qua lịch sử hơn 150 năm phát triển, Burberry vẫn liên tục đa dạng hóa sản phẩm, từ trang phục, khăn choàng, đến túi xách, nước hoa... đồng thời luôn giữ vững chất lượng và thiết kế khỏe mạnh, tinh tế. Burberry giờ đây đã chiếm lĩnh thị trường thời trang tại nhiều nước trên thế giới.

Polo
Từ hàng chục năm nay thương hiệu thời trang Polo của Ralph Lauren đã trở thành tiêu biểu cho một phong cách Mỹ. Nói đến tên ông là người ta nghĩ ngay đến những chiếc áo phông Polo thể thao, mạnh mẽ mà vẫn rất lịch sự.


Logo Polo từ môn thể thao đua ngựa.

Polo chính là tên của một trong những môn đua ngựa được ưa chuộng. Vì thế cái tên Polo sẽ vừa đem lại cảm giác mạnh mẽ, trẻ trung của thể thao, vừa mang bóng dáng sang trọng của giới quý tộc, thượng lưu.

Porsche
Porsche là nhà sản xuất xe thể thao nước Đức, thành lập năm 1931 bởi Ferdinand Porsche, kỹ sư chế tạo chiếc xe Volkswagen đầu tiên. Trụ sở công ty đặt tại Zuffenhausen, thành phố Stuttgart.


Logo Porsche chính thức trình làng trên vô-lăng của những mẫu xe năm 1953.

Logo của Porsche có hình con ngựa và chữ Stuttgart là cách nói rút gọn của từ gốc Stutengarten (trại ngựa giống). Stuttgart cũng là nơi có những trang trại ngựa trù phú nằm dọc hai bên bờ sông Neckar. Mục đích của ông chủ hãng xe này là giúp người tiêu dùng chỉ cần nhìn vào logo có thể đọc ra lai lịch của Porsche. Logo Porsche chính thức trình làng trên vô-lăng của những mẫu xe năm 1953.

Nguồn: Zing News

Không chỉ các doanh nghiệp mới khởi sự mà ngay cả những doanh nghiệp lớn cũng có thể có những hiểu lầm về xây dựng thương hiệu.

Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là tài sản duy nhất không bao giờ bị mất giá. Mặc dù giá trị như vậy nhưng xây dựng thương hiệu vẫn thường bị lãnh đạo nhiều doanh nghiệp hiểu lầm. Hiểu lầm đầu tiên là đánh giá thấp hoạt động xây dựng thương hiệu vì hoạt động này khó đo lường hoặc xác định như doanh số bán hàng, thị phần, giá cổ phiếu...

Trong một số cách, xây dựng thương hiệu lại là "nạn nhân" của chữ nghĩa khi bị đánh đồng với "danh tiếng". Cùng với thương hiệu, danh tiếng là phần giá trị quan trọng nhất của một số công ty trên thị trường.


Nhưng thương hiệu là hình ảnh của doanh nghiệp được tạo dựng trong lòng đối tác, khách hàng, còn danh tiếng là sự thể hiện của hình ảnh ấy trong thực tế. Hình ảnh được tạo dựng qua các hoạt động quảng cáo, truyền thông; còn danh tiếng được tạo dựng phần lớn qua trải nghiệm thực tế của khách hàng.

Bên cạnh đó, quá nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng xây dựng thương hiệu là một môn học trong bộ phận tiếp thị. Bởi vì, chúng ta thường nghe về thương hiệu và gắn liền với các khái niệm về marketing, quảng cáo, thiết kế, sản phẩm, nhận diện...

Nhưng thương hiệu thực sự rộng hơn rất nhiều khi nó bao gồm tất cả mọi hoạt động của một công ty, từ các biểu tượng đến cả cách xử lý khiếu nại của khách hàng, đồng phục của nhân viên...

Quá ít công ty quản lý thương hiệu của mình như là tài sản có giá trị. Xây dựng thương hiệu hiệu quả có thể cải thiện doanh số bán hàng, làm tăng lợi nhuận, rồi cải thiện sự năng động của nhân viên..., thậm chí còn ảnh hưởng đến số liệu tài chính.

Xu hướng nhìn nhận về thương hiệu thông qua phương diện tài chính ngày càng rõ nét, thậm chí có thể nói rằng, khái niệm về một thương hiệu mạnh chủ yếu là một khái niệm về tài chính.

Ngoài ra, có những ngộ nhận về việc thiết lập thương hiệu mà nhiều doanh nghiệp mắc phải:

Thương hiệu là hình ảnh của doanh nghiệp được tạo dựng trong lòng đối tác, khách hàng, còn danh tiếng là sự thể hiện của hình ảnh ấy trong thực tế.

- Nếu một sản phẩm tốt, nó sẽ thành công. Trên thực tế, một sản phẩm tốt cũng dễ dàng thất bại giống như một sản phẩm xấu.

- Các sản phẩm mới sẽ hỗ trợ tạo dựng thương hiệu. Nhưng theo các cuộc thăm dò, 80% các sản phẩm mới gánh chịu thất bại ngay sau khi được giới thiệu, hơn 10% khác thất bại trong khoảng thời gian 5 năm đầu.

- Các công ty lớn luôn thành công trong thiết lập thương hiệu. Hoàn toàn không đúng vì không một công ty nào lớn đến mức có thể đứng ngoài các thảm họa thương hiệu.

- Những thương hiệu mạnh được xây dựng bằng quảng cáo. Phải nói chính xác hơn là quảng cáo có thể hỗ trợ cho thương hiệu nhưng không thể chỉ cần quảng cáo là có thể xây dựng được thương hiệu. Mặt khác, ngày nay, thương hiệu được xây dựng thông qua rất nhiều cách chứ không chỉ bằng quảng cáo.

- Thương hiệu mạnh bảo vệ cho sản phẩm. Thực tế, các sản phẩm mạnh hiện nay phải hỗ trợ cho việc bảo vệ thương hiệu vì khi sản phẩm có vấn đề về chất lượng cũng có thể ảnh hưởng đến thương hiệu chung.

- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Khi vòng đời của sản phẩm ngày càng rút ngắn, thậm chí là chỉ 6 tháng tới 1 năm, thì xây dựng thương hiệu cho sản phẩm không còn phù hợp. Các công ty hiện nay chỉ theo đuổi chiến lược một thương hiệu và xây dựng các thương hiệu con để phân biệt các loại sản phẩm khác nhau.

Ngoài ra, các thương hiệu thường tập trung vào ý tưởng đằng sau sản phẩm thay vì chính sản phẩm đó, xây dựng thương hiệu dựa trên một ý tưởng vững bền của sản phẩm, tồn tại lâu dài qua rất nhiều đời sản phẩm khác nhau.

 Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Nokia, Samsung hay Tiffany... đều là những tập đoàn hàng đầu thế giới, tuy nhiên ít ai biết lĩnh vực khởi nghiệp kinh doanh của họ là sản xuất giấy, mỳ tôm và đồ dùng văn phòng.

1. Berkshire Hathaway

Lĩnh vực hiện tại: Tập đoàn tài chính
Khởi nghiệp: Sản xuất đồ lót cho nam giới
Vào những năm 1960, tỷ phú Warren Buffet đã được một người bạn giúp đỡ mua lại công ty Berkshire Hathaway, khi đó là một xưởng sản xuất đồ lót cho nam giới với giá 14 triệu USD. Lĩnh vực kinh doanh này sau đó không mang lại thành công như mong đợi, nhưng cũng giúp tỷ phú Buffet thu được một số tiền đáng kể để xây dựng nên đế chế tài chính Berkshire Hathaway hùng mạnh như ngày nay.

2. Wrigley

Lĩnh vực hiện tại: Sản xuất kẹo cao su.
Khởi nghiệp: Sản xuất xà phòng.
William Wrigley Jr. sinh năm 1861 ở Philadelphia (Mỹ). Cha ông là chủ một hãng sản xuất xà phòng. William Wrigley đảm trách công việc bán hàng trong xí nghiệp của cha mình. Năm 1891, William Wrigley Jr. thành lập công ty riêng lấy tên gọi là Wrigley Jr. Company tại Chicago. Lúc đầu, William chuyên bán sản phẩm được sản xuất ra từ công ty của người cha. Năm 1893, William Wrigley tình cờ biết đến cách làm kẹo cao su. Sản phẩm này sau đó rất được ưa chuộng. Dần dần William Wrigley chuyển hẳn sang sản xuất và bán kẹo cao su với tên gọi sản phẩm gốc mang tên mình. Thương hiệu kẹo cao su nổi tiếng của Wrigley là Doublemint.

3. Marriott

Lĩnh vực hiện tại: Khách sạn.
Khởi nghiệp: Quầy bán bia.
Ít ai biết cha đẻ của chuỗi khách sạn sang trọng nổi tiếng thế giới Marriott là J. Willard và Alice Marriott khởi nghiệp bằng một quầy bán bia khiêm nhường với 9 chỗ ngồi tại trung tâm thủ đô Washington. Khi công việc kinh doanh thuận lợi, chủ tịch Willard quyết định mở cửa hàng ăn có tên gọi Hot Shoppe. Mãi cho đến 1964, ông Willard nhận thấy nhu cầu về phòng trọ tại các xa lộ trên nước Mỹ ngày càng gia tăng, trong khi đó, mới chỉ có một hãng duy nhất hoạt động trong lĩnh vực này là Holidays Inn. Willard quyết định lấn sân sang kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ từ đó.

4. Nintendo

Lĩnh vực hiện tại: Sản xuất thiết bị điện tử
Khởi nghiệp: Công ty game
Nintendo đến nay vẫn được nhiều người biết đến là công ty game lâu đời nhất thế giới. Ban đầu là những game truyền thống của Nhật, dần dần Nintendo cho ra mắt cả những game kiểu phương Tây. Rất lâu sau đó, vào năm 1989, công ty mới chuyển sang lĩnh vực sản xuất đồ điện tử.

5. American Express

Lĩnh vực hiện tại: Dịch vụ tài chính
Khởi nghiệp: Chuyển phát nhanh
Khởi nghiệp là một công ty vận chuyển hàng hóa nhanh bằng... ngựa, trong những năm 1880, khi làn sóng di dân từ châu Âu sang Mỹ bùng phát, những người định cư mới này cần có dịch vụ để chuyển tiền về cho gia đình họ ở quê nhà, và American Express đã nhanh chóng mở rộng sang thị trường tài chính để phục vụ cho nhu cầu này. Đến năm 1958, một lần nữa American Express làm thay đổi phương cách chi trả truyền thống của người tiêu dùng, với việc phát minh ra thẻ thanh toán American Express.

6. Samsung

Lĩnh vực hiện tại: Sản xuất điện tử
Khởi nghiệp: Sản xuất mỳ gói và kinh doanh vận chuyển hàng hóa
Trước khi trở thành hãng sản xuất các thiết bị điện tử như điện thoại, máy ảnh, TV hàng đầu thế giới, ít ai biết Khởi nghiệp đầu tiên của Samsung là vận chuyển rau sạch, cá khô Hàn Quốc tới Bắc Kinh. Ngoài ra, công ty Samsung Sanghoe ngày đó còn có một thương hiệu mỳ gói riêng.

7. Nascar

Lĩnh vực hiện tại: Giải đua xe danh giá bậc nhất tại Mỹ
Khởi nghiệp: Nơi tụ tập của các tay nghiền xe
Khởi nguồn chỉ là phong trào giải trí của vùng Đông Nam Mỹ, Nascar đã dần lớn mạnh và trở thành sự kiện thể thao chuyên nghiệp có vị thế quan trọng đứng thứ hai tại Mỹ. Mỗi mùa giải diễn ra đều được phát sóng trực tiếp trên truyền hình. Tuy nhiên, phải đến năm 1996-1998, giải đua danh tiếng này mới được mở rộng sang Nhật Bản và Australia. Hiện văn phòng của Nascar đã xuất hiện tại nhiều thành phố lớn như: Charlotte, Mooresville, Concord, Conover, New York, Los Angeles, Arkansas, Mexico, Toronto.

8. Avon

Lĩnh vực hiện tại: Sản xuất mỹ phẩm
Khởi nghiệp: Bán sách
David McConnell, nhà sáng lập ra Avon ban đầu là nhân viên kinh doanh sách. Nhằm tăng doanh số bán, ông đã tặng cho mỗi khách hàng nữ khi mua sách một một lọ nước hoa nhỏ do chính ông tinh chiết. Nhận thấy đa số khách hàng này ưa chuộng nước hoa hơn cả sách, ông đã quyết định thành lập công ty riêng, và sau đó, hãng mỹ phẩm Avon ra đời.

9. Tiffany

Lĩnh vực hiện tại: Trang sức cao cấp
Khởi nghiệp: Cửa hàng bán thiết bị văn phòng
Vào năm 1837, cửa hàng bán các thiết bị cho giới văn phòng mang tên Tiffany được thành lập tại New York. Lợi nhuận cửa hàng này tăng trưởng đều, tuy nhiên, ông chủ Charles Lewis Tiffany nhận thấy, mặt hàng có doanh số bán tăng đột biến nhất là những chiếc nhẫn kim cương. Từ đó, ông quyết định mở cửa hàng riêng chuyên bán trang sức cao cấp.

10. Nokia

Lĩnh vực hiện tại: Sản xuất điện thoại
Khởi nghiệp: Sản xuất giấy
Nokia khởi đầu từ một công ty giấy. Vào năm 1865, kỹ sư khai mỏ Fredrik Idestam đã thành lập nhà máy bột giấy làm từ gỗ bên cạnh thác nước Tammerkoski ở phía Tây Nam Phần Lan. Một vài năm sau, ông mở một nhà máy thứ 2 nằm bên bờ sông Nokianvirta. Đây cũng là nguồn cảm hứng cho Fredrik đặt tên công ty là Nokia sau này. Công việc kinh doanh giấy thuận lợi, Fredrik quyết định mua thêm một nhà máy cao su và một nhà máy sản xuất cáp điện thoại, điện báo... Những chiếc điện thoại mang thương hiệu Nokia ra đời từ đây.
Nguồn: Chiến lược Marketing

Nếu được hỏi những công ty công nghệ nào sáng tạo và mưu trí nhất trong 10 năm qua, nhiều khả năng Apple sẽ là một trong những cái tên bạn nghĩ đến đầu tiên. Khỏi phải bàn cãi, cứ nhìn cách Apple Marketing khiến hàng triệu người đứng xếp hàng trong lạnh giá chỉ để mua một chiếc điện thoại thì rõ.

Và có một thực tế sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên, đó là Apple không phải công ty đầu tiên nghĩ ra những sản phẩm đầy sức hút như: máy nghe nhạc mp3, máy tính bảng hay smartphone. Ngoài ra, Apple cùng với các đối thủ của mình, như Google, RIM hay Microsoft đều cùng sử dụng các thành tố như nhau, chia sẻ chung nguồn nhân lực, và đều có năng lực tài chính dư giả. Vậy sự khác biệt ở đây là gì? Tại sao người ta lại mua iPods thay vì Zunes, chọn iPhone hơn là chứ không phải những chiếc BlackBerry?

- Công ty công nghệ nào Marketing tốt nhất trong 10 năm qua?

- Công ty nào sáng tạo nhất thế giới, công ty nào thị trường nhỏ mà doanh thu lớn nhất?

- Công ty nào tạo ra xu hướng cho cả thế giới?

- Công ty nào marketing chuyên nghiệp mà không rầm rộ nhất thế giới?

Nghe qua các câu hỏi trên cơ bản chúng ta đều mường tượng trong đầu rằng đó là Apple. Vậy công ty này sử dụng các kế hoạch cũng như marketing theo cách nào mà đem lại hiệu quả như vậy. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về chiến lược Marketing của Apple:


Marketing "đa lớp"

Điểm cốt lõi trong hoạt động marketing của Apple rất giống như một củ hành. Từng lớp riêng biệt kết hợp với nhau tạo thành một bức tranh toàn cảnh. Ở mọi khâu, từ phát triển sản phẩm đến tiếp thị đều có các bước: thu thập dữ liệu, đánh giá và ý tưởng. Tại Apple không hề có cái gọi là “bộ phận marketing” chuyên biệt quản lý mọi hoạt động quảng cáo và kế hoạch; thay vào đó, cả công ty cùng với khách hàng của mình chính là bộ phận marketing.

Chiến lược thứ nhất: Truyền thông điệp từ trong cốt lõi ra ngoài

Là chủ doanh nghiệp, bạn làm cách nào để tiếp cận những khách hàng sớm thích nghi, những người rất nhạy bén với những cái mới? Và làm thế nào để họ tiếp tục truyền đi những thông điệp của bạn đến nhóm khách hàng đại chúng? Simon Sinek trong một bài nói tại TED đã chỉ ra cách Apple làm marketing, cũng như cách những nhà phát minh, nhà cách mạng khác trong quá khứ như Martin Luther King hay anh em nhà Wright đã làm. Tất cả bọn họ đều theo một quy trình truyền tải thông điệp khác với cách thông thường.

Sự phát triển hệ thống niềm tin cốt lõi là lý do thu hút mọi người đi theo một cách sùng bái. Một khi Apple còn duy trì được thông điệp mạnh mẽ từ cốt lõi, họ sẽ còn bán được nhiều thứ khác ngoài máy tính.

Chiến lược thứ 2: Tìm cách tiếp cận nhóm khách hàng tiên phong và để họ truyền thông giúp bạn

Sáng tạo và độc đáo thôi chưa đủ để đảm bảo thành công. Bạn cần phải đạt tới và vượt qua "điểm bùng phát" (the tipping point) bao gồm nhóm khách hàng sớm thích ứng và nhóm khách hàng đại chúng sớm chấp nhận xu thế. Điều này được giải thích theo nguyên lý Law of Diffusion of Innovation áp dụng cho mọi sản phẩm công nghệ, từ lúc ra mắt cho tới khi ngừng sản xuất.

Apple đã tự nhận cho mình sứ mệnh làm mê đắm các tín đồ công nghệ và những ai yêu thích sáng tạo. Đây cũng chính là những người sẽ giúp họ truyền bá hình ảnh cho những người khác. Họ thực hiện sứ mệnh này cho Apple trên mọi mặt trận: từ khắc tên lên iPhone đến trang bị iPad cho trường tiểu học.

Nếu bạn cũng là người đam mê công nghệ như Apple và luôn muốn tạo ấn tượng đi đầu trong những xu hướng công nghệ mới nhất, thì các sản phẩm của Apple chính là thứ dành cho bạn. Xu hướng mới sẽ lan truyền bắt đầu từ những người tiên phong như bạn đến tất cả những người còn lại.

Chiến lược thứ 3: Tạo ấn tượng khác biệt nhưng vẫn không xa rời thực tế nhu cầu của khách hàng

Chắc chắn không phải Apple không gặp tình trạng bị từ chối, và đương nhiên bạn cũng vậy. Thực ra, cho đến tận thập kỉ trước, việc sở hữu một món đồ của Apple làm bạn cảm thấy phiền toái hơn là thấy mình sành công nghệ. Nhất là với dân lập trình. Nếu muốn tỏ ra “sành điệu, cá tính” một tí thì có thể bạn sẽ chọn Linux. Nhưng hiện nay có thể thấy rất nhiều lập trình viên đã chọn Mac.

Apple đã thực sự trỗi dậy (có nhiều người còn cho rằng họ đã thống trị) trong thị trường điện tử từ những năm cuối thập kỉ 90 của thế kỉ trước cùng với sự xuất hiện của iMac với nhiều màu sắc bắt mắt thay vì chỉ màu xám hoặc be đơn điệu trước đó. Ngoài ra, điểm mạnh nhất của iMac là khả năng kết nối Internet dễ dàng: chỉ cần cắm dây điện thoại vào là xong. Chỉ riêng tính năng này đã rất hấp dẫn đối với những người mới sử dụng Internet.

Chiếc iMac thế hệ đầu tiên thật sự khác biệt nhưng vẫn đánh đúng nhu cầu

Câu chuyện của 10 năm sau... Để khuyến khích mọi người mua iPod thay vì những máy chơi mp3 bình thường khác, Apple đã phải sáng tạo lại cách chúng ta nhìn nhận các file nhạc. iPod đầu tiên có thể chứa tới 5GB nhạc, tương đương 1000 bài hàt, lớn hơn rất nhiều so với bất kì máy chơi mp3 nào thời đó. Sau đó với sự ra đời của iTunes, mọi người bỗng nhiên có thể chọn download đúng những bài mình thích với mức phí rẻ hơn nhiều so với mua trọn cả CD.

Nhưng lý do iPod trở thành sản phẩm bán chạy nhất (hit seller) không phải dung lượng lưu trữ lớn. Thực tế đó là do (ở thế hệ iPod sau đó) nó có thể kết nối với PC (qua iTunes). Như vậy hàng triệu người dùng PC có thể sắp xếp và thưởng thức bộ sưu tập nhạc của mình mà không cần phải có máy Mac. Đối với nhiều người, iPod là sản phầm đầu tiên của Apple họ sử dụng. Và họ thích đến mức không thể không đem đi khoe với người khác.

Bài học rút ra từ sự trỗi dậy bất ngờ của iMac và iPod là: sản phẩm càng sáng tạo, càng thú vị và có sức ảnh hưởng thì càng khó thuyết phục mọi người thử dùng. Giải pháp là phải tìm ra mọi người thực sự muốn gì (chứ không phải cái gì bạn cho là họ muốn) và suy xét xem liệu họ có sẵn sàng thử trải nghiệm sản phẩm của bạn để thỏa mãn cái điều họ muốn không.

Chiến lược thứ 4: Tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng khi đón nhận những điều mới mẻ

Đôi khi mọi người đơn giản là không muốn thay đổi cho dù sản phẩm mới của bạn tốt hơn hẳn thứ họ đang dùng. Thay đổi là một điều khó vì người ta không biết thay đổi rồi sẽ ra sao, thậm chí đôi khi nó còn gây hại. Để thuyết phục mọi người dùng thử sản phẩm của mình, theo cách mà Apple và một số công ty hàng đầu khác đã làm, đó là hãy tạo điều kiện tối đa cho mọi người thử dùng. Hãy cân nhắc các câu hỏi sau:

Làm thế nào để người ta mua và sử dụng hàng của bạn? Sau bao lâu họ bắt đầu thấy sự khác biệt?

Có tốn thời gian và tiền bạc không khi đổi sang sử dụng sản phẩm của bạn?

Nếu không thích sản phẩm của bạn khi đã dùng thử thì sao? (có được trả lại không?...)

Như đã biết, cách Apple làm marketing là muốn ưu tiên truyền tải thông điệp “tại sao” đầu tiên. Sau đó mới nói cho mọi người biết họ "làm gì" và "làm thế nào". Hãy tập trung vào lý do để tiếp cận những người có chung chí hướng với mình. Những người này có thể cũng không mua hàng của bạn, nhưng không sao cả vì họ không phải nhóm khách hàng lớn nhất.

Apple có một lượng fan trung thành, gần như là sùng bái, đối với các sản phẩm của họ. Họ truyền đạt thông điệp đến lượng fan này qua mọi thứ họ làm, từ quảng cáo Mac vs PC đến thiết kế và tính năng sản phẩm. Không phải nói quá - đó chính là niềm tin vững vàng của fan vào các sản phẩm Apple, như Sinek nói: “Người ta không mua cái bạn làm, mà mua vì lý do tại sao bạn làm.”

Theo Pandora

Dù yêu hay ghét Lady Gaga, bạn không thể phủ nhận những gì cô ấy đang đóng góp cho cộng đồng thế giới ở vai trò một người nghệ sỹ. Với 23 triệu album được bán ra, 5 giải Grammy, được Forbes vinh danh là một trong những nhân vật nổi tiếng quyền lực nhất thế giới, ở tuổi 27, Lady Gaga là một trong những ca sĩ nhạc pop nổi tiếng nhất thế giới. Với giọng hát nội lực, và phong cách thời trang độc đáo, rất ít người còn nhận ra Lady Gaga còn là một nữ nghệ sỹ cực kỳ nhạy bén trong kinh doanh.
Gaga đã xây dựng một đế chế với vô số fan trung thành trên toàn thế giới, những người hâm mộ thích và muốn mua nhạc của cô, vé các buổi hòa nhạc, và các sản phẩm khác. Quyền lực của Gaga còn thể hiện trên các trang mạng xã hội , với 36 triệu Twitter, 57 triệu lượt “Like” trên Facebook. Không chỉ mình Gaga tạo nên thương hiệu cho mình, cô còn tạo nên thương hiệu cho cộng đồng những người hâm mộ của mình, với tên gọi trìu mến do cô đặt “Little Monsters,” những người sẽ dõi theo và ủng hộ cô trong nhiều thập kỷ tới.
Dưới đây là 5 bài học xây dựng thương hiệu mà bất kỳ một nhà marketer nào cũng nên học hỏi từ Lady Gaga, để xây dựng lòng trung thành trong bất kỳ tổ chức nào:

LadyGaga1 ID1650 5 bài học xây dựng thương hiệu từ Lady Gaga1) Tập trung vào 1% khách hàng của mình

Lady Gaga dành nhiều nỗ lực của mình vào chỉ một phần trăm khán giả, những người cực kỳ hâm mộ cô và sẵn sàng truyền miệng cho những gì tự hào mà họ tin tưởng vào mình. Mặc dù có hàng triệu người dõi theo cô trên các mạng truyền thông xã hội, cô tập trung nhiều hơn vào các fan hâm mộ “cứng”, tuy chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng luôn tạo ra những giá trị to lớn. Đó là những người hâm mộ sẽ thực sự rao giảng Tin Mừng cho cô ấy và giới thiệu thêm  người hâm mộ mới gia nhập đội ngũ này.
Một 1% – những khách hàng đam mê nhất, và là người hâm mộ công ty, sản phẩm của bạn nhất, những người sẵn sàng dành những lời tốt đẹp ca ngợi bạn với bạn bè và cộng đồng – Họ là ai, và bạn đã xác định chính xác đối tượng khách hàng của mình chưa?

2) Dẫn đầu với những giá trị

Gaga khác biệt so với nhiều nghệ sỹ  đương thời bằng cách đứng lên bảo vệ cho những vấn đề mà cô quan tâm và chia sẻ các giá trị của mình. Cô khích lệ những người trong xã hội cảm thấy bị thiệt thòi và bị bắt nạt hãy sống đúng với những gì họ tin tưởng – và đây là lý do nhiều người bị thu hút bởi quan điểm của Gaga. Khách hàng cảm thấy một kết nối tình cảm sâu sắc với bạn khi họ có thể nhận dạng với các giá trị hoặc các nguyên nhân mà bạn quan tâm đến họ.
LadyGaga2 ID1650 5 bài học xây dựng thương hiệu từ Lady Gaga
Lady Gaga xuất hiện trong một quả trứng tại lễ trao giải Grammy năm 2011
Dẫn đầu với giá trị là không dễ dàng – và có thể dẫn đến một số người, những người không đồng ý với giá trị của bạn, không muốn làm ăn cùng với bạn. Nhưng khi thực hiện với sự cam kết và hết lòng với những giá trị mà bạn đã chọn, phần thưởng lớn nhất dành cho bạn là lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn.

3) Xây dựng Cộng đồng

Gaga biết rằng kết nối 1% những fan “cứng” với nhau  không chỉ làm tăng thêm sức mạnh cho sự gắn kết giữa họ với nhau, mà còn xây dựng thêm mối liên hệ giữa cô ấy và thương hiệu của mình. Vì vậy, cô xây dựng mạng xã hội của riêng mình cho 1% đó, tại: LittleMonsters.com. Fan thiết lập hồ sơ, đăng tải hình ảnh của mình, nhắn tin cho nhau, và tìm thấy những đường link đến các ngày hòa nhạc mà Gaga sẽ tổ chức. Họ thậm chí còn có địa chỉ email riêng tại LittleMonsters.com, liên kết danh tính trực tuyến của họ với Gaga. Ngôi sao nhạc pop sẽ thường xuyên ghé thăm trang web này hàng tuần, gửi những tin nhắn đặc biệt đến người hâm mộ, “Like” và bình luận về các hình ảnh mà fan đăng trên trang web, và tham gia vào các cuộc thảo luận trò chuyện.
Có thể bạn sở hữu một thương hiệu không đủ mạnh để xây dựng nên ‘mạng xã hội’ của riêng mình, nhưng chắc chắn bạn có thể xây dựng cộng đồng trực tuyến giữa các khách hàng trung thành nhất, nhân viên, bạn bè và các đối tác.
LadyGaga4 ID1650 5 bài học xây dựng thương hiệu từ Lady Gaga

4) Đặt cho người hâm mộ một cái tên

Tạo một tên gọi trìu mến cho 1% khách hàng của bạn, như Lady Gaga gọi các fan của mình là Little Monsters, nghĩa là bạn đang gán cho họ một bản sắc riêng. Thông qua nhận định chính xác những khách hàng trung thành của mình bằng các hành vi cá nhân hoặc các đặc điểm chung mà họ chia sẻ, bạn có thể gọi đúng tên dành cho họ. Về bản chất, một tên mang đến cho người hâm mộ một cái gì đó xa hơn để tham gia, như thể họ là một phần tử thuộc về tổ chức, và cảm thấy có sự kết nối. Với hành động đơn giản gọi tên riêng mà đặt ra cho khách hàng của mình, bạn đang tạo ra cảm giác cho họ một cách mạnh mẽ rằng chúng ta đang thuộc về nhau.
Bạn sẽ đặt tên gì cho cộng đồng khách hàng trung thành nhất của bạn?

5) Hãy tạo ra những câu chuyện để mọi người chia sẻ

Lady Gaga là nữ hoàng của marketing truyền miệng. Cô hiểu rằng bạn phải liên tục cung cấp cho 1% của bạn – và tất cả mọi người – những điều cần nhận xét về để họ có lý do để nói chuyện với người khác về bạn. Từ bật ra từ một “trứng” tại lễ trao giải Grammy để những ngọn lửa bùng cháy trên cây đàn piano khi cô trình diễn, cho đến chiếc váy làm từ chất liệu…thịt sống, có một điều không ai có thể tranh cãi là Gaga luôn là chủ đề được nhiều người bàn tán nhiều nhất.
LadyGaga5 ID1650 5 bài học xây dựng thương hiệu từ Lady Gaga
Màn trình diễn Paparazzi “đẫm máu” của Lady Gaga
LadyGaga6 ID1650 5 bài học xây dựng thương hiệu từ Lady Gaga
Lady Gaga phát biểu ủng hộ hôn nhân đồng tính
LadyGaga7 ID1650 5 bài học xây dựng thương hiệu từ Lady Gaga
Chiếc váy làm từ chất liệu…thịt sống của Lady Gaga
Bạn không cần phải mặc một chiếc váy thịt để mọi người nói chuyện. Nhưng bạn nên suy nghĩ về những gì bạn có thể nói và làm để khách hàng và người hâm mộ của bạn nói về bạn một cách tích cực. Cho dù đó là một câu lạc bộ VIP, làm khách hàng ngạc nhiên và thích thú, một màu sắc thực sự nổi bật, hoặc một cái gì đó hoàn toàn khác, nói chung, bạn làm sao để mọi người nói về bạn càng nhiều thì càng tốt.
Lady Gaga đã thiết lập các tiêu chuẩn cho tiếp thị thương hiệu thông qua xây dựng lòng trung thành, tượng trưng cho giá trị bền vững, xây dựng cộng đồng, và marketing truyền miệng. Bạn không cần phải là một ngôi sao nhạc pop, hoặc thậm chí mặc trang phục lạ lùng, nhưng bạn có thể học được nhiều điều từ các bài học Gaga dạy chúng ta.
—–
Bây giờ đến lượt của bạn:
1. Bạn nghĩ về âm nhạc của Lady Gaga – và sự nhạy bén trong kinh doanh của cô ấy? Mà trong số này năm bài học tiếng vang nhất với bạn và tổ chức của bạn?
2. Ai là 1% khách hàng của bạn và làm thế nào bạn cho họ một cơ hội để kết nối với nhau và tổ chức của bạn?
3. Giá trị công ty của bạn hoặc các nguyên nhân đặc biệt là những gì, và làm thế nào bạn đã chia sẻ với những người khách hàng của bạn?
4. Bạn gọi khách hàng trung thành của bạn là gì?
5. Và những gì người hâm mộ nói nhiều về bạn thời gian gần đây là gì
Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn – và một ngày nào đó, bạn và công ty của bạn sẽ được vào ” The Edge of Glory”! (tên một bài hát nổi tiếng của Lady Gaga) 
Bài viết được đóng góp bởi F-Gate - chuyên đào tạo các khóa học trong lĩnh vực tài chính ứng dụng (Chương  trình CFA – Chartered Financial Analyst – Level 1, phân tích tài chính doanh nghiệp, lập mô hình tài chính), mở ra các cơ hội để bạn thành công hơn trong lĩnh vực tài chính. Ghé thăm website F-Gate hoặc Facebook để tìm hiểu thêm.
 Nguồn: Brands Vietnam

Khi chọn lựa một nhãn hiệu, khách hàng đặt vào đó niềm tin của cá nhân và giá trị của bản thân. Do đó, nếu biết cách thường xuyên cải thiện và tăng cường quảng bá hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp sẽ giúp giới tiêu dùng có một cách nhìn khác hơn về những sản phẩm (hoặc dịch vụ) đang cung cấp để mời gọi họ đến với mình thường xuyên hơn và có cơ sở nâng doanh thu cao hơn.
Dưới đây là vài chỉ dẫn nhằm cải thiện hình ảnh thương hiệu mà bạn nên tham khảo.

Nhất quán

Đây là yếu tố hết sức cần thiết để mọi người có thể nhận biết được thương hiệu của bạn hơn là nhận diện một sản phẩm hay dịch vụ. Trong giai đoạn khởi đầu mối quan hệ với các khách hàng mới, niềm tin của họ đối với bạn còn rất nguyên sơ nên bạn phải làm mọi cách để họ thật sự cảm thấy tin tưởng về những gì bạn làm và những giá trị bạn đã tạo ra. Nếu bạn chưa hiểu kỹ về yếu tố này, hãy tham khảo trường hợp Starbucks.
caithienhinhanhthuonghieu1 Cải thiện hình ảnh thương hiệu
Khi vào quán cà phê Starbucks, những gì người ta đều kỳ vọng là có một trải nghiệm dịch vụ khách hàng tuyệt vời và một chút không gian riêng tư để nhâm nhi ly cà phê. Đó chính là tính chất nhất quán – một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu.
Khách hàng luôn có những kỳ vọng nhất định đối với các thương hiệu vì họ cho rằng để có được một thương hiệu, người chủ của nó đã phải nỗ lực không ngơi nghỉ để tạo ra những giá trị nhất định và tiếp tục thực hiện lời hứa của mình không chỉ hôm nay, mà còn dài lâu trong tương lai.

Thực tế

Các sản phẩm hoặc dịch vụ chỉ thực sự trở thành thương hiệu khi mọi người tin vào những gì sẽ xuất hiện khi họ đối diện với chúng. Có khi, một chút khoa trương là cần thiết, nhưng rất có thể nó sẽ mang lại những hệ lụy, hậu quả vô cùng to lớn nếu bị lạm dụng dù chỉ một lần. Hãy nói đúng thực tế với khách hàng. Có thể thời gian đầu bạn sẽ bị mất đi một số khách hàng tiềm năng nhưng những người ở lại với bạn sẽ là những khách hàng trung thành nhất với giá trị chân thật của doanh nghiệp bạn.

Tập trung vào dòng sản phẩm hay dịch vụ chuyên biệt

caithienhinhanhthuonghieu2 Cải thiện hình ảnh thương hiệuBạn tỏ ra là doanh nhân thông minh và sáng suốt nếu biết tập trung nguồn lực vào việc giành được một phân khúc thị trường nhỏ trong một thời gian chứ không cố gắng lôi kéo tất cả mọi người bất cứ lúc nào. Hãy tập trung xây dựng sản phẩm dành cho các nhóm khách hàng đặc trưng (có những nhu cầu chuyên biệt khác nhau) và tìm cách liên kết tất cả những nhóm ấy với nhau dưới cùng một thương hiệu.
Các nhà sản xuất xe hơi trên thế giới đều vận dụng bài bản này khi thiết kế ra những mẫu xe thu hút từng phân khúc khách hàng khác nhau. Họ cố gắng tuân thủ các nguyên tắc thiết kế và đổi mới công nghệ để giữ nguyên để tôn vinh giá trị thương hiệu, nhưng đồng thời luôn tập trung cho vài phân khúc riêng biệt để làm hài lòng các khách hàng cũ và tìm kiếm thêm khách hàng mới.

Gắn kết

Khách hàng thường thích kết nối với những cá nhân hay thương hiệu nào có thể khơi dậy một nguồn cảm xúc cho họ. Những bộ phim nhiều kịch tính thường được nhắc đến thường xuyên chỉ vì chúng gây ra xúc cảm mạnh cho người xem. Với thương hiệu cũng tương tự. Bạn sẽ gắn kết với những giá trị cảm xúc của khách hàng theo hướng lành mạnh và tích cực nhất khi chủ động chia sẻ những rắc rối của khách hàng và giúp họ tìm ra hướng giải quyết.
Nhãn hàng thể thao Nike đã liên hệ đến suy nghĩ của khách hàng, cho rằng giành được chiến thắng là rất gian nan nhưng ai cũng sẽ có ngày gặt hái thành công nếu cùng họ “Cứ hành động!” (Just Do It).

Đặc biệt và độc đáo

Một sản phẩm hay dịch vụ sẽ không dễ dàng trở thành thương hiệu nếu chỉ sở hữu những yếu tố thông thường vốn quá quen thuộc với người tiêu dùng. Hãy cố gắng làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đặc biệt hơn, mới lạ và độc đáo hơn. Trong lúc cố gắng sáng tạo, nên thường xuyên tự kiểm tra để không bị đi lệch hướng và làm mất đi yếu tố thực tế.
Khi bước vào lĩnh vực sản xuất máy tính, Apple đã tính toán rất kỹ lưỡng và quyết tâm tạo ra những sản phẩm có khả năng nâng cao hơn hẳn mức độ trải nghiệm của người sử dụng. Nhờ đó, ngay từ mẫu máy tính đầu tiên, họ đã chứng tỏ được điều đặc biệt và độc đáo, vượt trên các đối thủ sừng sỏ khác, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Sau đó, họ còn phải liên tục duy trì sự khác biệt ấy, không để đối thủ dễ dàng bắt kịp và càng mạnh mẽ tiến tới.
Nguồn: BrandsVietNam



Brand Health Check - Khám sức khoẻ thương hiệu

Ngày càng có nhiều phương tiện truyền thông, thì càng ít người tiêu dùng chi tiền vào lĩnh vực này. Kết quả ra sao? Nhân viên tiếp thị nỗ lực hết mình để đạt mục tiêu doanh thu mà quên mất uy tín thương hiệu.

Brand Memory: Ký ức thương hiệu

Đối với bất kỳ ai mới làm quen với thuật ngữ về thương hiệu thì việc cố gắng hiểu một cách chính xác thương hiệu là gì quả là việc rất khó khăn, thậm chí ngay cả khi bạn đang cố tìm kiếm những câu trả lời đơn giản nhất. Việc xây dựng thương hiệu đã từng rất được quan tâm trong suốt năm 1990, tuy có rất nhiều người muốn thực hiện một kế hoạch xây dựng thương hiệu nhưng bản  thân họ vẫn không có một kiến thức gì về thương hiệu.

Merger & Acquisition - Sáp nhập và Mua lại

Sáp nhập 2 thương hiệu có nghĩa là tạo thêm giá trị cho 1 thương hiệu và loại bỏ giá trị của 1 thương hiệu khác. Sau khi sáp nhập thì thông thường chỉ còn 1 thương hiệu được tồn tại. Vì mục đích của sáp nhập là làm tăng tổng giá trị của thương hiệu đó, vì vậy mọi hoạt động bên cạnh việc sáp nhập phải được đánh giá về tài chính, về hoạt động, về pháp lý , pháp nhân, công nghệ và rất nhiều yếu tố khác.

Corporate brand – Thương hiệu tập đoàn

Khi một sự kết hợp thương hiệu mạnh có thể làm gia tăng giá trị tập đoàn và thiết lập kế hoạch lâu dài, tạo dựng một vị thế độc đáo trên thị trường và đánh bóng tên tuổi công ty và đặc biệt là làm tăng tiềm năng lãnh đạo trong tập đoàn. Bởi thế sự kết hợp thương hiệu có thể làm gia tăng ảnh hưởng lên tài sản hữu hình và tài sản vô hình dẫn tới việc thương hiệu sẽ vượt trội thông qua tập đoàn.

Brand sponsorship - Xây dựng thương hiệu thông qua tài trợ

Hoạt động tài trợ được xem như một công cụ marketing và đem lại hiệu quả cao hơn hẳn về nhiều mặt so với việc thiết lập sự nhận biết thương hiệu thông qua quảng cáo. Tuy nhiên việc sử dụng nó để đem lại lợi ích cao nhất là một thách thức lớn cho các nhà quản trị marketing – đó là việc làm cách nào để xây dựng chiến dịch tài trợ đúng đối tượng, đúng thời điểm, sử dụng chi phí hợp lý và, quan trọng nhất là, nằm trong chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu tập đoàn.

Brand story: Câu chuyện thương hiệu

“Câu chuyện thương hiệu” cho khách hàng biết doanh nghiệp là ai và hoạt động trong lĩnh vực nào. Và đó là những truyện kể hết sức đặc biệt mang yếu tố chiến lược cao, từng chương từng hồi được viết theo sự tồn tại và phát triển của thương hiệu theo thời gian để đáp ứng lại những thay đổi trong thị trường và nhu cầu của khách hàng.

Branding: xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tính hữu hình cũng như vô hình với mục đích để khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ hoặc tập đoàn một cách thức thú vị, có ý nghĩa và hấp dẫn.
.
Positioning Statement: tuyên ngôn định vị

Là lời tuyên ngôn về một vị trí mà công ty mơ ước rằng sản phẩm hay thương hiệu của mình có thể chiếm giữ được trong tâm trí khách hàng. Trong marketing, định vị được xem là linh hồn của một kế hoạch truyền thông hiệu quả. Một bản tuyên bố định vị tốt sẽ giúp bạn xác định được phương hướng chính xác cho cả công ty.

Franchising: nhượng quyền thương hiệu

Franchising được người Mỹ khởi xướng và định nghĩa như sự liên kết hợp đồng giữa phía chuyển giao (nhà sản xuất hoặc tổ chức dịch vụ) với người nhận chuyển giao (người kinh doanh độc lập). Người chuyển giao cho mượn thương hiệu và hệ thống kinh doanh bao gồm tất cả các cách thức quản lý. Còn người nhận chuyển giao chi trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của nhà chuyển giao.

Brand Valuation: Định giá thương hiệu

Có rất nhiều nghiên cứu để đo lường phần đóng góp của thương hiệu vào giá trị của cổ đông, trong đó thành công nhất phải kể đến cuộc nghiên cứu “Những thương hiệu mạnh nhất toàn cầu” của Interbrand. Cuộc nghiên cứu đã rút ra kết luận: trung bình, thương hiệu đóng góp một phần ba vào giá trị cổ phiếu. Ở nhiều trường hợp, thương hiệu có thể nắm hơn 70% giá trị cổ phiếu.

Sự phát triển nhanh chóng của Tập đoàn Samsung trong lĩnh vực điện thoại di động thông minh trong những năm gần đây luôn là một đề tài được báo giới quan tâm. Horace Dediu – một chuyên gia phân tích về sự phát triển của ngành thiết bị di động đã chỉ ra bốn hướng chiến lược sau đây của Samsung nhằm vươn lên vị trí nhà sản xuất thiết bị di động hàng đầu thế giới chỉ trong một thời gian ngắn.



1.Đi đầu trong xu hướng công nghệ mới

Samsung đã chuyển nhanh sang thị trường điện thoại di động thông minh, từ bỏ thị trường điện thoại di động thông thường vốn chỉ có tỷ lệ sinh lợi thấp mà một số nhà sản xuất khác, điển hình là Nokia, phải giữ lại để duy trì hoạt động kinh doanh của họ. “Samsung đã nhìn thấy trước rằng đó sẽ là lĩnh vực dẫn đầu thị trường điện thoại di động” – Dediu nhận xét.

Đây là một nhận định sáng suốt, nhưng một lợi thế quan trọng khác mà Samsung có được là tập toàn này không chỉ tự sản xuất điện thoại mang nhãn hiệu của mình mà còn là một nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng cho các nhà sản xuất khác. “Apple chính là khách hàng lớn nhất của Samsung. Điều đó có tác động đến các quyết định của Samsung không? Chắc chắn là mỗi khi Apple đặt một đơn hàng lớn, gồm màn hình và các bộ vi xử lý thì Samsung cũng tiên đoán được một xu hướng sắp diễn ra trong lĩnh vực này” – Dediu giải thích.

2.Tận dụng tiềm lực sẵn có để phát triển nhanh và trên quy mô lớn

Là một nhà sản xuất nhiều mặt hàng cho nhiều công ty lớn trên thế giới, Samsung có thể tung ra thị trường hàng triệu chiếc điện thoại Samsung Galaxy SIII chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Ít công ty nào có được năng lực mạnh như thế. “Phải khó khăn lắm Apple mới sản xuất được 50 triệu sản phẩm trong một quý, trong khi Samsung đã giao được 55 triệu chiếc điện thoại thông minh cho khách hàng trong quý III năm ngoái” – Dediu nêu dẫn chứng.

3. Chi mạnh cho quảng cáo

Đa số người tiêu dùng đều có cảm nhận rằng họ đang nhìn thấy các mẫu quảng cáo của Samsung nhiều hơn hẳn so với một năm trước. Đúng là tập đoàn này đầu tư rất mạnh tay cho quảng cáo. Theo số liệu của Kantar Media (một công ty nghiên cứu quảng cáo) thì mức chi cho quảng cáo của Samsung đã tăng 1.329%, từ con số 7 triệu USD trong nửa đầu năm 2011 lên 100 triệu USD trong nửa đầu năm 2012!


4.Hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông không dây

Loại trừ trường hợp của Apple với hệ thống bán lẻ rộng khắp do họ tự xây dựng, các công ty có thể sản xuất ra một chiếc điện thoại tuyệt vời nhưng chiếc điện thoại đó khó có thể đến được với đông đảo người tiêu dùng nếu không có sự hỗ trợ của các nhà mạng. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng chính là những đối tác rất quan trọng của các nhà sản xuất thiết bị di động trên các mặt trận tiếp thị, bán hàng và dịch vụ khách hàng.

Một số nhà sản xuất mới tham gia thị trường (ví dụ HTC) không có được lợi thế trong quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ mạng như Nokia, Motorola hay Samsung. “Hiện nay Samsung đã thiết lập được quan hệ với hơn 500 nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông trên toàn thế giới. Chuyển từ điện thoại thông thường sang điện thoại thông minh đòi hỏi tập đoàn này phải có những thay đổi lớn trong chiến lược tiếp thị” – Dediu giải thích.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.