Thẻ meta là một loại thẻ có trong HTML hoặc trong phần đầu trang web hay như các thuộc tính trong các liên kết mà các trình duyệt web hoặc công cụ tìm kiếm sử dụng để phân tích trang web của bạn. Một trong những số đó được coi là quan trọng hơn dưới góc độ công cụ tìm kiếm của Google. Cũng có một vài thẻ được coi là cũ và không sử dụng đến và hầu như nó không được hỗ trợ bởi bất kỳ công cụ tìm kiếm nào. Vì Google là chúa tể và là chủ nhân của thế giới SEO nên bạn hãy sử dụng chúng theo hướng dẫn của họ.


slide

Dưới đây là các thẻ mà Google công nhận và cách để sử dụng chúng:


Chuỗi này được thêm vào thẻ <head> trên trang web của bạn. Nó tạo ra một đoạn mô tả văn bản các nội dung của trang.

Cách sử dụng: Thẻ description là mô tả của một trang chứ không phải là toàn bộ trang web. Đảm bảo việc tạo ra thẻ description duy nhất cho mỗi trang và thân thiện với SEO. Văn bản này là cực kỳ quan trọng bởi vì đó là những gì mà Google sử dụng để tạo ra các đoạn văn bản xuất hiện bên dưới trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google. Nó bao gồm các từ khóa có liên quan và sử dụng nó để lôi kéo độc giả đến xem trang.


the meta google nhan 2

Thẻ title cũng được thêm vào phần <head> của tài liệu nhưng nó không nằm bên trong thẻ <meta>. Tiêu đề là những gì được tạo ra mà xuất hiện bên trên thanh tiêu đề trong trình duyệt của bạn. Tiêu đề cũng xuất hiện như anchor text của một liên kết trong kết quả tìm kiếm.

Cách sử dụng: thẻ tiêu đề là thẻ vô cùng quan trọng đối với SEO bởi một vài lý do. Đầu tiên, chúng kiểm soát anchor text màu xanh trong kết quả tìm kiếm Google. Thứ hai, chúng cung cấp một nơi dễ dàng để chứa một từ khóa và tên thương hiệu của bạn. Thứ ba, chúng phải là duy nhất để tránh hình phạt nội dung trùng lặp.


Cả hai thẻ này cũng có mặt trong thẻ <head>, nó kiểm soát chức năng công cụ tìm kiếm khi nó thu thập trang web của bạn. Tên "robots" là chung và áp dụng cho tất cả các công cụ tìm kiếm. Tên “googlebot” được áp dụng cụ thể cho công cụ tìm kiếm Google, nếu bạn muốn nó đối xử khác với công cụ tìm kiếm khác. Lưu ý nó hoạt động giống như một tập tin robots.txt và có một sự khác biệt chúng ít. Robots.txt hoạt động trên toàn trang web trong khi thẻ meta robots quy định hành vi cụ thể dựa trên cơ sở cho mỗi trang.

Cách sử dụng: phần [value] được liệt kê ở trên là nơi bạn có thể cắm vào giá trị cụ thể để kiểm soát hành vi công cụ tìm kiếm bot. Các giá trị mà Google follow:

- Noindex: giá trị này xác định một trang không nên được index. Bạn sử dụng nó khi bạn không muốn một trang cụ thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
- Nofollow: giá trị này xác định rằng các liên kết trên trang sẽ không được follow. Bạn sử dụng nó khi một liên kết dẫn đến một trang web mà bạn không muốn đi qua authority hoặc khi nó dẫn đến một trang mà nó không thể tiếp cận với Google, chẳng hạn như đằng sau một bức tường hệ thống.
- Nosnippet: giá trị này xác định rằng sẽ không có kiểu văn bản cho trang này trong kết quả tìm kiếm.
- Noodp: giá trị này xác định rằng Google không nên sử dụng ODP hoặc DMOZ thay thế mô tả.
- Noarchive: giá trị này xác định rằng Google không nên tạo ra một phiên bản lưu trữ của trang. Bạn có thể sử dụng thêm giá trị bổ sung để xác định các hành động được thực thi.
- Noimageindex: giá trị này xác định rằng hình ảnh trên trang không nên xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm.

Sử dụng một tập tin robots.txt chung để kiểm soát hành vi trên toàn bộ trang web của bạn. Sử dụng thẻ meta robots để kiểm soát các chỉ thị của trang khi chúng khác với những gì bạn muốn các trình thu thập tìm kiếm thực hiện trên toàn bộ trang web của bạn.


Khi người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm bằng tiếng Anh và tìm thấy một loạt các kết quả cho truy vấn của họ bằng tiếng Tây Ban Nha, Google sẽ thường xuyên áp dụng phần mềm dịch thuật của họ để tạo ra một phiên bản dịch của các nội dung sao cho phù hợp với tiêu đề của người dùng khi họ tìm kiếm bằng tiếng Anh. Thuộc tính này nói cho Google biết rằng nó không cung cấp tùy chọn này.

Cách sử dụng: nếu bạn có nội dung không phải là ngôn ngữ tiếng Anh và bạn không muốn nó được dịch sang tiếng Anh vì một lý do nào đó thì bạn có thể sử dụng thẻ này. Nó sẽ không chặn người dùng tự sao chép văn bản và chạy nó thông qua chức năng phiên dịch nhưng nó sẽ ngăn cản Google đưa ra quyền lựa chọn mặc định.


the meta google nhan 3

Khi bạn tạo ra một trang web và theo dõi trên Google Webmaster Tools, bạn sẽ được hướng dẫn để xác minh quyền sở hữu của trang web. Để làm điều này, Google yêu cầu bạn đưa một số mã theo dõi của họ vào trong các thẻ meta của trang chủ. Google cung cấp mã và bạn đặt nó trong thẻ này.

Cách sử dụng: nếu bạn đang lập kế hoạch để sử dụng Google Webmaster Tools hoặc Google Analytics, bạn sẽ cần phải tuân thủ theo quy trình này. Google sẽ tạo ra các mã cho bạn, tất cả những gì bạn cần làm là hãy đặt nó vào phần <head> với một vị trí phù hợp. Điều này nói cho Google biết rằng bạn là chủ sở hữu của trang web và sau đó họ sẽ cung cấp cho bạn truy cập vào Webmaster Tools và theo dõi các tùy chọn khác.




Thẻ này được sử dụng để xác định tập các ký tự và loại nội dung trên trang. Điều này đã được thực thi bởi bất cứ phần mềm nào mà bạn sử dụng để tạo ra trang web của bạn. Rất ít khi bạn phải thay đổi nó. Tập các ký tự điển hình là Unicode/UTF-8.

Cách sử dụng: cho phép phần mềm của bạn tạo ra nó tự động. Việc giả mạo là một trong những lỗi phổ biến nhất mà Google tìm thấy trong meta data đối với một trang web.

Các thẻ meta khác tồn tại với mục đích khác nhau bao gồm các thẻ meta geotagging quan trọng. Google không nhận ra hoặc không sử dụng các thẻ mặc dù chúng có thể có mục đích hợp lệ ngoài việc chỉ đạo công cụ tìm kiếm. Thẻ meta không được Google công nhận thì nó sẽ được bỏ qua, vì vậy bạn không nên sử dụng chúng một cách tự do để tránh trường hợp tạo ra các lỗi mà bạn không thể lường trước được.


Theo Thế Giới Seo

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp Dich vu seo uy tín. Liên hệ: 01684854514

Bài viết cùng chuyên mục Kiến Thức Seo

Nhãn:

Đăng nhận xét

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.