Cứ 11 năm, cực từ trên Mặt Trời lại đảo ngược và năm 2013 là giai đoạn đáng lẽ ra các hoạt động của ngôi sao này phải mạnh lên nhiều lần, gây ra những cơn bão từ khủng khiếp tấn công Trái Đất. Về mặt lý thuyết là vậy nhưng trên thực tế với các số liệu thu được từ các nhà khoa học thì các vụ nổ khí trên bề mặt Mặt Trời đột ngột sụt giảm đến mức yên lặng đáng sợ.
Trái Đất sắp bước vào kỷ băng hà lạnh giá
Sự sụt giảm đáng ngờ này chưa từng xảy ra trong 3 thập kỷ qua khiến nhà vật lý không gian người Anh RIchard Harrison dự đoán rằng nhiệt độ toàn cầu sẽ giảm thấp kỷ lục tới mức các dòng sông trên toàn châu Âu sẽ bị đóng băng.
Mọi con sông châu Âu sẽ đóng băng
Sông Thames năm 1894 bị đóng băng hoàn toàn
Vào thế kỷ 17, hiện tượng này cũng đã nhấn chìm châu Âu vào mùa đông lạnh giá nhất lịch sử. Và nếu nó xảy ra lần nữa, mức độ sụt giảm được khẳng định là thấp nhất trong 100 năm qua. Giai đoạn này được khoa học đặt tên là Maunder Minium - giai đoạn Mặt Trời ngưng trệ hoạt động. Đợt lạnh giá đó khiến cho không chỉ sông Thames đóng băng mà còn khiến cả biển Baltic cũng chìm trong băng.
Tiến sĩ Lucie Green từ Phòng nghiên cứu Khoa học không gian Mullard của trường Đại học College London nói với BBC: "Sự kiện khiến tôi và nhiều khoa học nghiên cứu Mặt trời khác hoàn toàn bất ngờ".
Thời tiết khắc nghiệt trên Trái Đất do sự 'ngủ đông' của Mặt Trời
Sau giai đoạn Mặt Trời hoạt động yếu này, các nhà khoa học băn khoăn không biết tình hình có thay đổi không. "Có vẻ như Mặt trời đang buồn ngủ" - ông Green nói - "Có dấu hiệu mạnh cho thấy Mặt trời đang có hoạt động giống thời gian trước khi diễn ra Maunder Minimum".
Dấu hiệu rõ rệt nhất cho sự trở lại của kỷ băng hà là mức giảm nhiệt độ kỷ lục ở Mỹ tháng trước đến âm 50 độ C. Các dữ liệu thu được đều cho biết khả năng cao con người sắp phải đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt, lạnh giá nhất trong đời.
Theo Edaily, Wiki
Đăng nhận xét