Articles by "Brand-Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Brand-Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

 Wikipedia – Vốn là một bách khoa toàn thư nổi tiếng trên thế giới. Với thứ hạng top 10 Alexa toàn, cầu thì Wikipedia được biết đến như một nguồn thông tin uy tín và đáng tin cậy. Vậy sẽ thật tuyệt vời nếu như có một trang tin giới thiệu về thương hiệu trên Wikipedia.
01 Tạo trang Wikipedia cho thương hiệu
Với bất cứ ai có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu thông tin một cách hàn lâm về một chủ đề, hay thương hiệu thì Wikipedia là nguồn tài liệu được nghĩ đến đầu tiên. Kể cả nhà báo, nhà phân tích, những influencers- người có tầm ảnh hưởng cộng đồng cũng không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên, với chức năng là một bách khoa toàn thư mở thì Wikipedia ưu tiên tất cả các thiết lập và chỉnh sửa từ bất kể cá nhân nào trong cộng đồng. Việc này thật nguy hại cho doanh nghiệp, nếu như người khởi tạo trang cho thương hiệu không có kiến thức chính xác, và hoặc vô tình tạo ra những thông tin không có lợi cho thương hiệu. Vậy nên, có lẽ mỗi doanh nghiệp nên bắt đầu ngay việc xây dựng một trang Wikipedia của doanh nghiệp.
Nhưng trước khi bắt tay vào thực hiện, doanh nghiệp nên lưu những điểm chính sau nếu như không muốn công sức của mình trở nên “công cốc” như bị gắn thẻ Spam quảng cáo, bị nhận lệnh xóa…, hay thậm chí bị cấm dải IP tạo tài khoản.
Tìm kiếm trang Wikipedia của thương hiệu.
Tìm kiếm trang Wikipedia của thương hiệu là việc làm cần thiết, và trước nhất nhằm nắm được các thông tin chính xác về thương hiệu cũng như tránh mất thời gian, hoặc trang thiết lập không được xét duyệt.
Nếu trang đã tồn tại thì công việc tiếp theo của doanh nghiệp là kiểm tra độ chính xác của thông tin, để đưa ra những chỉnh sửa và trích dẫn, cập nhật hợp lý. Còn nếu như trang chưa được thiết lập thì đây chính là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng một trang của riêng mình.
1 Tạo trang Wikipedia cho thương hiệuTrang Wikipedia của Cocacola
Viết nội dung chính xác
Nội dung cần được viết chính xác với một thái độ trung lập. Đây là một điểm lưu ý khá quan trọng, nếu như doanh nghiệp không muốn trang tin của mình bị gắn thẻ quảng cáo, hoặc không được nhận lệnh duyệt và hỗ trợ từ Wikipedia.
Giới thiệu về doanh nghiệp nên chỉ bao gồm các thông tin cơ bản và công khai như – “ Công ty ABC được thành lập vào năm 19XX bởi ông XYZ, trụ sở chính tại…” Với những thông tin như vậy thì rõ ràng, không có gì là phi đạo đức, hay có chứa “lời lẽ quảng cáo”. Và tất nhiên, các quản trị viên tại Việt Nam, không có lý do nào mà xóa bỏ trang Wikipedia của doanh nghiệp.
Nhưng nếu như doanh nghiệp tạo một trang tin chia sẻ như “Công ty ABC là nhà cung cấp hàng đầu hay là một trong top 10 công ty…” thì chắc chắn trang Wikipedia này sẽ không được phê duyệt, ngay cả khi có trích dẫn từ bên thứ ba,… vì thiếu đi tính khách quan.
Cộng đồng Wikipedia khá khắt khe, và đề cao thái độ trung lập- NPOV ( Viết tắt của Neutral Point Of View, một thuật ngữ trong Wikipedia). Tuy nhiên những thông tin rõ ràng như số liệu doanh thu được công khai, … thể hiện sức mạnh doanh nghiệp, thì vẫn được chấp nhận.
Nguồn Trích dẫn
Nguồn trích dẫn, đường link đến thông tin tham khảo cũng là một lưu ý quan trọng. Việc dẫn nguồn tài liệu hợp lý sẽ khiến cho thông tin doanh nghiệp đưa ra càng đáng tin cậy. Nếu không tìm được muột nguồn đáng tin cậy thì các thông tin đưa ra dễ dàng bị xóa, hoặc chỉnh sửa, bởi một bên nào khác.
Nguồn trích dẫn cần phải uy tín. Theo định nghĩa của Wikipedia thì những nguồn thông tin đáng tin cậy, độc lập và đã xuất bản được coi là uy tín, ví dụ các nguồn hàn lâm, nguồn từ các cơ quan báo chí chất lượng cao,….
Chỉnh sửa các trang Wikipedia đã có sẵn.
Việc mở rộng hay thay đổi đột ngột trang Wikipedia sẽ khiến các quản trị viên nghi ngờ. Chính vì vậy khi chỉnh sửa cần cẩn thận, đưa ra những thông tin khách quan, chính xác, có nguồn trích dẫn và chú ý không nên chỉnh sửa quá nhiều. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể mở rộng trang và thêm những thông tin cập nhật cần thiết.
Nếu nội dung của doanh nghiệp bị gắn “thẻ đánh dấu” là quảng cáo?
11 Tạo trang Wikipedia cho thương hiệu
Nếu như nhận được email thông báo về việc trang tin hoặc nội dung chỉnh sửa bị “ gắn thẻ quảng cáo”, thì doanh nghiệp chỉa cần xóa thẻ đánh dấu này. Sau đó thì cần khéo léo để chứng minh những tuyên bố đó của bên thứ ba là vô căn cứ.
Hãy bắt đầu với từng văn bản, từng câu để làm nổi bật những điều vô lý của tuyên bố. Đồng thời với những đoạn thông tin còn lỏng lẻo thì nên hỗ trợ trích nguồn tham khảo từ một bên uy tín.
Công việc cuối cùng sau khi đã chứng minh một cách rõ ràng các căn cứ thì doanh nghiệp chỉ cần xóa bỏ đoạn mã trên hộp chỉnh sửa, và lưu trang.
Quản lý Wikipedia thường xuyên
Nếu chỉ tạo ra trang tin Wikipedia thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp nên tiếp tục theo dõi trang Wikipedia, chia sẻ cho cộng đồng, và thường xuyên cập nhật các thông tin chính xác, liên quan đến công ty như các thông báo thêm về sản phẩm, lịch sử hoạt động, truyền thông và tiếp thị,…
Cuối cùng một lưu ý nhỏ, khi tạo tài khoản nên chú ý tạo tài khoản không trùng tên thương hiệu hay website, một tài khoản cá nhân sẽ được ưu tiên hơn, và tránh được tình trạng vi phạm nguyên tắc không được viết về bản thân mình trong Wikipedia.
Tạo một trang tin Wikipedia thực sự khá phức tạp, việc sửa chữa trang, và việc xóa bỏ tuyên bố ”nội dung bị gắn thẻ quảng cáo” còn khó hơn. Tuy nhiên, khi thực sự bắt đầu và trải nghiệm với trang Wikipedia cho riêng mình, doanh nghiệp sẽ rút ra được khá nhiều kinh nghiệm hay ho và cần thiết, cũng như hài lòng về kết quả mà mình đã đạt được. Và điều quan trọng là hãy bắt đầu trước khi có một bên khác tạo ra những thông tin không chính xác, hoặc bất lợi cho doanh nghiệp.
Theo Genk.vn

Cupertino và Mountain View cuối cùng cũng đã tạm biệt triều đại 13 năm thống trị của Coca-Cola trên đỉnh thế giới.
Những bản báo cáo thường niên đáng tin cậy mới đây cho thấy các tập đoàn công nghệ đang từng bước khẳng định vị thế của họ là những ông trùm thương hiệu toàn cầu.
Interbrand hiện tại đã công bố Apple là thương hiệu đắt giá nhất thế giới, Google ở vị trí thứ hai và Coca-Cola đành ngậm ngùi về thứ ba sau 13 năm đứng đầu các bảng xếp hạng. IBM và Microsoft chia đều hai vị trí còn lại trong top 5 và Samsung đã đổi chỗ với Intel ở vị trí thứ 8. Facebook là kẻ lớn mạnh nhanh nhất trong năm 2013, với bước ngoặt từ hạng 69 lên 52.
Một công ty tư vấn phát biểu nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng: “Những hãng công nghệ đang đua nhau chi phối bảng xếp hạng Best Global Brands của Interbrand, hãy nhìn vào những gì họ đã mang lại cho cuộc sống của người tiêu dùng thì biết, đó là những điều cốt lõi và vô giá.”
Giá trị thương hiệu của Apple hiện nay đã lên đến 98.3 tỷ đôla.
Bài báo cáo dựa trên một số những nhân tố bao gồm báo cáo tài chính, mức độ trung thành của khách hàng và cách mỗi brand theo đuổi các quyết định của mình. Thông qua đó, Interbrand cho ra những con số về giá trị của mỗi brand: Apple là 98.3 tỷ đôla, Google 93.3 tỷ đôla và Coca-Cola là 79.2 tỷ đola. Các brand lớn quen thuộc từng được hi vọng sẽ làm nên chuyện thì lại không thoả mãn các yêu cầu của Interbrand-ví dụ đài BBC không báo cáo đủ các thông tin về tài chính để có thể phân tích còn các nhãn hàng của thuộc Walmart hay các công ty viễn thông thì không phải là thương hiệu toàn cầu.
Có rất ít nhãn hiệu thành công trong việc giúp người dùng tối giản hóa nhiều thứ, đó là lý do vì sao Apple dẫn đầu số lượng fan cuồng công nghệ và bằng chứng là con số thu về sau đợt tung hàng iPhone 5C và 5S. Theo báo cáo: “Bằng việc đổi mới cách làm việc, giải trí, giao tiếp của mọi người và là bậc thầy trong khả năng tạo ra hứng thú bất ngờ - Apple nay đã thăng hoa trong một đế chế riêng với gu thẩm mỹ đặc trưng, sự đơn giản và dễ sử dụng mà bất kì brand nào cũng thèm khát làm được, và Apple luôn cho đó là động lực để tiến xa hơn.”
Ashley Brown, trưởng bộ phận digital communications và social media cuả Coca-Cola đã không ngần ngại chúc mừng thành công của hai đối thủ Apple và Google trên Twitter như một hành động bày tỏ sự cao thượng.
ashley broww Sau 13 năm, thương hiệu Apple đã có giá hơn Coca Cola
Trong khi các tập đoàn công nghệ thống trị 6 trong 10 vị trí dẫn đầu thì phần còn lại của bản báo cáo xem ra cân bằng hơn, có thể thấy, những tập đoàn xe hơi như Toyota, Mercedes-Benz và BMW chiếm phần lớn, chia sẻ 14 trong 100 hạng ở lĩnh vực ôtô . Những công ty hàng tiêu dùng nhanh như Gillette chiếm giữ 12 vị trí – số nhãn hàng tương đương với các công ty ngành điện tử tiêu dùng. Ranh giới giữa các thứ hạng có vẻ mờ dần, tuy nhiên chỉ cóAmazon được xếp loại là một hãng bán lẻ, ví dụ khác là IBM được đánh giá như một nhãn hàng thuộc nhóm kinh doanh dịch vụ công nghệ. Và báo cáo không còn bày tỏ tín hiệu lạc quan về ngành công nghệ nữa khi mà Nokia đã rơi từ hạng 19 xuống 57 và Blackberry thì gần như đã bị lãng quên hoàn toàn.
Nokia đã rơi từ hạng 19 xuống 57 và Blackberry thì gần như đã bị lãng quên hoàn toàn.
Chưa dừng lại ở đó, phát hiện lớn nhất trong danh sách báo cáo là sự tăng trưởng kinh ngạc về giá trị và độ nhận biết thương hiệu của Apple và Google trong những năm gần đây. Coca-cola chỉ tăng 2% phát triển so với danh sách công bố năm 2012, con số đó là 34% của Google và 28% của Apple. Những ông lớn công nghệ khác trong top 10 thì có những biểu hiện khác nhau, thậm chí trái ngược: Microsoft trở nên nhợt nhạt trong thập kỉ qua, nhưng Samsung cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng với con số 20% để vươn lên vị trí thứ 8.
Interbrand ghi danh cho Samsung vào hạng mục công ty của những phát minh mới và lượng kinh phí khổng lồ 4 tỷ đôla dành cho marketing – gấp 4 lần so với ngân sách quảng cáo của Apple.
10 8 2013 9 00 49 PM Sau 13 năm, thương hiệu Apple đã có giá hơn Coca Cola

Chào mừng Tết Giáp Ngọ 2014, Coca-Cola công bố chương trình “Tết gắn kết” để mừng năm mới, đồng thời khuyến khích giới trẻ có những hoạt động thiết thực trong thời điểm chuẩn bị đón Tết trọn vẹn và ý nghĩa hơn.

Coca-Cola giúp mọi người gắn kết hơn trong ngày Tết

Nổi bật nhất là việc ra mắt bao bì Tết Coca-Cola An - Tài - Lộc như lời chúc ý nghĩa trao tặng nhau ngày Tết. Những cánh én mùa xuân hội tụ thành lời chúc An - Tài - Lộc cùng sắc đỏ may mắn sẽ mang đến một năm mới thịnh vượng cho người nhận. Trao Coca-Cola là cách đơn giản nhất để trao lời chúc thân tình đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác...

Én vàng được kết thành bộ 3 An - Tài - Lộc trên vỏ lon Coca-Cola Tết mới năm 2014

Các loại quà tặng Tết khác của Coca-Cola

Ngoài Coca-Cola An Tài Lộc, bao bì của các sản phẩm khác như Fanta, Sprite, Nutriboost, Minute Maid Teppy cũng được đổi mới về mặt hình ảnh để tất cả các nhãn hàng đều trở thành món quà ý nghĩa trong dịp Tết.

Đón én về cùng Coca-Cola trên các kênh truyền hình quốc gia vào lúc 7:45 tối qua 3/12/2013

Coca-Cola cũng giới thiệu phim quảng cáo “Cùng gắn kết - Tết mới về” trên 10 kênh truyền hình quốc gia. Qua đó, Coca-Cola mong muốn gửi gắm đến mọi người thông điệp: Tết sẽ thật sự trọn vẹn khi tất cả các thành viên cùng chung tay đóng góp. Ứng dụng “Tết gắn kết” trên Facebook cũng được Coca-Cola khởi động nhằm giúp giới trẻ tự do sáng tạo “Logo Tết - Gắn kết gia đình”, thể hiện tình cảm, sự gắn bó thân thiết với gia đình hơn.


Theo Thể Thao và Văn Hóa

Không phải bất kỳ DN lớn nào, với khả năng chi bộn tiền cho hoạt động marketing cũng có thể tránh được những sai lầm trong phát triển thương hiệu…

Cả thế giới mới lên cơn sốt Iphone và Ipad 2 - 3 năm trở lại đây. Các hãng sản xuất thiết bị công nghệ điện tử tất nhiên cũng không tránh khỏi nháo nhào chạy theo cơn sốt đó.

Bài học copy

63 trang đơn kiện của Quả táo - Apple đối với hãng điện tử Samsung, cáo buộc hãng này “ngang nhiên bắt chước thiết kế các thiết bị của Apple nhằm tận dụng thành công của hãng. Việc sao chép này đã được cả ngành công nghiệp quan sát và đề cập trong rất nhiều bài báo đánh giá sản phẩm của Samsung" đã được tòa án Mỹ thụ xét. Điều đáng nói là có lẽ 1 tỉ USD tiền phạt mà Samsung bỏ ra trả giá cho tội xâm phạm bản quyền chắc chắn chưa thấm tháp so với lợi nhuận Samsung thu được khi phát triển các dòng sản phẩm bắt chước thiết bị của Quả táo.

Song vấn đề là ở khía cạnh thương hiệu, cái giá phải trả của Samsung khá đắt. Cho dù sản phẩm của Samsung, với các dòng thiết bị công nghệ điện tử này liên tục được phát triển và cập nhật cho những sản phẩm mới thật tiện ích tối ưu ra sao, tâm lí người tiêu dùng vẫn “lấn cấn” sự vụ Sam sung “nhái” Apple. Vô hình trung, thương hiệu sản phẩm của Apple nhờ đó càng “lên giá”. Chiều ngược lại, sản phẩm của Samsung, vẫn bị đánh đồng là kẻ “ăn theo”.



Một số DN VN, trong làn sóng mới đây nhất về phát triển “công nghệ” cà phê mang đi mà do sự hiện diện Starbucks khi mới vào đã châm ngòi khẩu hiệu “take away”, cũng đã nêu đủ các loại bảng biển “to go” tương tự. Sự copy về công nghệ có tương quan mật thiết với phát triển thương hiệu đã khiến nhiều DN cà phê Việt, chủ yếu các DN nhỏ, do không tạo được sự khác biệt của mình, phải “sớm nở, tối tàn” ngay trên thị trường được đánh giá là còn rất nhiều đất cho sự phát triển ngành hàng đồ uống cà phê. May mắn trong cuộc sàng lọc giữa làn sóng copy công thức thiên về làm thương hiệu đó, một số ít DN khác như Passio, Urban Station, Milano... tại thời điểm hiện nay là những ví dụ, do chú trọng định vị thương hiệu cho dù vẫn đi theo “công nghệ” tương tự Starbucks nhưng đã biết điều chỉnh cho hợp với hoàn cảnh, tâm lí và giá cả VN, vẫn còn trụ được. Ai sẽ giành phần thắng sau cùng trong cuộc chiến giữa các thương hiệu cà phê mang đi, điều đó chắc chắn phụ thuộc nhiều vào việc thương hiệu đó có bật lên dấu ấn gì khác biệt.

Và cuộc chơi trùng tên

Nếu như copy, bắt chước với một ý định chỉ cần chen được chân trong thị phần của thị trường, đã là thành công - là quan niệm được nhiều DN bất chấp những thị phi gắn với thương hiệu - lựa chọn, thì đôi khi việc phát triển và đặt tên các nhãn hàng cũng xuất hiện từ những sai lầm vốn do sai sót khách quan hoặc bất cẩn trong nghiên cứu thị trường.

Trên thị trường tài chính VN ai cũng biết Viet Capital là thương hiệu đã gắn liền với một Cty chứng khoán và ngân hàng và trước đây là Quỹ đầu tư. Song nếu vì cái tên Việt – Bản Việt- quá ý nghĩa và đã có những thành công, mà DN khác muốn vin vào đó, chọn để đặt lại cho tên nhãn hàng của mình ở một lĩnh vực không liên quan và có tương quan, thì lại là một sai lầm. Trên thị trường hiện đã xuất hiện cái tên Bản Việt ở mặt hàng tiêu dùng. Nhiều khách hàng cho biết mỗi lần nhìn thấy tên thương hiệu này, họ lại chỉ nghĩ đến Viet Capital Bank hoặc CTCK Bản Việt. “Bản Việt trong lĩnh vực tài chính, tài chính bậc cao thì… nhiều ý nghĩa, nhưng còn ở các lĩnh vực khác, chẳng hạn như ở lĩnh vực nhãn hàng này được gắn với một… chai nước chắm,  thì cho dù độ đạm có cao và nước mắm có sạch, chưa chắc người ta vì thương hiệu đó mà quyết định chọn hàng. Thậm chí có thể là ngược lại, sẽ gây phản cảm vì sự bắt chước quá lộ” - một chuyên gia cho biết. 

Vì không nghiên cứu kỹ ngôn ngữ, văn hóa tại mỗi thị trường hướng tới mà nhiều hãng xe ô tô mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn trong cách đặt tên xe của mình. Có những sai lầm phải trả giá bằng kết quả kinh doanh yếu kém và buộc phải khai tử. Điển hình như mẫu xe Chevrolet-Noza- trong tiếng Tây Ban Nha, Noza nghĩa là "không chạy được". Thật khó để mẫu xe này đạt doanh số tốt khi ý nghĩa của nó lại tiêu cực như thế. Hay Mazda-Laputa-trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "gái điếm". Ai sẽ dám mua một chiếc xe có cái tên nhạy cảm như thế?

DN đừng tiếc chi phí đặt hàng một tổ chức chuyên nghiệp về khảo sát thị trường dù chi phí này nhiều khi không thua kém kinh phí cho một chiến dịch marketing ồ ạt.

Cũng trong lĩnh vực tiêu dùng, mới đây, thị trường khá ngạc nhiên trước một sai lầm không đáng có là nhãn hàng Sagami của DN Masan- một trong ba ông lớn trên thị trường mì gói VN - bị trùng tên với một sản phẩm bao cao su của Nhật. Điều oái ăm là slogan của nhãn hàng là “trong dai ngoài giòn” lại cũng rất gợi những đặc tính dễ liên tưởng đến… condom, thành ra không ít lần người viết chứng kiến cảnh người tiêu dùng đứng trước quầy trưng bày Sagami trong siêu thị tự chọn và… cười khúc khích. Thậm chí câu chuyện trùng tên này còn tiếp tục được các bạn trẻ trên mạng xã hội biến thành các comment nhiều ẩn ý… mà đại diện nhãn hàng trong TVC quảng cáo Sagami là MC Phan Anh, cho dù “cực chất” và rất được các bạn trẻ yêu mến, cũng không cứu vãn được nhiều lượt “like” cho slogan và sản phẩm này.

Một chuyên gia cho rằng để tránh được những sai lầm cơ bản, hoặc chủ động cân đo thiệt hơn trong trường hợp cố ý chọn… sai lầm, bên cạnh việc cần thiết phải sử dụng tư vấn phát triển thương hiệu, DN cũng đừng tiếc chi phí đặt hàng một tổ chức chuyên nghiệp về khảo sát thị trường. Phí cho những công việc này lắm khi cần thiết không thua gì kinh phí cho một chiến dịch marketing ồ ạt về sau, nhiều khi còn quan trọng hơn vì nó giúp DN tránh được những chi phí khổng lồ có thể phát sinh trong quá trình khắc phục “hậu quả” sai lầm, hoặc tránh lọt những “ổ gà” thường dẫn đến phá sản nhãn hàng, thậm chí hiệu ứng đổ domino toàn thương hiệu.


Nguồn: Dùng hàng Việt


Chiến dịch marketing của FuelBand đoạt cùng lúc hai giải cao nhất tại Liên hoan Quảng cáo Cannes Lion là minh chứng cụ thể cho xu hướng tiếp thị tương tác trong tương lai.

FuelBand là sản phẩm công nghệ được hãng dụng cụ thể thao Nike thiết kế để đo mức năng lượng mỗi người đốt cháy thông qua các hoạt động hằng ngày. Dưới hình dáng một chiếc vòng đeo tay bằng nhựa mềm, FuelBand tích hợp cảm biến gia tốc bên trong để đo chuyển động của người dùng. Chỉ cần bấm một nút duy nhất, chiếc vòng sẽ hiển thị tổng số bước chân đã đi, năng lượng tiêu hao và cả thời gian vận động trong ngày. Thú vị hơn, những con số này sẽ được gộp lại thành một chỉ số chung gọi là Fuel (nhiên liệu), cho phép người dùng so sánh khối lượng vận động với bạn bè và cả những người nổi tiếng thông qua mạng xã hội Nike+.

Con người luôn tìm kiếm thành tích cá nhân để đem ra so sánh với người khác và Nike đã giúp họ làm điều đó.

Nike+ cũng là nền tảng tương tác chính được Nike lồng vào FuelBand và xuyên suốt các hoạt động marketing cho sản phẩm này. Người dùng có thể cập nhật chỉ số Fuel hằng ngày lên tài khoản Nike+ của mình, theo dõi vị trí của họ trên bảng xếp hạng và biết được bạn bè đang vận động ra sao. Ngoài ra, việc có nhiều vận động viên hàng đầu thế giới tham gia vào Nike+ càng thu hút người dùng mua FuelBand để có thể tự so mức vận động của mình với thần tượng.

Chiến dịch marketing này đã thành công đến nỗi FuelBand luôn cháy hàng dù giá khá cao: 149 USD/chiếc (khoảng 3,1 triệu đồng). Mức giá này dù cao hơn sản phẩm tương tự của các hãng khác có mặt trên thị trường từ trước, nhưng nhiều người mong muốn sở hữu FuelBand đã chấp nhận trả gấp đôi giá niêm yết để mua chiếc vòng này từ trang web Amazon. Cùng với bộ sản phẩm tích hợp chức năng cảm ứng theo dõi khối lượng vận động của người dùng như giày hay quần chạy bộ, FuelBand đang tiếp tục khiến cho hàng triệu người tiêu dùng trên thế giới trở nên trung thành với Nike.

Ông Đỗ Cao Nguyên, Giám đốc Sáng tạo kiêm Sáng lập hãng quảng cáo Clipper Indochine, nhận xét rằng sở dĩ các chiến dịch marketing FuelBand của Nike ngày càng thành công là vì họ đánh trúng vào bản chất luôn muốn khẳng định bản thân của con người. Con người luôn tìm kiếm thành tích cá nhân để có thể đem ra so sánh với người khác và Nike đã giúp họ làm điều đó, khi người dùng có thể chia sẻ thông số vận động của mình trên các mạng xã hội khác như Facebook hay Twitter. Theo ông Nguyên, Nike, bằng chiến lược tiếp thị khuyến khích sự tương tác giữa khách hàng - sản phẩm - doanh nghiệp, đã vượt xa Adidas để trở thành biểu tượng của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thể thao.


Không chỉ sử dụng kênh truyền thông xã hội để kết nối với khách hàng, các phương tiện quảng cáo truyền thống như bảng quảng cáo ngoài trời cũng được Nike tích hợp khả năng tương tác với người dùng FuelBand. Trên những bảng quảng cáo này, thay vì thể hiện hình ảnh vòng FuelBand thì Nike lại cho chạy những dòng phản hồi của khách hàng về sản phẩm trên Twitter và được cập nhật liên tục theo thời gian thực.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước đến giờ này vẫn chưa biết cách tận dụng kênh truyền thông xã hội để đối thoại với người tiêu dùng. Marketing tương tác tuy là tương lai của quảng cáo nhưng sẽ mất nhiều thời gian để được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam. 

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Theo trang tin Reuters, Samsung được cho là đã chi khoảng 14 tỉ USD vào hoạt động quảng cáo và marketing cho các sản phẩm của mình, nhiều hơn cả GDP của Iceland. Khoản tiền này đã giúp mang thương hiệu Samsung có mặt ở mọi nơi, từ những đoạn quảng cáo trên TV cho đến quảng cáo trong rạp chiếu phim, bảng quảng cáo ngoài trời, tại các sự kiện thể thao và nghệ thuật trên khắp thế giới từ Nhà hát Opera ở Sydney cho đến Quảng trường Âm nhạc ở New York. Tuy nhiên, không phải lúc nào Samsung cũng gặt hái được thành công như mong đợi từ những khoản chi này.

Chi mạnh tay

Hồi tháng trước, một cuộc thi về phim ngắn do Samsung tài trợ tại Nhà hát Opera đã phải nhận những lời bình luận tiêu cực về sự xuất hiện quá lộ liễu của các sản phẩm do hãng sản xuất trong loạt video hậu trường. Trong khi đó, ở Anh, người xem của show truyền hình X-Factor phải tự đặt câu hỏi rằng "đây là một cuộc thi hát hay là quảng cáo của Samsung vậy?"

Hồi đầu năm nay, lúc Samsung ra mắt chiếc Galaxy S4 ở New York, hãng cũng bị chỉ trích vì mẫu quảng cáo trong đó có một số người phụ nữ bàn tán về trang sức và sơn móng tay, trong khi một số người đàn ông thì thảo luận về chiếc điện thoại mới. Việc ra mắt tủ lạnh và máy rửa chén của hãng tại Nam Phi thì bị phàn nàn vì những màn múa không phù hợp của các vũ công trong bộ đồ bơi.

Một khách hàng đi ngang qua bảng quảng cáo Note 3 của Samsung

Theo lời Oh Jung-suk, giáo sư về kinh doanh tại trường Đại học Quốc gia Seoul, "hoạt động marketing của Samsung quá tập trung vào việc phản ánh hình ảnh mà hãng tha thiết muốn nêu lên: trở thành một công ty sáng tạo và đi đầu. Hãng thất bại vì không thu hẹp được khoảng cách giữa khát khao của mình với phản ứng của người dùng khi họ xem các chiến dịch quảng cáo. Nó cần phải được tinh chỉnh cho tốt hơn nữa".

Còn theo số liệu nghiên cứu từ Thomson Reuters, mỗi năm Samsung chi nhiều tiền vào hoạt động quảng cáo và quảng bá nhiều hơn bất kì công ty nào nằm trong top 20 thế giới. Số tiền này chiếm khoảng 5,4% doanh thu thường niên của Samsung, trong khi Apple chỉ chi 0,6%, General Motors là 3,5%. Moon Ji-hun, trưởng nhóm tư vấn tại công ty Interbrand, cho biết: "Khi thương hiệu của bạn không có được một sự nhận dạng rõ ràng, trong trường hợp này là Samsung, thì việc tiếp tục chi tiền sẽ là chiến lược tốt nhất. Tuy nhiên, việc giữ mức chi marketing lớn như thế trong dài hạn sẽ không mang lại nhiều lợi ích. Không ai có thể đánh bại Samsung về quảng cáo, và tôi nghi ngờ rằng việc đầu tư lớn như thế liệu có còn hiệu quả hay không."

Trong một phát ngôn gửi đến Reuters, Samsung nói họ sẽ "tiếp tục thúc đẩy sức mạnh thương hiệu để giữ được đà tăng trưởng, trong khi tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu quả từ các hoạt động marketing."J.K. Shin, CEO của hãng sản xuất Hàn Quốc này, cũng từng nói rằng "sự cách tân trong sản phẩm và chiến lược marketing của chúng tôi đã giúp Samsung trở thành thương hiệu được yêu thích nhất trên thế giới. Giờ đây, chúng tôi sẽ di chuyển từ một thương hiệu được yêu thích nhất sang một trong những thương hiệu có tham vọng nhất thế giới."

"Chúng tôi sẽ di chuyển từ một thương hiệu được yêu thích nhất sang một trong những thương hiệu có tham vọng nhất thế giới." 

Truyền tải thông điệp về người dẫn đầu

Lúc ra mắt những sản phẩm mới thuộc dòng Galaxy, Samsung thường có những slogan như "Next Big Thing" (sản phẩm mới kế tiếp), "It's Time to Change" (đã đến lúc thay đổi) nhằm nhấn mạnh rằng thiết bị của mình có những công nghệ mới tốt nhất trong giới công nghệ. Hãng cũng nhiều lần gọi các máy của mình là "đầu tiên trên thế giới", chẳng hạn như TV OLED màn hình cong, điện thoại OLED cong,...

Đối với một công ty bị xem như một kẻ "theo đuôi" trong thời gian dài, thì đây là cơ hội để Samsung bức phá và chứng tỏ rằng hãng là một công ty biết cách tân. Tuy nhiên, theo số liệu của Interbrand và công ty nghiên cứu Ad Age, mặc dù đã trở thành công ty chi tiền quảng cáo mạnh nhất thế giới (năm ngoái Samsung đã chi 4,3 tỉ USD tiền quảng cáo) nhưng giá trị thương hiệu của Samsung vẫn chỉ dừng ở mức 39,6 tỉ USD, thấp hơn phân nửa so với Apple, trong khi Apple chỉ chi 1 tỉ USD tiền quảng cáo mà thôi.

Thực chất thì Samsung phải chi nhiều tiền hơn cũng bởi vì sản phẩm của hãng nhắm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, chưa kể đến chi phí marketing dành cho những thiết bị gia dụng vốn không phải là thị trường mà Apple có tham gia kinh donah. Tuy nhiên, theo Reuters, việc chi mạnh tay như thế gợi ý rằng Samsung đang cần thuyết phục khách hàng rằng hãng là một công ty nằm trong top đầu. Trong khi đó, Apple có thể đạt được điều này bằng việc chi ít hơn bởi hãng đã có trong tay lợi thế về thương hiệu cũng như những nét đặc sắc riêng.



Samsung chi tiền quảng cáo nhiều hơn bất kỳ hãng công nghệ nào trên thế giới.

Horace Dediu, nhà sáng lập công ty nghiên cứu độc lập Asymco và cũng là cựu giám đốc mảng phát triển kinh doanh cho Nokia, nói về việc chi tiền quảng cáo của Apple như sau: "Sản phẩm càng mạnh và càng khác biệt thì người ta càng ít chi tiền để quảng cáo nó".

Dù sao đi nữa thì nhờ khoản chi khổng lồ của mình mà Samsung giờ đây chiếm 1 trong 3 chiếc smartphone bán ra và có thị phần gấp đôi Apple. Hãng cũng đã đầu tư nhiều vào hệ thống kênh phân phối của mình để củng cố thương hiệu Galaxy không kém gì so với iPhone. Benedict Evans, tư vấn về truyền thông ở London, nói rằng "tự bản thân thương hiệu Galaxy đã là rất mạnh, và thương hiệu Samsung giờ đây thì mạnh hơn bất kì hãng sản xuất điện thoại nào khác, trừ Apple. Vấn đề ẩn sâu bên dưới đó là Samsung đã xây dựng nên hình tượng của mình như là một công ty có chất lượng đáng tin cậy, chứ không phải là một công ty chuyên làm ra các sản phẩm cao cấp hay khác biệt. Samsung làm tốt nhất ở những nơi mà hãng không cạnh tranh trực tiếp với Apple (ví dụ: thị trường smartphone tầm trung và bình dân)."

Một Galaxy Gear không thành công?

Thất bại về mặt marketing gần đây nhất của Samsung chính chiếc smartwatch Galaxy Gear, một thiết bị không được người dùng đánh giá cao. Thiết bị này đã được quảng bá mạnh thông qua các mẫu quảng cáo cũng như kết hợp với nhiều show trình diễn thời gian, tuy nhiên có tin đồn cho rằng chỉ mới có 800.000 nghìn chiến Gear được giao đến người dùng trong vòng 2 tháng qua. So với số lượng 5 triệu chiếc Note 3 được bán ra thì chúng ta có thể thấy rằng chỉ khoảng 1/5 người dùng Note 3 mua kèm Gear về để sử dụng chung.

Không nao núng, Samsung tiếp tục quảng cáo mạnh cho Gear trong mùa mua sắm cuối năm trong nỗ lực trở thành một người dẫn đầu ở thị trường thiết bị có thể đeo được, đồng thời để chứng tỏ cho mọi người thấy sức sáng tạo của mình. "Dường như Samsung biết rõ hơn bất kì ai khác rằng Gear sẽ không trở thành một sản phẩm phổ dụng. Mặc dù vậy, họ vẫn có gắng truyền tải thông điệp rằng 'chúng tôi là hãng đầu tiên ra mắt một công nghệ như thế', và họ hi vọng rằng điều này sẽ giúp xây dựng thương hiệu Samsung như một công ty công nghệ tiên tiến", theo lời công ty nghiên cứu Interbrand.

Và một Samsung với túi đầy tiền vẫn đang tiếp tục gửi thông điệp đó để giành được khách hàng. Trong tháng này, nhà tài trợ rủng rỉnh của Thế vận hội Mùa đông và Mùa hè trong 8 năm qua đang chạy một chiến dịch quảng bá để chuẩn bị cho World Cup 2014: chọn ra 11 cầu thủ nổi tiếng nhất trên thế giới, có cả Lionel Messi, để tham gia vào một cuộc chiến chống người ngoài hành tinh với sự giúp đỡ của các thiết bị Galaxy.

Nguồn: Tinh Tế

Hãy hỏi bất cứ kiến trúc sư nào và họ sẽ cho bạn biết khía cạnh quan trọng nhất của một thiết kế không phải là cấu trúc mà chính là nền móng. Nếu bạn sắp sửa sáng tạo một thương hiệu bền vững, bạn cần phải xây dựng giá trị của nó trên một nền móng vững chắc.
Tất nhiên, nền móng không long lanh như thiết kế bên ngoài của một công trình kiến trúc nào đó, nhưng nó có vai trò cực kỳ quan trọng không chỉ trong việc nâng đỡ sức nặng công trình mà còn giúp công trình đó đứng vững trước những chuyển động liên tục của trái đất cũng như sự xói mòn của đất đai quanh đó.
Như bất cứ kiến trúc vĩ đại nào, chẳng có gì quan trọng đối với thành công dài lâu của những sáng kiến xây dựng thương hiệu buổi ban đầu bằng nền móng vững chắc mà bạn dựng xây cho tương lai. Nền móng mà bạn tạo dựng sẽ quyết định mức độ vững chắc và bền vững của sự phát triển thương hiệu.
Nền tảng vững mạnh là khởi đầu của thành công. Nếu bạn không có một nền tảng như thế để làm giá đỡ cho thương hiệu thì chắc chắn nó khó có thể đứng vững trước ảnh hưởng của cạnh tranh và những thay đổi thị trường khó đoán định.
Xây dựng một nền móng vững chãi cho thương hiệu là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên giá trị cho các yếu tố khác.
Khi những người chủ thương hiệu xác định tầm nhìn cho tương lai, hành động đầu tiên họ phải là là xác định mảnh đất lý tưởng để xây dựng “giấc mơ” của mình. Những kỹ sư xây dựng xuất sắc khởi đầu từ mặt đất, dựng xây nên nền móng vững chắc cho những ý tưởng lớn và tầm nhìn xa.
Xây dựng một nền móng vững chãi cho thương hiệu là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên giá trị cho các yếu tố khác.
Với những người chủ thương hiệu mang đến giá trị mới cho thị trường, đây là những điều bạn cần cân nhắc trước khi “động thổ” để dựng xây ngôi nhà thương hiệu:

Xây dựng nền móng thương hiệu trên mảnh đất lành.

Đừng bao giờ xây lâu đài trên cát là môt sáo ngữ quen thuộc mà hẳn bạn đã nghe nhiều lần. Nó cũng là lời khuyên không bao giờ cũ mà nhiều người chủ thương hiệu vẫn bỏ qua. Trong bước chạy hối hả để tạo dựng nhận biết, thử nghiệm và mua hàng, nhiều người thích đi đường tắt và bắt đầu luôn khâu quảng cáo và khuyến mại. “Triết lý” thương hiệu là “mảnh đất lành” để dựng xây mọi thứ. Mảnh đất lành triết lý thương hiệu sẽ chứa đựng mục tiêu, kim chỉ nam, giá trị, tính cách và sự thống nhất của thương hiệu. Liệu triết lý thương hiệu có hỗ trợ thiết kế thành công cho tương lai? Liệu triết lý thương hiệu có đủ vững như đá tảng hay chỉ mong manh như cát?
Nền móng thương hiệu phải phù hợp với cảnh quan quanh đó. Trong kiến trúc, người ta gọi nó là quy hoạch khu vực còn trong kinh doanh và quản trị thương hiệu, nó có tên là lập kế hoạch chiến lược. Nền móng của bạn phải phù hợp hài hoà cả về tính chất lẫn thẩm mỹ với khu vực địa chất đó, hay chính là thị trường. Bạn phải định chỗ cho nền móng của mình thế nào trong mối tương quan với các “láng giềng khác” trong khu vực là điều cực kỳ quan trọng trong việc thiết lập giá trị độc đáo của bạn với khách hàng. Bạn phải biết rõ hướng đất, những mong muốn, kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng. Thương hiệu nằm ở đâu trong tâm trí khách hàng mục tiêu? Thương hiệu phục vụ đối tượng nào?
xaydungthuonghieumoitrennentangvungchac1 Xây dựng thương hiệu mới trên nền tảng vững chắc

Nền móng vững chắc nằm sâu trong lòng đất.

Nếu bạn có tầm nhìn mang kích cỡ của một toà nhà thị chính liên bang cho thương hiệu, bạn sẽ phải đào thật sâu để xây móng. Điều này có nghĩa bạn phải tập trung tất cả các năng lượng sáng tạo cho một giá trị thật sâu sắc và quy mô hẹp. Điều độc đáo gì khiến thương hiệu mới của bạn được đánh giá cao và khác biệt so với các thương hiệu khác? Trau dồi kiến thức sâu rộng chỉ về một vấn đề nào đó mà khách hàng yêu thích… đừng nói chung–nói riêng! Những ý tưởng lớn đòi hỏi nền móng sâu và hẹp!

Nền móng vững chắc được thiết kế và xây dựng kỹ lưỡng.

Cách thức thiết kế sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm thương hiệu là yếu tố quan trọng trong nền móng xây dựng thương hiệu. Cách bạn sáng tạo và truyền tải giá trị đòi hỏi kiến trúc xây dựng thông minh và thiết kế thanh lịch… mọi thứ trong trải nghiệm gắn kết khách hàng phải được suy xét và tiến hành chính xác. Đây là nền tảng tạo nên những thương hiệu phi thường. Thiết kế có ý nghĩa và tạo nên lợi thế cạnh tranh. Hãy xây dựng nền móng thương hiệu bền vững một cách đẹp mắt!

Nền móng vững chắc được tạo nên từ vật liệu chất lượng.

Nếu bạn đang có kế hoạch dựng xây những thứ phi thường và ấn tượng trên nền móng đã xây, bạn cần phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc
Nếu muốn thương hiệu phát triển và đứng vững trước thử thách thời gian, nó phải được tạo nên từ những nguyên liệu chất lượng nhất. Xây dựng nền móng thương hiệu trong mối liên kết với những đối tác, nhân viên và nhà cung cấp uy tín và tin cậy. Thương hiệu được tạo ra trong một hệ thống sinh thái của những con người tài năng với đam mê sự hoàn hảo và thành công sẽ là điều tất yếu. Nền móng luôn tỷ lệ thuận với chất lượng vật liệu tạo nên nó. Những mối quan hệ tin cậy là sợi dây gắn kết thương hiệu với những người làm marketing cũng như người sử dụng.

Nền móng vững chắc sẽ bảo vệ an toàn cho khoản đầu tư của bạn.

Nếu bạn đang có kế hoạch dựng xây những thứ phi thường và ấn tượng trên nền móng đã xây, bạn cần phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Chất lượng của nền móng sẽ hỗ trợ và bảo vệ khoản đầu tư marketing mà bạn bỏ ra cho tương lai thương hiệu. Xây dựng nền móng ban đầu không long lanh như việc sáng tạo các chiến dịch quảng cáo. Hãy ghi nhớ điều này bởi cho dù phần lớn nền móng nằm sâu dưới đất và không hề hiện hữu trước con mắt của khách hàng, điều đó cũng không có nghĩa bạn có thể “lấp liếm” nó cho qua chuyện.
Ngay từ đầu, thuyết phục và quảng bá không bao giờ quan trọng bằng công tác chiến lược của việc bố trí nền móng vững chãi trên một mảnh đất thuận lợi – phù hợp với cảnh quan thương hiệu. Giá trị dài lâu của thương hiệu phù thuộc vào việc tạo dựng nền móng chính xác ngay buổi ban đầu.
 Nguồn: BrandDance

Chiến lược marketing hiệu quả là một trong những yếu tố khiến Samsung vươn lên thành một trong những thương hiệu có giá trị tăng nhanh nhất gần đây. Giá trị thương hiệu của Samsung năm 2000 đạt khoảng 5,2 tỉ USD. Và sau khi Samsung tiếp tục đầu tư 508 triệu USD cho quảng bá thương hiệu, giá trị công ty lên đến 6,3 tỉ USD vào năm 2001.

Năm 1993, một người đàn ông Hàn Quốc cùng vài người bạn bước vào một cửa hàng điện tử tại Mỹ. Sau một hồi tìm kiếm, ông phát hiện ra những chiếc ti vi hiệu Samsung nằm ở kệ dưới cùng, trong góc và bám bụi.Hỏi thăm người bán cùng một số vị khách trong cửa hàng về nhãn hiệu Samsung, ông được biết người tiêu dùng Mỹ nghĩ về Samsung như một nhãn hiệu rẻ tiền, quê kệch và chỉ được bán tại các cửa hàng giảm giá.



Vị khách đó chính là nguyên chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-Hee. Sau chuyến “công du” đến Mỹ, ông đã triệu tập tất cả các chức sắc trong công ty đến Frankfurt (Đức) họp khẩn cấp. Hội nghị tổ chức vào ngày 7.6.1993 là bước mở đầu cho “Trào lưu quản lý mới” làm thay đổi bộ mặt của Samsung, trong đó, việc marketing, phát triển sức mạnh thương hiệu được chủ tịch Lee hết sức đề cao.

Tổ chức lại marketing

Samsung đã làm một bước đột phá khi đưa Eric Kim, một người Mỹ gốc Hàn, lãnh trọng trách giám đốc marketing toàn cầu. Giá trị “hợp nhất” trong “Trào lưu quản lý mới” được thể hiện rõ: Samsung biết mình cần có định hướng marketing cho cả tập đoàn và toàn bộ nhân viên lẫn ban lãnh đạo phải được tuyên truyền về tầm quan trọng của thương hiệu.

Kim lãnh đạo Tổ chức Tiếp thị Toàn cầu (GMO) từ năm 1999. GMO bao gồm ba nhóm chính: nhóm chiến lược marketing, nhóm chiến lược vùng và nhóm chiến lược sản phẩm. Trong năm 2002, GMO đã thực hiện những bước đầu tiên củng cố quảng cáo của Samsung với một công ty quảng cáo duy nhất nhằm đưa ra một thông điệp thương hiệu nhất quán trên thế giới.

Với Eric Kim, phó giám đốc tiếp thị quốc tế của Samsung, những ngày đầu khi mới gia nhập tập đoàn này năm 1999 quả là quãng thời gian khó khăn không thể nào quên. Nhiệm vụ cấp trên giao cho ông quả thật không dễ dàng: Biến tập đoàn điện tử của đất nước Hàn Quốc này thành đối thủ cạnh tranh chính của “người hàng xóm khổng lồ” Sony về cả uy tín, doanh thu và lợi nhuận.

Tại thời điểm đó, dù đã là nhà cung cấp linh kiện điện tử lớn, nhưng Samsung vẫn chỉ hoạt động ở “hậu trường” với việc cung cấp màn hình máy tính và thiết bị sử dụng chất bán dẫn cho các tập đoàn đa quốc gia. Kể cả khi Samsung tung ra thị trường quốc tế các sản phẩm PDA, điện thoại di động và đầu đĩa DVD do họ tự sản xuất, thì tập đoàn này vẫn bị xem là một nhà sản xuất chuyên về các mặt hàng giá rẻ. Và nhiệm vụ của Kim là phải nâng vị thế của Samsung lên tầm cao mới, trở thành một nhà cung cấp hàng điện tử chất lượng cao được cả thế giời thừa nhận.Tại thời điểm đó, dù đã là nhà cung cấp linh kiện điện tử lớn, nhưng Samsung vẫn chỉ hoạt động ở “hậu trường” với việc cung cấp màn hình máy tính và thiết bị sử dụng chất bán dẫn cho các tập đoàn đa quốc gia. Kể cả khi Samsung tung ra thị trường quốc tế các sản phẩm PDA, điện thoại di động và đầu đĩa DVD do họ tự sản xuất, thì tập đoàn này vẫn bị xem là một nhà sản xuất chuyên về các mặt hàng giá rẻ. Và nhiệm vụ của Kim là phải nâng vị thế của Samsung lên tầm cao mới, trở thành một nhà cung cấp hàng điện tử chất lượng cao được cả thế giời thừa nhận.

Kim và nhóm nhân viên của ông được Samsung đầu tư hàng tỷ đô-la cho hoạt động tiếp thị. Đó quả là một khoản tiền khổng lồ, nhưng chính điều này lại gia tăng sức ép lên nhóm của Kim: họ buộc phải thu được lợi nhuận cao nhất cho mỗi đồng đô-la mà tập đoàn bỏ ra. Khó khăn nằm ở chỗ, ngân sách tiếp thị phải được sử dụng hiệu quả và đúng chỗ, trong khi một tập đoàn hoạt động trên quy mô toàn cầu, liên kết với nhiều quốc gia như Samsung lại quá đa dạng về mặt hàng và sản phẩm: các sản phẩm của Samsung được bán tại 200 quốc gia trên thế giới, với 14 mặt hàng khác nhau bao gồm 476 sản phẩm các loại. Kim đã khởi động một kế hoạch tiếp thị hoàn toàn mới dựa trên việc xác định lại thị trường và các sản phẩm mục tiêu. Chỉ sau 18 tháng, Samsung đã bắt đầu thu được lợi nhuận từ chiến dịch tiếp thị của họ.

Quy trình đánh giá toàn diện và tốn kém

Một trong những khó khăn mà Kim phải đối mặt trong quá trình xác định thị trường và sản phẩm mục tiêu nhằm đầu tư cho chiến dịch tiếp thị toàn cầu là vấn đề thông tin. Thật không dễ dàng chút nào để các nhân viên của Kim tiến hành kiểm định, so sánh toàn cảnh thị trường của Samsung, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cũng như triển vọng đầu tư tại một loạt quốc gia. Để làm được điều này, nhóm nhân viên của Kim phải thực hiện các bước rất phức tạp như phân tích các dữ liệu thống kê về quy mô dân số, tổng sản lượng nội địa tính trên đầu người tại mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, họ còn phải dự đoán chính xác tốc độ tăng trưởng và thông tin đầy đủ về sản phẩm như tốc độ thâm nhập thị trường, thị phần, chi phí truyền thông, lợi nhuận và ưu thế cạnh tranh… Tưởng chừng như những số liệu này có thể được tổng hợp dễ dàng từ các chi nhánh của Samsung có mặt khắp nơi trên thế giới, thế nhưng công việc lại càng khó khăn hơn cho Kim, khi mỗi đơn vị, chi nhánh hoạt động có quyền sử dụng nguồn ngân sách theo cách riêng, chưa kể phương pháp, cách thức nghiên cứu, thu thập thông tin được thực hiện mỗi nơi mỗi kiểu. Bởi vậy, nhóm của Kim buộc phải thu thập, xử lý và cân đối lại nguồn thông tin của hơn 30% các sản phẩm và mặt hàng trên thị trường thế giới do số liệu thiếu chính xác và quá rời rạc.

Phân bổ đúng nguồn lực marketing

Ngân sách của GMO chỉ dùng vào quảng cáo và các hoạt động khác nhằm xây dựng thương hiệu Samsung. Ngân sách của các đơn vị kinh doanh địa phương chủ yếu dành cho việc quảng cáo, khuyến mãi tức thời nhắm vào khách hàng và kênh phân phối.

Trước đây, ngân sách marketing của Samsung được phân bổ theo doanh số bán hàng hiện thời chứ không liên quan đến tiềm năng phát triển.

Kim quyết định rằng kể từ bây giờ, tất cả mọi thông tin về các mặt hàng và sản phẩm tại các quốc gia lớn và khu vực sẽ được tổng hợp và lưu giữ trong Hệ thống cải tiến có chức năng lưu giữ và phân tích thông tin M-Net. Hệ thống này được cung cấp đầy đủ thông tin về dân số mỗi quốc gia (khu vực) và nhóm dân số được cho là khách hàng mục tiêu, khả năng chi tiêu và mức chi tiêu cho sản phẩm Samsung (tính trên đầu người), tỷ lệ tăng trưởng của mỗi mặt hàng, thị phần của mỗi chi nhánh, chi phí dành cho hoạt động truyền thông tại thời điểm điều tra và trước đó, lợi nhuận của mỗi mặt hàng. Sau đó, Samsung sẽ huy động phần lớn các quản lý, chuyên viên tại hầu hết các chi nhánh của tập đoàn, cùng các chuyên gia có kinh nghiệm cùng nhìn nhận, phân tích và đánh giá lượng thông tin khổng lồ này nhằm đưa ra được bức tranh toàn cảnh về tập đoàn Samsung. Hệ thống M-Net còn được thiết lập các máy tính toán có chức năng phân giải cao, có thể tính toán, so sánh các dữ liệu trên theo từng sản phẩm, từng quốc gia và khu vực cho quãng thời gian nhiều năm. Nhờ đó, Samsung không những đánh giá được các hoạt động toàn cầu của họ, mà còn tính toán chính xác và dự đoán thành công những thị trường và mặt hàng tiềm năng. Từ chính sách đặt mục tiêu và đầu tư tốn kém cho quy trình đánh giá thông tin được triển khai ròng rã 4 tháng trời trên quy mô toàn thế giới, Samsung đã xác định 60% thị trường lúc bấy giờ của họ mới là thị trường tiềm năng và là mục tiêu đầu tư.

Sự thật qua những con số.

Hệ thống M-Net đã giúp Samsung nhận ra 3 điều quan trọng trong kế hoạch chiếm lĩnh thị trường thế giới của họ:

- Thị trường Bắc Mỹ và Liên bang Nga, tuy được đầu tư cao và khoản chi cho tiếp thị chiếm đến 45% ngân sách tiếp thị toàn cầu của Samsung, nhưng doanh thu từ hai thị trường này lại chỉ đóng góp cho tập đoàn 35% ngân sách.

- Thị trường Châu Âu và Trung Quốc, chỉ nhận 31% từ ngân sách tiếp thị, thế nhưng doanh thu từ hai khu vực thị trường này lại đóng góp tới 42% cho ngân sách của Samsung.

- Một nửa ngân sách tiếp thị của Samsung là dành cho ba mặt hàng điện thoại di động, máy hút bụi và điều hoà không khí. Trong khi đó, qua phân tích, người ta nhận ra rằng Samsung nên giảm khoảng 22% khoản ngân sách tiếp thị cho các mặt hàng này và tăng cường thêm cho các mặt hàng quan trọng và nhiều tiềm năng như máy quay video cầm tay, đầu đĩa DVD, TV, tủ lạnh, màn hình máy tính có màu và đầu máy video.
Chính những thông tin như thế đã giúp các nhà quản lý Samsung nhận ra sai lầm và tính mất cân đối trong chính sách đầu tư và phân bổ ngân sách tiếp thị của họ từ bấy lâu nay. Từ đó, Eric Kim cho rằng cần phải điều chỉnh lại khoản ngân sách 150 triệu USD cho hợp lý hơn và ông đã giúp các nhà quản lý của Samsung tự tin hơn trong việc đưa ra những quyết định hệ trọng. Chẳng hạn như quyết định mạo hiểm giảm đầu tư vào thị trường Mỹ, vốn là thị trường lớn nhất của Samsung, để tăng cường đầu tư cho thị trường Châu Âu. “Những thị trường đắt đỏ hiện tại không hẳn đã là thị trường tiềm năng trong tương lai và ngân sách tiếp thị cần được phân bổ nhiều hơn cho các thị trường có triển vọng đem lại lợi nhuận cao”, Kim nói.

Đối mặt với những khó khăn về tổ chức và quản lý

Những kết quả phân tích đã giúp Samsung khoanh vùng chính xác những thị trường và mặt hàng cần đầu tư. Tuy nhiên, để tạo nên sự thay đổi hợp lý trong việc phân bổ ngân sách tiếp thị tại một tập đoàn có mặt tại nhiều quốc gia với cơ cấu tổ chức phức tạp và rộng rãi, điều đó quả là nhiệm vụ khó khăn! Nhiều đơn vị, chi nhánh và cơ sở đang đem lại doanh thu, lợi nhuận cao cho tập đoàn “bỗng nhiên” bị cắt giảm ngân sách tiếp thị, do tốc độ tăng trưởng và giá trị khai thác của những thị trường này có phần chững lại. Các nhà quản lý tại đó không muốn chấp nhận thực tế này, họ vẫn mang một tư duy “quy mô lớn hơn phải được chu cấp nhiều hơn”, mà không có được tầm nhìn hướng về tương lai.

Một bất cập mà Samsung nhận ra đã tồn tại khá lâu trong các công ty và tập đoàn là cơ chế khen thưởng được xây dựng trên doanh thu cục bộ của mỗi đơn vị, mỗi mặt hàng, chứ không phải là kết quả được tổng hợp trong toàn công ty hay tập đoàn. Mỗi khi tập đoàn có ý định khởi động dự án kinh doanh tại một địa điểm nào đó, ngay lập tức một chuyên gia được phái đến và kết quả thành công của dự án được đánh giá cùng với thành tích của chuyên viên đó. Bởi vậy, ngay khi thông tin về kế hoạch cắt giảm ngân sách tiếp thị được lan truyền, các vị quản lý này đều kịch liệt phản đối kế hoạch của Kim với cái cớ là các nhà quản lý cấp cao “đánh giá thấp năng lực của họ”.

Một chi tiết quan trọng trong kế hoạch của Samsung là không chỉ dựa vào kỹ thuật công nghệ, mà còn phải đặt niềm tin vào đội ngũ chuyên gia kỳ cựu, có kiến thức quản lý và kinh nghiệm làm việc lâu năm, mặc dù họ thuộc lớp quản lý cũ. Ngay cả khi hệ thống thông tin M-Net thực hiện những công việc quá phức tạp mà con người khó có thể làm được, những kết quả và thông tin đưa ra vẫn được Samsung giao cho các chuyên gia phân tích và đưa ra quyết định dựa trên kinh nghiệm và tầm nhìn của họ. Bởi vậy, Kim đã tìm cách đối phó và xoa dịu làn sóng phản đối từ những nhà quản lý. Ông gặp gỡ, thu thập thêm ý kiến, thuyết phục và thậm chí lôi kéo những chuyên gia này vào kế hoạch của ông. Phải làm sao để lợi ích của mỗi đơn vị, mỗi mặt hàng hòa nhập vào lợi ích chung của cả tập đoàn. Kim nói: “Mở rộng thông tin trong giai đoạn thay đổi là điều quan trọng. Chúng tôi đã phải giải thích rằng chúng tôi đang làm việc gì, tại sao lại phải làm như vậy, hiệu quả của những thay đổi này đối với tập đoàn Samsung là gì. Quan trọng nhất là chúng tôi muốn nhấn mạnh sự thay đổi dựa trên cơ sở nền tảng là các chuyên gia và nhà quản lý hiện tại”.

Bên cạnh đó, Samsung còn tiến hành đánh giá thiệt hại và thiết lập cơ chế khen thưởng mới. Ở các đơn vị bị cắt giảm chi phí tiếp thị, các nhân viên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Samsung đã đền bù thỏa đáng những thiệt thòi đó, tạo cho họ nhiều cơ hội việc làm mới, sao cho kế hoạch thay đổi không trở thành mối đe dọa đối với cuộc sống của họ. Không những thế, những đơn vị nằm trong các thị trường bị cắt giảm chi phí sẽ được tưởng thưởng xứng đáng, nếu họ duy trì được doanh thu và lợi nhuận cao cùng chi phí hoạt động thấp.

Thay đổi định hướng theo các giai đoạn

Nếu vào những năm đầu thế kỷ là thời điểm khởi đầu để đưa Samsung trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng thì chỉ một vài năm sau, Samsung đã mau chóng đạt được mục tiêu này.

Chính vì vậy, trong giai đoạn định vị thương hiệu tiếp theo của mình, Samsung quyết định tập trung vào thị trường cao cấp để đưa hình ảnh thương hiệu lên tầm cao mới.

Tuy nhiên, nghiên cứu về thay đổi theo định hướng thị trường cho thấy rằng thương hiệu Samsung còn thiếu cảm xúc và tính nhân bản. Eric Kim nhận xét: “Để trở thành số một, bạn không chỉ cần được biết đến mà còn cần được yêu mến!”.

Chính vì thế, Samsung đã mở một chiến dịch toàn diện năm 2002 với thông điệp “Samsung DigitAll – Everyone’s invited” (Samsung Số hoá tất cả – Mọi người đều được mời) để quảng bá thương hiệu. Tiếp sau thành công của chiến dịch Samsung DigitAll, Samsung nâng thương hiệu lên một mức bằng cách liên kết với hãng phim Warner Brothers thực hiện bộ phim The Matrix Reloaded (Ma trận tái lập) năm 2003.

Một chiếc điện thoại Samsung đóng vai trò là cánh cổng giữa thế giới thực và thế giới ảo. Thông điệp từ mẫu quảng cáo đã khiến khách hàng bắt đầu đánh giá cao hơn về thương hiệu của tập đoàn này.

Mặt khác, hình ảnh Samsung không ngừng được nâng cấp khi họ thường xuyên tài trợ cho các hoạt động thể dục thể thao và văn hoá thế giới như Olympic, Á vận hội Asian Games, đội bóng Chelsea, giải vô địch Taekwondo thế giới, triển lãm bảo tàng giải thưởng Nobel toàn cầu… Chính việc tài trợ Olympic là nước cờ đưa Samsung thành thương hiệu toàn cầu.

Samsung sánh vai với các thương hiệu lớn như Coca-Cola, IBM… tại sự kiện thể thao đông người xem nhất thế giới này. Kể từ năm 1988, Samsung đã đi cùng Olympic với vai trò là nhà tài trợ truyền thông không dây. Hợp đồng này cũng vừa được gia hạn đến năm 2016.

Chiến lược xây dựng thương hiệu

Trong vòng năm năm đầu thiên niên kỷ, không thương hiệu nào có sức tăng trưởng về giá trị thương hiệu như Samsung với mức tăng đạt đến 186%. Theo Interbrand, hiện Samsung đang nắm vị trí 21 với giá trị thương hiệu đạt trên 17,689 tỉ USD.

Từ việc phân chia lại nguồn ngân sách tiếp thị cũng như các kế hoạch giới thiệu sản phẩm mới một cách rầm rộ và rộng rãi từ năm 2001, Samsung đã thu được những kết quả khả quan. Samsung có tên trong danh sách 5 nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới, đồng thời tạo bước đột phá trong nhóm các dòng sản phẩm vẫn là thế mạnh của Sony như máy quay phim, màn hình vi tính phẳng, đầu đĩa DVD và TV kỹ thuật số. Samsung được xem là thương hiệu phát triển nhanh nhất thế giới vào những năm 2001-2002. Giá trị thương hiệu của Samsung đạt mức 8,3 tỉ USD. Tập đoàn này nhảy vọt từ vị trí thứ 42 lên vị trí thứ 34 trong bảng xếp hạng của Interbrand. Trong khi đó, Sony vẫn xếp ở vị trí thứ 21, giá trị thương hiệu giảm từ 15 tỉ USD xuống còn 13,9 tỉ USD, phần nào bị ảnh hưởng bởi “cơn lốc Samsung”. Bên cạnh đó, doanh thu của Samsung tăng lên 25%, từ 27,7 tỉ USD lên 34,7 tỉ USD. Liệu những con số tăng trưởng này vẫn sẽ đảm bảo ổn định? Các nhà quản lý của Samsung vững tin vào điều đó. Họ vẫn tiếp tục sự đầu tư cần thiết cho nhân lực và tổ chức, đồng thời xem xét lại và bổ sung các phương pháp, chiến lược tiếp thị của họ.

Theo vietnammarcom.edu.vn

Tên của các công ty này đặt theo chữ cái đầu của quê hương, biệt danh của nhà sáng lập hay những thông điệp đặc biệt mà qua đó họ muốn gửi gắm.

1. IKEA


Nhà sáng lập Ingvar Kamprad đặt cái tên IKEA bằng cách ghép hai chữ cái đầu của tên mình (I, K) với chữ cái đầu của Elmtaryd (E) và Agunnaryd (A) – tên của trang trại và ngôi làng nơi ông sinh ra, lớn lên. IKEA là công ty Thụy Sĩ đăng ký kinh doanh tại Hà Lan, chuyên thiết kế, lắp ráp đồ nội thất, thiết bị và dụng cụ gia đình.

2. Kinko’s
Kinko’s tiền thân của FedEx Office, chuyên cung cấp dịch vụ in ấn, copy, vận chuyển. Nhà sáng lập Paul Orfalea đã đặt cái tên này theo biệt danh mái tóc xoăn bạn bè thường gọi ông thời đại học.

3. Reebok


Từ gốc của Reebok là “rhebok”, một từ có nghĩa là loài sơn dương, biểu trưng cho tốc độ và sự uyển chuyển trong tiếng Hà Lan. Reebok là chi nhánh của Adidas từ năm 2005 và chuyên sản xuất giày, quần áo, phụ kiện thể thao. 4. Lego Từ Lego là sự kết hợp của “Leg Godt” trong tiếng Đan Mạch, có nghĩa là “chơi vui”.

4. Lego


Từ Lego là sự kết hợp của “Leg Godt” trong tiếng Đan Mạch, có nghĩa là “chơi vui”.

5. Virgin


Một trong những đồng nghiệp nổi tiếng của nhà sáng lập tập đoàn Virgin, Richard Branson, cho biết về ý nghĩa của cái tên này: “Chúng tôi giống như những trinh nữ toàn vẹn trong kinh doanh”.

6. Starbucks


Chuỗi café nổi tiếng thế giới được lấy từ tên nhân vật chính trong tác phẩm Moby Dick (Cá voi trắng) của tác gia lừng danh người Mỹ Herman Melville. Cái tên biểu tượng cho sự lãng mạn của con sóng biển dâng cao và truyền thống đi biển của những nhà buôn cà phê đầu tiên trên thế giới.

7. Skype


Cái tên của dịch vụ chat nổi tiếng này bắt đầu từ “Skype Peer-to-Peer”, sau đó đổi sang “Skyper” và cuối cùng từ “r” đã bị bỏ đi để tạo thành tên hiện tại.

8. Amazon


Jeff Bezos muốn đặt tên công ty của mình bắt đầu bằng chữ “A” để nó luôn xuất hiện đầu tiên trong danh sách bảng chữ cái alphabet. Và ông lấy cái tên Amazon với hy vọng việc kinh doanh phát triển lớn nhất. Amazon là dòng sông lớn nhất thế giới.

9. Canon


Ban đầu, công ty thiết bị hình ảnh nổi tiếng của Nhật này được gọi là “kwanon”, tên một nữ thần Phật giáo. Sau đó, vào năm 1935, công ty được đổi tên thành “Canon” để thu hút nhiều khách hàng trên thế giới hơn.

10. Google


Công cụ tìm kiếm nổi tiếng được lấy tên từ “googol”, thuật ngữ toán học của phép tính 1.0 x 10100.

11. Pepsi


Cái tên Pepsi được lấy theo loại enzyme tiêu hóa pesin được sử dụng trong công thức đồ uống của hãng này.

Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Luôn có rất nhiều thương hiệu lớn, nổi tiếng và giàu sức ảnh hưởng trên toàn cầu, song đây là 10 cái tên đã làm thay đổi cuộc chơi mãi mãi.

1. Amazon

Khi bỏ việc ở Wall Street năm 1994 và thành lập hãng bán lẻ trực tuyến mới, Jeff Bezos đã chọn cái tên Cadabra song lại khiến người ta nhầm lẫn nó với từ "Cadaver" (tử thi).
Sau đó, người đàn ông này đổi tên hãng thành Amazon, có chữ "A" đứng đầu - giúp hiển thị ưu tiên trên các kết quả tìm kiếm và chữ "z" để ngụ ý rằng hãng phục vụ mọi mặt hàng người ta cần. Ngày nay, tham vọng đó đã trở thành sự thật - dù là bạn cần một cuốn sách, chiếc máy cắt cỏ hay áo len cho chó cưng... tất cả đều có thể tìm thấy trên Amazon.
Theo đó, trang thương mại điện tử này nhận tới 35 đơn hàng mỗi giây, ở 14 quốc gia khác nhau và doanh thu tới 70 tỷ USD. Và chỉ một sự cố kéo dài 49 phút vào năm ngoái, nó cũng mất tới 6 triệu USD.

2. Facebook

Trái với suy nghĩ của nhiều người, Mark Zuckerberg là một sinh viên học ngành tâm lý ở Havard chứ không phải chuyên về khoa học máy tính. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản đế chế trị giá 113 tỷ USD của anh chàng gây ra những thay đổi mạnh mẽ tới cuộc sống của 650 triệu người dùng thường xuyên, bao gồm cả việc sinh hoạt, mua sắm, hẹn hò và nhiều mặt xã hội khác.

Bên cạnh đó, Facebook cũng khai sinh ra loại hình tiếp thị mới cho các doanh nghiệp, khi mà có tới 48% người trưởng thành ở độ tuổi 18-34 check Facebook mỗi sáng và khoảng 1 triệu đường link được chia sẻ cứ mỗi 20 phút.

3. Gap

Không thể tìm thấy một chiếc quần jeans phù hợp, Don Fisher đã nảy ra ý tưởng kinh doanh cửa hàng quần áo của riêng mình và đặt tên là Gap vào cuối thập niên 60. Tuy nhiên, ông không thể ngờ những chiếc quần giá cả phải chăng và đậm chất quần chúng ấy đã biến số cửa hàng hiện nay của hãng lên tới 3.400. Theo ước tính, nếu nối liền số cửa sổ của chúng, khoảng cách sẽ lên tới 10 dặm. Gap được xem là điểm đến lý tưởng cho người dân ở 90 quốc gia khác nhau nếu họ muốn tìm thấy thứ gì đó tử tế để mặc dù túi tiền không nhiều.

4. HBO
Vào một ngày mùa đông ảm đạm năm 1972, một kênh truyền hình có tên Home Box Office (HBO) chính thức ra mắt. Tuy nhiên, thời gian đầu, nó không thu hút được nhiều sự chú ý. Mọi thứ chỉ trở nên khả quan hơn vào năm 1975, khi trận đấu nảy lửa giữa võ sĩ Ali và Frazier được lên sóng, khiến rất nhiều khán giả bỗng muốn có HBO trên danh sách các kênh truyền hình của mình.

Kể từ đó, với những tên tuổi đầy sức hút như series Sex and the City, The Sopranos hay như hiện tại là Boardwalk Empire và Game of Thrones... HBO trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với khán giả truyền hình. Thậm chí, câu khẳng định "Đó không phải là truyền hình, đó là HBO" cũng không hề quá đáng, nhất là với 114 triệu thuê bao của HBO trên toàn cầu.

5. McDonald's

Với khoảng 34.000 cửa hàng trên toàn thế giới, không có gì phải nghi ngờ về mức độ ảnh hưởng mà McDonald's tạo nên. Ngay cả khi bạn chưa từng ăn ở cửa hàng của hãng, bạn vẫn bị tác động một cách gián tiếp: Đó là khi các thực đơn được tiêu chuẩn hóa, phong cách tự phục vụ, nhượng quyền thương mại, văn hóa doanh nghiệp... đều trở nên phổ biến cùng với sự mở rộng quy mô của McDonald's.

Ngày nay, với khoảng 1,8 triệu lao động ở 119 quốc gia khác nhau, McDonad's đã trở thành một trung tâm thương mại toàn cầu đúng nghĩa mà tạp chí The Economist thậm chí dùng cả chiếc Big Mac để định giá của các đồng ngoại tệ so với USD.

6. Starbucks

Khởi đầu với một cửa hàng nhỏ ở Seattle (Mỹ) năm 1971, ngày nay Starbucks đã có doanh thu tới 13,3 tỷ USD thông qua 11.000 cơ sở tại xứ cờ hoa và 17.500 cửa hàng khác tại 61 quốc gia khác nhau. Có thể nói, Starbucks đã định nghĩa lại cà phê khi rất nhiều người sẵn sàng bỏ ra tới vài USD cho mỗi tách họ uống.

Những con số thống kê còn ấn tượng hơn thế khi trung bình, mỗi khách hàng ghé vào cửa hàng của Starbucks 6 lần mỗi tháng, với 20% những khách hàng thường xuyên nhất con số lên tới 16 lần - nghĩa là đó gần như trở thành thức uống mỗi ngày của họ. Bên cạnh đó, Starbucks cũng rất được lòng nhân viên khi bỏ ra tới 300 triệu USD mỗi năm để áp dụng các tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

7. iPhone

Khoảnh khắc CEO huyền thoại Steve Jobs gọi điện đặt hàng 4.000 tách cà phê của Starbucks trên sân khấu ở San Francisco năm 2007 sẽ chẳng bao giờ phai mờ trong tâm trí những người yêu công nghệ. Bởi đó là ngày phiên bản iPhone đầu tiên ra mắt - sản phẩm được tạp chí Time khẳng định như: "Chiếc điện thoại đã thay đổi những chiếc điện thoại mãi mãi". Kể từ đó đến nay,

iPhone vẫn luôn là chú dế được nhắc đến nhiều nhất và cũng ghi nhận doanh số bán hàng không thể ấn tượng hơn với 380 triệu sản phẩm. Những kỷ lục bán hàng cứ liên tục bị phá vỡ qua mỗi năm, và người ta hình thành thói quen trông ngóng những tính năng mới sẽ xuất hiện trên các phiên bản được Apple ra mắt. Còn các đối thủ như Samsung hay Microsoft, sẽ còn rất nhiều việc họ phải làm để vượt qua được model táo khuyết này.

8. Visa

Năm 1958, Bank of America tung ra chiếc thẻ tín dụng đầu tiên BankAmericard với hạn mức 300 USD và làm từ giấy. Khách hàng ngay lập tức yêu thích nó và đến năm 1974, chiếc thẻ mở rộng phạm vi thanh toán ra toàn cầu. Lúc này, nó cần một cái tên mới "đại chúng" và "quốc tế" hơn, và thế là Visa ra đời.

Theo ước tính, ngày nay có khoảng 278 triệu thẻ Visa tại Mỹ, 522 triệu thẻ ở các nước khác và hệ thống của nó xử lý khoảng 30.000 thanh toán mỗi giây với số tiền 6,7 ngàn tỷ USD mỗi năm. Chắc chắn, ngày mới bắt đầu, ngay cả Bank of America cũng không thể nghĩ đến việc họ đã khiến cả thế giới mua sắm thông qua những chiếc thẻ nhựa.

9. Viagra

Khi còn trẻ, bạn có thể cười khi nghĩ đến điều này song có tới 18 triệu đàn ông mắc phải chứng rối loạn cương dương khi quá 20 tuổi - tức là khoảng 1 trong mỗi 10 người. Trước năm 1998, không có nhiều biện pháp khắc phục triệu chứng này, song mọi thứ đã thay đổi khi Viagra được tìm thấy. Đó là một trong những thử nghiệm thất bại của ông trùm dược phẩm Pfizer trong việc điều trị tăng huyết áp song lại là tiếng nhạc từ thiên đường với những quý ông bị bất lực.

Kết quả là Viagra trở thành một trong những loại thuốc thành công nhất lịch sử Pfizer với hơn 40 triệu đơn thuốc và khoảng 2 tỷ USD đem về mỗi năm. Nó cũng trở thành loại thuốc bị làm giả nhiều nhất và được săn đón ở bất cứ đâu, từ các nước thuộc thế giới thứ ba đến những quốc gia phát triển nhất.

10. Walmart


Câu chuyện lịch sử của Walmart được rất nhiều người biết đến, đó là khi Sam Walton mở ra một của hàng giảm giá với khẩu hiệu đơn giản mà đầy thu hút: "Giá thấp nhất -bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu!" Kể từ năm 1962, quy mô của Walmart ngày càng được mở rộng với sức tăng trưởng khiến bất cứ ai cũng phải ngưỡng mộ, tính đến nay hãng đã có 4.135 cửa hàng ở Mỹ và 6.288 cơ sở khác tại nước ngoài.

Theo ước tính, có tới 245 triệu người ghé vào các cửa hàng của Walmart mỗi tuần, với doanh thu được công bố năm 2013 là 466 tỷ USD. Không có chuỗi bán lẻ nào trên thế giới lớn bằng Walmart và nhà văn Jarod Kintz từng hài hước phát biểu: "Giống như Alexander đại đế hay Caesar, ta sinh ra để chinh phục thế giới, nhưng trước tiên ta phải ghé qua Walmart để trang bị cái đã".

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.