Articles by "kien-thuc-seo"

Hiển thị các bài đăng có nhãn kien-thuc-seo. Hiển thị tất cả bài đăng

Trong thời điểm hiện tại, phân tích backlinks là điều cần thiết. Nhưng nếu là người không có kinh nghiệm, bạn sẽ khó có thể xác định được liên kết nào là liên kết tự nhiên.

Các quản trị web thường phân vân khi có một liên kết sitewide link mới. Trong khi nó có thể là một liên kết không tự nhiên nhưng cũng không ngoại trừ trường hợp đó là một liên kết cực kỳ tốt. Tôi đã gặp nhiều trường hợp các quản trị web chối bỏ những liên kết tốt chỉ vì nõi sợ hãi các liên kết sitewide.

slide

Bài viết này sẽ chỉ bạn cách làm thế nào để đánh giá các liên kết sitewide và quyết định có nên giữ chúng hay không.

Liên kết sitewide là gì? 

Có thể đa số các bạn đều biết liên kết sitewide là gì, nhưng để chắc chắn, tôi muốn nhắc lại thêm một lần nữa. Liên kết sitewide là một liên kết xuất hiện trên hầu hết các trang của một trang web. Vị trí thường thấy của các liên kết sitewide là ở các blogroll như sidebar và được đặt ở hầu hết các trang trên website. Bạn cũng có thể thấy sitewide links ở footer nếu trang web đó sử dụng chung một footer cho tất cả các trang.

Ví dụ: Giả sử bạn có một trang web chuyên hướng dẫn các bí kíp về SEO. Và nó có tên là thegioiseo.com. Nội dung của nó thì không phải bàn, cực hay và rất độc đáo, được nhiều các bloggers lấy làm trang tham khảo.

Rất có thể trang của bạn nhận được liên kết từ các blogroll trang tham khảo mà các bloggers kia đặt trên trang của họ. Và trong trang quản trị Google Webmaster Tool, dưới mục “Links to your site” giống như dưới đây:

sitewide-link-example-google-webmaster-tools

Nếu bạn nhìn thấy hơn 24.000 liên kết mới từ trang example-health-food-site.com giống như ở trên, và giả sử nó dùng anchor text là "bí kíp bảo vệ sức khỏe", phản ứng của bạn sẽ như thế nào?

1. Waoooo! Một liên kết tuyệt vời! 

Hoặc:

2. Tào lao! Một liên kết với anchor tex trùng 100% như thế. Tôi phải liên hệ với chủ sở hữu của trang đó để yêu cầu họ gỡ xuống hoặc đặt nofollow. Hoặc tự tôi sẽ phủ nhận nó.

Thông thường, khi chủ trang web nhìn thấy trong Webmaster Tool một trang nào đó có hàng nghìn liên kết đến trang của họ, mặc nhiên họ sẽ nghĩ đó là liên kết không tự nhiên. Nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy.

Trong một buổi tọa đàm Webmaster Central, John Mueller chi sẻ: "Nhìn chung, liên kết sitewide không phải không tốt. Không nên mặc định một liên kết có mặt ở khắp các trang là một liên kết xấu." (bạn có thể xem toàn bộ buổi nói chuyện của ông ấy trong video này).

Sau đây là một số gợi ý giúp bạn xác định một liên kết sitewide tốt hay không tốt:

Bạn đã từng mua liên kết sitewide?

Nếu trước đây bạn đã từng mua sitewide links thì tôi sẽ nghi ngờ các liên kết của bạn. Sở dĩ nhiều người gọi sitewide links là liên kết không tự nhiên vì trước đó loại liên kết này chủ yếu được những người xây dựng link đem ra để mua bán.

Trước khi biết về SEO, tôi có một trang web thông tin. Tôi nhớ khi đó có một người liên hệ với mình và đề xuất mức giá $100 cho một liên kết đặt trong blogroll trên trang của tôi. Tôi đã khước từ, nhưng tôi biết trang đó đã tìm kiếm rất nhiều liên kết bằng cách này mà hiện tại những liên kết đó được Google xếp loại là liên kết không tự nhiên.

Nếu bạn đã từng mua bán liên kết và sau đó có một liên kết “được cho là tự nhiên” trong sidebar, thì tôi khuyên bạn nên đặt nó là nofollow hoặc nên từ chối luôn. Không có gì là bất ngờ khi Google thấy bạn có một đống liên kết được trả tiền trên sidebar, rồi sau đó báo cáo là có một liên kết tự nhiên, mà lại dễ dàng tin tưởng đó là liên kết hoàn toàn trong sạch.

Bạn đã từng trao đổi liên kết sitewide?

Hướng dẫn chất lượng của Google có đề cập "Trao đổi liên kết quá mức" cũng có thể được coi là một mạng liên kết. Google không nói rõ thế nào được coi là “qua mức”, nhưng nếu bạn đã từng trao đổi liên kết thì blogroll rất dễ bị đưa vào danh sách “cần được xem xét kỹ”.

Tuy nhiên, sẽ không có vấn đề gì nếu như bạn có những liên kết đối ứng. Ví dụ một người buôn bán bất động sản liên kết với thanh tra, với người môi giới thế chấp và với luật sư bất động sản. Và tất cả họ liên kết lại với anh ta. Như vậy có thể được voi là không vi phạm quy định của Google.

Tuy nhiên, hãy giả sử người buôn bán bất động sản kia có một blogroll trên trang và những nguồn trích dẫn được đặt trên đó như “Những nhà bất động sản ở Austin” và “Bất động sản Maiami” và “Bán nhà ở Seattle”. Những liên kết này được tạo ra với mục đích trao đổi liên kết và cải thiện thứ hạng trên trang tìm kiếm thay vì nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng đang quan tâm đến ngành bất động sản.

Nếu bạn đã tham gia trao đổi liên kết sitewide và sau đó lại có các liên kết sitewide khác xuất hiện, thì không có gì lạ nếu Google không coi nó khác với các liên kết nhằm mục đích thương mại kia. Do vậy, nếu đã có tiền sử trao đổi links, bạn nên kiểm duyệt kỹ càng tất cả những liên kết sitewide mới trỏ đến trang.

Những liên kết sitewide khác từ tên miền này thì sao? 

Đôi khi bạn có thể đưa ra nhận xét về tính xác thực của một liên kết sitewide bằng cách phân tích các trang mà nó liên kết đến. Chẳng hạn nếu trang Bí kíp giữ tuổi thanh xuân của bạn được đặt trên blogroll có chứa các liên kết như “Game Casino miễn phí” hay “Vay lãi ngày tốt nhất”, thì hẳn đó không thể nào là một liên kết tự nhiên được.

Tương tự như vậy, nếu các trang web liên kết với bạn mà có nội dung không cùng chủ đề thì đó cũng là dấu hiệu của liên kết không tự nhiên.

Trang có được lập chỉ mục (index) không?

Nếu một liên kết được xem là tự nhiên, nhưng bạn vẫn có lí do gì đó để không tin tưởng, thì có cách để cho bạn kiểm chứng trang đó có được Google thu thập dữ liệu hay không. Bạn chỉ cần gõ vào ô tìm kiếm của Google dòng chữ “site:trangcuaban.com.” Nếu Google trả về kết quả là không có trang nào của website này được indexed, thì rất có thể trang đã bị phạt do mua bán liên kết. Như vậy ta có thể biết cách giải quyết với liên kết đến từ trang này (gỡ bỏ hoặc từ chối)

Hỏi chủ trang web 

Nếu, sau khi áp dụng các phương pháp trên, bạn vẫn không xác định được liên kết tự nhiên hay không thì đừng ngại hỏi quản trị web. Bạn có thể gửi mail cho họ để cảm ơn vì họ đã lieenkeest tới trang của mình và đừng quên hỏi nguồn gốc của links đó ra sao. Có thể bạn sẽ nhận được câu trả lời rằng họ rất thích trang của bạn và muốn liên kết. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Tuy nhiên, cũng có thể bạn sẽ phát hiện ai đó trong đội ngũ tiếp thị hay công ty SEO mà bạn đang thuê đã mua liên kết đó. Rất rất nhiều công ty SEO đưa ra khẩu hiệu “Nói không với mua bán liên kết”, nhưng trong thực tế họ lại đang làm y chang như vậy.

Nếu đó là liên kết tự nhiên, bạn có nên giữ? 

Giả sử bạn biết đó là liên kết tự nhiên do ai đó thích trang của bạn mà liên kết đến mà không đòi hỏi bất kỳ một khoản phí nào. Và bạn chưa từng tham gia mua bán, trao đổi hay tạo mạng liên kết. Thì khi có liên kết trong sach như vậy xuất hiện, bạn có nên chấp nhận hay không? Có chứ! Vậy còn việc trùng anchor text thì sao? Vẫn chấp nhận? Đúng thế.

Có thể sẽ có người không đồng tình với việc giữ một liên kết sitewide có chứa nhiều từ khóa. Và “cẩn tắc vô áy náy” và tốt hơn hết là gỡ bỏ các liên kết có anchor text là các từ khóa bởi vì Google sẽ nghĩ đó là liên kết không tự nhiên.

Trong buổi thảo luận Webmaster Central Hangout ở phút thứ 41:39, có một quản trị web đã hỏi Mueller câu này: "Tôi thường sử dụng anchor text là các từ khóa chính khi tôi trích dẫn trang của người khác trong bài viết của mình. Không hề có sự trao đổi nào giữa tôi và chủ trang web đó. Liệu tôi có nên tiếp tục?"

Mueller trả lời: "Nói chung điều đó không có gì hại cả. Nếu có những liên kết hoàn toàn bình thường trên trang và bạn sử dụng nó một cách tự nhiên thì không có gì phải lo lắng cả”.

Anchor text không phải yếu tố làm cho liên kết tự nhiên hay không. Nếu như ai đó liên kết đến trang Bí kíp giữ tuổi thanh xuân của bạn với anhchor text “bí kíp trẻ mãi không già” thì nó hoàn toàn được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu có hàng trăm người cùng làm như vậy sử dụng cùng anchor text đó thì hẳn có gì đó "không tự nhiên" đang diễn ra.

Nếu bạn đã từng có tiền sử liên quan đến các liên kết không tự nhiên và lạm dụng anchor text trùng với từ khóa thì bạn nên yêu cầu người muốn đặt liên kết lên trang của bạn thay đổi anchor text khi liên kết. Tuy nhiên, theo tôi nếu một link được xác định là tự nhiên thì nên giữ nguyên như bản chất của nó.

Một nỗi ám ảnh liên quan đến các liên kết đó là Google đang đẩy mạnh hình phạt và cho ra đời thuật toán Penguin. Nhưng nếu một sitewide link, thậm chí được tạo ra với số lương hàng trăm, hàn nghìn kèm theo các anchor text trùng vơi từ khóa thì Google cũng không có lí do gì để trừng phạt cả.

Các trang web mà Google bắt phạt là những trang liên quan đến nhiều hoạt động lừa đảo nhằm thao túng bảng xếp hạng. Ai đó liên kết sitewide với bạn sẽ không làm bạn bị Google sờ gáy đâu.

Bạn nghĩ sao?

Nhiều nhà phân tích liên kết sẽ có thiên hướng coi sitewide links là những liên kết không tự nhiên. Bạn có nghĩ như vậy không? Hay bạn nghĩ sitewide links tốt? Hãy chia sẻ ý kiến của mình trong phần bình luận nhé!

Nguồn www.thegioiseo.com

Bài viết cùng chuyên mục Kiến Thức Seo

Hummingbird là thuật toán mới của Google được đưa ra vào tháng 8 năm ngoái và ảnh hưởng đến 90% tìm kiếm. Phần lớn các kết quả bị ảnh hưởng là do các truy vấn tìm kiếm đuôi dài, đó là lý do tạo sao nhiều người đã không nhận thấy thay đổi kể từ khi lần đầu tiên nó được ra mắt. Thuật toán đặc biệt này nhằm mục đích làm cho kết quả tìm kiếm nhanh hơn và chính xác hơn.

Trong một nghiên cứu gần đây, SearchMetrics đã giải thích về cách hoạt động của Hummingbird (bao gồm các lĩnh vực như tìm kiếm theo ngữ cảnh, đàm thoại, sự đa dạng của SERPs cũng như knowledge graph):

"Tóm lại, Google đang nhận thức tốt hơn về mục đích tìm kiếm của người dùng và sản xuất kết quả tìm kiếm phù hợp một cách nhanh chóng và chính xác".

Vậy thuật toán tìm kiếm mới này ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Cách thực hành tốt nhất cho SEO là:

- Sự liên quan (nội dung)
- Authority (links, social và sự đề cập)
- Khả năng tiếp cận (kỹ thuật SEO)
- Cảm nhận về thương hiệu (UX, dữ liệu sử dụng, chuyển đổi).

Mặc dù có rất nhiều cách tiếp cận mới đang nổi lên (như tập trung nhiều hơn vào các khái niệm chứ không phải là từ khóa và tối ưu cho tìm kiếm thực thể), cách Google làm việc cũng như cách tìm kiếm của người dùng liên tục thay đổi.
Các trang web bị ảnh hưởng bởi thuật toán Hummingbird như thế nào?

traffic

Độ sâu và độ rộng của thông tin có sẵn trên trang web

Thông tin là chìa khóa để giành chiến thắng trong tìm kiếm bởi đó là những gì mọi người đang tìm kiếm. Thông tin không chỉ là sự độc đáo bạn có thể cung cấp mà nó cũng cần phải thật sự hữu ích. Và có lẽ đó là lý do tại sao Wikipedia và Quora đang dần phá hủy nó trên kết quả tìm kiếm.

Trang web của bạn không nhất thiết cần phải giống như 2 trang này để giành chiến thắng trong tìm kiếm nhưng bạn luôn cố gắng để khẳng định thương hiệu của mình khi nói đến thông tin.

Nó có thể cung cấp tất cả các thông tin cần thiết về các chủ đề hoặc các truy vấn đối tượng mục tiêu rất có thể sẽ tìm kiếm (và thực hiện các nhu cầu của họ để họ không phải quan tâm đến việc tìm kiếm các tài nguyên khác) tăng cường hoạt động của người dùng trên trang web và làm giảm khả năng khách truy cập click vào nút Back để quay trở lại kết quả tìm kiếm.

slide

Nội dung thông tin có chứa các chủ đề hữu ích có thể giữ khách truy cập ở lại lâu hơn trên trang web (bằng các liên kết internal liên kết đến các tài liệu hoặc các trang có liên quan).

Cải thiện sự liên quan bằng cách sử dụng các mối liên hệ

Công cụ tìm kiếm đang ngày càng thông minh hơn đặc biệt là nó có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Định chỉ số ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI) là một cách để đảm bảo rằng nó sẽ dễ dàng hơn cho công cụ tìm kiếm để hiểu nội dung của bạn đang nói đến vấn đề gì. Mặc dù vậy, LSI bổ sung thêm về cách sử dụng từ khóa chung khác có liên quan trong nội dung.

Tuy nhiên, công cụ tìm kiếm không chỉ có khả năng kết nối và hiểu các thực thể tốt hơn mà nó còn giúp họ xác định sự liên quan. Vì vậy, nếu bạn đang viết về chủ đề xe hơi, bạn cũng có thể bắt đầu đề cập đến hoặc liên kết đến một thương hiệu (ví dụ: Mazda, Toyota...) hoặc các đơn vị khác có liên quan trong phạm vi nội dung của bạn.

Cách tiếp cận này được áp dụng khá nhiều trong việc tối ưu hóa tìm kiếm địa phương cũng như các địa danh nổi tiếng gần cơ sở của bạn.

Sát nhập các trang dư thừa

Các trang hoặc các bài viết về cùng một chủ đề hoặc được viết bằng các văn bản khác nhau có thể ảnh hưởng đến khả năng xếp hạng tổng thể trên trang web của bạn (giống như bài viết về "SEO 101" và "SEO cơ bản" hoặc "thủ thuật SEO" và "các thủ thuật tối ưu tìm kiếm").

Tìm các trang này và bắt đầu sát nhập chúng. Có lẽ cách tốt nhất đề làm điều này là export sitemap vào một bảng tính excel (và sử dụng plugin SEO Tools của Niels Bosma dành cho Excel để điền danh sách của bạn với thẻ tiêu đề được sử dụng cho mỗi URL).

Bằng cách hợp nhất các trang này, bạn có thể nhận được các nguồn tài nguyên toàn diện hơn để nhắm mục tiêu vào tìm kiếm đuôi dài.

Tối ưu hóa thực thể

Bài viết gần đây của AJ Kohn về cách tối ưu Knowledge Graph, ông đã vạch ra tất cả những thứ cần thiết phải làm để chuẩn bị cho chiến lược SEO trong tương lai. Một số khu vực quan trọng khi tối ưu mà ông nhấn mạnh là:

- Sử dụng các thực thể (danh từ) trong văn bản của bạn
- Nhận được các kết nối và liên kết đến các trang web có liên quan khác
- Sử dụng dữ liệu có cấu trúc để tăng cường phát hiện thực thể
- Sử dụng thuộc tính schema.org (hoạt động như canonical)
- Khẳng định và tối ưu sự hiện diện trên Google+ của bạn
- Tiếp cận trên Wikipedia.
- Cập nhật mục Freebase của bạn và làm cho nó hoàn chỉnh tối đa.

Đề cập đến việc xây dựng

Việc thương hiệu được đề cập đến cũng quan trọng như việc liên kết đến một trang web. Thương hiệu được đề cập đến từ một người khác thông qua mạng xã hội, blog hoặc các ấn phẩm trực tuyến và cộng đồng trực tuyến có thể giúp xây dựng thẩm quyền cho trang web của bạn (tín hiệu này công cụ tìm kiếm cũng đang sử dụng).

Để thương hiệu của bạn được đề cập đến một cách tự nhiên, bạn cần phải:

- Bắt đầu liên kết với các ấn phẩm trực tuyến lớn hơn - đó là một đóng góp thường xuyên để thu hút độc giả và nhận được ấn phẩm thương hiệu.
- Liên tục xuất bản nội dung hữu ích và thúc đẩy họ sử dụng các liên kết tiếp cận cộng đồng - để phát triển lượng người đọc của riêng bạn (vì họ là những người sẽ đề cập đến thương hiệu của bạn rất nhiều).
- Xây dựng mối quan hệ với các nhà xuất bản nội dung khác trong ngành công nghiệp của bạn.

Nó cũng quan trọng để xây dựng thêm các tiếp xúc về các thuật ngữ có liên quan đến thương hiệu của bạn (sản phẩm có thương hiệu, các tác giả cũng như những người khác đằng sau thương hiệu).

Cuối cùng, một nguồn tài nguyên tuyệt vời mà bạn có thể đọc để đối phó với Hummingbird là một trong những điều của Gianluca Fiorelli. Từ bài viết này, Gianluca Fiorelli cũng chia sẻ một số câu hỏi thực sự hữu ích mà bạn có thể tự hỏi mình để xác nhận nếu trang web của bạn thân thiện với Hummingbird:

- Khi tạo hoặc tối ưu một trang web, bạn có thể làm việc đó với một đối tượng rõ ràng trong tâm trí của bạn.
- Khi thực hiện tối ưu on-page cho trang web của bạn, bạn cần phải đi sâu vào các số liệu thống kê cho SEO
Sử dụng kiến thức thông tin rõ ràng và không quá phức tạp
- Tránh các vấn đề canonicali
- Tạo ra mô hình nội dung ngữ nghĩa
- Tránh các vấn đề nội dung mỏng.

Khi tối ưu trang web dựa trên page-by-page, sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và ngữ nghĩa phong phú và ghi nhớ chiến lược lấy trang đích làm trọng tâm.

- Tạo ra nội dung hữu ích sử dụng một số định dạng mà bạn muốn chia sẻ với bạn bè của bạn và liên kết đến.
- Thực thi Schema.org, Open Graph và đánh dấu ngữ nghĩa
- Mục tiêu xây dựng liên kết của bạn là:
+ Tầm nhìn thương hiệu tốt hơn
+ Tăng lượng truy cập
+ Nâng cao ý thức về khả năng đi trước thời đại của thương hiệu

Đối với SEO, phương tiện truyền thông xã hội cung cấp các lợi thế:

- Tầm nhìn thương hiệu rộng hơn
- Tiếng vang xã hội
- Tăng sự đề cập hoặc các liên kết theo hình thức đồng trích dẫn và đồng xuất hiện trên các trang web của người khác.
- Phát triển lượng truy cập và các thương hiệu.

Nguồn www.thegioiseo.com

Bài viết cùng chuyên mục Kiến Thức Seo

Bạn đã bao giờ để ý xem trở lại và thay đổi trang web của bạn mỗi khi Google thay đổi thuật toán hoặc bổ sung thêm một thuật toán mới? Một số thay đổi quan trọng nhất kể từ năm 2008 đã ảnh hưởng rất nhiều đến các trang web.

Google thay đổi nhiều thứ trong suốt một năm và cố gắng để xử lý những đối tượng không cần thiết. Phần nhiều trong số những thay đổi đó được thiết kế để ngăn cản những kẻ gian lận và các trang web lừa đảo lạm dụng hệ thống để được đứng trong top đầu của kết quả tìm kiếm.


algorithm-update

Xét về mặt khái niệm, điều quan trọng là phải hiểu được những thay đổi này có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp của bạn. Điều này cũng quan trọng không kém để hiểu rằng tiếp thị web không có điểm cuối và thay đổi là điều không thể tránh khỏi. “Mong sự thay đổi và chấp nhận thay đổi” là những cái mà tôi đã trình bày trong những năm qua. Bạn cần phải sử dụng thời gian hiệu quả để chống lại hoặc thích ứng với những thay đổi này.

Chúng tôi sẽ xem xét một vài những thay đổi thuật toán nổi bật của Google và những tác động ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Chủ đề liên quan đến quảng cáo không được đề cập trong cuộc thảo luận này.

Thuật toán Google: Nội dung liên quan

- Thay đổi: khoảng năm 2008 nó bắt đầu với các thuật toán liên quan đến chủ đề nội dung mỗi khi tối ưu trang. Thời gian tối ưu toàn bộ trang web sử dụng thẻ mô tả, meta keywords và titles cho mỗi trang đã trở nên lỗi thời.

- Tác động Marketing: tối ưu các trang cá nhân dựa vào thông tin duy nhất của họ nghĩa là bất kỳ trang nào có thể được xếp hạng và được hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Điều này cũng có nghĩa là các điểm truy cập vào một trang web không còn là trang chủ - nơi kêu gọi các hành động đã được thiết lập. Thay vào đó, tất cả các trang web cần phải được đối xử như trang chủ và có thể nhìn thấy để kêu gọi hành động.

Thay đổi đặc biệt này không phải là một cái gì đó mà một nhà phát triển kỹ thuật web hoặc thậm chí một nhà thiết kế sáng tạo sẽ chọn. Thay vào đó, một nhà tiếp thị sẽ cần thiết để hiểu làm thế nào để giải thích những thay đổi và lãnh đạo việc kinh doanh đi đúng hướng.


slide ​

Thuật toán Google với các thương hiệu đáng tin cậy

- Thay đổi: trong năm 2009, Google đã phát hành một thuật toán ít được biết đến gọi là Vince. Thuật toán này để xác định xem một thương hiệu có đáng tin cậy hay không. Trong khi thuật toán này được thiết kế để loại bỏ tính gian lận và các trang web lừa đảo thì nó áp đặt tiếp thị tập trung nhiều hơn vào việc lao động tích cực. Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn Wikipedia, các biên tập viên của họ làm việc theo một quy trình rất giống nhau nếu bạn muốn có một bài viết trên trang web Wikipedia về công ty của bạn. Trên Wikipedia, notability là một chuẩn được các biên tập viên sử dụng để quyết định xem một chủ đề nào đó có thể có riêng mình một trang trên Wikipedia hay không. Thông tin về một chủ đề Wikipedia phải được kiểm chứng cùng với các nguồn của bên thứ ba đáng tin cậy. Ý tưởng của Wikipedia là sử dụng chuẩn này để tránh phân biệt đối xử trong các chủ đề. Chúng ta phải hiểu rằng việc xác định notability không cần thiết phải phụ thuộc vào những thứ như sự nổi tiếng, tầm quan trọng hoặc tính phổ biến. Mặc dù, sự nổi tiếng, tầm quan trọng và xu hướng phổ biến có các nguồn của bên thứ 3 đáng tin cậy hơn để xác minh và xác nhận thông tin. Nhiều người đã lấy thuật toán này để ủng hộ thương hiệu lớn và vì lợi ích của họ, các thương hiệu lớn bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong các kết quả tìm kiếm so với các thương hiệu nhỏ. Tuy nhiên, đây không phải là ý định của Google. Thay vào đó, điều đó có nghĩa là các thương hiệu nhỏ hơn cần phải làm nhiều hơn để hợp thức hóa chính mình bằng các phương pháp kiểm chứng và đáng tin cậy.

- Các tác động Marketing: trước hết, nhiều kênh tiếp thị đã trở nên quan trọng. Các doanh nghiệp phải tiếp thị bản thân thông qua các kênh khác nhau bao gồm các bài xã luận, thông cáo báo chí, video, tài liệu, tiếp thị truyền thông xã hội, infographics... Điều này có nghĩa là bạn phải dành thời gian nhiều hơn để chuẩn bị nội dung, quản lý việc phân phối các nội dung và tham gia vào các trang web bên ngoài chỉ trả tiền cho quảng cáo. Nó xảy ra đúng như vậy, rằng cách tham gia vào việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp của bạn thông qua nhiều kênh tiếp thị, tăng giá trị tin cậy và tạo ra lượng truy cập từ các nguồn khác nhau ngoài công cụ tìm kiếm.

Các thuật toán của Google 

- Thay đổi: năm 2011-2013 là năm của Penguin (chất lượng liên kết) và cập nhật Panda (nội dung chất lượng). Cả hai thuật toán này có đặc điểm chung là coi trọng chất lượng hơn số lượng. Google có một danh sách các câu hỏi đặt ra khi xác định những biểu hiện chất lượng. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn qua danh sách các câu hỏi thì bạn sẽ thấy chúng rất chủ quan dựa vào nhận thức của khách truy cập. Câu hỏi thực sự là làm thế nào nó ảnh hưởng đến chất lượng vị trí xếp hạng trang web trong kết quả tìm kiếm dựa trên các phương trình toán học logic mà Google có thể xác định?

- Tác động Marketing: khi nói đến Penguin là chúng ta nghĩ ngay đến các trang web cùng với các liên kết chất lượng đến trang web của bạn. Điều này không có nghĩa là ai đó đã có một ý tưởng tốt về cách xác định các trang web chất lượng dựa trên thước đo của trang web như Google Page Rank, Alexa Traffic Rank, khối lượng của các trang được lập chỉ mục và khối lượng của các liên kết trên web. Một trang web chất lượng sẽ có giá trị hơn và điều đó có nghĩa là một người nào đó thực sự phải nghiên cứu thông tin. Khi nói đến Panda, chúng ta có thể nghĩ ngay đến khuyến cáo về khả năng đọc của trang web. Càng có nhiều trang web có thể phục vụ cho công chúng thì khả năng nó sẽ đáp ứng mức độ chất lượng dựa trên phương trình toán học. Khi nói đến Hummingbird, đây là thuật toán tìm kiếm mới của Google. Nghĩa là trang web của bạn cần phải được tối ưu xung quanh tìm kiếm đàm thoại. Khi mọi người tiếp tục tìm kiếm với một câu truy vấn dài, đặc biệt là với các thiết bị di động, thì trang web của bạn phải được điều chỉnh dựa vào toàn bộ câu thay vì chỉ dựa vào từ khóa riêng lẻ hoặc cụm từ khóa.

Những gì cần phải làm để thay đổi thuật toán Google

Điểm mấu chốt là các doanh nghiệp cần sự giúp đỡ của các chuyên gia để quản lý và tiếp thị trang web của họ và các doanh nghiệp cũng cần phải tiếp thị thương hiệu của họ.

Mặc dù các nhân viên trong doanh nghiệp có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đó nhưng họ không có kinh nghiệm của một công ty chuyên nghiệp để có thể làm việc với nhiều khách hàng và nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Một yếu tố tài chính đến từ các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tài chính của họ không có hiệu quả bởi vì họ phản ứng lại những thay đổi mà thực sự họ không hiểu. Các phản ứng như hiểu biết đúng đắn và thiếu tính khách quan, tập trung vào duy trì doanh thu mong muốn. Trong thực tế, họ đang làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Môi trường thay đổi nhanh, phải có một người nào đó đứng ra giải thích những thay đổi này ảnh hưởng như thế nào, lập kế hoạch làm thế nào di chuyển một cách lâu dài. Trong khi chờ đợi sự thay đổi thì những hiểu biết về lịch sử trở nên rất quan trọng, chấp nhận thay đổi và trở thành những người theo trào lưu của những ý tưởng mới. Không có chỗ cho hiện tại khi nói đến Internet marketing và áp dụng những thay đổi sớm là quan trọng.


Đêm đã về khuya, tôi có lang thang trên mạng và vô tình vào được bài viết khá cũ về chủ đề xây dựng backlink chất lượng, đây cũng là một trong các bài viết thu hút sự chú ý của tôi, không phải vì bài viết quá hay, mà nội dung hay kiến thức trong bài viết là cực kỳ quan trọng và mang tính trải nghiệm cao, nói chung các SEOer khi muốn làm một dự án liên quan tới website nào đó đều mơ ước sở hữu các backlink chất lượng, chất là phải chất thật, thỏa mãn các yếu tố như:

- Backlink từ trang có PR cao.

- Backlink từ trang có nội dung tốt.
- Cùng chủ đề.
- Backlink nên có trong bài viết.

Khoan đã, tôi đang chú ý tới backlink trong bài viết là backlink như thế nào? Tại sao backlink trong bài lại quan trọng hơn các backlink đặt ở chỗ khác? Tôi không biết các bạn đã nghiên cứu về vấn đề này chưa, nhưng nhân tiện hôm nay cũng có bạn đang vướng mắc vấn đề tương tự và có hỏi tôi nên tôi cũng xin chia sẻ với các bạn để chúng ta cùng bàn luận, và nếu các bạn cũng đang có vướng mắc tương tự có thể tìm được câu trả lời tại bài viết này.


Các vị trí có thể bố trí backlink


Trong một website thì luôn có các vùng khác nhau để hiển thị các thông tin khác nhau tới người dùng, và chính chúng góp phần tạo nên bố cục của một website, không có website nào thẳng và phẳng từ trên xuống dưới cả. Chúng ta thử nhìn qua ảnh để biết được các vị trí bố cục:



bo cuc website 
Bố cục phổ thông của một website​

Thông thường thì bố trí backlink nhiều nhất vẫn là footer, hơi ít các website cho phép chúng ta trao đổi backlink trên header vì nó phá vỡ các quy tắc hoặc bố cục của website, hoặc đơn giản là người ta không thích tạo ra cho người đọc của mình cái cảm giác đây chỉ là một trang giới thiệu.


Sidebar cũng được bố trí ít backlink hơn footer, vì ngoài chức năng hiển thị các thành phần phụ trong trang, có khi người ta còn thiết kế quảng cáo banner hoặc PR cho dịch vụ nào đó của website nên thường ít các website trao đổi hay hiển thị backlink tại đó.


Phần nội dung, và cũng là phần “động đậy” được trong website chính là nơi bố trí ít backlink nhất, đơn giản là nó chỉ có thể hiển thị backlink trong bài viết chứ không xuyên suốt như các thành phần khác của website.


Độ quan trọng trong từng vị trí tới backlink


Mỗi một vị trí trong website lại mang các giá trị khác nhau, chúng ta có thể nhìn hình ảnh diễn giải như sau:



backlink-position
Chất lượng của backlink phân bổ trong trang​

Phần “nhọ” nhất chính là chân trang, ít mang giá trị hơn cả, tiếp theo là phần sidebar và header, vẫn là content mang giá trị cao nhất, vùng này là vùng hiển thị backlink ít nhất nhưng mang giá trị cao nhất, trong nguyên tắc backlink chất lượng thì không bao giờ bao hàm số lượng backlink mà chính là số lượng nằm trong content.


Lý do đến từ Google


Google hiện tại đang là cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới, và tất nhiên là chúng ta cần phải có sự chú ý đặc biệt tới nó rồi, trong quá trình làm seo tôi cũng đã nghiệm ra một điều, rằng mỗi một lần thay đổi bố cục của website chắc chắn thứ hạng từ khóa có chút lung lay, có thể là đôi ba tuần, có khi là cả tháng trời, nhưng sau đó mọi sự sẽ quay trở lại quỹ đạo, vì sao?


Google học từ chính bạn: Một website khi mới sinh ra nếu không thiết kế theo chuẩn XHTML hoặc nhúng Schema vào các thẻ div, hoặc các thẻ div vô nghĩa (không khai báo theo chuẩn class name như class=”content/header/sidebar/footer”) thì Google sẽ tự “học” theo nguyên tắc mà bạn đề ra cho riêng mình, ví dụ như trước kia khi người ta chưa biết tới schema để khai báo breadcrum thì Google đã hiển thị Yahoo hỏi đáp luôn có breadcrum, tôi có soi Yahoo để thiết kế cho website của tôi nhưng không thành công, có thể do thời gian quá ngắn để Google học được quy tắc của website tôi.


Google học những gì? Trong bài viết này tôi chỉ đề cập tới độ quan trọng đánh vào các backlink dựa theo vị trí trong một website, vậy nếu bạn có một bố cục website như thế kia thì Google sẽ cắt bỏ các phần không quan trọng và chỉ tập chung index hai thứ quan trọng nhất trong website của bạn đó là Tựa đề và Nội dung.


Từ năm 2009, Google giới thiệu thuật toán “real time Search” cùng lúc tuyên bố tài nguyên máy chủ cạn kiệt do lưu trữ quá nhiều thông tin website trên thế giới, họ kêu gọi mọi người thiết kế các website nhẹ nhàng và hữu dụng nhằm giúp Google lưu trữ chúng mọt cách nhanh chóng nhất…

Kể từ đó, một cải tiến nhỏ cho máy chủ mới là xóa bỏ các thành phần không quan trọng và Google giữ lại các thứ cốt yếu, đó là lý do các bạn thấy các website bị lỗi XHTML mà vẫn lên top như thường chính là nguyên nhân này.

Okey vậy website sẽ chỉ còn thế này trong mắt Google:



GoogleSee
Google sẽ chỉ chú ý tới content trong website​

Vì content mới là công trình quan trọng nhất trong một website nên nó mới chú ý đặc biệt, còn các phần khác Google sẽ tính sau, vì thế chất lượng của backlink mới phụ thuộc vào vị trí trong website.

Tôi có mua bán backlink với mấy anh GOV và EDU, tới tận 4 và thậm chí 6 tháng sau Google mới hiển thị link về trang của tôi trên danh sách tìm kiếm, trong khi đó tôi mua có 1 năm cho website của mình, vậy là công toi mất nửa năm, và tất nhiên vị trí đặt backlink là chân trang rồi.

Trong quá trình làm seo tôi cũng nghiệm ra một điều, các backlink tại chân chữ ký trong các diễn đàn không mang lại hiệu quả như mong muốn, từ khóa tại đó không lên nổi, nhưng với các từ khóa nằm trong nội dung thì lại lên rất tốt và thậm chí là nhanh chóng lên top, từ đó tôi cũng không mấy hứng thú với cách đặt backlink tại chữ ký nữa, đơn giản là nếu số lượng vượt quá ngưỡng cho phép ( toàn là kém chất lượng mà ) thì dễ dàng bị cảnh báo tác vụ thủ công, lúc đó các bác lại dùng Google Disavow mỏi tay ấy chứ.


Lý do thứ hai, Contextual Link


Dĩ nhiên các backlink trong bài viết đều là dạng Contextual Link (backlink theo ngữ cảnh) mà các Contextual Link đều có hiệu ứng rất cao đến thứ hạng website vì thường backlink dạng này đều cùng nội dung, cùng chủ đề.


Tổng kết


Số lượng backlink cao bây giờ không còn là tiêu chí đánh giá website nữa rồi, Google cũng đã thoát khỏi kiếp sống mông muội và giờ nó đủ thông minh để nhận ra backlink nào là chất lượng, và đâu là SPAM, vì thế các bạn hãy tập chung vào xây dựng các backlink chất lượng cao nằm trong chính bài viết sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho website của mình, cũng nên tránh đặt backlink tại các vị trí footer vì chúng mang giá trị nhỏ nhất trong một website.


Chúc các SEOer thành công!



Lưu lượng truy cập (traffic) là một trong những thông số quan trọng khẳng định sức mạnh cũng như sức thu hút hút dịch vụ, đó cũng là tiêu chí đánh giá khả năng quảng cáo trên website. Trong quá trình phát triển website không thể tránh khỏi được những thuật ngữ như: Pageviews, Unique Pageviews, Visits… Bất kỳ Admin của một trang web nào cũng phải làm quen với khái niệm này. Tuy nhiên, những thuật ngữ và chỉ số như “Visits”, “Page Views”, “Visitors”… vẫn bị hiểu nhầm hay sử dụng một cách không chính xác.

Để có thể tiếp thị và bán được quảng cáo trên website cho các advertiser, bạn cần hiểu và nắm rõ những kiến thức cơ bản về phân tích web và hành vi người dùng.

Đầu tiên ta sẽ dịch các khái niệm kia ra tiếng Việt cho dễ phân biệt đã:

- Visits: Lượt truy cập
- Visitors: Khách truy cập
- Clicks: Nhấp chuột
- Entrances: Số lần truy cập
- Pageviews: Số lần xem trang
- Unique Pageviews: Số lần xem trang duy nhất

Dữ liệu khách truy cập trong tài khoản Analytics có thể dễ dàng bị diễn giải nhầm do nhiều thuật ngữ giống nhau được sử dụng trong các báo cáo khác nhau. Dưới đây mình sẽ giải thích chi tiết hơn về những thuật ngữ thường được hỏi nhất.

- Clicks vs. Visits
- Visits vs. Visitors
- Visits vs. Entrances
- Pageviews vs. Unique Pageviews

Clicks và Visits

Thuật ngữ click dùng trong lĩnh vực quảng cáo, thường là trong số liệu của Google AdWords hoặc một số nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo. Clicks cho chúng ta biết có bao nhiêu lượt khách truy cập click vào mẫu quảng cáo của chúng ta. Trong khi đó Visits là số phiên duy nhất mà khách truy cập truy cập vào website của bạn (hay nói ngắn gọi là số lượt truy cập website của chúng ta). Google Analytics tính số lượt truy cập này theo thời gian hoạt động trên trang web của bạn. Mỗi lượt truy cập tương đương với 30 phút hoạt động trên trang web.

Như vậy một người có thể click vào mẫu quảng cáo nhiều lần nhưng nếu như thời gian họ ở trên trang không quá 30 phút thì số Clicks vẫn tăng nhưng Visits sẽ không tăng.


Phân biệt Visits, Visitors, Clicks, Entrances, Pageviews và Unique Pageviews

Có một vài lý do khiến hai số này có thể không khớp nhau:

(Các bạn lưu ý cho mình từ phiên truy cập – nó được tính là một lần ghé thăm trang web nhưng không quá 30 phút, sau 30 phút nó sẽ tính là một phiên khác)

a. Một khách truy cập có thể nhấp vào quảng cáo của bạn nhiều lần. Khi một người nhấp vào một quảng cáo nhiều lần trong cùng một phiên, Google AdWords sẽ ghi tăng số lượt Clicks trong khi Analytics nhận dạng các lần xem trang riêng lẻ dưới dạng một lượt truy cập (Visits). Đây là một lý do phổ biến.

b. Người dùng có thể nhấp vào quảng cáo (click) và sau đó, trong một phiên khác, trực tiếp quay trở lại trang web thông qua dấu trang (bookmark). Trong trường hợp này, thông tin giới thiệu từ lượt truy cập ban đầu được giữ lại, do đó, một nhấp chuột (Clicks) tạo ra nhiều lượt truy cập (Visits) – tức là số Visits sẽ tăng mà không tăng Clicks.

c. Khách truy cập có thể nhấp vào quảng cáo của bạn (click), nhưng ngăn không cho trang tải hoàn toàn bằng cách chuyển hướng đến một trang web khác hoặc bằng cách nhấn vào nút Dừng/Stop trên trình duyệt. Trong trường hợp này, mã theo dõi Analytics không thể thực thi và gửi dữ liệu theo dõi đến các máy chủ của Google. Tuy nhiên, AdWords vẫn tăng một nhấp chuột (Clicks).

d. Để đảm bảo lập hóa đơn chính xác hơn, Google AdWords tự động lọc các nhấp chuột không hợp lệ ra khỏi báo cáo của bạn. Tuy nhiên, Analytics báo cáo những nhấp chuột này là lượt truy cập vào trang web của bạn để hiển thị bộ dữ liệu lưu lượng truy cập hoàn chỉnh.

Visits vs. Visitors

Analytics đo lường cả số lượt truy cập (Visits) và khách truy cập (Visitors) trong tài khoản của bạn. Visits thể hiện số phiên riêng lẻ do tất cả khách truy cập (visitors) truy cập vào trang web của bạn. Nếu người dùng không hoạt động trên trang web của bạn từ 30 phút trở lên thì bất kỳ hoạt động nào trong tương lai đều được tính là phiên mới, số lượng Visits tăng. Nhưng nếu người dùng rời khỏi trang web của bạn và trở lại trong vòng 30 phút thì vẫn được tính là phiên ban đầu (Visits không đổi).

Giả sử bạn truy cập vào website http://abc.com lúc 8 giờ, sau 2 phút, bạn có việc phải ra ngoài và 28 phút sau mới quay trở lại. Sau đó bạn truy cập vào một trang khác trên site của mình ở phút thứ 31 (tức là lúc 8h31ph). Như vậy lượt truy cập thứ 2 đã được khởi tính (Visits). Nói tóm lại, trong 30 phút hoạt động trên website, bạn có vào bao nhiêu trang (trên site mình) đi chăng nữa thì cũng chỉ được tính là 1 lượt của phiên ban đầu (Visit) cho dù bạn có tắt trình duyệt rồi mở lại cũng thế. Nếu bạn tắt trình duyệt, tắt tab, và chỉ tương tác với site từ phút thứ 31 trở đi thì mới được tính làm lượt truy cập thứ 2.


Phân biệt Visits, Visitors, Clicks, Entrances, Pageviews và Unique Pageviews

Visitors hay Unique Visitors hoặc Absolute Unique Visitors là số người truy cập vào website của bạn trong một đơn vị thời gian. Ví dụ 1 ngày trang của bạn có 500 người vào xem thì Visitor/ngày sẽ là 500.

Số phiên truy cập đầu tiên bởi người dùng trong bất kỳ phạm vi ngày nhất định nào đó được xem là “additional Visits“ (lượt truy cập thêm vào) và “additional Visitors“ (khách truy cập thêm vào). Bất kỳ phiên nào trong tương lai từ cùng một người dùng trong cùng khoảng thời gian đã chọn để báo cáo sẽ được tính là lượt “additional Visits” (truy cập tăng thêm), chứ không phải là “additional Visitors” (khách truy cập tăng thêm). Ví dụ trong Dash Board của Google Analytics, bạn chọn khoảng thời gian report (date range) là trong một tháng thì con số Visitor sẽ phản ánh số lượng người truy cập không trùng lắp trong 1 tháng đó.

Nếu trong một tháng được chọn để báo cáo, bạn truy cập blog mình 5 lần thì Google sẽ chỉ tính bạn là 1 visitor trong khoảng thời gian đó. Một Unique Visitor được khởi tính dựa trên 2 yếu tố đó là mốc thời gian mà người dùng bắt đầu truy cập trang web + số ID ngẫu nhiên trên máy tính của bạn.

Thực ra có nhiều tranh cãi về chỉ số này, vì thực sự có ai biết chắc rằng trong khoảng thời gian đó người dùng không xóa Cookies trình duyệt hay thay đổi IP. Biết đâu cũng người dùng đó (nhân dạng) lại truy cập website bạn thông qua máy tính của bạn bè hay ra máy tính của dịch vụ Internet. Dù sao thì con số này cũng có độ chính xác mang tính tương đối có thể chấp nhận được trong ngành quảng cáo trực tuyến.

Visits vs. Entrances

Visits được tăng lên với lần truy cập đầu tiên của một phiên, trong khi Entrances được tăng lên với lần xem trang (Pageview) đầu tiên của một phiên. Nếu lần truy cập đầu tiên của lượt truy cập không phải là một lần xem trang, bạn có thể thấy sự khác biệt giữa Visits và Entrances ở đây.

Pageviews vs. Unique Pageviews

Một lần truy cập trang (pageview) được định nghĩa là xem một trang trên trang web được Analytics theo dõi bằng mã theo dõi. Nếu khách truy cập nhấp vào tải lại sau khi đến trang đó, điều này sẽ được tính là lần truy cập trang bổ sung. Nếu người dùng điều hướng đến một trang khác và sau đó quay trở lại trang gốc thì số lần xem trang thứ hai cũng được ghi lại.

Giả sử khi có một người truy cập trang web của mình, pageview lúc này là 1. Khi họ load lại trang đó, nó sẽ được tính thêm 1 lượt pageview mới. Một website thông thường sẽ có rất nhiều trang. Mỗi trang được được load thông qua một địa chỉ URL. Mỗi lần bạn F5 trang web hay truy cập một URL nào đó thì đều được tính là một page view. Nói cách khác 1 page view = 1 lần request trang web về server từ trình duyệt của người dùng, bất kể đó là trang đã truy cập rồi.


Phân biệt Visits, Visitors, Clicks, Entrances, Pageviews và Unique Pageviews

Còn trước khi tìm hiểu về Unique Pageview, chúng ta cần biết thêm một thuật ngữ anh em với Visit của Google đó là Session. Theo định nghĩa chuẩn của Google thì 1 session tương đương 30 phút hoạt động trên site của người dùng với điều kiện là không có một truy cập sang domain khác chen giữa do người dùng click vào một đường link dẫn sang một trang web khác trên site hiện tại (Outbound link).

Nói một cách dễ hiểu hơn, khi truy cập website ABC.com, bạn duyệt liên tiếp các trang A > B > C. Sau đó tại trang C, bạn click vào một link dẫn đến trang web XYZ.com. Ngay lúc này 1 session đã kết thúc vì bạn đã truy cập một trang ngoài (domain khác).

Sau đó, bạn trở lại trang ABC.com để tiếp tục duyệt các trang khác, lúc này session thứ 2 đã được khởi tính nhưng bạn vẫn thuộc lượt truy cập thứ 1 (vì tất cả tác vụ bạn thực hiện vẫn nằm trong phạm vi 30 phút tính từ lúc bạn bắt đầu truy cập ABC.com). Ngươi ta vẫn thường xem visit và session gần giống nhau, nhưng nếu xét cho kĩ lượng thì số lượng session có thể nhiều hơn visit trong cùng một lượt truy cập.

Unique Page View dịch nghĩa tiếng Việt là “Số trang duy nhất được xem”. Nếu trong 1 session bạn xem trang A, B, C sau đó quay lại trang A rồi sang trang B, thì Google sẽ chỉ tính số trang bạn đã xem là 3 trang đó là A, B và C, loại bỏ các trang được xem lại. Cứ như thế, sang session khác, quy tắc tính này lại được lặp lại.

Như vậy, thông thường Page Views sẽ là con số lớn nhất trong các chỉ số, tiếp theo là Unique Page Views, Visits rồi tới Visitors. Nắm rõ được các định nghĩa này thì các bạn sẽ có thể nói chuyện một cách chuyên nghiệp và chính xác hơn với advertiser.

Đối với nhà quảng cáo, họ sẽ chú ý nhiều nhất đền Visits và Unique Visitors. Visits khẳng định sức mạnh traffic chính xác của website còn Unique Visitors giúp advertiser xác định được nếu triển khai quảng cáo trên web này thì có thể tiếp cận (reach) được bao nhiêu con người.

Page View sẽ phát huy sức mạnh của mình khi nó được dùng trong công thức tính Page per Visit (tính trong một khoảng thời gian báo cáo xác định):

Page per Visit = Page Views/Visits

Chỉ số này khẳng định mức độ hấp dẫn của nội dung, khiến người dùng phải đi sâu vào tìm hiểu và thưởng thức website. Đối với các quảng cáo đặt cố định thì việc người dùng vào sâu trong trang sẽ tăng hiệu quả ấn tượng của quảng cáo. Bởi lẽ, với cùng một người dùng vào 3 trang liên tiếp trên site thì tại cùng vị trí đó (quảng cáo độc quyền, không chia sẻ) thì banner sẽ “đập vào mặt” họ 3 lần. Tuy nhiên chưa chắc rằng 3 lần “đập vào mặt” sẽ tương đương với 3 lần click quảng cáo nhé.

Bạn có thể xem hình ảnh dưới đây của Lão Còi ở onlineseeding để thấy rõ hơn:


Phân biệt Visits, Visitors, Clicks, Entrances, Pageviews và Unique Pageviews

Để khái quát lại các khái niệm mình mời cả nhà theo dõi một đoạn Video hướng dẫn (Tutorial có Sub Việt) do chính Google sản xuất sau đây:


Những người làm marketing online, gắn mình với những website chắc chẳng ai còn lạ lẫm gì với hai khái niệm này. Nhưng hôm nay, chúng ta thử liên tưởng nó tới một thứ rất nhạy cảm là Tình Dục xem sao?

Time on site là gì?

Time on site là thời gian người dùng ở trên trang web của bạn. Còn với tình dục thì sao? Nó là thời gian bạn bắt đầu lâm trận cho tới khi bạn dời cuộc vui . Time on site càng cao thì càng tốt và rất là tệ nếu nó quá thấp phải không? Vậy nếu thời gian của một cuộc vui càng dài thì sao? Nếu quá dài thì chắc bạn biết rằng bạn sẽ đi tới đâu rồi đó. Còn time on site quá thấp thì nội dung web của bạn chắc chắn không mang lại giá trị cho người dùng, họ không tìm thấy thứ mà họ đang mong muốn trên website của bạn. Đối với một cuộc vui, bạn vừa lâm trận đã phải rút quân thì cũng thật là rất chán đấy. Các cụ nhà ta thường gọi là chưa đến chợ đã hết tiền đó .


time on site and bouce rate

Bounce rate là gì?

Bounce rate là tỷ lệ thoát khi người dùng vừa vào website của bạn ở trang đầu tiên đã rời đi. Điều đó cũng chứng tỏ rằng, website của bạn không mang lại giá trị cho người dùng. Nội dung của bạn đang quá nghèo nàn. Còn với một cuộc vui, bạn vừa vào cuộc đã bị hạ gục và phải rời bỏ cuộc vui thì cũng chẳng phải là điều gì thú vị cho lắm phải không?

Vậy giải pháp để nâng cao time on site và giảm bounce rate là gì?

Content marketing là câu trả lời cho câu hỏi này. Dù bạn làm marketing cho bất kỳ ngành nghề nào chăng nữa thì hãy nghĩ trên quan điểm của khách hàng, của người dùng. Hãy cung cấp cho khách hàng những thông tin, những nội dung mà người dùng đang cần tìm kiếm. Việc quyết định mua hàng, hay sử dụng dịch vụ hãy để khách hàng lựa chọn trên thông tin mà bạn cung cấp. 

Vậy content marketing có thể liên tưởng tới điều gì trong TÌNH DỤC.

Tôi coi nó gần với KỸ THUẬT LÀM TÌNH. Mỗi lần bạn viết bài bạn đọc lại nó, được mọi người comment về nó bạn sẽ rút được kinh nghiệm để viết bài được tốt hơn. Khi bạn làm tình, mọi chuyện tương tự như vậy, hãy học cách làm sao làm cho cả mình và đối tác đều được thỏa mãn. Đọc sách cũng là một cách để nâng cao kỹ năng viết của bạn, và đọc sách cũng có thể giúp bạn cải thiện kỹ thuật của mình (như Kamasutra chẳng hạn :) ) 

Hãy luôn học hỏi và làm điều đó lần sau tốt hơn lần trước

Một quan điểm vui về hai tỷ lệ quan trọng trong marketing online .


Khi công nghệ ngày càng phát triển và việc sử dụng web ngày càng phổ biến thì làm SEO là sự lựa chọn tốt nhất. Hiện nay, thiết kế web có nhiều lựa chọn hơn và các công nghệ có sẵn hơn bao giờ hết. Khi chúng ta bước vào năm 2014, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ tiếp tục nhìn thấy những tiến bộ rõ rệt của thiết kế web mang lại nhiều sự lựa chọn hơn.

Điểm giao nhau của thiết kế web và SEO

Tôi nghĩ rằng nó sẽ là hữu ích để xem lại những cân nhắc SEO hàng đầu liên quan đến một số xu hướng thiết kế web mới nhất trong đó bao gồm parallax (kỹ thuật tinh chỉnh hình nền), responsive (thiết kế thích nghi) và thiết kế HMTL.

Mặc dù tôi là một fan hâm mộ lớn của cả ba thiết kế trên nhưng trong mọi trường hợp, kiến trúc trang web và khả năng tiếp cận vẫn là mối quan tâm chính của SEO.

Hầu hết mọi người đều biết rằng thiết kế web cũng giúp cải thiện thứ hạng SEO. Có nhiều lý do để giải thích tại sao nó lại hết sức quan trọng đối với người sử dụng. Bài viết này tập trung vào khái niệm này chi tiết hơn và tôi đưa ra các bước hành động tiếp theo cho các chuyên gia SEO để xem xét khi nghĩ về sự tương tác giữa web và thiết kế thân thiện với người dùng.

Xu hướng thiết kế web

1. Thiết kế Parallax 

Đặt nội dung trang web trên một trang và có thể là một cách tuyệt vời để dẫn một người dùng thông qua một câu chuyện. Mỗi trang web tôi làm việc đã được thông qua một số loại thiết kế Parallax đã thấy được cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

Nhưng trong cuộc thảo luận của Janet Driscoll Miller – mặc dù kiểu thiết kế này làm cho mọi thứ dễ dàng đối với người dùng cuối nhưng nó có thể là một cách thức từ một quan điểm SEO. Điều gì làm một trang web trở nên khó khăn hơn khi tận dụng một loạt các điều kiện tìm kiếm và thực hành SEO tốt nhất để có được khách truy cập vào trang web của bạn. Điều đó nói rằng, tôi vẫn còn là một fan hâm mộ lớn của sự lựa chọn thiết kế này ngay cả khi trở thành SEO chuyên nghiệp bởi vì bạn vẫn có thể phát triển thiết kế parallax cho hơn một trang.

Tốt hơn hết bạn có thể xem kết hợp một vài trang thiết kế parallax như một phần chính so với việc tạo ra một trang web riêng biệt.

2. Thiết kế Responsive

Là phương pháp được Google đề nghị thiết kế cho nhiều thiết bị. Ưu điểm chính của phương pháp này là tạo ra trải nghiệm người dùng để áp dụng khái niệm thiết kế web cho phép trang web của bạn thực hiện tối ưu cho nhiều thiết bị.

Ngoài lợi ích thiết kế đáp ứng trải nghiệm người dùng nó còn có lợi ích chính cho SEO đó là nó không pha loãng liên kết của bạn. Nói cách khác, thiết kế responsive cung cấp cho bạn một URL cho cả di động lẫn trang web chính của bạn nghĩa là bạn có nhiều khả năng để làm một công việc tốt hơn để tăng số lượng backlink bên ngoài cho mỗi trang so với việc phải lái lưu lượng liên kết đến hai URL riêng biệt.

Tôi đã nghe nói về thẻ switchboard nhưng cá nhân tôi không nghĩ rằng chúng vượt qua 100% giá trị liên kết. Tuy nhiên, như Bryson Meunier đã chỉ ra thì thiết kế responsive cũng như trình bày một số cân nhắc SEO quan trọng cần phải nhận thức được. Chủ yếu là một URL có thể hạn chế khả năng phân khúc nhắm mục tiêu từ khóa của bạn đối với những từ khóa thích hợp hơn cho người dùng điện thoại di động.

3. HTML 5

Đã được ca ngợi như một điều gì đó hết sức vĩ đại trong thiết kế web nhưng việc thực hiện nó có thể gây khó khăn cho SEO. Thiết kế HTML5 có thể là điều tuyệt vời, tương tác và truyền cảm hứng nhưng nếu không được mã hóa đúng cách thì Google sẽ nhìn nó giống như một trang trống.

Chẳng hạn như trong bài này, chúng ta có thể tìm thấy ví dụ về hình ảnh động tuyệt vời trong HTML5. Tuy nhiên, đây là những gì Google tìm thấy khi nó thu thập trang:

Nhiều trang web kết hợp tất cả các khía cạnh trực quan hấp dẫn mà mã hóa HTML5 phổ biến cung cấp rất nhiều kết hợp JavaScript làm cho nó khó khăn hơn cho chương trình tìm kiếm để hiểu được nội dung. Nó có thể hiển thị nội dung tĩnh đại diện cho nội dung HTML5 để chương trình có thể chỉ mục trang web của bạn tốt hơn.

Tiếc là một số nhà phát triển web dành thời gian để thực hiện một phiên bản nội dung tĩnh cho chương trình tìm kiếm. Đây là 20 ví dụ về CSS3 phần lớn chúng là vô hình với công cụ tìm kiếm.

Thông thường khi tôi nghe những từ như “chúng tôi cần phải giảm một số nội dung”, tôi nghĩ ngay rằng “thảm họa SEO”. Theo các nhà nghiên cứu Columbia Business School, người Mỹ thực hiện hơn 70 lựa chọn mỗi ngày.

Trong cuộc nói chuyện “Làm thế nào để làm cho việc lựa chọn trở nên dễ dàng hơn?”, cô đã làm sáng tỏ giá trị của việc cung cấp sự lựa chọn ít hơn để người dùng có khả năng đưa ra quyết định dễ dàng hơn.


Những hiểu biết của Iyengar có thể được áp dụng không chỉ đối với sản phẩm tiêu dùng mà cô cung cấp nhưng để thiết kế web và thực hành SEO tốt nhất. Mọi người choáng ngợp với sự lựa chọn và một khi thiết kế trang web bao gồm sự phong phú về hạng mục và hạng mục con, khán thính giả có thể ngắt kết nối – họ sẽ tránh lựa chọn nếu họ có cảm xúc ngập tràn.

Iyengar khuyên chúng ta nên cắt giảm những thứ không liên quan và cung cấp một vài các hạng mục/hạng mục con để giúp mọi người thu hẹp lựa chọn của họ. Điều này áp dụng hoàn hảo trong thiết kế web và SEO.

Đây là kết quả của những thay đổi gần đây của Google như Hummingbird, các nhà tiếp thị đang quan sát việc đặt quá nhiều trọng tâm vào các trang web hạng mục con có thể là một chiến lược SEO không tốt. Trước kia, có rất nhiều loại là tốt cho SEO bởi vì chúng có nghĩa là chúng tôi đã có nhiều nội dung có thể được xếp hạng với các thuật ngữ.

Căn cứ vào cuộc nói chuyện của Iyengar và những thay đổi gần đây của Chim ruồi, tuy nhiên, có lẽ đã đến lúc phải cân nhắc lại số lượng hạng mục và hạng mục con mà bạn cung cấp cho người dùng cuối và đánh giá hiệu quả của các loại trang để đảm bảo rằng chúng vẫn có hiệu lực.

Thiết kế web và mâu thuẫn về nhận thức

Lý thuyết mâu thuẫn về nhận thức rằng mọi người nỗ lực để giảm sự bất hòa để tạo ra sự nhất quán và họ sẽ chỉ cần tránh bất cứ điều gì đang làm họ cảm thấy không kiểm soát được.

Tương tự như ý tưởng của Iyengar rằng quá nhiều sự lựa chọn có thể làm cho người dùng ngắt kết nối, sự bất hòa nhận thức cho chúng ta biết rằng khi trang web không dễ lái hoặc đưa ra quá nhiều sự lựa chọn thì người dùng thà rời khỏi còn hơn là thương lượng qua môi trường mà họ cảm thấy quá lộn xộn.

Để cung cấp trải nghiệm người dùng web tốt nhất, chúng ta nên để dữ liệu và trải nghiệm người dùng lái vào thiết kế của chúng ta. Chỉ với cách làm này chúng ta mới có thể đảm bảo rằng chúng ta không xa lánh đối tượng mục tiêu của mình.

Đặc biệt là các chuyên gia SEO cần phải nhận thức được sự bất hòa có thể xảy ra ở cấp độ từ khóa đến trang đích. Các từ khóa bạn tối ưu phải phù hợp với trang đích mà người tìm kiếm mong đợi.

Vì nguyên tắc này, tôi khuyên bạn thường xuyên phân loại các entry page SEO bởi tỷ lệ trả lại. Sau đó, bắt đầu với các trang web có tỷ lệ trả lại cao nhất và kiểm tra các loại từ khóa tìm kiếm lái được lưu lượng truy cập đến những trang web để đảm bảo rằng các entry page cung cấp một phản ứng thích hợp với các entry keywords trên cùng.

Vì từ khóa là “100% not provided” vẫn có thể được thực hiện bằng cách kiểm tra các từ khóa từ Bing như một proxy tương đối tốt.

Bằng sáng chế hợp lý

Khi chúng ta thiết kế trang web cho người dùng cuối, chúng ta cũng nên giữ bằng sáng chế hợp lý của Google. Theo bằng sáng chế này, các liên kết nổi bật nhất và các liên kết được nhấp thường xuyên hơn qua trang xếp hạng nội bộ. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang làm thay đổi điều hướng chính trên trang web hoặc nếu bạn di chuyển liên kết đến các địa điểm ít nổi bật thì khả năng xếp hạng giảm sẽ xảy ra. Đây chỉ là một ví dụ về tính gắn kết của SEO với thiết kế trang web.

Có rất nhiều tình huống lựa chọn thiết kế trang web có thể giúp đỡ hoặc làm tổn hại đến các nỗ lực SEO của bạn. Phần lớn các xu hướng trong thiết kế web cho thấy khả năng tiếp cận và kiến trúc trang web vẫn còn là yếu tố quan trọng.

Chúng tôi được hưởng lợi từ cả phía người dùng lẫn bản thân khi chúng tôi thiết kế webpages theo cách không làm quá tải hoặc gây nhầm lẫn cho người dùng nhưng đưa họ đến các liên kết, hạng mục hoặc hạng mục con để tìm nội dung mà họ cần. Tạo ra các trang ghi nhớ người dùng cuối và kết hợp thiết kế web cùng với thực hành SEO là biện pháp tối ưu cả hai bên cùng có lợi.

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.