Latest Post

Yêu, gia đình là số "một", sống cùng thiên nhiên... là những quan điểm sống dựa trên nền tảng tâm lý học xa xưa mà chúng ta vẫn áp dụng ngày nay.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, từ nền tảng tâm lý học về hành vi con người, những thế hệ sau sẽ phát triển và cải thiện hơn cả về thể chất, tinh thần, giáo dục, chính trị… 

Một lý thuyết tốt có thể giúp con người hiểu được không chỉ giá trị của xã hội mà còn về cuộc sống của bản thân, khiến giá trị cuộc sống được nâng cao. 

Dưới đây là những quan điểm sống dựa trên nền tảng tâm lý học xa xưa mà loài người nên học theo nhằm “tích cực hóa” đời sống của mình. 

1. Quan niệm "Gia đình là số một"

Bất kể bạn đi đến đâu, gia đình vẫn nên là số một. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu về quá trình tiến hóa của loài người.


Từ xa xưa, loài người đã có xu hướng ủng hộ, thiên vị cho những cá thể có cùng huyết thống, bao gồm con cái, chị em ruột, cha mẹ, họ hàng… Điển hình có thể kể đến như hệ thống “cha truyền, con nối” của vua chúa thời xưa. 


Ở loài vật cũng vậy, chúng cũng luôn có sự thiên vị, tha thứ dành cho huyết thống. Bởi vậy, các nhà tâm lý học luôn cho rằng, cần học cách yêu lấy gia đình vì người thân là những yếu tố quan trọng không thể thay thế, sẽ đồng hành cùng bạn đi suốt cuộc đời dù bạn có muốn hay không. 

2. Xây dựng các mối quan hệ

Năm 1971, nhà sinh vật - xã hội học Robert Trivers xây dựng lý thuyết về lòng vị tha tương hỗ (reciprocal altruism) - tức là có đi có lại. 

Theo lý thuyết Trivers, con người đối tốt với người khác sẽ được “chi trả” sòng phẳng, chỉ khác với trao đổi thương mại truyền thống, sự “chi trả” này không có hình dạng cụ thể và không được thực hiện tức thì. 


Điều liên quan ở đây đó là việc xây dựng và phát triển “hệ thống bạn bè” là một trong những kết quả quan trọng nhất của quá trình tiến hóa. Con người ngày nay kết bạn, giúp đỡ bạn bè dựa trên cơ sở kỳ vọng về sự “có qua - có lại”. 

Quá trình này đã có từ rất lâu, ngay từ khi xã hội loài người được hình thành. Do đó, hãy là một người bạn tốt và tìm kiếm cho mình những mối quan hệ phù hợp, bạn sẽ thấy cuộc sống tốt đẹp và dễ dàng hơn rất nhiều.

3. Đối nhân xử thế

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường bị vây quanh bởi “người lạ” - những người bạn chưa từng thấy bao giờ và có thể chẳng bao giờ gặp lại. 


Tuy nhiên vào thời xa xưa, tính từ khi loài vượn cổ tiến hóa thành người, con người hiếm khi tiếp xúc với người lạ không thuộc thị tộc của mình. 

Các thị tộc là những nhóm ổn định, bao gồm người cùng huyết thống hoặc người có mối quan hệ lâu dài với thành viên trong thị tộc. Theo nhà nhân chủng học người Anh - Robin Dunbar, những thị tộc có số lượng thành viên khác nhau nhưng thường không quá 150 cá thể. 


Và câu hỏi được đặt ra là - nếu như suốt cuộc đời bạn chỉ gặp tối đa 150 người thì bạn sẽ đối xử với họ như thế nào? Hãy học cách đối xử tử tế với mọi người dù là người lạ giống như thể cả thế giới chỉ có 150 người vậy. 

4. Yêu

Tình yêu khác biệt tùy thuộc vào văn hóa, vùng miền cũng như tình trạng quan hệ. Tuy nhiên, trải nghiệm khi yêu thì chỉ có một. 

Nghiên cứu của Helen Fisher vào năm 1993 chỉ ra, những trải nghiệm cảm xúc khi yêu sẽ sản sinh ra Oxytocin - hormone tình yêu đóng vai trò như chất “keo” tâm lý gắn kết các cặp đôi. Chính những cảm xúc này sẽ giúp họ chung tay nuôi dạy con cái. 


Hệ thống kết đôi ở người theo hình thức “một vợ, một chồng” thực chất đã có từ rất lâu. Ngay cả trong xã hội chấp nhận đa thê, người phụ nữ vẫn có những định kiến về tính sở hữu chồng, người thân của mình. 

Bởi vậy có thể nói, tình yêu là một di sản tuyệt vời của quá trình tiến hóa. Bạn nên học cách yêu và giữ gìn tình yêu của đời mình. 

5. Hòa mình vào thiên nhiên

Trong suốt lịch sử tiến hóa của loài người, 99% tổng thời gian loài người không biết đến văn phòng, ô tô, tàu hỏa, hoặc máy tính...

Nhìn chung, tổ tiên loài người sống cùng thiên nhiên. Họ tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng, động - thực vật, đồng thời cảm nhận cảnh quan tự nhiên như sông ngòi, cây cối… một cách chân thực nhất. 


Ngày nay, con người ta dành quá nhiều thời gian ngồi trong nhà, trong phòng làm việc, hay trong ô tô khi di chuyển. Điều này đồng nghĩa, thời gian ra ngoài hít thở khí trời, đắm mình vào tự nhiên trở nên ít ỏi. 

Việc dành quá ít thời gian cho thiên nhiên cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các chứng rối loạn mới - các “điểm lỗi” trong quá trình tiến hóa như chứng “trầm cảm theo mùa” (Seasonal Affective Disorder - trầm cảm do sự thay đổi lượng ánh sáng giữa các mùa, có thể do sự tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên quá ít). 


Do đó, hãy gập máy tính lại và dành thời gian thư giãn. Bạn cũng nên tham gia các hoạt động ngoài trời thay vì đắm chìm trong công việc để rồi tạo nên những “điểm lỗi” trong quá trình tiến hóa của loài người. 

Theo Trí Thức Trẻ

Trên sân bóng, người giỏi nhất chưa chắc đã là thủ lĩnh, người có có kinh nghiệm có thể dẫn dắt được lối chơi và tạo cảm hứng cho đồng đội mới là xứng đáng là thủ lĩnh. Nên muốn làm sếp, giỏi chưa bao giờ là đủ đâu!

1. Bóng đá là môn thể thao đề cao tinh thần đồng đội. Một cầu thủ biết đồng đội, vì lợi ích của đội bóng thì cầu thủ ấy bao giờ của cũng có cái đầu thông minh, đôi chân tài hoa. Khi bạn sống trong môt môi trường tập thể, cá nhân sẽ không bao giờ tỏa sáng được khi không có đồng đội ở cạnh, nên đừng dại gì vì có chút tài năng mà tự cô lập mình ra khỏi tập thể đó. Bạn sẽ sớm bị loại ra khỏi đó thôi!

2. Trong bóng đá may mắn là yếu tố vô cùng quan trọng, dù có nỗ lực hay thi đấu hay thế nào đi nữa nếu thiếu đi một chút may mắn bạn vẫn là người thua cuộc. May mắn cũng là một phần trong cuộc sống, nó không là tất cả nhưng đôi khi chỉ cần một chút, bạn có thể làm nên điều kì diệu và đôi khi thiếu đi một chút đó, bạn sẽ thất bại một cách vô cùng tiếc nuối.

3. May mắn không phải là thứ từ trên trời rơi xuống, mưu mẹo là thứ tạo ra may mắn. Chỉ cần xem một trận World Cup trong 2 phút, bạn sẽ thấy cảnh các cầu thủ lăn lộn trên sân, mặt mũi nhăn nhó mặc dù thậm chí cầu thủ đối phương còn chưa chạm vào người họ, và biết đâu đó sẽ chính là tình huống gây đột biến cho trận đấu. Năng lực có thừa nhưng không có một chút “mưu hèn kế bẩn” bạn khó có thể tạo ra những chiến thắng ở giây phút quyết định.

4. Tinh thần đồng đội là yếu tố cần nhưng tính chất “ngôi sao” lại chính là yếu tố đủ quyết định chiến thắng cho một trận bóng cân tài cân sức, không phân thắng bại. Bóng đá đề cao tinh thần tập thể nhưng không phủ nhận những cá nhân nổi bật. Cuộc sống cũng vậy, những người có năng lực luôn là điểm khác biệt ở mọi môi trường, nếu bạn giỏi bạn vẫn luôn có thể tỏa sáng mọi nơi.


5. Phong độ là nhất thời đẳng cấp là mãi mãi. Bạn có thể ăn may để dành chiến thắng, nhưng may mắn không phải là thứ bền lâu, thành công mới dành cho những người có năng lực, đó mới là thứ bạn duy trì thành công được lâu dài.

6. Trong bóng đá việc giữ một cái đầu lạnh và tỉnh táo trước mọi biến động vô cùng quan trọng. Rất nhiều bàn thắng đã được ghi từ chấm phạt đền, đá phạt góc - kết quả của những pha cầu thủ đối phương không giữ được bình tĩnh và mắc sai lầm, rất nhiều những quả phạt đền sút ra ngoài chỉ vì căng thẳng. Vì vậy, hãy luôn giữ một cái đầu tỉnh táo và thái độ bình tĩnh trước mọi khó khăn hay thử thách, đấy chính là bí quyết để hóa giải chúng.

7. Trên sân bóng, người giỏi nhất chưa chắc đã là thủ lĩnh, người có có kinh nghiệm có thể dẫn dắt được lối chơi và tạo cảm hứng cho đồng đội mới là xứng đáng là thủ lĩnh. Nên muốn làm sếp, giỏi chưa bao giờ là đủ đâu!

8. Thua là thua, thắng là thắng. Không có đội bóng xứng đáng thắng nhưng lại thua hay ngược lại, kết quả cuối cùng mới chính là thứ người ta cần. Dù có nỗ lực trong quá trình đó thế nào nhưng thất bại thì những gì người ta nhớ đến bạn lúc ấy và sau này vẫn chỉ là kẻ thua cuộc mà thôi.

9. Và cuối cùng, hãy chiến đấu quyết liệt và hết mình đến những giây phút cuối cùng. May mắn thường thuộc về những đội bóng xứng đáng. Và may mắn cũng chỉ thuộc về những người xứng đáng!

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục Góc Trái Tim

Rất nhiều người không hề biết đến bí quyết giảm cân này đâu nhé!

Bạn đã áp dụng nhiều phương pháp giảm cân nhưng vẫn không được như ý muốn, hãy thử những cách đơn giản sau: 



Theo Kênh 14


Bài viết cùng chuyên mục Mẹo Vặt

Nếu bạn sở hữu và điều hành một trang web thì bạn có thể biến nó thành một thống lĩnh SEO với một vài nỗ lực cụ thể. Khó khăn ban đầu là nếu bạn chạy một chiến dịch một cách khôn ngoan và tự tin rằng bạn đã đi đúng hướng, bạn có thể xây dựng một trang web để nó là vùng đất phổ biến để khách truy cập dừng chân. Hầu hết mọi người thường phạm phải những sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng chiến lược đã lỗi thời và lạc hậu để nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn. Dưới đây là 9 lời khuyên bạn có thể biến một trang web thành một đế chế SEO.


lam moi lai thoi gian

1. Làm mới lại tất cả thời gian

Về lâu dài, bạn muốn thu hút khách truy cập thì bạn hãy đăng nội dung thường xuyên. Để bắt đầu, bạn hãy đăng tải tất cả những nội dung mà nó chứa nhiều thông tin có ích cho người dùng. Đồng thời, hàng tuần bạn hãy viết bài trên blog để mọi người có thể theo dõi và thưởng thức trang web của bạn. Google và các công cụ tìm kiếm hàng đầu nói rằng họ rất thích nội dung mới với các thông tin có giá trị. Khi số lượng bài viết của bạn tăng lên, rất có thể các chủ sở hữu trang web trong ngành công nghiệp của bạn sẽ tìm cách để liên kết với bạn. Theo thời gian, bạn sẽ nhận được kết quả SEO và tận hưởng sự gia tăng lưu lượng truy cập. Nếu bạn đang muốn tìm ý tưởng bạn hãy tìm kiếm trên Internet để xem những người khác đăng tải thông tin hướng dẫn và đăng bài trên blog để bạn đưa ra ý tưởng của riêng mình.

2. Các chiến dịch truyền thông xã hội

Trước đây, Google và các công cụ tìm kiếm hàng đầu đã không chú ý đến truyền thông xã hội. Thời gian đã thay đổi và bạn cần phải chạy một chiến dịch Facebook, Google+ và Twitter. Với việc viết bài thường xuyên và phân loại một số ý kiến, trang web của bạn sẽ thu hút được khán giả nhiều hơn. Về lâu dài, Yahoo, Google và Bing sẽ thông báo điều này. Khi nhận thấy một chiến dịch truyền thông xã hội lớn và có tiếng tăm, các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá cao nội dung của bạn và đẩy nó lên vị trí đầu trong kết quả tìm kiếm. Kể từ khi công cụ tìm kiếm lưu trữ thông tin, bạn có thể hạ cánh trên các trang đầu và dừng lại ở đó một thời gian dài.

3. Blog Guest post

Các chủ sở hữu trang web rất sợ Guest post khi họ nghe nói về các tác động tiêu cực của một chiến dịch Guest post. Tuy nhiên, nó chỉ tác động đến một số các trang web khi chủ sở hữu trang web đăng tải nội dung không phù hợp và đặt nội dung đó lên các trang web chất lượng thấp. Nếu bài viết của bạn hấp dẫn với nhiều thông tin có giá trị thì bạn có thể tăng số bài viết và gửi nó đến cho các trang web có mức độ phổ biến khác nhau trong cùng ngành (không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn). Bạn hãy đưa ra một hoặc hai bài viết blog thử nghiệm để cùng trao đổi và đề nghị hợp tác. Nếu nó hoạt động tốt, bạn hãy tiếp tục đăng các bài viết thú vị với các thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn hãy đặt một hoặc hai liên kết trên bài viết của bạn, khi đó bạn sẽ thấy SEO được cải thiện một cách nhanh chóng. Đồng thời, có một bài viết thú vị và hấp dẫn, khi đó bạn sẽ nhận được lưu truy cập chỉ trong thời gian ngắn khi khách truy cập muốn follow các liên kết đến trang web của bạn.

4. Khuyến khích bình luận

khuyen khich binh luan

Thông thường, chủ sở hữu trang web sẽ chặn các bình luận bởi họ sợ spam và các bình luận tiêu cực. Bạn không được phép đóng tính năng này vì nó sẽ giúp một phần nỗ lực SEO của bạn. Khi mọi người thảo luận về vấn đề này và liên kết trở lại với trang web của bạn, bạn sẽ nhận được kết quả SEO khi các liên kết được những người follow sẽ là một trong những yế tố mà Google và các công cụ tìm kiếm hàng đầu cân nhắc. Bạn cần đảm bảo rằng các ý kiến của bạn được sạch sẽ và có liên quan. Với một phần các bình luận được kiểm duyệt, bạn sẽ nhận được lưu lượng truy cập trong thời gian ngắn khi khách truy cập chú ý và tham gia vào các cuộc thảo luận.

5. Audit trang web của bạn

Bạn cần phải audit trang web của bạn và tìm kiếm tất cả các lỗi lớn và nhỏ. Đây là một việc làm rất hữu ích nếu bạn muốn trang web của bạn được hiển thị trong công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, với quy tắc thay đổi và trang web của bạn sẽ cần một chút tinh chỉnh nếu bạn hy vọng trang web của bạn sẽ xuất hiện ở top đầu trong kết quả tìm kiếm. Để khắc phục vấn đề một cách nhanh chóng, bạn hãy chỉnh sửa nội dung và loại bỏ tất cả các trường hợp nhồi nhét từ khóa. Đồng thời, cần đảm bảo nội dung của bạn hấp dẫn, thú vị, có tính giáo dục cao và có liên quan đến chủ đề được đề cập đến.

6. Đưa ra thông cáo báo chí kịp thời

Với một bài viết thông cáo báo chí tốt và hấp dẫn, bạn có thể nhận được nhiều tỷ lệ click. Các độc giả rất thích khám phá trên trang web của bạn và tìm các tin tức thông cáo báo chí. Khi phát hiện ra một văn bản chất lượng và có liên quan, người dùng sẽ clcik vào liên kết và đi đến các trang web với một vài truy vấn cụ thể. Google và các công cụ tìm kiếm hàng đầu khác sẽ xem xét hồ sơ liên kết của bạn và thúc đẩy trang web của bạn khi họ nhận thấy các liên kết đến từ nhiều nguồn khác nhau. Vì nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ bỏ qua bước này và bạn có thể đạt được thứ hạng cao mà không cần phải nỗ lực nhiều.

7. Đừng bỏ qua những người dùng di động

Vội vã để đáp xuống trang đầu tiên và xây dựng một đế chế trực tuyến, các chủ sở hữu trang web thường xuyên bỏ bê khách truy cập với máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Đó là một sự sai lầm lớn khi một số người sử dụng Internet mà không có máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay. Khi duyệt trang web với một chiếc điện thoại di động thông minh, người dùng sẽ thất vọng và có thể họ sẽ đi đến đối thủ cạnh tranh của bạn. Kể từ khi Google đưa ra thước đo tỷ lệ thoát (Bounce Rate) thì bạn cần phải đảm bảo truy cập của bạn từ các thiết bị khác làm hài lòng trải nghiệm người dùng của bạn. Để đảm bảo họ có thể xem trang web của bạn mà không gặp khó khăn trở ngại nào, bạn hãy cung cấp cho họ những trải nghiệm liên tục và loại bỏ bất kỳ rào cản nào ngăn cản họ đến trang web của bạn. Nếu bạn thực hiện điều này, trang web của bạn sẽ được tăng lên trong bảng xếp hạng tìm kiếm và bạn sẽ thu hút được sự tham gia của khách truy cập.

8. Tốc độ trang web của bạn


slide

Nếu bạn muốn thống lĩnh tất cả, bạn cần một trang web có tốc độ nhanh. Để một trang web được tải nhanh, bạn cần loại bỏ hoặc thay đổi kích thước các hình ảnh lớn. Với một trang web kiểu dáng đẹp, khách truy cập sẽ cảm thấy khó chịu khi mất quá nhiều thời gian để tải. Ngoài ra, bạn cũng cần phải kiểm tra lại code và sửa chữa bất kỳ lỗi nào mà bạn phát hiện được. Với HTML hoặc PHP, trang web của bạn sẽ không hiển thị tốt trong các trình duyệt cũ. Khi Google nhìn vào một loạt các yếu tố, bạn phải cung cấp trải nghiệm tốt cho tất cả các truy cập của bạn.

9. Máy chủ lưu trữ

Nếu bạn sử dụng một máy chủ giá rẻ, bạn sẽ bị ảnh hưởng. Một máy chủ giá rẻ sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền mặt nhưng thay vào đó nó sẽ làm ảnh hưởng đến trang web của bạn. Nếu bạn đang lưu trữ một trang web kinh doanh, bạn hãy đầu tư vào một máy chủ chuyên dụng, khi đó các trang của bạn sẽ được tải một cách nhanh chóng và bạn sẽ không phải lo lắng về các vấn đề virus hoặc các vấn đề khác. Khi Google coi một trang web là đáng tin cậy, khi đó nó sẽ giúp bạn vượt qua các đối thủ cạnh tranh và trang web của bạn sẽ được cải thiện trong bảng xếp hạng.

Nếu bạn lưu trữ một trang web và muốn nó tăng lên trong bảng xếp hạng tìm kiếm thì vẫn còn có những cách tiếp cận chủ động khác. Bạn có thể đẩy trang web của bạn lên trang nhất với một số cách (không được phép mua liên kết hoặc nhồi nhét từ khóa). Trong khi bạn có thể hạ cánh xuống một trang nhất trong một thời gian ngắn, các nhà cung cấp dịch vụ Seo hàng đầu sẽ nắm bắt và xử lý trang web của bạn. Rất may là với 9 lời khuyên này, bạn có thể hạ cánh một cách an toàn với nhiều thuật ngữ tìm kiếm mà bạn muốn.


Theo Thế Giới Seo

Bài viết cùng chuyên mục Kiến Thức Seo

Không phải liên kết nào được tạo ra cũng được đối xử bình đẳng. Như bạn cũng đã biết, một số liên kết có giá trị hơn so với các liên kết khác nhưng cũng có một số liên kết rất khó để theo dõi, cũng có một số liên kết rất khó để đánh giá sự thành công khi xây dựng liên kết. Dưới đây là một vài lời khuyên khi xem xét tất cả các loại liên kết và đưa ra cách tốt nhất để theo dõi chúng:

Theo doi lien ket khong phai cua ban

1. Theo dõi các liên kết không phải của bạn

Nếu bạn đã nghĩ tạo ra một loại liên kết có lợi cho bạn nhưng lại khác xa so với trang web của bạn, nó sẽ là những liên kết này. Cụ thể, hình ảnh liên kết đi từ một trang web truyền thông xã hội nói rằng, Facebook - đến blog khác đã đăng nội dung của bạn để nhận được các bình luận. Lưu ý rằng điều này sẽ không được coi là sao chép nội dung. Ví dụ như infographic hoặc video mà bạn tạo ra, một bài đăng trên blog khác. Liên kết này vẫn có lợi cho bạn bởi vì blog nhúng nội dung liên kết trỏ đến trang web của bạn.

Để theo dõi loại liên kết này, bạn có thể vào phần thiết lập Google Alerts để thiết lập cho các từ khóa và cụm từ khóa được sử dụng để liên kết đến nội dung đó. Khi bạn thiết lập cảnh báo này, bạn sẽ được thông báo khi có một người nào đó liên kết đến nội dung của bạn, ngay cả khi nội dung đó không hiển thị trên trang web của bạn.

Các liên kết này sẽ không có lợi khi người dùng sẽ phải thực hiện thêm một hoặc hai bước chỉ để đọc được bài viết của bạn. Thay vào đó, nó lại là một chỉ dẫn tốt về cách lan truyền nội dung của bạn. Nó giúp bạn nhận thức được nội dung trong trường hợp nào sẽ được lan truyền một cách nhanh chóng.

2. Chia sẻ xã hội mà không báo trước

Chia se xa hoi

Khi bạn nhận được một backlink từ Twitter và một người nào đó click vào liên kết đó, nó sẽ được hiển thị trong hồ sơ liên kết của bạn như một liên kết từ Twitter. Tuy nhiên, nếu người đó không sử dụng hashtag và nó không đề cập đến tài khoản của bạn, bạn sẽ không có cách nào để biết về liên kết đó. Vì bạn biết rõ, bạn đã nhận được truy cập từ bài viết riêng của bạn cho liên kết đó.

Tại sao bạn cần phải theo dõi các liên kết đến từ các trang web xã hội? Bạn có thể giả sử nếu bạn gửi một liên kết trên Twitter hay Facebook và một người nào đó sẽ chia sẻ liên kết đó. Đó là toàn bộ mục tiêu để nhận được chia sẻ và retweets để mở rộng khả năng tiếp cận của bạn và thu hút người dùng mới.

Một lý do tốt để theo dõi việc chia sẻ xã hội mà không thông báo trước là xem cách lan truyền nội dung mà bạn nhận được. Nó có thể là một cuộc trò chuyện mới nổi lên xung quanh nội dung của bạn mà không cần sự thông báo của bạn. Đặc biệt là với Twitter, nếu ai đó đăng tải nội dung của bạn mà không đề cập đến bạn, bạn vẫn có thể nhận ra chúng và bước vào để cảm ơn vì họ đã chia sẻ.

Để làm được điều này, bạn nên sử dụng phần mềm HootSuite. HootSuite cho phép bạn chạy các tìm kiếm đối với URL cụ thể. Đặt URL đó vào và bạn sẽ thấy việc sử dụng liên kết đó ngay cả khi đằng sau nó là một URL được rút ngắn hơn.

3. Các liên kết đến từ bên thứ ba

Một loại liên kết gián tiếp của bên thứ ba sẽ tương tự như mục đầu tiên trong danh sách này. Bạn tạo và tải nội dung như video hoặc infographic. Đây là sự khác biệt so với các chia sẻ xã hội bởi chia sẻ xã hội có thể bước vào và nói cho người dùng biết nội dung đến từ đâu. Với bài viết blog thì việc này có thể khó hơn đặc biệt ngay cả khi nó được ghi nhận là có tồn tại.

Rất may là quá trình để theo dõi các liên kết cũng giống như việc theo dõi các chia sẻ xã hội, bạn có thể sử dụng Google Alerts và thiết lập hàng loạt các từ khóa có liên quan. Đây cũng là một quá trình tích cực bởi bạn sẽ được hưởng lợi từ đó và thường xuyên kiểm tra các liên kết từ bên thứ ba. Nếu ban đầu bạn không sử dụng các từ khóa phổ biến, bạn có thể thêm chúng vào các thông báo của bạn. Điều này sẽ giúp bạn lọc ra chi tiết các loại liên kết này.
Một lần nữa tôi nhấn mạnh rằng các liên kết này không trực tiếp mang lại lợi ích giống như link profile của bạn. Nhưng thay vào đó, spider ở trung tâm của trang web sẽ cảnh báo bạn khi có một đối tượng mới vào tên miền của bạn.

4. Các liên kết đến

slide

Có nhiều cách để theo dõi các liên kết của bạn và bạn có thể bắt đầu với Google Analytics. Như bạn đã thấy, sự chậm trễ trong việc báo cáo và nỗ lực cần thiết để khai thác thông qua các hồ sơ lưu lượng truy cập đến. Với các thông tin có sẵn thì liệu việc theo dõi của bạn có mang lại hiệu quả?

Một công cụ bạn có thể sử dụng là Linkstant. Cũng giống như cái tên của nó, Linkstant sẽ báo cáo ngay lập tức khi có các liên kết đến. Cũng giống như Google Analytics, Linkstant sẽ tạo ra mã để thêm vào trang web của bạn. Khi đó, bất cứ lúc nào nó phát hiện ra một liên kết mới đến, liên kết đó sẽ được thêm vào profile Linkstant của bạn.

Công cụ này rất có ích cho một trang web duy nhất nhưng nếu bạn chạy nhiều blog thì bạn sẽ gặp khó khăn hơn khi sử dụng nó. Mặc dù vậy, khả năng nhìn thấy các liên kết có giá trị và nhận được thông báo về các liên kết mới chỉ trong vài phút là rất hữu ích.

5. Các liên kết không được gán cho bên thứ ba

Trong tình huống khi mà bạn tạo ra một infographic hoặc video, các trang web khác sẽ lấy và gửi nội dung đó, khi đó bạn sẽ không nhìn thấy một liên kết nào trở lại trang web của bạn. Trong trường hợp sửa sai nội dung có thể rất nguy hiểm đặc biệt là nếu bạn không phác thảo nội dung của bạn với một liên kết được nhúng trở lại trang web của bạn.

Các liên kết này rất hữu ích để theo dõi, do đó bạn có thể tìm những người ăn cắp nội dung và liên lạc với webmaster để nhận được liên kết của bạn khi thêm vào bài viết của họ.

Bạn có thể sử dụng Google Alerts hoặc Search By Image của Google để tìm những nơi đăng tải nội dung của bạn đã được đăng ký mà không có bất kỳ từ khóa nào liên quan mà bạn đang theo dõi.

6. Nhúng nội dung

Bạn nên cân nhắc các kịch bản trên ngoại trừ trường hợp các trang web sử dụng code để tạo ra mã đặc biệt để nhúng. Đây là kịch bản lý tưởng: họ chia sẻ nội dung của bạn, họ liên kết với bạn và họ làm theo cách mà bạn muốn họ làm. Vậy liệu bạn có đang theo dõi đúng cách?

Để làm được điều này, cách tốt nhất là sử dụng các thông số UTM trong mã nhúng của bạn. Bạn hãy thêm vào mã theo dõi utm_source/utm_medium/utm_campaign để đảm bảo rằng các liên kết này sẽ được hiển thị trong Google Analytics không có vấn đề gì. Hãy chắc chắn rằng bạn đang theo dõi nó hoặc bạn sẽ có một thời gian khó khăn để phân biệt giữa các trang web sao chép hình ảnh của bạn và xây dựng liên kết của họ và các trang web sử dụng mã nhúng của bạn.

Khi bạn theo dõi tất cả các nguồn liên kết khác nhau, bạn sẽ có một ý tưởng rõ ràng hơn về cách lan truyền nội dung của bạn.

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp Dich vu seo uy tín. Liên hệ: 01684854514

Theo Thế Giới Seo


Theo như thông báo thì rạng sáng ngày 27/06/2014 theo giờ Việt Nam google đã chính thức công bố bỏ đi hình ảnh của tác giả bên cạnh kết quả tìm kiếm. Và chỉ để lại tên tác giả. Ngay sau ngày hôm đó thì Google loại bỏ 100% ảnh hồ sơ và vòng kết nối của Authorship trong kết quả tìm kiếm toàn cầu.
google da tuyen bo
Google đã tuyên bố chính thức sẽ remove hình ảnh của tác giả​

Vậy lý do vì sao Google trước đây từng khuyến khích người dùng Authorship để tăng tỉ lệ clicks vào website của mình cũng như tăng mức độ tin tưởng của website và quyền nội dung mà hôm nay Google lại quyết định dứt khoác bỏ đi tính năng đó. Phải chăng sau đợt này google sẽ cập nhật gì đó chăng…???
  • John Mueller của Google công bố sẽ thực hiện thay đổi lớn trong kết quả tìm kiếm có liên quan đến quyền tác giả. Cụ thể, Google sẽ bỏ ảnh hồ sơ và chỉ số vòng kết nối khỏi kết quả tìm kiếm của những site có gắn quyền tác giả.
  • Tính đến hôm nay, đồ thị tính năng MozCast cho thấy có sự giảm mạnh khoảng 10% trong authorship truyền thống, giống như nó biến mất đi vậy. Có thể sẽ còn nhiều thứ sẽ xảy ra trong vài ngày tới.
thay doi mozcast
Những thay đổi trong đồ thị MozCast​

John Mueller cho biết sẽ thay đổi trên toàn cầu trong vài ngày tới.

Như bạn biết, khi bạn xác minh quyền tác giả của bạn thông qua Google+, và nếu được Google chấp nhận, bạn có thể đã nhìn thấy avatar của bạn hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google. Gồm cả hình ảnh tác giả và chỉ số vòng kết nối Google+ của bạn.

Nhưng trong thời gian tới Google có kế hoạch chỉ hiển thị tên của tác giả trong kết quả tìm kiếm và không còn hiển thị các hình ảnh tác giả và số vòng kết nối nữa.

Hình sau so sánh sự thay đổi của kiểu hiển thị quyền tác giả cũ với thay đổi sắp tới của Google:

hinh anh cua author
Hình ảnh tác giả trong kết quả tìm kiếm sẽ không còn nữa​

Google News cho biết thêm: Trong trường hợp này, kế hoạch của Google có thể hiển thị thêm một bức ảnh tác giả nhỏ bên cạnh Google News

khong hien thi author google news
Hình tác giả vẫn được hiển thị nhỏ xíu trên Google News​

Tại sao Google không hiển thị các bức ảnh tác giả?

Trong thông báo của mình, John Mueller cho biết họ đang làm việc để kết quả tìm kiếm tốt hơn và rõ ràng hơn, và cũng để tạo ra một “hiển thị tốt hơn cho thiết bị di động với một thiết kế phù hợp hơn trên các thiết bị.” vì những hình ảnh authorship mất rất nhiều khoảng trống trên màn hình nhỏ!

Mặt khác, nó cũng khiến nhiều website theo phong trào hiển thị authorship cố show những bức ảnh tác giả của mình.

John Mueller chỉ ra rằng thử nghiệm cho thấy việc không hiển thị authorship và hiển thị authorship mang lại kết quả tìm kiếm như nhau. Trong kết quả tìm kiếm - nếu hiển thị authorship bằng một bức ảnh tốt có thể dẫn đến nhiều nhấp chuột (nhưng điều này chưa bao giờ là chắc chắn và chứng minh được).

NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG QUAN TÂM KHI GOOGLE THAY ĐỔI CÁCH HIỂN THỊ AUTHORSHIP

1. Quyền tác giả không bị mất đi


Mark Traphagen đã nói rõ trên Google+, mất hình ảnh không có nghĩa là quyền tác giả mất đi cho website của bạn.

2. Tác giả vẫn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm

Trong hệ thống mới, các tác giả vẫn nhận được tên của họ được hiển thị trong kết quả tìm kiếm, và vẫn được liên kết tới tiểu sử trên Google+ của họ. Vẫn đủ để giúp người tìm kiếm nhấp chuột vào và đi đến trang Authorship của bạn.

3. Bảng xếp hạng của vị trí từ khóa bạn không thay đổi

Quyền tác giả không ảnh hưởng đến thứ hạng cho hầu hết các kết quả tìm kiếm (dĩ nhiên vẫn có ngoại lệ cho vài kết quả nào đó). Đôi khi hình ảnh đã dẫn đến nhiều nhấp chuột cho một số người, nhưng sự thay đổi mới vẫn sẽ không thay đổi thứ tự của kết quả tìm kiếm

4. Bạn vẫn phải xác minh quyền tác giả cho cấu hình nâng cao

Google vẫn sẽ không thay đổi việc thiết lập quyền tác giả. Bạn vẫn có thể thực hiện việc xác thực thông qua email hoặc liên kết bằng việc xác minh thông qua hồ sơ Google+, và thêm một liên kết đến trang web của bạn.

5. Theo dõi tác giả của bạn bằng CTR

Nếu bạn đã thiết lập quyền tác giả, bạn có thể dễ dàng theo dõi những thay đổi tỷ lệ nhấp chuột thông qua quyền tác giả đó bằng cách sử dụng Google Webmaster Tools. Điều hướng đến Labs -> Tác giả -> Thống kê xem có bao nhiêu thông tin tác giả của bạn đã xuất hiện trong kết quả tìm kiếm theo thời gian, cùng với tổng số lần nhấp chuột và vị trí trung bình.

author trong webmaster tools
Theo dõi chỉ số Author trong Google Webmaster​

Trong ví dụ trên, kết quả tìm kiếm liên quan đến quyền tác giả của tôi nhận được khoảng 50.000 một ngày, với mức trung bình của năm 1831 nhấp chuột, CTR cho một tổng thể là 3,6%.

Nếu bạn theo dõi CTR của bạn ngay trước và sau những thay đổi hiển thị về quyền tác giả của Google (bằng cách điều chỉnh ngày trong Webmaster Tools), bạn có thể nhận thấy bất kỳ thay đổi nào mà việc này ảnh hưởng đến bạn.

Hãy ghi nhớ rằng CTR ảnh hưởng nhiều đến vị trí xếp hạng, hoặc vị trí trung bình. Biến động nhỏ trong thứ hạng có nghĩa là có một sự khác biệt lớn trong số lần nhấp chuột mỗi URL nhận được.

Google Authorship vẫn còn giá trị không?

Đối với nhiều người, hình ảnh authorship trong kết quả tìm kiếm khuyến khích mọi người biết về quyền tác giả trên website của mình. Làm tăng tỉ lệ nhấp chuột vào website khi hiển thị Authorship trên kết quả tìm kiếm. Nó là một sự gia tăng cái tôi, uy tín và nó có thể làm cho khách hàng tin tưởng hơn. Nhưng bây giờ thì các bức ảnh đã biến mất, có khả năng người ta sẽ ít quan tâm hơn việc xác thực quyền tác giả cho website của họ.

Nhưng các bạn nên hiểu rằng ngay cả khi avatar không còn hiển thị, vẫn còn nhiều lý do để xác minh quyền tác giả, và tôi khuyên bạn nên tiếp tục làm như vậy.

Mặc dù Authorship chỉ còn hiển thị một dòng tên ở một góc khá hẹp trên kết quả tìm kiếm Google, hạn chế hơn nhiều so với một bức ảnh của tác giả, nhưng qua hàng trăm hoặc hàng ngàn hiển thị tìm kiếm bạn nhận được mỗi ngày, những dòng tên Authorship có thể tạo sự khác biệt cho tổng số visit của bạn, và có thể cải thiện khả năng hiển thị tìm kiếm của bạn.

Google tiếp tục phát triển vào việc thúc đẩy quyền tác giả trong kết quả tìm kiếm, và quyền tác giả là một trong những cách tốt cho Google để thiết lập “bản sắc” cho web cũng như quyền nội dung.

Phải đối mặt với tương lai

Nếu Google bắt đầu để kết hợp nhiều hơn “Tác giả – Đánh giá” vào thuật toán tìm kiếm của mình. Biến mất hình ảnh tác giả hôm nay một ngày nào đó có thể được thay thế bằng bảng xếp hạng thực tế cao hơn cho các tác giả đáng tin cậy.

Tại thời điểm này, thật khó để nói chính xác tương lai ảnh quyền tác giả hiển thị ở đâu trên kết quả tìm kiếm, đặc biệt là cho tương lai G+ sẽ phát triển như thế nào ?

Cá nhân, tôi sẽ buồn khi thấy hình ảnh tác giả biến mất. Chúng ta hãy hy vọng cho một cái gì đó tốt hơn trong tương lai…

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp Dich vu seo uy tín. Liên hệ: 01684854514

Theo blog seo.hieuqua.co

Google vừa tung ra một bản beta của dịch vụ đăng ký tên miền Google Domains, hiện tại dịch vụ được cung cấp giới hạn thông qua mã code mời dùng thử.

Trước đó, vào ngày 9 tháng 6, công ty cung cấp dịch vụ tên miền nổi tiếng là GoDaddy nộp đơn IPO và cho biết họ đã có kế hoạch này từ năm 2006. Chỉ sau đó 2 tuần, Google tuyên bố kế hoạch phát triển riêng dịch vụ tên miền của mình.

Google "đi buôn" tên miền với dịch vụ mới Google Domains

Theo trang chủ của Google Domains, dịch vụ này sẽ cung cấp một số công cụ:

- Đăng ký tên miền với tính năng ẩn thông tin người đăng ký như tên, địa chỉ, email,...
- Xem thông tin tên miền đã được đăng ký mà không cần sử dụng thông qua dịch vụ bên thứ ba (chức năng Whois).
- Miễn phí chuyển tiếp email dạng *@tênmiền.com về hộp thư Gmail cá nhân.
- Miễn phí chuyển tiếp tên miền (forwarding).
- Hỗ trợ 100 tên miền phụ (sub-domains).
- Hỗ trợ nhiều đuôi tên miền có thể được cung cấp trong thời gian tới (ví dụ .guru hoặc .club).

Google là công ty Internet top đầu thế giới, họ có thể cung cấp email, cung cấp công cụ truy xuất thông tin tên miền, tuy nhiên việc đăng ký tên miền lại không thể thực hiện. Với dịch vụ mới, Google Domains có thể coi là mảnh ghép quan trọng còn thiếu trong hệ sinh thái của gã khổng lồ này.

Để đăng ký tham gia dùng thử, truy cập trang chủ Google Domain tại đây, chọn "Manage my domains" và đăng nhập, tiếu đó nhấn "Request an invite".

Theo Trí Thức Trẻ


Bài viết cùng chuyên mục Công Nghệ

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.