Articles by "Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Hãy dừng xem các quảng cáo!

Dừng lại!

Dừng ngay lập tức!
Đọc xong bài viết này và bạn hãy tiếp tục với những chọn lựa của riêng mình.

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng phần lớn quảng cáo đang cố gắng tác động tiêu cực tới tâm lý của bạn, dẫn bạn tới hành vi mua để xóa bỏ “sự sợ hãi” đang diễn ra trong tâm trí.

Vì vậy, bạn hãy lựa chọn trước khi xem quảng cáo!

Theo các chuyên gia marketing hàng đầu hiện nay, Quảng cáo muốn thành công có hai lựa chọn chính yêu: Tác động tích cực hoặc tiêu cực tới tâm lý người xem.


Quảng cáo Tiêu Cực

Tác động tiêu cực có ưu điểm vượt trội ở khả năng kích thích mua hàng tức thì tới đại đa số người xem.

Bạn có thể viện dẫn hàng loạt các quảng cáo sử dụng hình thức này như:

Quảng cáo dầu gội đầu với hình ảnh, lời đe dọa “tóc rối”, “tóc gàu”, “tóc rụng”, “tóc xơ”,… cứ lải nhải bên tai bạn mỗi ngày, khiến tóc bạn thực sự đang rối, gàu, rụng và xơ xác. Và đối lập là mái tóc … xin lỗi phải nói rằng dù bạn có đi Spa hàng ngày cũng chả nơi nào dám khẳng định tóc bạn sẽ óng mượt, sạch gàu đến thế!

Hay như café đe dọa bạn có thể buồn ngủ đến… mất việc. Uống café, bạn lập tức được sếp… vỗ vai khen ngợi?

Táo tợn nhất là quảng cáo sữa cho trẻ em, luôn đánh vào nỗi sợ muôn thuở của các bà mẹ: Con “trí tuệ kém phát triển”, “còi xương”, “suy dinh dưỡng”, “hay ốm đau”,… Uống sữa ngay để “thông minh hơn”, “cao lớn hơn”, “hay ăn chóng lớn”, “nâng cao sức đề kháng”,… Những lời khẳng định rất “đáng” đặt dấu hỏi?

Loại hình quảng cáo này phổ biến đến mức nó được tận dụng triệt để từ TVC tới quảng cáo báo chí, tư vấn khách hàng, thậm chí thường hiện hữu cả trong những chương trình truyền thông. Nó “chọc” vào “vết thương” của bạn, khiến bạn phải mua “thuốc giảm đau” ngay lập tức.

Tôi không đang nói với bạn hình thức quảng cáo này là xấu. Nhưng trên thực tế, nó buộc bạn phải mua hàng trong tâm trạng “không hạnh phúc”. Và nếu, một thương hiệu tương tự ra đời, mang tới cho bạn cảm giác về một tương lai tươi sáng, bạn có sẵn sàng đi theo lý tưởng mới?

Như vậy là quảng cáo đã thất bại trong “tương lai”.

Quảng cáo Tích Cực

Ngày càng phổ biến, bởi nhận thức của các Marketer hiện đại đã thay đổi rất lớn với nền tảng mang lại cảm giác hạnh phúc bền lâu cho khách hàng. Đó cũng là cách tốt nhất để duy trì sự trung thành với nhãn hiệu và thương hiệu.

Quảng cáo sữa tắm, nước hoa,… thường làm khá tốt điều này. Họ cho thấy một tương lai màu hồng, đầy quyến rũ với khách hàng khi sử dụng sản phẩm, mà không phải nhắc nhở họ về mùi cơ thể khó chịu mỗi ngày.

Một số dịch vụ như: Du lịch, khóa học kỹ năng, … sẽ luôn dẫn chứng cho bạn những hình ảnh và trải nghiệm vui vẻ, chứ không đào sâu vào khoảng thời gian buồn chán trong ký ức bạn.

Tôi cũng muốn nhắc tới những nỗ lực đáng ghi nhận của các thương hiệu bột giặt, khi họ đang dời xa dần những “quần áo bẩn”, để chạm tới sự tự tin của người mặc những trang phục “tinh khôi”. Đó là một nỗ lực đáng giá!

Quảng cáo hiện đại đang dịch chuyển tới gần những giá trị tích cực hơn như: Hạnh phúc, tự do, tương lai tương sáng,… Từ những giá trị này tạo ra những quyết định mua hàng hạnh phúc và hoàn toàn hài lòng. Từ những quyết định mua này dẫn tới sự trung thành với thương hiệu rất khó bị lay chuyển.

Những khách hàng thông minh – Hãy lựa chọn cho mình những thương hiệu mang tới hạnh phúc “trọn vẹn”.

Những thương hiệu thông minh – Hãy mang tới hạnh phúc “trọn vẹn” cho khách hàng yêu thương và sẽ gắn bó với bạn.

Theo Go & See


Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

 Giải nghĩa những chữ P trong marketing

Sản phẩm (Product)

Bao gồm tất cả sản phẩm cụ thể và những sản phẩm vô hình tại các doanh nghiệp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dù là sản phẩm dưới hình thức nào cũng cần phải đáp ứng các yếu tố sau: Dễ dàng sử dụng, vẻ ngoài thu hút và được đóng gói trong những bao bì hấp dẫn.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp dịch vụ, lãnh đạo cần cân nhắc đến việc đạo tạo đội ngũ nhân viên có năng lực, đồng phục đẹp mắt… để thu hút khách hàng.

Địa điểm (Place)

Đặt văn phòng tại những vị trí đắc địa, khách hàng dễ dàng tìm kiếm là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, mỗi doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tiến hành đặt địa điểm văn phòng tùy vào lĩnh vực và chiến lược kinh doanh. Đó có thể không phải là nơi đông đúc, sầm uất nhất, nhưng nhất thiết phải là nơi dễ dàng nhất để tiếp cận với lượng khách hàng mục tiêu của công ty.

Một công ty vệ sinh môi trường chuyên phục vụ các khu dân cư có thể đặt văn phòng tại vùng ngoại ô thành phố. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của họ là phục vụ những doanh nghiệp, tập đoàn lớn thì nhất thiết vị trí văn phòng phải được đặt tại những trung tâm kinh doanh sầm uất.

Tiếp thị (Promotion)

Ngày nay, nếu không có kế hoạch tiếp thị, quảng bá đúng cách cho sản phẩm thì công ty khó có thể sống sót.

Tiếp thị có thể bằng nhiều cách, tuy nhiên nhanh, hiệu quả và chi phí rẻ nhất hiện nay có lẽ là thông qua mạng xã hội. Hàng triệu người đăng nhập, tham gia Facebook, Twitter mỗi ngày, họ chính là khách hàng của bạn, chính vì thế, sản phẩm của bạn cũng cần có mặt tại đây.

Giá (Price)

Khi tiến hành định giá sản phẩm, có bốn quy tắc cần phải biết là: chi phí, giá của đối thủ cạnh tranh, mục tiêu gia nhập hay lợi nhuận được đặt lên hàng đầu và cuối cùng giá trị mang đến cho khách hàng là gì.
Câu hỏi cần phải được đặt ra là: “Khách hàng sẽ đánh mất bao nhiêu nếu không sở hữu sản phẩm này?”. Nếu doanh nghiệp không thể chỉ rõ được giá trị đối với khách hàng đồng nghĩa với việc sản phẩm của họ chưa hoàn thiện.

Ngoài ra, một quy tắc tối quan trọng cần lưu tâm đó là Không nên cạnh tranh về giá. Đối với những khách hàng đưa ra quyết định mua chỉ dựa vào giá, họ sẽ không phải là khách hàng lâu dài của công ty bạn. Với bất kỳ sản phẩm nào, họ sẵn sàng chọn hãng khác nếu giá của nó ít hơn thậm chí chỉ vài xu.

Lợi nhuận (Profit)

Để đảm bảo hoạt động của công ty cũng như đưa ra mức giá hợp lý nhất tới khách hàng, các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ về tỷ lệ lợi nhuận mà họ mong muốn. Thông thường, các công ty thực phẩm cộng thêm 20% lợi nhuận vào giá thành, con số này là 50% với nhà bán lẻ quần áo. Không có một quy tắc cứng nhắc nào về việc này, tuy nhiên các nhà lãnh đạo cần phải đưa ra mức lợi nhuận mong muốn chính xác nhất.


CafeBiz/Inc

Không có gì lan tỏa được thông điệp của bạn hiệu quả và mạnh mẽ bằng một chiến dịch viral marketing. Cốt lõi của công cụ này là việc kích thích chính khách hàng chia sẻ thông điệp của bạn tới các khách hàng khác. Theo như số liệu đã được thống kê trên KissMetrics, một chiến dịch viral marketing thành công có thể có mức độ ảnh hưởng tới hình ảnh của thương hiệu bạn trong mắt công chúng gấp 500-1000 lần các chiến dịch khác.

Nhưng việc nặn ra một chiến dịch thành công lại là một điều vô cùng khó khăn. Viral Marketing yêu cầu bạn phải lên kế hoạch rất chặt chẽ, nghiên cứu và khảo sát rất kỹ càng và thử nghiệm liên tục.

Hãy sử dụng cẩm nang dưới đây để bắt đầu tăng tính viral cho chiến dịch của bạn:


Nguồn: Mix Digital

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Các nhà quảng cáo luôn có những "tuyệt chiêu" thu hút người dùng quan tâm và tập trung vào mẫu quảng cáo của họ dù nó xuất hiện trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào.

Quy tắc 1: Hầu hết chúng ta luôn tập trung sự chú ý về phía bên phải. Do đó, khi quảng cáo sản phẩm, các nhà quảng cáo thường cho nhân vật cầm sản phẩm bên tay trái.

Quy tắc 2: Màu sắc đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quảng cáo, nó giúp khơi gợi những cảm xúc khác nhau. Ví dụ: màu xanh dương gợi lên sự tin tưởng, cảm giác trẻ trung. Màu đỏ mang đến cảm giác hào hứng, sôi nổi. Màu xanh lá gợi cảm giác cân bằng, tươi mới.

Quy tắc 3: Cách sắp xếp hình và chữ cũng quan trọng không kém. Một quảng cáo chuẩn mực có hình nằm bên trái và chữ nằm bên phải. Vì mắt tập trung về bên phải nên đặt chữ nằm hướng này thu hút sự quan tâm của người đọc nhiều hơn.

Quy tắc 4: Các loại font chữ góc tròn hoặc có nét mềm mại gây chú ý nhiều hơn. Các góc sắc nhọn gợi liên tưởng đến những vật sắc nhọn, luôn được tâm trí cảnh báo "nguy hiểm" nên sẽ gây cảm giác không thoải mái cho người xem. Các khung ảnh có góc bo tròn cũng thu hút sự chú ý của người xem nhiều hơn. Điều này thể hiện rõ qua các màn hình điện tử, hầu hết đều có góc bo tròn.

Quy tắc 5: Mắt của nhân vật trong các mẫu quảng cáo luôn mở to. Chúng ta bị thu hút bởi những đôi mắt to và ánh mắt sâu thẳm. Hiểu rõ điều này, các nhà thiết kế luôn tập trung vào đôi mắt trong các quảng cáo chụp cận mặt.

 Nguồn: Chiến lược Marketing

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Các phương pháp bán hàng truyền thống chỉ tác động được đến 5% não bộ của khách hàng; 95% suy nghĩ và cảm xúc diễn ra trong bộ não trước khi con người có thể nhận thức được chúng.

Đó là kết luận của Roger Doodley, tác giả cuốn Brainfluence (Kích hoạt não bộ). Theo Roger, nếu như marketing truyền thống luôn tuân thủ những phương pháp đã kiểm chứng và không phải lúc nào cũng hiệu quả, thì marketing dựa trên khoa học não bộ có thể khiến cho khách hàng quyết định mua sắm một cách vô ý thức.

Cụ thể, chính tiềm thức của khách hàng chứ không phải ý thức chủ quan mới đóng vai trò định hướng cách họ phản ứng trước quảng cáo, nhãn hiệu, sản phẩm và cả quyết định mua sắm. Trong nhiều trường hợp, ngay cả người tiêu dùng cũng không thực sự hiểu vì sao họ lại mua. Và đó là lý do vì sao những nghiên cứu marketing theo kiểu truyền thống như phỏng vấn nhóm không mang lại hiệu quả.

Nếu như marketing truyền thống luôn tuân thủ những phương pháp đã kiểm chứng và không phải lúc nào cũng hiệu quả, thì marketing dựa trên khoa học não bộ có thể khiến cho khách hàng quyết định mua sắm một cách vô ý thức.

Trường hợp của hãng đồ hộp Campbell’s (Mỹ) là một ví dụ điển hình. Sản phẩm chủ lực của công ty này là súp đóng hộp, một mặt hàng bình dân có tốc độ tăng trưởng thấp và gặp phải nhiều sự cạnh tranh. Trong khi những nghiên cứu marketing như phỏng vấn người tiêu dùng không mang lại hiệu quả, công ty này còn phát hiện ra những mẫu quảng cáo được nhận xét tốt lại không có mấy tác động đến tăng trưởng doanh thu. Thế là họ quyết định nhờ đến các nhà khoa học.

Campbell’s tập trung nghiên cứu những thay đổi trong nhịp tim, sóng não và các chỉ số sinh hóa khác của tình nguyện viên khi nhìn thấy những mẫu bao bì khác nhau của sản phẩm súp. Công ty còn đặt camera ghi lại phản ứng của tình nguyện viên khi đứng trước quầy hàng món súp ở siêu thị, bao gồm tư thế đứng, ánh mắt và cả độ dãn của đồng tử. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng mặc dù khách hàng luôn liên tưởng thương hiệu Campbell’s với sự ấm áp của món súp mỗi khi xem quảng cáo trên tivi, điều này lại hoàn toàn biến mất khi họ đứng trước quá nhiều sự lựa chọn ở điểm bán.


 Khách hàng rất dễ bị thuyết phục khi các giác quan của họ được kích thích một cách tích cực.

Kết quả là Campbell’s quyết định điều chỉnh hình ảnh trên bao bì món súp đóng hộp lần đầu tiên sau vài thập kỷ. Trên bao bì mới, tô súp trở nên to và bốc khói nghi ngút hơn, đồng thời chiếc muỗng thép cũng được lược bỏ vì nó tạo cảm giác lạnh lẽo. Tất cả nhằm tạo cho người mua hàng một cảm xúc đồng nhất về Campbell’s khi quảng cáo và hiện diện trên kệ ở siêu thị. Đặt mục tiêu tăng 2% doanh số món súp trong vòng 2 năm cho chiến lược thay đổi bao bì, Campbell’s vừa qua cho biết họ hài lòng với kết quả thu được.

Mặc dù mang lại hiệu quả cao, nhưng ứng dụng khoa học não bộ lại đòi hỏi nhiều chi phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể ứng dụng khoa học não bộ vào hoạt động marketing mà không cần phải đầu tư quá lớn. Theo Roger, khách hàng rất dễ bị thuyết phục khi các giác quan của họ được kích thích một cách tích cực. Ví dụ, nhà bán lẻ có thể chơi nhạc hay tạo ra mùi hương dễ chịu tại điểm bán cho dù sản phẩm của họ không có mùi gì cả; hoặc trình bày sản phẩm tại điểm bán cho thật ấn tượng. Hoạt động hậu mãi chăm sóc khách hàng một cách tinh tế cũng là cách để tạo cảm tình. Khi được áp dụng đúng, khoa học não bộ có thể tác động mạnh đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

 Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

10 lý do Alibaba đánh bại Amazon và eBay

Alibaba, công ty bán lẻ trực tuyến hiện đang kiểm soát 80% thị trường thương mại điện tử Trung Quốc, dự kiến phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên phạm vi toàn thế giới vào tháng 6 hoặc tháng 7 năm nay. Trước hết cổ phiếu có thể sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York, Mỹ. Với vị trí thống lĩnh trên thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc, cổ phiếu của Alibaba có thể được định giá cao hơn cổ phiếu của các nhà bán lẻ và hầu hết các doanh nghiệp khác.

Được thành lập vào năm 1999, Tập đoàn Alibaba có tham vọng gặt hái thành công ngoạn mục tại Trung Quốc để trở thành công ty hàng đầu thế giới về thương mại điện tử. Dưới đây là 10 lý do cho thấy tiềm năng phát triển của Alibaba có thể vượt mặt hai “gã khổng lồ” eBay và Amazon.

Thứ nhất là doanh số bán hàng năm 2014 của Alibaba ước đạt 420 tỷ USD. Năm 2012, doanh số bán hàng của Alibaba đạt 170 tỷ USD. Doanh số này “hạ gục” đối thủ cạnh tranh gần nhất là Amazon với doanh số được báo cáo là 74,4 tỷ USD cho tài khóa 2013. Trong khi đó, doanh số bán hàng của eBay được báo cáo là 16 tỷ USD cho năm tài chính 2013, không bằng một phần mười doanh số bán hàng của Alibaba năm 2012.

Hai là Alibaba có thị trường tiềm năng khổng lồ trong dân số 1,4 tỷ người ở Trung Quốc, trong khi đó Mỹ chỉ có 327 triệu (là quốc gia đông dân thứ ba thế giới) và Ấn Độ đứng thứ hai với 1,2 tỷ dân.

Ba là hiện công ty này có tới 300 triệu khách hàng và đang sử dụng 25.000 lao động.

Bốn là “Ngày độc thân” 11/11 đã trở thành ngày khuyến mãi hàng năm và ngày mua sắm trên mạng lớn nhất ở Trung Quốc. Năm 2013, Alibaba ghi nhận doanh số bán hàng đạt 5,6 tỷ USD trong ngày này. Trong khi đó, doanh số bán hàng trực tuyến trong “Ngày siêu thứ Hai” (Super Monday) tại Mỹ năm 2013 chỉ đạt khoảng 1,7 tỷ USD.

Năm là có một số bộ phận chính trong đó có "Taobao" (một dịch vụ bán hàng qua mạng) cho phép các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ bán hàng hóa cho khách hàng. Không giống như eBay nơi mà người bán phải trả tiền hoa hồng cho trang web, những người bán hàng cho Taobao chỉ phải trả tiền cho việc quảng cáo khuyến mãi.

Sáu là website "Tmall.com" của Alibaba tương tự như Amazon, nơi mà các công ty có thể cung cấp hàng hóa của mình cho khách hàng. Ví dụ các công ty Nike và Gap tham gia và trả cho Alibaba tiền hoa hồng cho mỗi giao dịch thành công. Khách hàng có thể sử dụng công cụ thanh toán "Alipay" để thanh toán tương tự như dùng dịch vụ PayPal đối với eBay.

Bảy là hiện nay Alibaba đang định hình các dịch vụ tài chính và các mối quan hệ ngân hàng. Khách hàng sẽ sớm có thể đầu tư cũng như mua bảo hiểm với thẻ tín dụng Alibaba.

Tám là dự kiến Alibaba sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 6 hoặc tháng 7 năm 2014. Hiện tại Yahoo đang sở hữu 24%, Softbank 37% cổ phần của Alibaba. Jack Ma, người sáng lập và Joe Tsai, Phó Chủ tịch điều hành, sở hữu khoảng 10% cổ phần. Có khoảng 17 nhà đầu tư nhỏ hơn và các quan chức nắm giữ phần còn lại khoảng 29% số cổ phần.

Chín là các nhà quản lý tháng trước đã có các cuộc thảo luận với các ngân hàng Citigroup, Credit Suisse, Deutsche Bank, Goldman Sachs, JPMorgan và Morgan Stanley, các ngân hàng đang ganh đua để có một vai trò quan trọng trong quá trình phát hành cổ phiếu này. Tuy nhiên, vẫn chưa có tuyên bố nào được đưa ra.
Mười là giá trị của doanh nghiệp được niêm yết vào khoảng 143 tỷ USD dựa trên sự đồng thuận định giá của 12 chuyên gia phân tích. Điều đó có nghĩa là việc chào bán cổ phiếu có trị giá khoảng 17 tỷ USD, cao hơn khoảng 1 tỷ USD so với giá trị cổ phiếu được chào bán của Facebook.

Alibaba sẽ cạnh tranh gần như trực tiếp với các nhà bán lẻ lớn trên mạng như Amazon, eBay hay Zalando ở châu Âu, Rakuten ở Nhật Bản, Kobo ở Ấn Độ, Wuaki ở Tây Ban Nha và các nhà cung cấp trên mạng lớn khác.

Đây chính là thời điểm mà nhiều nhà bán lẻ trên mạng cần thức tỉnh rằng việc giao hàng miễn phí không phải chỉ là nhu cầu duy nhất của khách hàng khi họ giao dịch trên mạng. Điều quan trọng hơn là cần phải có một định hướng dịch vụ nhằm neo giữ khách hàng vào các trang mạng mua sắm trực tuyến. Thậm chí cần thiết phải phát triển thẻ khách hàng thân thiết với các ưu đãi để khuyến khích việc tiếp tục mua sắm trên mạng.

Sưu Tầm

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Dù bạn kinh doanh trên Internet, nghe có vẻ hiện đại nhưng cũng khó tránh khỏi ba yếu tố được mệnh danh là “tam tài” này.

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” – Những yếu tố mà một người kinh doanh thường hay nhắc đến và ước muốn để cầu thuận buồm xuôi gió cho doanh nghiệp, cho con đường nghề và nghiệp của mình. Và dù, bạn kinh doanh trên Internet, nghe có vẻ hiện đại nhưng cũng khó tránh khỏi ba yếu tố được mệnh danh là “tam tài” này.

Thiên thời, địa lợi là hai yếu tố mà bạn không tác động, không điều khiển hay thay đổi nó được. Nhân hòa thì có thể vì nó là đối nhân xử thế giữa người với người. Không tác động được nhưng hãy điểm qua xem những người đã thành công, họ đã cưỡi sóng “thiên thời, địa lợi” như thế nào?


Thuyền trưởng Alibaba.com, Jack Ma

Jack Ma (Mã Vân) bén duyên với Internet từ khá sớm. Nhân một chuyến đi Mỹ vào năm 1995, ông được tiếp cận với Internet và đã phát hiện ra biển trời mênh mông rộng mở với vô vàn thứ có thể làm được trên Internet. Vì vậy, trở về Trung Hoa ông liền từ bỏ việc đi dạy để chuyển sang khởi nghiệp với Internet. Ngay sau đó là sự ra đời công ty đầu tiên của ông là Những Trang Vàng (China Yellowpages) sau đó bán lại cho Chính Phủ và thành lập Alibaba.com vào 1999, nay đã là đế chế của thương mại điện tử của không chỉ Trung Hoa mà cả Thế Giới.

Thiên thời đã đem đến cho Jack Ma cái dịp đi Mỹ vào cái thời sơ khai của Internet. Địa lợi là đất nước Trung Hoa của ông lúc bấy giờ mật độ sử dụng Internet còn vô cùng thấp, thị trường còn vô cùng thô sơ và màu mỡ.

Ngay cả đến cái chuyện mua tên miền Alibaba.com cũng còn được trong khi bây giờ khởi nghiệp Internet thì một vấn đề đau đầu là chọn tên miền vừa ý. Ai cũng ưu tiên tên miền .com nhưng những cái tên gắn liền, gợi nhớ với dịch vụ của bạn thì hầu như .com là không còn.

Dẫu sao đi nữa, có thiên thời, có địa lợi nhưng vẫn cần đến cái “nhân hòa”, cái nhìn tinh tế của Jack Ma để nhận ra thị trường màu mỡ cho mình. Vì hẳn rằng trước năm 1995 cũng không thiếu giáo viên Anh Văn nói riêng và người Trung Quốc nói chung đi công tác sang Mỹ.

Viber, khởi nghiệp 2 năm, bỏ túi 800 triệu USD

Với câu chuyện của Viber Media (công ty sở hữu ứng dụng chat Viber trên nền tảng OTT), thiên thời của họ có lẽ bắt nguồn từ năm 2007 bởi phù thủy Steve Jobs. Nếu Steve Jobs không khai sinh ra iPhone thì chưa chắc Marco Talmon – CEO Viber Media - có thể nghĩ ra Viber. iPhone tạo nên trào lưu smartphone thông minh đúng nghĩa, hỗ trợ mạnh mẽ cho các ứng dụng chạy trên thiết bị di động. Nó là nền tảng, là tiền để và là điều kiện cần để Viber nói riêng và hàng loạt ứng dụng công nghệ nói chung khác ra đời.


Thiên thời đã đem đến cho nhà doanh nhân Israel này một sự bao phủ khắp hành tinh, mang tên Internet.

Địa lợi của Viber, ban đầu là địa lợi của các nhà mạng viễn thông khi con người có nhu cầu giao tiếp với nhau qua viễn thông nhằm xóa bỏ khoảng cách địa lý nhưng họ vẫn đang phải trả phí khá cao cho các cuộc nói chuyện.

Thế là, Viber ra đời nhắm kéo những cuộc nói chuyện ấy lên cái mạng lưới Internet bao phủ khắp hành tinh của chúng ta hiện nay. Internet giúp chúng ta truyền dữ liệu, dữ liệu đó có thể là hình ảnh, lời nói (voice), câu chữ (text) và nhiều định dạng khác. Thậm chí Internet còn có thể chuyển đi hàng Gigabyte, Terabyte huống hồ gì những ký tự hay text chỉ vào chục, vài trăm kylobyte.

Các nhà mạng không thích điều này, nhưng người dùng thì ngược lại. Niềm vui của người này lại là nỗi buổn của người khác. Sự thành công của Viber đã được đón nhận bởi gần 300 triệu thành viên. Và Rakuten – “đại gia” bán lẻ trực truyến của Nhật – đã chi 900 triệu USD để sở hữu Viber, vị chi là khoảng 3 USD để có một người dùng của Viber, con số này là chấp nhận được, không hề đắt.

Trong hai năm đầu, Viber lỗ 74,6 triệu USD. Một món nợ kếch xù nhưng lại bán được giá 900 triệu USD. Bỏ túi hơn 800 triệu USD từ một doanh nghiệp lỗ nặng và doanh thu chỉ được 1,5 triệu USD / năm, thậm chí còn tệ hơi doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Điều kỳ diệu ấy chỉ có thể đến từ một công ty trong ngành Internet.

Samsung - Ông vua Android

Theo bạn, ai là người lật đổ ngôi vương của Nokia? Samsung? Không phải, Apple mới đúng, Apple mới chính là kẻ bắn phát súng vào cuộc đua khốc liệt để đẩy Nokia từ vị trí số 1 rời khỏi bảng xếp hạng sau 14 năm chiếm giữ.

Thế nhưng, iPhone của Apple không hề chiếm vị trí số 1 ở bất cứ phương diện nào, từ thị phần, doanh số, sản lượng máy bán ra… đều thua hoặc Android (nếu xét về thị phần) hoặc doanh thu và sản lượng (nếu chỉ xét với một mình Samsung, không cần kể cả liên minh những hãng sử dụng Android).


Samsung đã lợi dụng “thiên thời” thứ nhất là Google cho ra đời hệ điều hành mã nguồn mở miễn phí Android, thứ hai là ung dung ngồi sao chép các thiết kế của Apple cho nhanh.

“Địa lợi” của hãng là sự chuyển mình khá chậm chạp của đối thủ như Sony Ericsson tưởng chừng bỏ cuộc nhưng phải sau 3-4 tháng kể từ khi Samsung ra smartphone Android thì hãng này mới giới thiệu sản phẩm Xperia đầu tiên chạy Android. Khi ấy, cuộc đua còn vài đại diện như LG, Motorola vốn cũng chỉ bám đua ở trận địa cũ.

“Nhân hòa” của Samsung là việc hãng này liên tục tung ra sản phẩm mới, từ phân khúc cực thấp cấp như Galaxy Y cho đến tầm trung như Galaxy Grand, cao cấp như S4 và tự mở ra thị trường cho riêng mình với phân khúc phablet (phone + tablet : ĐTDĐ lai máy tính bảng) Galaxy Note. Nhiều đến mức nhân viên của Samsung cũng không thể nhớ hãng hiện có bao nhiêu dòng sản phẩm đang kinh doanh.

Có một câu nói, muốn có một ý tưởng hay phải dẹp bỏ hàng ngàn ý tưởng tồi. Ý tưởng của Jack Ma lóe lên khi thị trường còn sơ khai, ý tưởng của Viber dựa trên khó khăn của người dùng và của Samsung dựa trên việc nắm bắt kịp thời trước chuyển mình của thời cuộc. Không thời nào là dễ hay khó, chỉ có con người chúng ta có đủ tinh tế để nhận ra khoảng trời riêng cho mình hay không mà thôi!

 Nguồn: Lanta Brand

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Khi bắt đầu mua traffic từ Google Adwords, bạn cảm thấy thích thú với hiệu quả mà nó mang lại. Bạn có được điều mà bạn muốn, mọi người ghé thăm trang nhiều hơn, bạn kiếm được lợi nhuận.

Nhưng niềm vui ấy tồn tại không bao lâu khi thời gian gần đây, rất ít người mua sản phẩm hay đăng ký vào trang của bạn nữa.

Và hàng ngày bạn vẫn phải trả tiền cho Google Adword.

Đã có rất nhiều người từ bỏ Google Adwords.

“Adwords không mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh của tôi!”
“Có thể tôi sẽ thử quảng cáo trên Facebook”.

Một sự thật đáng buồn là rất ít doanh nghiệp có được thành công lâu dài nếu như không có khách hàng ban đầu từ quảng cáo Google Adwords.

Có thể bạn nghĩ phát biểu này có quá tự tin chăng? Hãy đọc tiếp và tôi sẽ chỉ cho bạn thấy.

Vấn đề của bạn là gì? 

Bước đầu tiên để có nhiều chuyển đổi từ Google Adwords là tìm ra chuyển dổi nào thực sự hiệu quả với việc kinh doanh của bạn.

Các trích dẫn chuyển đổi quảng cáo Google Adwords cho biết quảng cáo nào và từ khóa nào đang mang lại kết quả tốt nhất cho bạn.

Công thức tính tỉ lệ chuyển đổi được giải thích rõ trong tài liệu hỗ trợ của Google. Bạn sẽ thấy nó không quá phức tạp.

Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp SaaS (phần mềm như một dịch vụ), bạn nên thiết lập bảng thể hiện chuyển đổi khi có ai đó đăng ký.

Nếu bạn đang sở hữu một trang thương mại điện tử, thì bảng chuyển đổi của bạn nên được cài đặt để thể hiện số lượng khách hàng mua sản phẩm.

Cái mà tài liệu hỗ trợ của Google chưa đề cập tới đó là phải làm gì khi tỷ lệ chuyển đổi bằng 0.

slide

Tách riêng vấn đề tiếp thị với bán hàng

Tất nhiên khi bạn mới bắt đầu đăng ký quảng cáo thì lượng người mua và đăng ký trên trang của bạn không nhiều như mong đợi.

Điều đó là do 1 trong 2 nguyên nhân sau (hoặc có khi là cả hai)

- Từ khóa mục tiêu: những từ khóa tìm kiếm nào mang lại cơ hội tiếp cận với thị trường giá hiệu quả nhất?
- Chuyển đổi: Cách mà mọi người bán hàng như thế nào?

Bạn có thể nghĩ đây có thể vừa là vấn đề trong tiếp thị vừa là vấn đề trong cách bán hàng

Nếu vẫn có một lượng traffic dồi dào, ổn định vào trang của bạn mà không ai mua hàng, thì hẳn đó là vấn đề về cách bán hàng.

Nếu bạn không thể có hoặc không thấy dấu hiệu nào về traffic từ thị trường mục tiêu của bạn thì nó thuộc về vấn đề tiếp thị

Rất khó để giải quyết cả hai vấn đề này cùng một lúc

Khi bạn tìm hiểu nên chi tiền cho mục tiêu quảng cáo nào, đặc biệt khi sản phẩm hay dịch vụ đó còn mới và khá mơ hồ, thì không khó để xác định từ khóa nào quyết định khách hàng trong thị trường của bạn mặc dù họ chưa từng mua sản phẩm đó.

Ví dụ: giả sử bạn có một giải pháp cho các nhà đầu tư nhỏ có thể dễ dàng và nhanh chóng mua được cổ phiếu ít rủi ro của các công ty mà không phải nghiên cứu hay đầu tư nhiều vốn ban đầu. Thị trường mục tiêu của bạn chắc chắn là thị trường trực tuyến và các từ khóa liên quan tới giải pháp mà bạn đang cung cấp, nhưng họ lại không tìm kiếm với từ khóa chính xác như của bạn vì họ không hề biết nó có tồn tại hay không.

Vấn đề tiếp thị

Bạn bán những đôi giầy nữ đa dạng kích cỡ, mọi người tìm kiếm trực tuyến đúng những thứ mà bạn đang bán. Nhưng họ lại không mua hàng của bạn.

Vấn đề bán hàng

Nói cách khác, bạn muốn giải quyết hai vấn đề này tách biệt nhau và đây là lúc bảng thể hiện tỉ lệ chuyển đổi của Adwords phát huy tác dụng.

Đặt bảng tỷ lệ chuyển đổi này lên vị trí dầu tiên trong kế hoạch tiếp thị

Nếu như bạn đang rao bán các ứng dụng, mà khách ghé thăm trang lại không mua bất cứ ứng dụng nào bạn đang cung cấp, thì ắt hẳn là có vấn đề.

Không phải ngay lập tức có thể nhận dạng được đó là do tiếp thị hay cách bán hàng.

Gợi ý ở đây là nên giải quyết vấn đề về tiếp thị trước, bằng cách chọn ra những ứng dụng phổ biến nhất và tập trung bán cho những người cần loại ứng dụng này.

Với cách này bạn vừa có thể cải thiện việc bán hàng, vừa phải trả ít tiền cho quảng cáo.

Nhưng làm sao biết được từ khóa nào là từ khóa tiềm năng nhất khi mà không có khách nào mua hàng?

Ví dụ bạn đang có một của hàng giầy trực tuyến chủ yếu bán các loại giầy cho trẻ em từ 4 tuổi trở xuống.

Khi có ai đó tìm kiếm “giầy trẻ em” và ghé vào trang của bạn mà không mua. Liệu có phải do trang của bạn chưa được tối ưu và có tính năng giao dịch không mấy tiện ích (vấn đề bán hàng), hay do người dùng tìm kiếm giầy trẻ em nhưng cho độ tuổi từ 5 tuổi trở lên (vấn đề tiếp thị)?

Để biết được đâu là vấn đề, bạn hãy nhìn vào bảng tỷ lệ chuyển đổi khi quá trình mua hàng đang được diễn ra chứ không phải khi nó đã được hoàn tất. Ví dụ như khi họ mới cho sản phẩm vào giỏ hàng.

Hãy để ý cách miêu tả sản phẩm trên trang của mình, bạn chỉ để một tiêu đề chung / giá tham khảo và một nút “tìm hiểu thêm” dẫn đến trang chi tiết cho sản phẩm đó.

Và nếu bạn viết một tiêu đề đầy đủ hơn, ví dụ “Giầy thích hợp cho các bé dưới 4 tuổi” thì bạn có thể biết chắc khách hàng mà nhấp chuột vào nút “tìm hiểu thêm” là khách hàng đang quan tâm đến những đôi giầy xinh xắn phù hợp với các bé trong độ tuổi dưới 4.

Dùng mục quản lý thẻ tag để theo dõi tỷ lệ chuyển đổi

Trong một số trường hợp, theo dõi tỷ lệ chuyển đổi đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật.

Tưởng tượng khi tôi muốn theo dõi tỷ lệ chuyển đổi khi khách hàng ghé thăm các trang trên web của tôi, không phải trang chủ. Hay tôi muốn theo dõi khi khách hàng nhấn nút “mua hàng”, theo dõi cửa sổ phụ hiện ra (ngay cả khi họ không hoàn tất quá trình mua.

Mục quản lý thẻ tag là công cụ vô cùng hữu ích cho việc theo dõi tỷ lệ chuyển đổi cho cả Google Adwords và Google Analytics.

Không chỉ theo dõi tỷ lệ chuyển đổi theo cách truyền thống dựa trên trang (trên các trang con không phải trang chủ) bằng cách làm theo các bước hướng dẫn mà còn có thể đính kèm bảng chuyển đổi bằng cách sử dụng Google Tag Manager Auto Event Tracking.

Có rất nhiều trang web chia sẻ cách bắt đầu sử dụng Google Tag Manager như thế nào. Tôi không cần phải nói thêm về vấn đề này nữa, các bạn có thể tự mình tìm hiểu trên mạng.

Theo dõi nhiều tỷ lệ chuyển đổi cùng lúc

Trong khi bạn có thể sử dụng nhiều bảng tỷ lệ chuyển đổi, sau đó phân tích dữ liệu sử dụng Adwords segments để biết từ khóa nào đang chuyển đổi theo từng thời điểm. Tôi thích sự đơn giản và khuyên bạn chỉ nên theo dõi một bảng tại một thời điểm nhất định.

Sử dụng một bảng chuyển đổi cho phép bạn quan sát tỷ lệ chuyển đổi trong tất cả các màn hình Adwords mà không phải tải bản báo cáo, và quan trọng hơn, bạn có thể lọc dữ liệu trong Adwords dựa trên tỷ lệ chuyển đổi đó.

adwords-conversion-event

Nên nhớ, tỷ lệ chuyển đổi sẽ thay đổi theo thời gian. Có nghĩa là khi không sử dụng bảng tỷ lệ của “bất kỳ trang nào ngoại trừ trang chủ” làm bản tham khảo, thì khi chuyển qua “xem kế hoạch/giá” để kiểm tra và sau đó lại chuyển qua theo dõi “nhấp chuột để đăng ký”, thì bạn cần phải lưu lại các thay đổi đó, có như vậy bạn mới có thể xem một bảng tỷ lệ chuyển đổi trong cùng một khung thời gian nhất định.

Đừng bỏ cuộc!

Sử dụng trang PPC để điều khiển việc kinh doanh được ví như một sức mạnh khổng lồ.

Nó mạnh bởi vì như Juan Martiegui (từ MindValley Hispano) từng phát biểu trong Mixergy Interview “Công việc mà bạn làm sẽ không được gọi là kinh doanh nếu như bạn không tìm ra cách để mua khách hàng”

Lưu ý rằng Google Adwords không chỉ là công cụ tiếp thị, nó còn là công cụ nghiên cứu thị trường. Bằng cách phân tích những tỷ lệ chuyển đổi trung gian bạn có thể nhanh chóng có được những ý tưởng tốt trước khi bán một mặt hàng nào đó mà không phải mất nhiều công sức và tiền bạc.

Tôi hi vọng áp dụng những hướng dẫn trong bài viết này sẽ giúp bạn dùng công cụ theo dõi tỷ lệ chuyển đổi của Google Adwords hiệu quả để tạo dựng công cuộc kinh doanh không ngừng nghỉ cho riêng mình hoặc cho khách hàng của các bạn.

Nguồn www.thegioiseo.com 

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Marketing: La bàn và mái chèo

Kinh doanh thời khủng hoảng hiện nay bất cứ doanh nghiệp nào đã lâu đời với bề dày kinh nghiệm hay những doanh nghiệp mới phát triển nếu không biết và không quan tâm tới Marketing Online thì khả năng nằm trong số 700 000 doanh nghiệp đóng cửa tại Việt Nam đầu năm 2013 là rất cao. Có rất nhiều bài viết, có rất nhiều hội thảo nói về vấn đề đang nóng hổi của xã hội này khiến chúng ta cập nhật thông tin và xử lý thông tin có đôi chút gì đó nhiễu loạn, hôm nay tôi sẽ viết một bài về Marketing Online với một góc nhìn tổng quan nhất theo các bước như sau:

 Lập kế hoạch xây dựng thương hiệu và website: Doanh nghiệp bây giờ không chỉ là doanh nghiệp truyền thống nữa mà nó đã trở nên song song trở thành công ty Marketing Online trong ngành và tiền đề rằng chỉ có cần có một báo cáo phân tích cẩn thận những đặc điểm hiện nay của ngành và vị trí của công ty đó trong ngành, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty, điểm lợi nhuận cốt lõi, để kết hợp với vị trí thực tế của công ty và sản xuất trang web phù hợp với đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm đó.


  Quảng bá nội dung website: Đây là một phần cốt lõi của Marketing Online. Trang web có thể lưu trữ được lượng thông tin rất lớn, nhưng hầu như moi người chỉ để ý đến viết nội dung cho website mà không để ý đến các phần khuyến mãi, tặng quà đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm tiêu dùng. Thự hiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp, chắc chắn là công cụ tìm kiếm mà người dùng thường search là Google, sử dụng công cụ SEO Website để nâng thứ hạng của website lên trên công cụ tìm kiếm từ đó nhắm thẳng tới khách hàng mục tiêu. Ngoài ra còn có Marketing diễn đàn, blog Marketing, Marketing mạng xã hội, … tùy vào quy mô của doanh nghiệp cũng như sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp thì doanh nghiệp sẽ chọn kết hợp các hình thức sao cho hợp lý nhất.

 Marketing trực tiếp khách hàng đầu cuối: Sau các quá trình nghiên cứu và xây dựng nội dung sản phẩm, đem website đi quảng bá truyền thông. Chắc chắn sẽ có một lượng khách hàng nhất định tìm đến doanh nghiệp với các sản phẩm khác nhau, Marketing Online đến đó cơ bản đã hoàn thành được 70%, còn bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất đó chính là Marketing khách hàng đầu cuối hay còn gọi là chốt Sale. Khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật sự của mình hay không đó là ở bước cuối cùng này.

 Phân khúc thị trường tốt hơn: Internet Marketing có thể được phân khúc thị trường nhất định với đám đông và thậm chí cả một người, để đáp ứng nhu cầu cá nhân, có tính đến nhu cầu của từng khách hàng, phát triển các chiến lược phù hợp, có thể dễ dàng mở rộng thị trường: Internet mà không có hạn chế trong khu vực, tương ứng, Marketing trên mạng là không có giới hạn trong khu vực, so với Marketing truyền thống, có thể dễ dàng mở rộng thị trường cho các công ty để mang lại sự phát triển thị trường lớn hơn, trong mọi thời tiết Marketing: Đây là một trong những điểm nổi bật của Marketing trên mạng, miễn là truy cập

 Chi phí thấp: xét về mặt chi phí thì chi phí dành cho tiếp thị Marketing Online thuộc loại chi phí thấp nhất so với chi phí marketing truyền thống. Còn xét về mặt tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thì khách hàng chuyển đổi từ marketing online cao hơn gấp nhiều lần. Tổng kết lại một hình thức marketing mà chi phí thấp cộng với hiệu quả khách hàng cao thì bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay cũng đều cần phải áp dụng nếu không muốn giống 700 000 doanh nghiệp phá sản vào đầu năm 2013 này.

Internet Marketing cho các công ty vừa và nhỏ, phù hợp hơn cho các ứng dụng của họ:

  Lý do là:

  Đầu tiên, quỹ Marketing của công ty nhỏ còn rất hạn chế, cần phải giảm chi phí, Marketing trên mạng chỉ để hoạt động chi phí thấp.

  Thứ hai, các công ty vừa và nhỏ trong thị trường còn hạn chế Marketing truyền thống, không có khả năng mở rộng thị trường, Marketing trên mạng có thể hoạt động mà không có giới hạn địa lý.

  Thứ ba, các công ty vừa và nhỏ miễn là có sức mạnh, bạn có thể thiết lập một thương hiệu trên Internet, so với chiến lược Marketing thương hiệu truyền thống, Marketing thương hiệu Internet thực hiện tốt hơn.

  Trong ngắn hạn, điều hành trực tuyến mạng mà Marketing trên mạng trong cuộc khủng hoảng kinh tế đã chứng minh sức mạnh mạnh mẽ của nó, sự phát triển tương lai của các công ty vừa và nhỏ, những người biết làm Marketing Online tốt hơn, những người đó sẽ có thể chiếm lĩnh thị trường.

Sưu Tầm

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Marketing: La bàn và mái chèo
5 xu hướng truyền thông xã hội năm 2014

Bài viết này có thể áp dụng cho cả shop quần áo online lẫn các shop ở các mặt hàng khác, hy vọng các bạn sẽ góp ích nhiều góc nhìn để bài viết được hoàn thiện hơn! Thank you!

fashion_christy_ng
Hãy cùng nghe Christy Ng chia sẻ cách cô thành công trên thị trường bán lẻ quần áo như thế nào?​

Bài học từ các nước phát triển hơn: Malaysia!

Có thể bạn chưa biết, ngành bán lẻ quần áo và phụ kiện đi kèm tại Malaysia có giá trị rất lớn, đạt giá trị 39 triệu USD Nielsen-PayPal (2011), chiếm 7% thị phần mua bán online tại nước này. 1 điều hấp dẫn hơn cả là đa số người dân Malay thích mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ nội địa, hơn là mua tại các mô hình thương mại điện tử nước ngoài như Amazon, eBay, Taobao... Con số này dự tính sẽ tăng lên gấp 4 lần so với thời điểm hiện tại, chính vì thế mà các gian hàng bán thời trang online đang mọc lên như nấm mọc sau mưa tại thị trường chỉ có 30 triệu dân, nhưng có tới 17 triệu internet user này!

Với sự bùng nổ của các platform mạng xã hội, cũng như các chợ thương mại điện tử nội địa tại Malay, tất cả mọi người đều có gắng chen lên chiếc bánh chật chội này với đủ loại hàng hoá từ quần áo, đồ lót, mỹ phẩm, giầy dép hoặc túi xách. Dĩ nhiên là chúng ta không thể phủ nhận ngành hàng thời trang luôn là ngành hot, nằm trong top search của bất kỳ Google tại bất cứ quốc gia châu Á nào.

Chính điều này làm cho chiếc bánh vốn đã nhỏ này càng nhỏ hơn với sự cạnh tranh khốc liệt, tuy nhiên chính việc này tạo ra 1 thị trường ngách cho 1 nhóm nhỏ các nhà thiết kế tài năng có cơ hội nổi lên, trong hàng ngàn các shop quần áo tuy đa dạng mẫu mà, nhưng chỉ toàn hàng nhập và không có phong cách riêng. Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ phân tích 7 lý do vì sao đa số các shop mua bán quần áo thời trang bị "chết yểu", bài học này không những đúng tại thị trường Malay, mà cả ở thị trường Vietnam!

1) Chết vì không có sự sáng tạo, hoặc sản phẩm không có sự khác biệt 

fashion_product_innovation

Tại sao khách hàng phải mua hàng từ shop của bạn chứ không phải mua ở 1 cửa hàng tương tự đâu đó trên các chợ khác? Là 1 người buôn bán giỏi, bạn phải luôn có câu trả lời cho câu hỏi này. Khách hàng luôn muốn mua 1 sản phẩm có sự khác biệt, không chỉ từ mẫu mã hình dạng, mà còn ở phong cách phục vụ, dịch vụ của bạn khi mua hàng.

Khách hàng mua sắm online thường rất thông minh, và có nhiều sự lựa chọn hơn là khi họ đi shopping tại các shop offline. Họ được trang bị các công cụ tìm kiếm miễn phí để tìm, so sánh, khảo sát, xem review giữa bạn và đối thủ trước khi quyết định mua 1 món hàng. Nếu bạn đang bán 1 sản phẩm, hãy chắc chắn rằng bạn bỏ nhiều công sức để tạo ra sự khác biệt cho chúng, hoặc ít nhất tạo ra thêm những "giá trị thặng dư" trong khâu dịch vụ, càng sáng tạo càng tốt, vì nên nhớ, đối thủ của bạn thường bắt chước rất nhanh!

Không bao giờ đi copy hoặc nhái các sản phẩm/ chiến lược của đối thủ, vì nó chỉ biến bạn trở thành kẻ theo đuôi, và sẽ không bao giờ là người dẫn đầu được!

2) Chết vì cạnh tranh về giá

fashion_price_wars

Đây có lẽ là phương án tệ nhất nếu bạn muốn áp dụng. Các bạn nào hay đánh cờ, chắc là biết nước "thí quân, đổi mạng lấy mạng". Thay vì giết nhau bằng việc giảm giá, hãy là 1 shop bán hàng online thông minh khi cố tìm cách tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ! Cứ để đối thủ chạy theo việc giảm giá, và tự giết chính mình :)

Hãy là nguời kinh doanh tỉnh táo, thông minh khi luôn biết cách chọn ra những dòng sản phẩm ít bị cạnh tranh, mang lại nhiều doanh thu lợi nhuận, hơn là đi giảm giá các loại quần áo na ná các shop khác, bạn chỉ thu bạc cắc mà thôi. Ngoài ra, luôn tìm cách đánh bóng thương hiệu, và nhấn mạnh thế mạnh của bạn trong các sản phẩm, dịch vụ độc quyền của mình. Tập trung vào sản phẩm độc đáo, thế mạnh sẽ giúp bạn knock-out các đối thủ, dẫn dắt thị trường trước khi họ kịp hiểu chuyện gì đã xảy ra.

Một cách nói khác, bạn phải biết cách mỉm cười và moi tiền của khách hàng, cho họ 1 lý do tại sao họ phải trả nhiều hơn nhưng vẫn happy, hơn là việc bù đầu tìm cách phá giá thị trường bạn nhé!

3) Chết vì không có bản sắc thương hiệu, và PR kém

fashion_no_news_is_bad_news

Không có thông tin/ hàng độc cập nhật trên website/ fanpage đồng nghĩa với chết! Nhớ nhé, luôn tranh thủ thu hút sự chú ý của khách hàng bằng mọi giá! Ít ra khi bạn xuất hiện, mọi người sẽ có cơ hội đánh giá, còn hơn là chẳng ai biết mà đánh giá bạn, và dĩ nhiên các cao thủ PR luôn biết cách để điều khiển dư luận rồi! Không bao giờ để quầy của bạn bị lạc lõng trong đám đông, phải luôn tìm cách tạo ra sự khác biệt, "đẹp tuyệt vời mà ko chói loá" bằng cách cách bài trí shop rộng hơn, lớn hơn, rực rõ hơn với đa dạng chủng loại quần áo, 1 style khác biệt làm cho khách hàng không thể nào quên được shop bạn!

Tập trung và thuyết phục các khách hàng tièm năng bằng việc tạo ra gia vị "ghen tị" trong brand của bạn. Cuộc sống này luôn có vô vàn khó khăn và mọi người luôn mong muốn có được sự giải thoát, đúng không nào? Thoả mãn khát vọng đó của họ, và khách hàng sẽ ùn ùn kéo đến shop của bạn.

Một ví dụ điển hình cho việc này là từ Dylan Lauren, con gái của đại gia thời trang hàng đầu Ralph Lauren, khi cô thắng lớn trong việc tạo ra dòng thời trang độc đáo "Dylan's Candy Bar" vào năm 2011 với ý tưởng hiện thực hoá các giấc mơ từ thời con nít của khách hàng vào sản phẩm! Ý tưởng này đến với cô khi vô tình thấy lại hình ảnh của Willy Wonka và tiệm Chocolate Factory lúc cô mới 5 tuổi, từ đó Dylan đã nghiên cứu ngày đêm để tái hiện lại giấc mơ này với khách hàng, với định vị mới: 1 chuỗi cửa hàng kẹo ngọt ngon lành, lớn và độc đáo nhất thế giới ( Xem thêm tại Wikipedia).

Một trong vô vàn lý do khác ngăn cản khách mua hàng của bạn chính là hình ảnh nghèo nàn, ít update hoặc thông tin chi tiết về sản phẩm. Hãy luôn nhớ: Shop quần áo là nơi bạn bán những món đồ với style, khung hình, lời chào mời sáng tạo. Làm sao họ có thể mua với những hình ảnh nhỏ tí, mờ nét và những dòng chú thích cụt ngủn như 1 gian hàng đồ chơi của đứa trẻ lớp mầm? Nói 1 cách khác: Hình ảnh sản phẩm cũng chính là thương hiệu của bạn!

4) Chết vì dịch vụ hậu mãi kém, trả lời chậm và sản phẩm chất lượng kém

fashion_poor_customer_service

Warren Buffet nói: "Build 1 thương hiệu mất cả đời người, nhưng chỉ mất 5 phút để bạn huỷ hoại nó".

Thật vậy, uy tín của cửa hàng là thứ quan trọng trên hết, vì thế, hãy sống chết để giữ lấy nó! Bán những sản phẩm lỗi, hư cho khách còn kinh khủng hơn là việc bạn "cứa cổ" khách hàng. Thử nghĩ xem nhé, dù khách của bạn có phát giác việc bị mua hớ, nhưng sản phẩm bền đẹp, họ sẽ vẫn quay lại với bạn, chứ ko phải thứ sản phẩm mới xài 3 ngày đã gãy đôi, nhỉ?

Nói ngắn gọn hơn, thà là 1 cửa hàng bán giá mắc, còn hơn là 1 cửa hàng bán đồ phế thải! 1 lỗi thường gặp khác còn nằm ở khâu hậu mãi, mình sẽ có 1 bài riêng viết về phần này sau.

5) Chết vì quản lý yếu kém trong khâu dự trữ hàng, và xoay vòng vốn

fashion_merchandising

Thời trang và các xu thế của nó luôn thay đổi nhanh đến mức chóng mặt! Việc thất bại trong việc bán 1 dòng hàng (SKU), 1 mẫu mã trước khi nó lỗi mốt là 1 thất bại thường thấy trong lĩnh vực kinh doanh thời trang. Rất nhiều cửa hàng gặp khó khăn trong việc trữ và đa dạng mẫu mã, với việc "tống" chúng đi trước khi quá trễ!

Giải pháp: Xác định dòng hàng nào có thể "cháy hàng" nhanh, tạo ra sự khác biệt giữa dòng hàng "trendy - đang mốt", bán theo mùa; và dòng "classic, timeless" lúc nào cũng có thể bán được! ( Đọc thêm: Vì sao một chiếc áo Zara chỉ nằm trên kệ tối đa 6 ngày?)

Luôn cập nhật chính xác các xu hướng thời gian mới nhất, luôn khảo sát thị trường để biết món nào đang hot và món nào không. Luôn ghi nhớ thông tin màu sắc, mẫu mã, xu hướng nào bán chạy nhất, để chuẩn bị cho lần nhập hàng tiếp theo. Luôn nhập thêm các món bán chạy trong mùa cao điểm, và nhập tiểu ngạch trong mùa thấp điểm, nghe thì ai cũng biết, nhưng để làm được cần người bán hàng có 1 độ nhạy cần thiết trong nghệ thuật " hit hard and lay low" này!

6) Chết vì website "xấu hoắc" và giao diện nghèo nàn

fashion_bad_user_experience

Nếu bạn là 1 người bán thời trang nữ, bạn sẽ thấy điều này quan trọng đến thế nào. Nói vui vui 1 tí, không chỉ có các "quý ông" mới háo sắc, mà các "quý bà" còn "háo sắc" hơn gấp bội :))

Mọi người thích shop trong 1 gian hàng online "sạch sẻ", ngăn nắp, và có thể dễ dàng "đi loanh quanh dòm ngó", hệt như 1 shop offline vậy! Lấy 1 ví dụ khi bạn bán giầy hoặc áo quần nhé: Luôn đảm bảo bạn có 1 guideline cho các loại size bạn bán ngay cạnh hình ảnh sản phẩm trên website, và 1 list chi tiết các thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm. Bạn thử áp dụng tips này, và cho mình biết kết quả nhé!

Một việc quan trọng không kém là khâu thanh toán: Luôn đảm bảo bạn tích hợp nhiều phương án thanh toán, ví điện tử nhất cho web của mình. Khách hàng là những người khó tính, đã tốn bao công sức moi được tiền của họ mà bạn lại bắt họ đi vòng vèo phức tạp, chắc chắn họ sẽ suy nghĩ lại và cất tiền vào thôi! 1 tips khác để làm web của bạn trông đẹp hơn là đừng tiếc tiền thuê designer, camera man giỏi. Nếu bạn là chủ 1 shop nhỏ hoặc 1 start up, outsource việc này luôn là lựa chọn hàng đầu, hoặc sử dụng các giải pháp thương mại điện tử tốt có thể support bạn trong những năm đầu vất vả ấy!

7) Chết vì cạnh tranh trong Biển đỏ, 1 thị trường cạnh tranh quá lộn xộn!

fashion_red_ocean

Rất nhiều shop online cố gắng đa dạng hoá sản phẩm của mình, điều này là cần thiết, tuy nhiên họ đang làm 1 việc mà chúng ta gọi nôm na là cạnh tranh trong "biển đỏ" (red sea). Thay vì cạnh tranh khốc liệt ở những phân khúc phổ thông, hãy tìm cho mình 1 thị trường ngách (niche market) nơi bạn có thể thoả sức vẫy vùng, tự tin và có nhiều lợi nhuận hơn!

Hơn thế nữa, việc tìm ra 1 thị trường ít cạnh tranh sẽ tăng khả năng "sống sót" và thành công của bạn. 1 lỗi lớn mà đa số các shop hay gặp là việc mải cạnh tranh trực tiếp với nhau, hoặc với các shop lớn có bề dày hàng chục năm uy tín, quên mất việc tìm ra bản sắc riêng cho mình. Có phải tốt hơn việc bạn làm thợ trong vạn người, bạn nên tìm lối đi riêng và làm thầy dù chỉ có vài người?

Lời cuối từ Johnny: Bài viết là góc nhìn của Christy Ng, nhà sáng lập ChristyNg.com vào tháng 7 năm 2010, sau này trở thành chuỗi cửa hàng bán giầy nữ hàng đầu tại Malaysia. Đa số các point đều rất chính xác, phù hợp và mình có chỉnh sửa 1 tí cho phù hợp với thị trường Vietnam. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc đóng góp nào, xin vui lòng để lại comment bên dưới để đóng góp cho bài viết có nhìu "góc nhìn" hơn!

Theo Johnny Tri Dung


Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Marketing: La bàn và mái chèo
5 xu hướng truyền thông xã hội năm 2014

3 phương pháp marketing giúp xây dựng thành công thương hiệu cá nhân của bạn

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.