Tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất là tham vọng hàng thế kỷ nay của loài người nhưng thay vì tìm kiếm những sinh vật nhỏ bé màu xanh thì chúng ta chuyển hướng tới vi khuẩn, dạng sống đơn giản hơn trên những hành tinh tồn tại nước dạng lỏng

Trong trường hợp này sự sống ngoài Trái Đất có nghĩa là vi khuẩn, vì vi khuẩn có thể chịu đựng và hoạt động được trong môi trường khắc nghiệt. Sự sống có thể đã tồn tại trên một hành tinh khác trước. Dưới đây là một số “địa điểm” hy vọng tìm thấy sự sống.

1. Sao Hỏa

Từ lâu, Sao Hỏa đã được coi là mục tiêu để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất vì trước đây nó là một hành tinh có khí hậu ấm áp và nước ở dạng lỏng nhưng những dải đất khô và cằn cỗi của nó đã khiến chúng ta chuyển ý định tìm kiểm cư dân sao Hỏa với cơ thể bé nhỏ màu xanh sang tìm kiếm những dạng sinh vật sống đơn giản hơn.

Những nơi có thể tồn tại sự sống trong vũ trụ

Vào năm 2008, tàu thăm dò Phoenix đã gửi về những tấm ảnh chụp những khối băng nó tìm thấy sau khi đào đất lên. Đây là một phát hiện lớn trong quá trình tìm kiếm nước lỏng- một thành phần quan trọng giúp hỗ trợ sự sống. Một năm sau, cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ NASA tìm thấy khí metan trong bầu khí quyển của sao Hỏa, cho thấy hành tinh này vẫn đang du trì sự sống. Vi khuẩn tạo khí metan là một trong những dạng sống cơ bản nhất trên Trái Đất.

Nếu chúng tồn tại trên sao Hỏa, khả năng cao là có vi khuẩn nằm dưới bề mặt sao Hỏa.

2. Vệ tinh Europa của sao Mộc

Những nơi có thể tồn tại sự sống trong vũ trụ

Từ lâu các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng dưới lớp băng của Europa là cả một đại dương rộng lớn có chứa khí oxy. Thiên thể này có thể chứa những vi sinh vật đơn giản và cả những dạng sống phức tạp. Vào năm 2009, nhà nghiên cứu Richard Greenberg của Đại học Arizona ước tính lượng oxy trong đại dương ngầm đó đủ để chứa gần 3 triệu tấn vi sinh vật .

Tuy vậy chưa có khẳng định chính xác liệu đại dương đó có thực sự tồn tại dưới lớp băng hay không.

3. Vệ tinh Titan của sao Thổ

Các nhà khoa học cho biết Titan năm ở vị trí nhận được rất ít ánh sáng mặt trời nên nhiệt độ bề mặt của nó là -190 độ C nên khí metan bị hóa lỏng trên bề mặt của vệ tinh này.

Những nơi có thể tồn tại sự sống trong vũ trụ

Cũng lẽ đó, khả năng tồn tại sự sống đơn giản trên Titan là rất cao. Vào tháng 5 năm 2010, hai đội nghiên cứu thông báo rằng tàu thăm dò Cassini tìm thấy hiện tượng lạ với khí hydro và axetylen trong bầu khí quyển của Titan.

Nếu sự sống tồn tại trên Titan, nó đồng nghĩa với việc sự sống có thể tồn tại trong một môi trường hóa học hoàn toàn khác với những gì chúng ta biết. Chúng ta sẽ phải xem xét lại những hiểu biết về hoạt động của sực sống.

4. Vệ tinh Enceladus của sao Thổ

10 nơi lý tưởng để săn lùng sự sống ngoài Trái đất (4)

Khi Cassini bay ngang qua một mạch phun băng và khí gas trên Enceladus vào năm 2005, tàu thăm dò này nhận dạng thấy cacbon, hydro, nitơ và oxy- tất cả các nguyên tố căn bản và quan trọng nhất để nuôi dưỡng sự sống. Ngoài ra, nhiệt độ và mật độ dày của các luồng phun cho thấy dưới bề mặt có thể chưa nước ấm dạng lỏng. Tuy vậy vẫn chưa có bằng chứng về sự sống được tìm thấy.

Trên trái đất, các vi sinh vật tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt được tìm thấy ở những miệng núi lửa dưới biển và trong lớp băng vùng Bắc Cực – nơi không nhận được ánh sáng mặt trời. Vì vậy các nhà khoa học hy vọng những vi sinh vật như vậy cũng tồn tại trên Enceladus.

5. Tinh vân Orion

10 nơi lý tưởng để săn lùng sự sống ngoài Trái đất (5)

Vào tháng 5 năm 2010, Đài quan sát Herschel của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu nhận thấy tinh vân Orion- cách Trái đất khoảng 1,500 năm ánh sáng- có dấu hiệu của các hợp chất hữu cơ giúp hỗ trợ sự sống. Vườn ươm sao trở thành một mỏ vàng có tiềm năng trong việc tìm kiếm sự sống.

Qua các dữ liệu thu được từ kính viễn vọng, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra nhiều phân tử nước, cacbon monoxit (CO), fomandehit (HCHO), metanol, ête dimentyl (rượu etylic), hydro xyanua (HCN) và sulfur dioxit (SO2).

6. Vệ tinh Callisto của sao Mộc

10 nơi lý tưởng để săn lùng sự sống ngoài Trái đất (6)

Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã từng cho rằng Callisto - mặt trăng lớn thứ 2 của sao Mộc là một vệ tinh chết cho đến khi họ phát hiện một đại dương mặn có thể nằm bên dưới bề mặt của nó.

Vào năm 2001, Galileo nhận dạng được một tiểu hành tinh đã tấn công mặt trăng này, tạo nên lòng chảo Valhalla. Thông thường, với một tác động lớn như vậy, sóng xung kích cực mạnh sẽ lan ra toàn bộ hành tinh, nhưng Galileo không ghi nhận được bất kỳ tác động nào, khiến các nhà khoa học đưa ra một giả thuyết có một đại dương lỏng dưới bề mặt mặt trăng có thể đã làm tác động khi va chạm yếu đi.

Nếu Callisto thực sự có một đại dương như vậy, chắc chắn nó là nơi phù hợp để những dạng sống phức tạp cũng có mặt ở đó.

7. Thiên thạch

10 nơi lý tưởng để săn lùng sự sống ngoài Trái đất (7)

Năm 1996, một nhóm nhà khoa học tuyên bố họ tìm thấy bằng chứng thuyết phục về các hóa thạch siêu nhỏ trên một thiên thạch từ sao Hỏa được tìm thấy ở Nam Cực. Phát hiện này khiến các nhà sinh học đặt ra giả thuyết: Sự sống có thể đã tồn tại trên hành tinh đỏ từ khoảng 3,6 tỉ năm trước. Trên những hành tinh khác, sinh vật sống chỉ đơn giản là vi khuẩn. Chúng có thể ngừng hoạt động tạm thời khi môi trường sống trở nên khắc nghiệt và được các thiên thạch gieo mầm trên các hành tinh khác như Trái Đất.

8. Những hành tinh bên ngoài hệ mặt trời

10 nơi lý tưởng để săn lùng sự sống ngoài Trái đất (8)

Chỉ riêng trong Dải Ngân hà đã chứa hơn 400 tỉ ngôi sao và vô số hành tinh. Do đó, ngoài vũ trụ có thể có tới hàng tỉ thế giới thích hợp để sự sống nảy nở.

Các hành tinh này mới chỉ được khám phá trong vòng vài thập kỉ trở lại đây, thường xoay quanh một ngôi sao lùn có nhiệt độ và ánh sáng tương đương mặt trời.. Ngoại hành tinh đầu tiên là HD 209458, được phát hiện vào năm 1999, và hàng chục hành tinh khác được biết đến mỗi năm. Rất nhiều trong số chúng có chứa hợp chất hữu cơ. Mới đây hệ thống hành tinh Kepler-62 được báo cáo rằng tỉ lệ tồn tại sự sống ở đây rất cao.

9. Sao khổng lồ đỏ đang chết

10 nơi lý tưởng để săn lùng sự sống ngoài Trái đất (9)

Ngay trước khi một ngôi sao chết, nó phình to vào giai đoạn sao khổng lồ đỏ, ánh sáng và nhiệt của nó sẽ phát tán ra xa và rộng. Nếu những tia sáng từ một ngôi sao như vậy chạm tới bề mặt của những hành tinh băng giá thì bề mặt đóng băng của chúng sẽ tan chảy thành thể lỏng, tạo cơ sở cho sự sống hình thành.

Những cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất vẫn sẽ tiếp tục. Giả sử chúng ta thực sự tìm thấy người ngoài hành tinh vào một ngày nào đó, hãy hi vọng rằng họ là những sinh vật thân thiện.

Theo Trí Thức Trẻ
Nhãn:

Đăng nhận xét

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.