Latest Post

Ở bài viết này, Tôi sẽ không nói về những lợi thế của website thương mại điện tử bán hàng trực tuyến nữa. Những gì tôi muốn nói đến là trong quá trình làm việc với nhiều khách hàng, Tôi nhận thấy họ hoàn toàn thiếu kiến thức về việc thế nào là một website thương mại điện tử hiệu quả. Chúng tôi nghĩ rằng đó là thực trang chung không chỉ riêng khách hàng của Tôi mà là đại đa số những người kinh doanh trực tuyến hiện nay.

Tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu về việc thiết kế trang chủ và layout cho website thương mại điện tử, những yếu tố có thể giúp việc kinh doanh trực tuyến của bạn phát triển.

Làm thế nào để vận hành tốt Một Trang Web Thương Mại Điện Tử?

Chắc chắn, không có một công thức tổng quát nào để đảm bảo rằng cửa hàng trực tuyến của bạn sẽ trờ nên nổi tiếng, nhưng có một số yếu tố cần thiết nói chung và những yếu tố mà bạn không nên bỏ qua khi lên kế hoạch thiết kế website thương mại điện tử để bán hàng trực tuyến.
Trước hết – bạn cần phải hiểu rõ ràng về những mục tiêu chính của trang chủ trong website thương mại điện tử, mục tiêu cần đạt được đó là:

a. Làm cho website thương mại điện tử của bạn bán được hàng
Nghe có vẻ lạ nhưng có rất nhiều website thương mại điện tử được thiết kế mà không suy nghĩ về việc bán hàng. Có những trang web rất đẹp nhưng hoàn toàn vô dụng khi nói đến việc mua sắm. Các trang web này có thể đại diện cho thương hiệu hoặc cửa hàng, nhưng tất cả những gì các trang này làm là đặt một nút “Mua” trên website mà thôi. Một số doanh nghiệp, các công ty thiết kế website không hề chú ý đến những chi tiết đó.

b. Cho khách hàng thấy lợi ích của sản phẩm
Có một danh sách các chủng loại sản phẩm hoặc một mạng lưới sản phẩm đa dạng có thể là điều hoàn hảo để giúp cửa hàng trực tuyến của bạn. Các chương trình khuyến mại đặc biệt và hàng mới về cũng rất hữu ích để mời gọi khách mua hàng. Nhưng bạn có biết rằng, có một lượng lớn người lướt web không biết chính xác những gì họ muốn, họ chỉ muốn lướt web vòng quanh vậy thôi. Là một người bán hàng trực tuyến, mục tiêu của bạn là khai thác thị trường đó và cho họ thấy những gì họ đang bỏ lỡ.
c. Tạo được niềm tin với visitor
Mọi người rất cẩn thận với việc chi tiêu trực tuyến nhất là người dùng Việt Nam hiện nay, vì thế họ muốn biết tất cả mọi thứ về các sản phẩm mà họ đang mua, quá trình mua bán, phương thức thanh toán, dịch vụ giao hàng, bảo hành vv, để giúp họ an tâm khi đưa ra quyết định và cam kết một giao dịch.
Vì vậy, hãy chắc chắn rằng trang chủ của bạn có liên kết đến các trang thông tin thích hợp. Tầm nhìn xa như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, và giảm số lượng thắc mắc trước khi mua của khách hàng.
Và bây giờ, TAKA muốn gợi ý cho bạn một số tính năng mà có lẽ sẽ giúp bạn cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng lợi nhuận. Nghiên cứu kĩ bài này trước khi lên kế hoạch phối hợp với công ty thiết kế web để thực hiện dự án của bạn. Lưu ý rằng các tính năng này cần thiết nhưng không bắt buộc.

10 Yếu tố Cần Thiết mà Trang Web Thương Mại Điện Tử Của Bạn Nên Có

1. Logo rõ ràng

Một logo rõ ràng và đáng chú ý là một business card cho cả các website mới thành lập cũng như đã có thương hiệu. Khi nói đến mua sắm trực tuyến, một logo dễ nhận biết là một nhân tố tạo dựng lòng tin cho một công ty hoặc tổ chức. Các thương hiệu nổi tiếng hơn có thể có đủ khả năng thiết kế website thương mại điện tử với một trang chủ tối giản đẹp mắt nhưng vẫn hiển thị đầy đủ các tính năng tối thiểu. Một logo hoặc biểu tượng nổi tiếng, một hình ảnh đẹp hoặc video và nút ‘Mua’ là đủ để đáp ứng yêu cầu của các thiết kế đó.

Chanel
Trang chủ website thương mại điện tử chanel

Sony

homepage website tmdt sony

Adidas
website thương mại điện tử của adidas

Samsung
homepage website tmdt samsung

2. Deal khuyến mãi, quà tặng, và vận chuyển miễn phí

Người ta thường ra quyết định rất nhanh chóng cho dù họ có thích trang web hay không, đó là lý do tại sao bạn nên thu hút sự quan tâm của họ trong một vài giây khi họ vừa mới bước vào website, nếu không họ sẽ tìm đến một website khác với một trang chủ hấp dẫn hơn. Và không có gì thu hút tốt hơn và nhanh hơn bằng các deal khuyến mãi. Hàng triệu người gần như mất trí trong thời gian giảm giá, và mua bất cứ thứ gì chỉ vì chúng được giảm giá.

Một số bị thu hút bởi chính sách vận chuyển miễn phí, hoặc giảm giá – nhưng gần như tất cả mọi người quan tâm đến chương trình khuyến mãi. Do đó, giảm giá và deal đặc biệt thường là những điều đầu tiên mà khách truy cập website tìm kiếm. Những sự hứa hẹn hấp dẫn và giá cả độc đáo sẽ kích thích visitor chi tiêu, chi tiêu, và chi tiêu hơn nữa.

Vì vậy, bạn nên đặt một banner bắt mắt với dòng cung cấp giảm giá ở phần trên của trang chủ của một website bán hàng trực tuyến.

Mọi người cũng thích chính sách vận chuyển miễn phí. Bây giờ bạn đang bán hàng với cả thế giới, không chỉ thị trường trong nước, vì vậy bạn nên tính toán đến chi phí vận chuyển.
Để tiết kiệm những phí tổn không cần thiết khi vận chuyển, nhiều cửa hàng trực tuyến thường điều chỉnh giá đặt hàng tối thiểu bao gồm chi phí vận chuyển. Khách hàng thường mua số lượng lớn từ các nhà bán lẻ và thương hiệu lớn. Do đó, giá đặt hàng để được miễn phí vận chuyển là không quan trọng và không phải là một sự cản trở đối với người mua. Hơn nữa, ngay cả khi không phải là mùa khuyến mãi, mua hàng trên web vẫn có thể rẻ hơn trong các cửa hàng – đó là lý do tại sao giới hạn giá tối thiểu có thể được chấp nhận.

eToys

trang chủ website tmdt Etoys

Forever 21
Homepage website thời trang forever21

Victoria ‘s Secret
Website tmdt victoria

3. Tin Tức Mới Nhất Và Các Sản Phẩm Phổ Biến Nhất

Khi có tin tức, thời gian khuyến mãi hoặc các sự kiện sắp diễn ra mà người mua nên biết về sản phẩm, thì trang chủ là nơi tốt nhất để đặt các tin tức đó.

Đừng làm cho nó quá phức tạp mà hãy làm cho khách hàng dễ dàng nhận ra deal độc quyền với giá cả hấp dẫn. Hơn nữa, khách hàng quen sẽ có khả năng xem xét một số mặt hàng “mới” đang giảm giá chứ không muốn dành nửa giờ duyệt web để tìm kiếm một sản phẩm mới và hợp thời trang nào đó.
Hãy nhìn vào 3 cửa hàng trực tuyến nổi tiếng dưới đây, các trang này đã biết cách để thu hút sự chú ý của khách hàng với các sản phẩm và chương trình khuyến mãi của họ:


Apple

Thiết kế website tmdt apple

Amazon
Thiết kế web amazone

Watches
website-tmdt-watches

4. Sản Phẩm Mang Thương Hiệu

Không phải lúc nào bạn cũng đoán được các khách hàng tiếp theo sẽ tìm kiếm điều gì, nhưng nó không có nghĩa là bạn nên đặt tất cả các sản phẩm của bạn trực tiếp trên trang chủ. Những gì bạn nên làm là luôn luôn đưa ra lời chào hàng hấp dẫn và thú vị nhất. Cách này tạo ra một sự khác biệt rất lớn cho các nhà bán lẻ có danh mục sản phẩm khổng lồ.

Nếu bạn đang khuyến mãi một mặt hàng nào đó, thì hãy đặt chúng lên đầu tiên. Nó sẽ thu hút sự quan tâm của những khách truy cập lần đầu, những người không biết chính xác họ đang tìm kiếm những gì. Hơn nữa, có rất nhiều nhà bán lẻ lớn cung cấp một cơ hội “mua sắm hàng thương hiệu”. Khách hàng có thể tìm thấy những gì họ cần một cách hiệu quả như trong 3 trang web sau đây.

Toolup
website-tmdt-toolup

Beauty 
website thương mại điện tử beauty

Drugstore
website thương mại điện tử drugstore

5. Giỏ hàng, hộp đăng nhập và tìm kiếm

Các giỏ mua hàng, hộp đăng nhập và hộp tìm kiếm thường được đặt cùng nhau tại mọi trang web thương mại điện tử. Hiếm có trang nào mà lại không có giỏ mua hàng. Biểu tượng giỏ mua hàng phổ biến nhất là một chiếc giỏ đơn giản, vì vậy trang web của bạn cũng nên làm tương tự. Nhiều cửa hàng cũng cung cấp cho khách hàng tài khoản cá nhân để kiểm tra tất cả các đơn đặt hàng trước đó và hiện tại của họ.

Mỗi khách hàng đăng ký có thể chọn một tên đăng nhập cá nhân và mật khẩu để truy cập thêm. Bên cạnh đó, những chủ sở hữu của tài khoản này có thể được cung cấp gói giảm giá đặc biệt từ các chủ cửa hàng và tham gia các chương trình khuyến mãi khác nhau.

Nếu bạn có một website bán hàng trực tuyến có nhiều lựa chọn về hàng hóa, thì hộp tìm kiếm là bắt buộc phải có. Điều này cũng được chứng minh phổ biến với các khách hàng có nhu cầu mua một sản phẩm cụ thể mà họ chỉ cần xác định vị trí từ website bán hàng của bạn để dặt hàng.

M & S
website-thuong-mai-dien-tu-MS

Online Gadgets Storewebsite-thuong-mai-dien-tu-online-gadgets-store

Walmart

website-tmdt-walmart

6. Các icon cho hệ thống thanh toán

Các trang web thương mại điện tử phải phục vụ nhiều khách hàng từ khắp nơi trên thế giới và mỗi khách hàng lại có hệ thống thanh toán ưa thích của riêng mình. Hơn nữa, có thể có những hạn chế kỹ thuật trong một phương thức hoặc tùy chọn thanh toán, và đó là lý do tại sao nên làm rõ phương thức thanh toán trước.

Ví dụ, một số trang web thương mại điện tử không chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế. Những trang khác lại đòi hỏi địa chỉ thanh toán của khách hàng và địa chỉ giao hàng phải thuộc cùng một quốc gia với cửa hàng chính thức.

Cửa hàng trực tuyến thường sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, phiếu quà tặng, trả tiền mặt khi giao hàng, PayPal, vv, như là hệ thống thanh toán chính của họ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các biểu tượng thanh toán ở chân hoặc ở góc trên bên phải của trang web. Như bạn có thể thấy với các ví dụ sau đây, chi tiết thanh toán sẽ được hiển thị trên trang chủ một cách dễ thấy.

Play.com
website-tmdt-play

Brand Neusense

website-tmdt-brand-neusense

Shoon
website-tmdt-shoon

7. Social Media Links

Người ta nói rằng gần 20% giao dịch trực tuyến được thực hiện sau khi lướt qua trang mạng xã hội. Người tiêu dùng có xu hướng lấy ý kiến của số đông. Các trang mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook và Twitter, là các nguồn tốt nhất, nếu không muốn nói là nhanh nhất, để có được các thông tin bạn cần về tất cả mọi thứ.
Hơn nữa, các tài khoản trên mạng xã hội mang lại cơ hội tuyệt vời để quảng cáo: các cộng đồng trực tuyến có thể giúp định vị khách hàng hoạt động và có ảnh hưởng nhất, hoặc tìm ra những người chưa biết đến cửa hàng. Đối với cửa hàng trực tuyến, đó là một kênh tốt để khách hàng cập nhật những tin tức mới nhất, hoặc giảm giá đặc biệt chỉ hướng tới Facebook hay Twitter.
Dưới đây bạn có thể tìm thấy một số ví dụ thành công của việc sử dụng mạng xã hội:

Inkefx
website-tmdt-inkefx

Benetton
website-tmdt-benetton

Newegg
website-thuong-mai-dien-tu-newegg

8. Số Điện Thoại Và Trò Chuyện Trực Tuyến

Với mua sắm trực tuyến, người mua tương tác với người bán hàng qua mạng máy tính thực hiện giao dịch mà không còn bị ràng buộc về mặt địa lý. Tuy nhiên khi có vấn đề, khách hàng sẽ muốn nói chuyện với ai đó. Đây là cốt lõi của sự cần thiết cho một đội ngũ hỗ trợ cửa hàng; các đường dây nóng 24/7 và các cuộc trò chuyện trực tiếp là những hình thức được đánh giá cao của dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Nếu việc mua bán trực tuyến được thực hiện cả ngày và đêm, cần phải cung cấp dịch vụ khách hàng 24/24 để giải quyết phần đông những thắc mắc trước khi mua và sau khi mua. Hơn nữa, người ta có thể online từ nơi làm việc của họ hoặc tại nhà, chính vì vậy mà mua bán- và bất kỳ yêu cầu nào kèm theo- có thể đến bất kỳ lúc nào trong ngày.

Dưới đây là 3 cửa hàng trực tuyến cung cấp sự hỗ trợ nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Wiltshire Farm Food

website-tmdt-Wiltshire-Farm-Food

Lulu’s
website-tmdt-lulus

Versapak
Website-tmdt-Versapak

9. Tìm kiếm vị trí cửa hàng

Bố trí một tab tìm cửa hàng trên bản thiết kế là một yêu cầu bắt buộc với các website thương mại điện tử có hệ thống nhiều cửa hàng, chi nhánh. Nhiều khách hàng cẩn thận có thể truy cập các trang web để tìm vị trí cửa hàng hoặc chi nhánh gần nhất.

Nhiều khả năng, người ta sẽ tìm thấy tùy chọn này trên góc trên cùng hoặc dưới cùng bên phải của trang web. Nếu cửa hàng có một mạng lưới chi nhánh rộng khắp thì nên tạo ra một hộp tìm kiếm địa chỉ cửa hàng , thành phố, mã zip hoặc tìm kiếm địa chỉ. Hãy xem qua tab tìm kiếm cửa hàng của những trang web sau.

Next
website-thuong-mai-dien-tu-next

Flowers
website-tmdt-flower

Keurig
website-tmdt-keurig

10. Trustmarks

Trustmarks là những hình ảnh hoặc logo nhỏ thể hiện sự đảm bảo chất lượng từ cơ quan có thẩm quyền nhằm khẳng định đây là một trang web mua sắm an toàn. Một số các trustmarks đến từ Network solutions, McAfee, Verisign, BBB, TRUSTe, GeoTrust, vv Những chứng chỉ được công nhận như vậy cho khách hàng một cảm giác an toàn và tự tin trong việc chia sẻ thông tin cá nhân. Khách truy cập sẽ muốn mua hàng hơn nếu họ biết rằng các chi tiết thanh toán của họ được bảo mật.

Cần lưu ý rằng trustmarks không quan trọng đối với các cửa hàng mang thương hiệu lớn. Họ không cần phải vượt qua các bài kiểm tra an ninh và bảo mật để xác nhận độ tin cậy, vì họ đã có được danh tiếng tốt.

Ngoài trustmarks, một thiết kế rõ ràng, menu thuận tiện, mô tả sản phẩm chi tiết và đánh giá từ người sử dụng cũng rất quan trọng trong việc tạo ra uy tín trực tuyến. Chỉ cần lưu ý rằng, sự tin tưởng đóng một vai trò quan trọng để khách hàng sẵn lòng chi tiền túi mua hàng.

SOFTMART
thiet-ke-website-tmdt-softmart

3balls
thiet-ke-website-tmdt-3ball

eCost
thiet-ke-website-tmdt-ecost

11. Bổ sung: Hướng dẫn giáo dục khách hàng

Phần hướng dẫn khách hàng là không bắt buộc. Tuy nhiên nó là một cách để khơi dậy sự quan tâm của khách truy cập khi mua cái gì mà họ không quen thuộc. Đối với khách hàng mua những sản phẩm lớn, như tủ lạnh hay một TV LCD mới, họ muốn hướng dẫn hoặc ít nhất là biết được các thông số kỹ thuật để xem xét trước khi mua hàng.

Tab này không giống bộ phận hỗ trợ thường trả lời câu hỏi kỹ thuật và giải quyết các vấn đề liên quan đến mua hàng.

Dưới đây là 3 cửa hàng trực tuyến có hướng dẫn how-to đáng để bạn học hỏi.

Blue Nile

thiet-ke-website-tmdt-bluenile

US-Mattress
thiet-ke-website-tmdt-us-mattress

Xem thêm bài viết: Thương mại điện tử bạn đã có những điều cần thiết chưa?

Kết Luận

Chúng tôi hy vọng rằng những lời khuyên trên sẽ giúp cho website thương mại điện tử của bạn trở thành một website hoàn hảo đối với khách hàng tiềm năng. Với tất cả thời gian, công sức và tài chính bạn bỏ ra để xây dựng thương hiệu trực tuyến, những gợi ý nhỏ thực sự có thể giúp làm nên hoặc phá vỡ doanh nghiệp của bạn.

Nếu bạn có những ý tưởng khác hữu ích trong việc xây dựng uy tín cho website thương mại điện tử, hãy để lại ý kiến trong phần bình luận dưới đây.


Catching Fire là phần 2 của bộ tiểu thuyết giả tưởng đã được phát hành trên toàn thế giới the Hunger Games – đấu trường sinh tử và hiện đang công phá tất cả các rạp chiếu phim khắp nơi. Từ trước khi phim ra mắt 3 tháng, hàng triệu người đã trong trạng thái phấn khích ngóng chờ. Đó phần nhiều là thành quả của một chiến dịch digital marketing rất quy mô dành riêng cho Catching Fire với sự đầu tư khổng lồ mặt phương tiện lẫn nội dung.
Creative Idea
Vận dụng kết hợp truyền thông xã hội, sự tham gia của fan, và cộng tác thương hiệu để mang đến cho fan những trải nghiệm như thế giới trong phim. 
Message
Mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu với một tia lửa

Chiến dịch đã vận dụng kết hợp truyền thông xã hội, sự tham gia của fan, và cộng tác thương hiệu. Chiến dịch được thực hiện bởi agency Campfire – một agency ở New York vốn đã nổi tiếng với thành công của chiến dịch marketing cho the Games of Throne.

Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về những công cụ và kênh truyền thông trong sự phối hợp tuyệt vời đã tạo ra một chiến dịch marketing thành công trong việc xóa mờ ranh giới giữa 2 thế giớithực ngoài đời, và thế giới giả tưởng trong phim,

Billboards

Từ tháng Tư 2013, người ta đẵ bắt đầu thấy những billboard quảng cáo dòng sản phẩm "Capitol Couture” (nd: Capitol là tên đế chế độc tài cai quản 12 quận trong phim).

Billboard quảng cáo dòng "thời trang của tương lai” – "Capitol Couture”

"Capitol Couture” gây ấn tượng mạnh bằng các mẫu thiết kế lấy cảm hứng từ tương lai giả tưởng và trong bộ tiểu thuyết, thậm chí có cả một dòng nước hoa mang tên "CINNA – L’Essence D’un Champion” (tạm dịch: CINNA – tinh hoa của người chiến thắng).

Poster quảng cáo nước hoa "CINNA”

Vào thời điểm ra mắt Billboard, fan của The Hunger Games vẫn còn đoán già đoán non về phần tiếp theo The Catching Fire. Sự tò mò ngày càng được khuấy động với fan và còn những người chưa biết về phim. Và khi họ lên google gõ chữ "Capitol Couture” thì kết quả hiện ra là một trang tumblr hoành tráng, được dẫn liên kết đến Facebook page, Twitter account, Instagram và YouTube channel. Đó cũng là nơi "đấu trường” digital công phu và hiện đại của Catching Fire bắt đầu.

Capitol Couture trên tumblr

Hầu như toàn bộ content là dành cho fan, trang tumblr Capitol Couture được thiết kế như một quyển tạp chí dành cho cư dân ở Capitol. Trang đăng các tin bài về những người chiến thắng sẽ tham gia Huyết trường tứ phân trong Catching Fire, tường thuật lại những sự kiện như Ngày ăn mừng chiến thắng ở dinh thự của tổng thống Snow…và dĩ nhiên không thể thiếu những bài viết tư vấn về thời trang, trang điểm, thậm chí cả kiến trúc. Những bài viết này được giao cho những nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới, với các dòng hàng cao cấp, thời thượng để nhắm đến mục tiêu làm cộng tác thương hiệu.

Bài viết về làm đẹp/thời trang/nhà thiết kế - Cộng tác thương hiệu

Dưới đây là bài viết của nhà thiết kế Stella Jean trên trang của Capitol Couture:

Có thể thấy, việc đặt những thương hiệu này cạnh thương hiệu Capitol Couture của The Hunger Games giúp củng cố hình ảnh "cao cấp” của thương hiệu trong tâm trí của các fans. Chưa hết, câu chữ và giọng điệu của tạp chí Capitol Couture lại như bước ra từ các chương trình truyền thông do chính quyền Capitol thực hiện để mị dân trong phim, khiến thương hiệu và sản phẩm càng được thèm muốn hơn. Mặt khác, nhờ được lên tạp chí Capitol Couture mà các thương hiệu cộng tác có thể tiếp cận được những đối tượng khách hàng hoàn toàn mới. 

Mở rộng trải nghiệm

Bên cạnh những bài viết về thương hiệu Capitol Couture là rất nhiều bài tường thuật sống động những diễn biến cuộc sống ở Capitol để giúp fans tự mình trải nghiệm. Đó là vô số bài báo về Ngày ăn mừng chiến thắng hay hậu trường một ngày chụp hình với Katniss. Tuy những bài này không ảnh hưởng đến cốt truyện, nhưng chúng miêu tả chi tiết hơn các nhân vật của truyện, về những gì họ đã làm trong cảnh đó dựa trên tính cách và đặc điểm của họ - và điều này giúp fan thỏa cơn khát về thông tin ẩn sau những nhân vật mà họ yêu quý.

Như vậy, Capitol Couture đã mở rộng trải nghiệm của fans mà không cần phải tạo thêm quá nhiều nội dung. 

Sự tham gia của fans/Challenges

Quan trọng nhất, trang tumblr này còn chú trọng đến việc phát triển user generated content, khiến fan trờ thành một phần của thế giới Capitol mà họ mơ ước. Trong mục Citizen Activity, fan có thể tham gia các thử thách về thời trang, nghệ thuật, viết truyện…và có cơ hội được đăng tác phẩm của mình trên tạp chí. Ví dụ, với Capitol Art Challenge, fan có thể dự thi bằng việc thiết kế một sản phẩm mỹ thuật lấy cảm hứng từ The Hunger Games, hoặc tweet/post một bức ảnh trong trạng thái "Oh So Capitol” (hashtag #CapitolStyle), hoặc chọn ra những bộ trang phục thảm đỏ ở Capitol (hashtag #CapitolRedCarpet)


Các tác phẩm dự thi của fan trên Capitol Couture

Website

Website của Catching Fire từ lâu đã không chỉ là trang web về bộ phim, mà đã trở thành Trung tâm điều hành dân cư quân Panem (với đuôi .pn). Người dùng có thể dùng Facebook hay Twitter để đăng nhập và tận hưởng trải nghiệm của một cư dân Panem thực thụ với mã căn cước của chính quyền Panem (cấp theo hashtag #Identifyyourself). Họ có thể tài trợ cứu viện cho các vật tế, kiểm tra thời tiết, tin tức, và theo dõi level hoạt động của mình tại các quận – bằng Hunger Games Explorer – một cộng đồng chính thức của fan được tạo ra để fan dùng các hoạt động của mình đổi lấy giải thưởng là các huy hiệu, cập nhật các thông tin mở rộng (video, hình ảnh…) và tham gia các cuộc thi. 


Một trong những cuộc thi tiêu biểu là Ultimate Fan Challenge. Người ta có thể đăng ký, dùng các hashtag, kiếm điểm và tham gia chơi. Càng share nhiều thành tích của mình thì càng có cơ hội nhận được các huy hiệu phần thưởng.

Vậy tại sao một bộ phim lại bỏ quá nhiều tiền, thời gian, và công sức vào những hoạt động marketing không mang lại tỉ lệ hoán đổi cao như vậy?

Câu trả lời là: nội dung. Nhờ những hoạt động này, họ đã có được một kho vô tận những tác phẩm sáng tạo của người hâm mộ - thứ mà rất nhiều công ty mơ ước. 

Bằng việc coi trọng phát triển nội dung, Catching Fire đã có thể giữ được "ngọn lửa” trong cộng đồng fan của mình.

Bằng việc coi trọng phát triển nội dung, Catching Fire đã có thể giữ được "ngọn lửa” trong cộng đồng fan của mình.
Facebook Page & Twitter


Trang Facebook và Twitter của Catching Fire chính là trang chính thức của Capitol/chính quyền Panem. Vì thế, nội dung của trang thường dưới dạng "thông cáo toàn dân” và những thông điệp tư tưởng như trong phim. Ví dụ như bảng hiệu sau:

"Tôn trọng lãnh thổ các quận. Cấm đi từ quận này sang quận khác. Cấm bước ra khỏi ranh giới của quận.”


Trang Facebook và Twitter cũng liên tục cập nhật các hình ảnh quảng bá cho bộ phim như trailer chính thức, đường dẫn đến Capitol Couture – vẫn theo phong cách bố cáo của một chính phủ thực thụ.


Bên cạnh fanpage của Capitol, còn có fanpage của từng quận. 

Một điều thú vị nữa là, những thông báo kiểu thông điệp tư tưởng của Capitol thường kích thích các phản hồi đầy cảm xúc – những người luôn muốn được sống trong thế giới của Capitol. 


The Hunger Games đã đầu tư khoảng thời gian khá lớn để xây dựng trang Facebook cùa mình, và họ đã nhận lại phần tưởng thưởng xứng đáng là 12 triệu likes.

The Hunger Games đã đầu tư khoảng thời gian khá lớn để xây dựng trang Facebook cùa mình, và họ đã nhận lại phần tưởng thưởng xứng đáng là 12 triệu likes.

YouTube

YouTube đóng vai trò như một studio – nơi sản xuất chương trình truyền hình của Capitol, còn gọi làCapitol TV. Bên cạnh trailer và previews của Catching Fire là các chương trình như "District Citizen Reels”. Trong các chương trình này, fans được góp mặt bằng cách quay fan vids và gửi về cho Capitol TV.


Instagram

"Vũ khí” mới của chiến dịch marketing Catching Fire chính lả Capitol Couture Instagram

Với rất nhiều các tư liệu phần nhìn, Lionsgate sẽ không khó để tạo được một tài khoản Instagram phong phú và hấp dẫn. Nhưng họ lại tập trung vào thương hiệu Capitol Couture hơn – đây là một bước đi thông minh.

Vốn hình ảnh về Katniss đã quá nhiều vì vậy việc chuyển hướng sang chủ đề thiết kế và thời trang giúp họ hướng đến đối tượng khách hàng "ngách” hơn – những người đam mê thời trang du mục hoang dã.



Google +


Ngày càng nhiều brand dùng Google+ và the Hunger Games không phải là ngoại lệ. Thực tế cho thấy Google + tạo ra sự tương tác thực sự và là nơi khởi tạo và tham gia đối thoại dễ dàng. 

Hiện tại, trang Google + của Catching Fire, với những nội dung tương tự như ở Facebook và Twitterđã có hơn 2 triêu encirclers và một tỉ lệ tương tác đáng nể.

Kết quả

Trước đây, chiến dịch của phần 1 – The Hunger Games đã mang về 6.308.164 Facebook likes và 550.00 Twitter followers.

Với lần trở lại hoành tráng hơn của phần 2, chỉ trong 18 tháng, họ đã có gần 12 triệu lượt like Facebook– tăng 85%. Twitter tăng 75% với gần 970.000 followers. Google+ có 2.271.856 encirclers và Instagram với 31.464 followers.

Đó là chưa kể hàng trăm nghìn fans trên các kênh khác như website Capitol Couture, Facebook và Twitter của Capitol.

Tóm lại, có thể nói rằng chiến dịch digital của Catching Fire thực sự là một ví dụ không chê vào đâu được cho việc thấu hiểu người hâm mộ của mình, và một sự "lấn sân” rất sáng tạo của một thế giới giả tưởng vốn dĩ đã quá toàn diện trong truyện sang đời thực, vì những người làm chiến dịch đã biết cách dựa trên thông điệp của truyện để phát triển. Hi vọng sắp tới, tiếp nối thành công của Catching Fire, phần tiếp theo của bộ truyện này sẽ khiến người hâm mộ thêm mê mẩn với sự kịch tính và hấp dẫn trong phim, mà còn là trong chiến dịch marketing. 

Đối với tất cả những người làm SEO thì mạng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu của mình. Đặc biệt là Facebook đóng vai trò quan trọng. Nếu bạn không chia sẻ nội dung của mình trên Facebook thì đó là điều bạn đang bỏ phí một cơ hội quảng bá cho website của mình. Tại sao ? Vì Facebook giờ đã có hơn một tỉ người dùng.

Không hẳn bạn sẽ ảnh hưởng tới 1 tỉ người đó mà chỉ cần 0,01% trong số đó cũng đã đem lại cho bạn được nhiều thành công rồi.

Vậy bạn sẽ làm thế nào để gây sự chú ý từ 1 tỉ người đó. Vâng chỉ có thể là sở hữu những bí kíp viết status facebook hay là câu cập nhật trang thái của bạn viết thật lôi cuốn. Và đây là những gì bạn cần quan tâm.

1. Viết Ngắn và đúng trọng tâm

Bạn hãy viết những bài tự sự về cá nhân, hoặc viết về một điều gì đó nhưng không được viết quá dài. Người đọc rất ít khi đọc những status dài.


Trừ khi bạn đang viết những bài tự sự cá nhân, mọi người không thích đọc những câu status dài.

Biểu đồ cho thấy mọi người thích những câu cập nhật status trong vòng 225 ký tự thay vì những câu ngắn hơn hoặc dài hơn. Một trong những lý do chính mọi người không thích những câu status quá dài là vì hơn 33% người dùng Facebook đang xem nó qua thiết bị di động. Bởi vì màn hình di động quá nhỏ, nó sẽ khó khăn để đọc những câu status dài.

Bạn cũng không muốn tạo những câu status quá ngắn bởi vì bạn cũng không thể chuyển tải đủ nội dung qua một status cụt lủn. Vậy hãy viết sao cho không quá dài hoặc quá ngắn mà vẫn truyền tài được nội dung mà mình muốn nói tới người dùng.

2.Đừng quên chữ Face trong Facebook

Một trong những điều mà bạn đã có thể quên về Facebook đó là nó được tạo ra để bạn có thể giữ kết nối với bạn bè và gia đình của bạn… đặc biệt là những người không sống bên cạnh cửa phòng bạn. Vì vậy những loại status nào mà bạn bè và gia đình của bạn muốn nhìn thấy? Theo khảo sát trên 1291 người sử dụng Facebook thì đây là những gì họ đưa ra.

Cuộc sống của bạn: Bạn bè và fans là những người đang theo dõi (following) bạn. Vì vậy họ muốn biết nhiều về cuộc sống của bạn. Và không chỉ đơn thuần là những câu văn bản bình thường, họ muốn hình dung những gì cá nhân bạn đã và đang trải nghiệm. 

Lời khuyên: Mọi người muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa vì thế những lời khuyên bạn có thể đưa ra sẽ gây hứng thú với người xem.

Trải nghiệm: Bạn đang làm gì, bạn đang đi đâu, bạn đang ở vị trí nào? Mọi người muốn nhìn thấy hình ảnh của những nơi bạn đang đến hoặc đã đến thường xuyên:
Giải trí: Có ai không thích cười sảng khoái. Nếu bạn có một câu chuyện vui, trò đùa hoặc bất cứ điều gì có thể giúp mọi người vượt qua thời gian thì hãy thêm nó vào Facebook.

Tin tức: Nếu có bất cứ tin tức nào hay, hữu ích và dễ dàng chia sẻ hãy share nó lên Facebook. Nó không chỉ là tin tức về thế giới hay chính trị mà bất cứ tin nào bạn cảm thấy có thể giúp ích cho bạn bè.

Và để tiếp tục bản phân tích dữ liệu này chúng tôi đã phân tích 682 status và nhận thấy rằng những status liên quan tới cuộc sống của bạn có số comment nhiều hơn 247% những status khác không phải về cuộc sống của bạn.

Điều này rất quan trọng bởi vì Facebook có một thuật toán tương tự như của Google được gọi là thuật toán Edgerank. Với thuật toán này một status nhận được nhiều like, comment, và share trong thời gian ngắn thì càng nhiều người trong Friendlist sẽ nhìn thấy câu cập nhật status của bạn.

Mặc dù thuật toán Edgerank nghe có vẻ đơn giản nhưng nó phức tạp hơn nhiều. Ví dụ: Comment sẽ có sức nặng và ảnh hưởng lới hơn Like bởi vì ấn nút like dễ dàng hơn là viết comment. Và không chỉ dừng lại ở đó… nếu một thành viên gia đình Like hoặc comment status của bạn, thì nó có giá trị hơn là comment của người quen. Vì vậy mục tiêu của bạn nên tạo ra các status nhận được nhiều share, likes và comment.

Giá trị của bạn nằm ở đâu?

Như đã đề cập bên trên, mọi người hâm mộ và kết bạn với bạn vì họ muốn biết thêm về bạn. Nhưng nó không có nghĩa là chỉ dừng lại ở đó. Có nhiều giá trị tốt hơn bạn có thể cung cấp tới người dùng thay vì dừng lại ở những chuyện xung quanh cuộc sống cá nhân của bạn.

Khi phân tích status của 682 người trên, chúng tôi nhận thấy các status có chứa lời khuyên và dạy cho bạn một thứ gì đó mới mẻ thì được chia sẻ nhiều hơn 522% so với những status không phải là lời khuyên. Ghi nhớ điều này bởi vì nó rất quan trọng với thuật toán Edgerank thì Share có giá trị nhiều hơn là like.

Dưới đây là những ví dụ về những status cung cấp giá trị:

- Share content – Liên kết đến những bài viết thú vị mà bạn tìm thấy trên web.
- Trích dẫn: Mọi người thích trích dẫn, những câu châm ngôn, ý nghĩa cuộc sống, tình yêu, tình bạn…
- Số liệu thống kê: Nếu bạn có thể biến các số liệu và dữ liệu vào một bức ảnh bạn sẽ nhận được nhiều Like, Share và comment hơn

Mọi người thường quên like status chứa link

Một cách để điều hướng traffic tới website của bạn từ Facebook là chia sẻ nội dung từ web lên Facebook. Với nội dung hấp dẫn có ý nghĩa cho người đọc bạn có thể kiếm được kha khá traffic tới với website của mình. Tất cả những gì bạn phải làm là lấy link của bài viết trên website bỏ nó vào ô cập nhật status thay vì viết status như thông thường.

Bạn sẽ nhận thấy rằng các lần cập nhật status chứa link luôn có ít like, share và comment so với các hình thức khác. Đó không phải là vì người ta không thích nội dung của bạn mà vì khi một người click vào link để tới bài trên website họ sẽ quên trở lại Facebook để ấn like hoặc share status của bạn. Điều này ảnh hưởng tới thuật toán Edgerank, nó sẽ hiển thị status của bạn ít hơn trên facebook của bạn bè.

Một cách để chống lại điều này là sử dụng các plugin có chức năng chia sẻ bài viết lên mạng xã hội ở trên website của bạn. Bằng cách này khi người dùng Facebook kết thúc việc đọc bài trên web họ chỉ cần nhấp vào nút like hoặc share là bài của bạn đã được chia sẻ.

Cách thứ hai để tăng Edgerank là thay thế hệ thống comment trên website với Facebook. Khi đó nếu ai comment bài viết trên website nó sẽ được đồng bộ với cập nhật status của bạn, giúp tăng số lượng comment bạn nhận được trên mỗi lần cập nhật status. Comment có giá trị hơn like vì thế nó sẽ giúp nội dung của bạn lan truyền trên Facebook. Có một điều khá đáng tiếc là comment Facebook nằm trong iframe do đó công cụ tìm kiếm sẽ không thể index những comment này. Tuy nhiên đổi lại bạn nhận được traffic từ mạng xã hội nhiều hơn.

Để tối đa hóa lượng traffic mà status kiếm được bạn phải đảm bảo ít nhất 2/3 những lần cập nhật status của bạn không chứa link. Luân phiên chúng với nhau giữa những câu chuyện cá nhân, up ảnh lên Facebook và những thứ khác nhằm thúc đẩy Edgerank của bạn. Nếu bạn liên tục đăng các link và không có gì khác, rất ít người trên Facebook sẽ nhìn thấy cập nhật status của bạn bởi vì những status chứa link có xu hướng nhận được ít like, share và comment.

Thời gian quyết định tất cả

Nếu bạn đăng một status khi không có bạn bè hoặc fans đang online thì status của bạn coi như vô nghĩa. Không một ai sẽ nhìn thấy nó và nó cũng không nhận được like nào. Vì vậy chắc bạn muốn biết thời điểm lý tưởng để post bài lên Facebook?

Thứ 7 là ngày phổ biết nhất để đăng bài lên Faebook, và cụ thể hơn buổi trưa là thời gian phổ biết nhấ để đăng status.

Nếu bạn quá lạm dụng gửi quá nhiều status lên profile hoặc fanpage của mình mọi người cũng không đọc chúng. Con số lý tưởng là mỗi ngày 1 -2 status khác nhau.

Kết luận: Nếu bạn làm theo tất cả mọi thứ ở trên, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy có nhiều traffic Facebook và bạn bè hơn. Cập nhật status của bạn sẽ lan rộng, nhiều người sẽ tìm hiểu về bạn và công ty của bạn đồng nghĩa traffic của bạn sẽ tăng lên.

Nguồn: Taka.com.vn

Không phải bất kỳ DN lớn nào, với khả năng chi bộn tiền cho hoạt động marketing cũng có thể tránh được những sai lầm trong phát triển thương hiệu…

Cả thế giới mới lên cơn sốt Iphone và Ipad 2 - 3 năm trở lại đây. Các hãng sản xuất thiết bị công nghệ điện tử tất nhiên cũng không tránh khỏi nháo nhào chạy theo cơn sốt đó.

Bài học copy

63 trang đơn kiện của Quả táo - Apple đối với hãng điện tử Samsung, cáo buộc hãng này “ngang nhiên bắt chước thiết kế các thiết bị của Apple nhằm tận dụng thành công của hãng. Việc sao chép này đã được cả ngành công nghiệp quan sát và đề cập trong rất nhiều bài báo đánh giá sản phẩm của Samsung" đã được tòa án Mỹ thụ xét. Điều đáng nói là có lẽ 1 tỉ USD tiền phạt mà Samsung bỏ ra trả giá cho tội xâm phạm bản quyền chắc chắn chưa thấm tháp so với lợi nhuận Samsung thu được khi phát triển các dòng sản phẩm bắt chước thiết bị của Quả táo.

Song vấn đề là ở khía cạnh thương hiệu, cái giá phải trả của Samsung khá đắt. Cho dù sản phẩm của Samsung, với các dòng thiết bị công nghệ điện tử này liên tục được phát triển và cập nhật cho những sản phẩm mới thật tiện ích tối ưu ra sao, tâm lí người tiêu dùng vẫn “lấn cấn” sự vụ Sam sung “nhái” Apple. Vô hình trung, thương hiệu sản phẩm của Apple nhờ đó càng “lên giá”. Chiều ngược lại, sản phẩm của Samsung, vẫn bị đánh đồng là kẻ “ăn theo”.



Một số DN VN, trong làn sóng mới đây nhất về phát triển “công nghệ” cà phê mang đi mà do sự hiện diện Starbucks khi mới vào đã châm ngòi khẩu hiệu “take away”, cũng đã nêu đủ các loại bảng biển “to go” tương tự. Sự copy về công nghệ có tương quan mật thiết với phát triển thương hiệu đã khiến nhiều DN cà phê Việt, chủ yếu các DN nhỏ, do không tạo được sự khác biệt của mình, phải “sớm nở, tối tàn” ngay trên thị trường được đánh giá là còn rất nhiều đất cho sự phát triển ngành hàng đồ uống cà phê. May mắn trong cuộc sàng lọc giữa làn sóng copy công thức thiên về làm thương hiệu đó, một số ít DN khác như Passio, Urban Station, Milano... tại thời điểm hiện nay là những ví dụ, do chú trọng định vị thương hiệu cho dù vẫn đi theo “công nghệ” tương tự Starbucks nhưng đã biết điều chỉnh cho hợp với hoàn cảnh, tâm lí và giá cả VN, vẫn còn trụ được. Ai sẽ giành phần thắng sau cùng trong cuộc chiến giữa các thương hiệu cà phê mang đi, điều đó chắc chắn phụ thuộc nhiều vào việc thương hiệu đó có bật lên dấu ấn gì khác biệt.

Và cuộc chơi trùng tên

Nếu như copy, bắt chước với một ý định chỉ cần chen được chân trong thị phần của thị trường, đã là thành công - là quan niệm được nhiều DN bất chấp những thị phi gắn với thương hiệu - lựa chọn, thì đôi khi việc phát triển và đặt tên các nhãn hàng cũng xuất hiện từ những sai lầm vốn do sai sót khách quan hoặc bất cẩn trong nghiên cứu thị trường.

Trên thị trường tài chính VN ai cũng biết Viet Capital là thương hiệu đã gắn liền với một Cty chứng khoán và ngân hàng và trước đây là Quỹ đầu tư. Song nếu vì cái tên Việt – Bản Việt- quá ý nghĩa và đã có những thành công, mà DN khác muốn vin vào đó, chọn để đặt lại cho tên nhãn hàng của mình ở một lĩnh vực không liên quan và có tương quan, thì lại là một sai lầm. Trên thị trường hiện đã xuất hiện cái tên Bản Việt ở mặt hàng tiêu dùng. Nhiều khách hàng cho biết mỗi lần nhìn thấy tên thương hiệu này, họ lại chỉ nghĩ đến Viet Capital Bank hoặc CTCK Bản Việt. “Bản Việt trong lĩnh vực tài chính, tài chính bậc cao thì… nhiều ý nghĩa, nhưng còn ở các lĩnh vực khác, chẳng hạn như ở lĩnh vực nhãn hàng này được gắn với một… chai nước chắm,  thì cho dù độ đạm có cao và nước mắm có sạch, chưa chắc người ta vì thương hiệu đó mà quyết định chọn hàng. Thậm chí có thể là ngược lại, sẽ gây phản cảm vì sự bắt chước quá lộ” - một chuyên gia cho biết. 

Vì không nghiên cứu kỹ ngôn ngữ, văn hóa tại mỗi thị trường hướng tới mà nhiều hãng xe ô tô mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn trong cách đặt tên xe của mình. Có những sai lầm phải trả giá bằng kết quả kinh doanh yếu kém và buộc phải khai tử. Điển hình như mẫu xe Chevrolet-Noza- trong tiếng Tây Ban Nha, Noza nghĩa là "không chạy được". Thật khó để mẫu xe này đạt doanh số tốt khi ý nghĩa của nó lại tiêu cực như thế. Hay Mazda-Laputa-trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "gái điếm". Ai sẽ dám mua một chiếc xe có cái tên nhạy cảm như thế?

DN đừng tiếc chi phí đặt hàng một tổ chức chuyên nghiệp về khảo sát thị trường dù chi phí này nhiều khi không thua kém kinh phí cho một chiến dịch marketing ồ ạt.

Cũng trong lĩnh vực tiêu dùng, mới đây, thị trường khá ngạc nhiên trước một sai lầm không đáng có là nhãn hàng Sagami của DN Masan- một trong ba ông lớn trên thị trường mì gói VN - bị trùng tên với một sản phẩm bao cao su của Nhật. Điều oái ăm là slogan của nhãn hàng là “trong dai ngoài giòn” lại cũng rất gợi những đặc tính dễ liên tưởng đến… condom, thành ra không ít lần người viết chứng kiến cảnh người tiêu dùng đứng trước quầy trưng bày Sagami trong siêu thị tự chọn và… cười khúc khích. Thậm chí câu chuyện trùng tên này còn tiếp tục được các bạn trẻ trên mạng xã hội biến thành các comment nhiều ẩn ý… mà đại diện nhãn hàng trong TVC quảng cáo Sagami là MC Phan Anh, cho dù “cực chất” và rất được các bạn trẻ yêu mến, cũng không cứu vãn được nhiều lượt “like” cho slogan và sản phẩm này.

Một chuyên gia cho rằng để tránh được những sai lầm cơ bản, hoặc chủ động cân đo thiệt hơn trong trường hợp cố ý chọn… sai lầm, bên cạnh việc cần thiết phải sử dụng tư vấn phát triển thương hiệu, DN cũng đừng tiếc chi phí đặt hàng một tổ chức chuyên nghiệp về khảo sát thị trường. Phí cho những công việc này lắm khi cần thiết không thua gì kinh phí cho một chiến dịch marketing ồ ạt về sau, nhiều khi còn quan trọng hơn vì nó giúp DN tránh được những chi phí khổng lồ có thể phát sinh trong quá trình khắc phục “hậu quả” sai lầm, hoặc tránh lọt những “ổ gà” thường dẫn đến phá sản nhãn hàng, thậm chí hiệu ứng đổ domino toàn thương hiệu.


Nguồn: Dùng hàng Việt

google-kheo-chieu-hon-facebook 

Các điều tra mới nhất về chỉ số hài lòng của nhân viên với công ty mình đang làm cho thấy làm việc tại Facebook có vẻ hạnh phúc hơn làm cho Google. Nhưng tại sao người ta vẫn thích làm cho Google hơn?

 Nếu nhìn chung, nhân viên Facebook hài lòng hơn Google

 97% nhân viên Facebook thích Zuckerberg

Theo điều tra của trang thông tin nhân sự Mỹ Glassdoor, nhân viên Facebook đã đánh giá chung sự hài lòng về chủ của mình ở mức 4,6 điểm trên thang điểm 5, cao hơn mức 4,1 mà nhân viên của Google chấm điểm chủ của mình.

Đánh giá về sếp, 97% nhân viên của Facebook hài lòng với ông chủ trẻ Mark Zuckerberg, trong khi ở Google, 95% nhân viên yêu thích nhà sáng lập Lary Page. Tất nhiên, đây đều là những con số rất cao, khi mức hài lòng chung của nhân viên ở hàng trăm công ty khác ở Mỹ thường ở dưới 90%.

Về khía cạnh niềm tin vào tương lai sự nghiệp, nhân viên của Facebook cũng thể hiện sự lạc quan lớn hơn. 84% nhân viên Facebook tin tưởng công việc kinh doanh của Công ty sẽ tăng trưởng tốt hơn trong 6 tháng tới, trong khi chỉ có 80% nhân viên Google tin như vậy.

Tuy nhiên, đối với một trong những yếu tố quan trọng nhất với người lao động là lương, Google lại thắng. Các tài năng công nghệ ở Google thường được trả lương cao hơn ở Facebook. Trong 12 tháng qua, lương trung bình của một kỹ sư phần mềm tại Google là 128.225 USD trong khi ở Facebook “chỉ là” 121.183 USD.

Hơn nữa, chất lượng bữa ăn miễn phí ở Google cũng được đánh giá cao hơn so với Facebook. Tại Google, nhân viên được ăn buffet cả ba bữa sáng, trưa, tối miễn phí. Đồ uống cũng rất thoải mái, bao gồm cà phê, nước ngọt, bia rượu.

“Vì trụ sở của Google thường ở ngoại ô cách xa hàng quán, có căn-tin ngay trong chỗ làm vô cùng tiện lợi, nhất là khi phải ở lại làm đêm. Giờ ăn cũng là một khoảng thời gian tuyệt vời để giao lưu với đồng nghiệp”, một cựu nhân viên Google cho biết.

Nhân viên của Google cũng cho rằng họ cảm thấy hạnh phúc với sự cân bằng giữa công việc với cuộc sống ở nơi làm của mình hơn là Facebook. Văn phòng Google thường có những thiết bị thư giãn như cầu trượt, máy chơi game, bàn bi-da, bể bơi, để giúp nhân viên thư giãn và tăng hiệu quả công việc.

Xem ra, đây lại là điều quan trọng bậc nhất. Dù có thể thua kém ở một số yếu tố khác so với đối thủ, song xem ra Google đã chọn đúng huyệt để điểm, qua đó thu hút và giữ được nhân tài tốt hơn Facebook. Điểm nhấn này đã cho thấy sự khéo léo và tinh tế hơn của một cây đa cây đề ở thung lũng Silicon.

Chính vì vậy mà hãng dịch vụ tìm kiếm này trong nhiều năm qua được đánh giá là một nơi đáng để đầu quân nhất thế giới. Nếu được chọn, bạn sẽ làm cho Google hay Facebook?

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Đến hẹn lại lên, năm nay Fortune lại công bố danh sách các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu năm 2013. Họ là những người đã thực hiện các cuộc lội ngược dòng ngoạn mục cho doanh nghiệp mình và mang lại lợi nhuận đáng kể cho cổ đông.


1. Elon Musk



PaypalElon Musk, đồng sáng lập dịch vụ thanh toán trực tuyến PayPal, đã phá bĩnh ngành hàng không với Space Exploration Technologies, được biết đến với cái tên SpaceX, công ty tư nhân chuyên về vận chuyển trong không gian. Không chỉ vậy, Musk còn gây xáo trộn cả ngành ôtô với Tesla Motors và làm rung lắc cả ngành năng lượng với Solar City (Musk là Tổng Giám đốc của SpaceX và Tesla và là cổ đông lớn nhất của Solar City).

Sau bước khởi đầu đầy khó khăn cách đây 1 thập kỷ, Tesla giờ đã trở thành nhà sản xuất nổi tiếng nhất thế giới về ôtô hoàn toàn chạy bằng điện. Doanh thu tại Tesla đã tăng gấp hơn 12 lần trong 3 quý đầu tiên của năm nay và Công ty đang trên đường đạt 2 tỉ USD doanh số bán năm 2013. Tính từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của Tesla đã tăng gấp hơn 4 lần.

Trong khi đó, SpaceX đã giúp nhen nhóm lại sự quan tâm của công chúng đối với việc thám hiểm không gian. Hồi tháng 8, ông đã khiến cho nước Mỹ xôn xao khi tiết lộ kế hoạch xây dựng một hệ thống giao thông vận tải siêu tốc có tên là Hyperloop mà sự ưu việt của nó sẽ làm lu mờ việc đi lại bằng tàu hỏa, máy bay… Theo Bloomberg Wealth, Musk có giá trị tài sản ròng 7,7 tỉ USD. Nhưng chính sự táo bạo, dám nghĩ dám làm và kiên trì của ông là lý do Fortune quyết định trao cho ông danh hiệu Doanh nhân của Năm.

2. Carl Icahn



Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên thế giới đã nhận được một lời khuyến cáo đanh thép: Các công ty dù lớn và có giá đến cỡ nào cũng không thể thoát khỏi tầm ngắm của các activist investor (nhà đầu tư mua số cổ phần lớn và có chân trong hội đồng quản trị của một công ty với mục đích tác động tạo ra sự thay đổi lớn trong công ty đó). Carl Icahn và David Einhorn đã mua cổ phần của Apple, công ty có giá trị nhất thế giới với mức vốn hóa thị trường 467 tỉ USD và yêu cầu Apple phải trả lại tiền nhiều hơn cho cổ đông. Apple đã mở rộng chương trình mua lại cổ phiếu quỹ không lâu sau đó nhưng Icahn muốn Apple phải làm nhiều hơn thế nữa. Không ồn ào như Icahn, Jeffery Ubben bước vào Microsoft một cách khá lặng lẽ. Nhưng chỉ 4 tháng sau, tập đoàn phần mềm này đã đưa Ubben vào Hội đồng Quản trị, còn Tổng Giám đốc lâu năm Steve Ballmer thì tuyên bố sẽ thoái vị sớm hơn dự kiến.

3. Ma Huateng



TencentTencent, đế chế internet của Ma Huateng, năm nay đã trở thành công ty không thuộc sở hữu nhà nước có giá trị nhất Trung Quốc với mức vốn hóa thị trường hơn 95 tỉ USD, nhờ giá cổ phiếu tăng mạnh tới 61% kể từ tháng 1.2013 (Nếu tính từ đợt IPO năm 2004 thì giá cổ phiếu của Tencent đã gấp 120 lần). Còn Ma Huateng, đồng sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Tencent, đã trở thành một trong những doanh nhân giàu nhất trong ngành công nghệ Trung Quốc, với giá trị tài sản ròng ước tính lên tới 10 tỉ USD và có lẽ là doanh nhân quyền lực nhất đất nước này. Đầu tiên, ông chinh phục thị trường Trung Quốc với dịch vụ chat QQ. Giờ ông đang nhắm đến việc bành trướng ra khắp thế giới.

4. Angela Ahrendts



BurberryAngela Ahrendts đã có một năm thành công với vai trò Tổng Giám đốc hãng thời trang Anh Burberry. Cổ phiếu của Hãng đã tăng 29% so với mức tăng 10% của chỉ số FTSE 100, mặc cho nỗi lo ngại về sự tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng ở châu Âu. Gần đây, bà đã gây sốc cả thế giới hàng xa xỉ và công nghệ khi cho biết sẽ đầu quân cho Apple. Ahrendts giữ vị trí mới vào năm 2014 và sẽ giám sát bộ phận có 20 tỉ USD doanh số bán hằng năm so với 3,2 tỉ USD của Burberry. Giới phân tích dự kiến bà sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp định hình nên tương lai của Apple, đặc biệt là khi các hãng công nghệ đang ngày càng tiến quân vào các thiết bị có thể mang trên người như đồng hồ kết nối internet, kính mắt và các thiết bị công nghệ cần một sự thay đổi về phong cách.

5. Reed Hastings/Jeff Bewkes (đồng hạng)


NetflixĐã 3 năm kể từ khi Fortune trao cho Reed Hastings, Tổng Giám đốc Netflix, danh hiệu Doanh nhân của Năm. Sau đó, Netflix đã có khoảng thời gian chựng lại. Giờ đây, Hastings đã sẵn sàng đưa Netflix quay trở lại đấu trường. Mới đây, Netflix đã trở thành công ty phân phối video trực tuyến đầu tiên nhận giải thưởng Emmy cho loạt phim “House of Cards”. Cổ phiếu của Netflix đã tăng gấp đôi kể từ cuối năm 2010 và lần đầu tiên Netflix đã qua mặt HBO về lượng thuê bao trả tiền.

Time WarnerJeff Bewkes, Tổng Giám đốc Time Warner, cũng là một đối thủ đáng gờm. Giá cổ phiếu của Time Warner đã tăng hơn gấp đôi trong 3 năm qua. Tính từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu đã tăng 40%, một phần nhờ quyết định chia tách mảng xuất bản Time Inc. của tập đoàn truyền thông này. Sau khi chia tách Time Inc., Bewkes sẽ tập trung hơn vào mảng phim và truyền hình, trong đó có HBO.

6. Jeff Bezos



AmazonJeff Bezos, nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Amazon, lại một lần nữa khiến nhiều người bất ngờ: ông đã hy sinh lợi nhuận công ty gần 2 thập kỷ sau khi thành lập Amazon để theo đuổi các thị trường mới. Công ty này đã tung ra dịch vụ phân phối rau quả trong ngày và hợp tác với công ty dịch vụ bưu chính đang gặp khó khăn của Mỹ U.S. Postal Service để cung cấp dịch vụ giao hàng vào ngày Chủ nhật tại một số thành phố của Mỹ. Động thái táo bạo nhất của ông là gì? Mua lại Washington Post với giá 250 triệu USD bằng tiền túi của mình. Mặc dù vậy, chiến lược đầu tư khác người của ông từng ra hoa kết trái, vì thế nhà đầu tư Phố Wall vẫn rất tin tưởng Bezos, đẩy cao giá cổ phiếu Amazon khoảng 40% từ đầu năm đến nay.

7. Akio Toyoda



ToyotaAkio Toyoda là người đã đưa hãng xe Toyota lội ngược dòng thành công. Lý do cho sự thành công này là ông luôn tuân thủ 2 nguyên tắc: “Làm ra những chiếc xe tốt hơn. Và nếu xe không mang lại cảm giác thú vị thì đó không phải là xe”. Ông đã thành công ở cả 2 điểm này. Chỉ vài năm sau cuộc khủng hoảng thu hồi ôtô, Toyota đã quay trở lại đường đua. Toyoda đang lèo lái công ty của gia đình mình hướng đến mục tiêu đạt 10 triệu chiếc xe hơi và xe tải bán ra và nhắm đến mức lợi nhuận hoạt động cao để giữ vững vị trí số 1 thế giới.

8. Larry Page


GoogleLarry Page, đồng sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Google, là người đã khởi động lại cỗ máy cải tiến của hãng công nghệ này và những ý tưởng cải tiến kỳ lạ của ông đang được các nhà đầu tư chào đón. Giá cổ phiếu Google năm nay đã vượt qua mốc 1.000 USD, đưa mức vốn hóa của Google qua mặt cả Microsoft và chỉ đứng sau Apple và Exxon. Động thái táo bạo mới nhất của Page là ra mắt một công ty mới có tên là Calico. Sứ mệnh của công ty này là tìm ra cách để kéo dài tuổi thọ con người.

9. Warren Buffett



Warren BuffettNhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã bắt đầu năm 2013 bằng việc nuốt chửng H.J. Heinz, nhà sản xuất sốt tương cà lớn nhất thế giới, với giá 23 tỉ USD (trong thương vụ này, ông đã bắt tay với 3G Capital). Giờ Buffett đang nắm trong tay hơn 40 tỉ USD tiền mặt, một phần nhờ các khoản đầu tư vào Goldman Sachs và Bank of America trong thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính. Giờ các khoản đầu tư này đã mang lại lợi nhuận kếch xù cho Buffett. Sau 5 năm, theo tính toán của Wall Street Journal, Buffett đã thu được 9,95 tỉ USD (tính đến đầu tháng 10.2013) trên số vốn 26 tỉ USD bỏ vào 6 công ty.

10. Marissa Mayer



YahooMarissa Mayer đã mua lại Tumblr với giá 1,1 tỉ USD và tân trang dịch vụ Yahoo Mail và trang web chia sẻ hình ảnh Flickr của Yahoo!. Mặc dù nỗ lực tái cấu trúc của Mayer còn gây nhiều tranh cãi, nhưng vị Tổng Giám đốc này đã tăng được lượng người sử dụng Yahoo! lên tới 800 triệu người trong khi giá cổ phiếu đã tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm đến nay. Những thành quả này đã giúp giải thích tại sao Mayer, 38 tuổi, đã giành được cú ăn ba chưa từng có tiền lệ: trở thành nhà điều hành duy nhất từ trước đến nay giành được vị trí trong danh sách Doanh nhân của Năm, có mặt trong danh sách Những phụ nữ quyền lực nhất của Fortune (xếp thứ 8) và cả trong danh sách 40 doanh nhân dưới 40 tuổi của Fortune (vị trí số 1). 

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.