Articles by "Brand-Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Brand-Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Co.opmart đã chính thức vượt qua các tên tuổi lớn trong nước để trở thành thương hiệu Việt được tìm kiếm nhiều nhất trong số 10 thương hiệu phổ biến nhất tại Việt Nam trong năm 2013, theo kết quả công bố từ Google.

Để đạt những thành quả trên, Co.opmart đã nỗ lực rất nhiều, từ việc mở rộng quy mô điểm bán, thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới, cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng, đến tăng cường những hoạt động truyền thông online.


Về quy mô điểm bán, hiện Co.opmart đã có 68 siêu thị trong cả nước và đang nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu đạt 100 Co.opmart vào năm 2015. Trong khi đó, dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Co.opmart luôn được khách hàng đánh giá cao vì tính thiết thực. Bên cạnh việc chú trọng cải tiến hình thức chăm sóc khách hàng, trong năm qua, Co.opmart còn chú trọng nâng cao tính tương tác với khách hàng qua việc triển khai hàng loạt các công cụ tiếp thị trực tuyến như ra mắt Fanpage Co.opmart, hướng đến mục tiêu luôn đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 

Tôi được tham dự rất nhiều cuộc tranh luận về việc đi tìm nghĩa của từ thương hiệu nhưng chỉ dừng lại ở đó thì quả là sai lầm lớn, biết ý nghĩa của nó là vậy mà không biết tìm cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu thì cũng chỉ là “Đầu voi, đuôi chuột”.

Trong bài viết này, tôi xin trình bày một số quy luật bất biến trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Một số quy luật bất biến trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Nguyên tắc 1: Quy luật cho những người thích đủ thứ “Sức mạnh của thương hiệu tỷ lệ nghịch với sự bành trướng của nó”.

Trước khi quyết định mở rộng một thương hiệu, bạn hãy nhớ là thương hiệu của bạn sẽ bị yếu đi do bạn có xu hướng “bách hóa tổng hợp”. Thời gian không lâu sau đó, thương hiệu của bạn sẽ bị "tứ mã phanh thây”. Bạn phải nhớ rằng bạn là người đang trên con đường để xây dựng thương hiệu. Vì thế mà bạn làm theo cách của người giàu có (các đại gia) là rất sai lầm. Bạn hãy làm theo cách của người giàu có trước khi họ giàu có.


Nguyên tắc 2: Quy luật của sự tập trung sắc lại

“Sức mạnh của thương hiệu tỷ lệ thuận với sự tập trung sắc lại của nó”.Bạn đã có mục tiêu theo đuổi một thương hiệu, nó khác biệt với tất cả các thương hiệu khác thì đừng quên tập trung mọi nguồn lực vào để làm kỳ được điều mà bạn mong đợi.

Ví dụ: Suzuki là sành điệu.

Nguyên tắc 3: Quy luật của quan hệ công chúng

Một thương hiệu sinh ra từ việc loan tin chứ không sinh ra do quảng cáo, nó là sự phù họp với thời đại, với nhu cầu của người tiêu dùng về một sự khẳng định riêng có của sản phẩm thì thương hiệu sẽ đâm hoa kết trái.

Nguyên tắc 4: Quy luật của quảng cáo

Mặc dù quan hệ công chúng quan trọng để khai sinh ra thương hiệu nhưng việc bảo vệ và nuôi nấng nó thì chủ yếu là do quảng cáo, đầu tư cho quảng cáo để gợi mở nhu cầu, kích thích tiêu dùng và bảo vệ thị phần. Nếu bạn khẳng định không có ngân sách cho quảng cáo thì sớm muộn thương hiệu của bạn cũng bị xói mòn, thị phần của bạn bị “gặm nhấm” một cách tệ hại.

Ví dụ: Bột giặt Tide và bột giặt Omo liên tục quảng cáo mỗi lần 30 giây vèo một cái đã “đi tong" hơn 20 triệu mà ta đâu có mua thêm gói nào. Vậy quảng cáo đã góp phần lớn vào việc bảo vệ thị phần và nhắc nhở, mọi người hãy nhớ tới mình.

Nguyên tắc 5: Quy luật của sự bảo chứng

Một sản phẩm phải thể hiện được cái đặc trưng riêng có của nó song tâm trí người tiêu dùng và điều đó để khẳng định cái tôi của sản phẩm với người tiêu dùng, chỉ có điều đó mới đảm bảo rằng, thương hiệu của bạn là duy nhất.

Nguyên tắc 6: Quy luật của chất lượng

Chất lượng là vô cùng quan trọng nhưng không phải là tất cả vì cho có chất lượng không thôi thì chưa đủ thực tế cho thấy, chất lượng phải do người tiêu dùng đánh giá, nó còn là sự phù họp về giá cả, mấu mã, dịch vụ sau bán và tổng hợp các yếu tố khác đối với người tiêu dùng.

Ví dụ: Ai dám khẳng định xe máy Honda tốt hơn Suzuki nếu người tiêu dùng đang sử dụng chiếc xe Honda mà họ yêu thích thì họ khẳng định xe Honda là tốt nhất nhưng một người khác đang sử dụng chiếc xe Suzuki mà chưa thấy hỏng hóc gì trong suốt quá trình sử dụng thì họ cũng khẳng định xe Suzuki là tốt nhất. Vậy thì chất lượng phải do người tiêu dùng đánh giá mới chính xác.

Nguyên tắc 7: Quy luật của một cái tên

Thương hiệu suy cho cùng là một cái tên có hồn. Cái tên này để phân biệt nó khác hẳn cái tên khác trong tâm trí người tiêu dùng vì trong điêu kiện ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, bất kỳ một đối thủ cạnh tranh nào cũng có thể sản xuất ra một sản phẩm tương tự hoặc chất lượng, mẫu mã chẳng khác gì sản phẩm của bạn. Theo kinh nghiệm cho thấy, cái tên nên chỉ là một từ hoặc nhóm từ thật ngắn gọn, ấn tượng và dễ nhớ.


Nguyên tắc 8: Quy luật của phân phối

Dù thương hiệu của bạn có mạnh đến bao nhiêu chăng nữa mà không có phương án phân phối phù họp thì doanh số vấn không cao, chính điều này có thể làm mờ nhạt dần đi giá trị thương hiệucủa bạn. Vì vậy, đầu tư cho phân phối là bất cần thiết trong điều kiện lãnh doanh hiện nay. Nếu cứ ngóng chờ đợi khách hàng là bạn đã thất bại. Bạn nên chủ động đến với khách hàng. Vì không có sản phẩm của bạn thì khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm khác tương tự với điều kiện thuận tiện nhất.

Nguyên tắc 9: Quy luật của giá cả

Thật là sai lầm nếu bạn định giá áp đặt. Bạn phải hiểu rõ quy luật giá trị, cân nhắc rất kỹ trước khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường với giá cả hợp lý nhất và phải luôn luôn điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Vì bạn phải nhớ rằng, nếu bạn định giá quá thấp thì chẳng ai tin là sản phẩm của bạn tốt cả. Nhưng bạn định giá quá cao thì cũng chẳng ai có khả năng thanh toán mà họ sẽ lựa chọn sản phẩm khác với giá phù hợp hơn.

Nguyên tắc 10: Quy luật của sự nhất quán và kiên định

Thương hiệu là khát khao của mọi người mà những điều khát khao thì rất khó khăn mới có được. Thương hiệu không thể có sau một đêm mà nó phải tính bằng thập niên. Có thể là 10 năm, 20 năm, 30 năm, thậm chí còn hơn thế nữa. Do đó, bạn phải luôn luôn nhất quán và kiên định để theo đuổi mục tiêu của mình đặt ra.

Kết luận: Hiểu được ý nghĩa của từ thương hiệu đã khó nhưng tìm cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu thì còn khó hơn nhiều. Tôi hy vọng món quà nhỏ này sẽ làm hài lòng các nhà quản lý khó tính và các bạn đồng nghiệp.

Nguồn: Bản sắc Thương hiệu

Về bản chất, Zalando chỉ là một trong rất nhiều hãng kinh doanh trực tuyến về thời trang. Nhưng về phương diện thương hiệu và thành công của thương hiệu thì Zalando không hổ danh với biệt hiệu "tuổi trẻ tài cao".


Bởi chỉ sau có 4 năm mà nó đã không chỉ trở thành một thương hiệu thực thụ mà còn là thương hiệu được khách hàng và công chúng biết đến nhiều không kém những thương hiệu nổi danh nhất hiện tại trong thế giới thương hiệu.

Biến thành thương hiệu của riêng mình

Zalando được hai công dân Đức ở thủ đô Berlin của nước Đức là Robert Gentz và David Schneider thành lập vào tháng 10.2008, chuyên về bán giày qua mạng Internet. Trụ sở văn phòng lúc đầu chỉ là một gian kho hàng, bán hàng và dịch vụ qua điện thoại di động. Hai anh chàng này thực ra chẳng có vốn mà chỉ có ý tưởng và quyết tâm nên chủ trương "tay không bắt giặc". Những nhà đầu tư vốn cho Zalando là tập đoàn Tengelmann (Đức), nhà đầu tư Nga Yuri Milner (một trong những nhà đầu tư chính vào Facebook), Cty Holtzbrinck Ventures và Cty Rocket Internet ở Berlin, về sau có thêm sự tham gia của tập đoàn Investment AB Kinnevik của Thuỵ Điển.

Sau thời gian chỉ có 4 năm, Zalando đã đã mở rộng được phạm vi kinh doanh ở khắp Châu Âu và ở 15 quốc gia ngoài Châu Âu. Mức độ được biết đến của thương hiệu này ở trong khu vực phạm vi kinh doanh của mình hiện đã sánh ngang bằng những thương hiệu thuộc diện cây đa cây để trong thế giới thương hiệu ở cả trong thế giới thật như McDonald's và trong thế giới ảo như Amazon.

Khi đến với thương hiệu này, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn bởi quy mô mặt hàng rất đa dạng và phong phú, tra cứu và so sánh rất thuận tiện trên mạng.

Bí quyết thành công của Zalando trước hết là biến những thương hiệu riêng rẽ trong mặt hàng kinh doanh của nó thành thương hiệu riêng, bao trùm lên mà không làm tổn hại đến uy danh và giá trị của từng thương hiệu riêng rẽ. Hiện tại, Zalando bán sản phẩm của 12 thương hiệu riêng biệt, không chỉ có đơn thuần là giày như thủa ban đầu, nhưng tất cả đều kết hợp được thương hiệu ấy với thương hiệu chung là Zalando.

Ai cũng biết bí quyết - không phải ai cũng thành công

Quyết định hơn cả đối với thành công của thương hiệu này là sự kết hợp giữa quảng cáo và tiếp thị với chất lượng dịch vụ mà không có hãng kinh doanh trực tuyến nào cạnh tranh nổi. Không có hãng kinh doanh trực tuyến nào đầu tư cho tiếp thị và quảng cáo nhiều tiền và với mức độ quyết liệt lẫn độc đáo như Zalando. Khi đến với thương hiệu này, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn bởi quy mô mặt hàng rất đa dạng và phong phú, tra cứu và so sánh rất thuận tiện trên mạng.
Zalando còn có độc chiêu về dịch vụ là gửi nhiều sản phẩm cùng một lúc không tính chi phí đến khách hàng để khách hàng trực tiếp trải nghiệm trước khi lựa chọn, lại đáp ứng nhu cầu cung ứng trong cùng ngày, việc gửi trả lại tất cả hay những sản phẩm không được lựa chọn được tổ chức thuận tiện và cũng không tính phí. Khách hàng đặc biệt thích thú kiểu và chất lượng dịch vụ này ở những sản phẩm hay thương hiệu đang "rất hot" trên thị trường. Đồng thời, Zalando còn cung ứng cả đủ thông tin cần thiết về sản phẩm cũng như những câu chuyện liên quan đến sản phẩm như món quà "giải trí". Ai cũng biết bí quyết nhưng chỉ có Zalando mới thực thi thành công và được công nhận là tuổi trẻ tài cao.

Theo VnExpress

Gucci: Khi lý trí bị thôi miên

Bí quyết để làm nên tên tuổi Gucci chính là tìm ra còn đường để phát triển thời trang thành nghệ thuật phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người. Gucci không chỉ giữ bản sắc truyền thống mà vẫn luôn được coi là hợp thời, đơn gian mà thành sang trọng, độc đáo mà không bị coi là dị biệt.

Vạn sự khởi đầu nan

Khởi thủy của hãng thời trang này chỉ là một cửa hiệu đồ da nhỏ ở thành phố Florence (Italia) của một thương gia và đồng thời là một nhà thiết kế tên là Guccio Gucci. Hàng hóa được làm và bán ra chủ yếu là yên ngựa và những vật dụng dùng khi cưỡi ngựa. Guccio Gucci sinh năm 1881 ở Florence. Cha ông là thợ thủ công đồ da. Cửa hiệu nói trên được Guccio Gucci thành lập năm 1906. Chỉ thời gian ngắn sau, Guccio Gucci sang Paris và London làm thuê trong khách sạn.

Chính hai nơi này đã đưa Guccio Gucci đến với thế giới thời trang. Tại hai kinh đô của thế giới thời trang thưở ấy, Guccio Gucci đã nhận ra bản chất đặc thù của thế giới thời trang là phục vụ cho cái đẹp của con người nhưng đồng thời cũng còn dẫn dắt con người đến với cái đẹp mà thời trang có thể sáng tạo ra. Guccio Gucci nhận ra tiêu chí thành công trong thế giới thời trang là cái đẹp và sáng tạo, sự hài hòa giữa vật dụng và con người trong từng bối cảnh.Guccio Gucci Điều khiến Guccio Gucci tâm đắc là nhận thức rằng thế giới thời trang không chỉ có dư địa để tung hoành về sáng tạo nghệ thuật, mà còn ẩn chứa cơ hội kinh doanh vô hạn bởi nhu cầu về thời trang của con người là không giới hạn. 14 năm sau, Guccio Gucci trở về Florence và mở cửa hàng mới, nhưng không phải để bán sản phẩm của nhà sản xuất khác, mà để giới thiệu và bán những thành quả sáng tạo nghệ thuật của chính mình. Cũng vẫn là hàng đồ da phục vụ cho cưỡi ngựa, nhưng do chính Guccio Gucci thiết kế và được sản xuất ra tại ngay chính trong công xưởng của ông.

Nhưng đó chỉ là những sản phẩm ban đầu làm nền cho chiến lược kinh doanh mới. Trong những tháng ngày lưu lạc tại Paris và London, Guccio Gucci làm quen với phong cách sống của giới thượng lưu trong xã hội, nhận biết nhu cầu của tầng lớp giàu sang phú quý, hiểu biết quan điểm và mong muốn của họ về cái đẹp. Cưỡi ngựa và đi du lịch là mốt thời thượng của giới thượng lưu. Cái mà họ cần không chỉ là vật dụng cho cưỡi ngựa, mà còn cả túi sách và vali cho các chuyến đi. Cái mà họ thích là tất cả đồng bộ, cùng có ký hiệu của một thương hiệu, từ yên ngựa đến dây cương, từ khăn quàng đến giày ủng, từ túi xách tay đến vali, từ túi đựng đồ đến găng tay, mũ áo và cả những đồ trang sức phù hợp cho cưỡi ngựa và đi du lịch. Gucci là hãng đầu tiên đáp ứng nhu cầu và mong muốn “tất cả trong một” đó.

Guccio Gucci chuyên về đồ da, sử dụng những thợ thủ công lành nghề và chuyên nghiệp nhất. Phương châm kinh doanh của Gucci là muốn bán được sản phẩm với giá cao thì mỗi sản phẩm của Gucci phải là một tác phẩm nghệ thuật. Cho nên sáng tạo nghệ thuật và chất lượng sản phẩm thể hiện ở vẻ đẹp hài hòa mà không lòe loẹt, sang trọng lịch thiệp mà không bị coi là xa xỉ phô trương. Ba màu sắc “xanh, đỏ, xanh” gắn với thương hiệu này cũng có nguồn gốc từ thời ấy. Gucci nổi danh như cồn nhờ định hướng chiến lược thiết kế và kinh doanh này.

Muốn bán được sản phẩm với giá cao thì mỗi sản phẩm của Gucci phải là một tác phẩm nghệ thuật.

Từ Florence, Guccio Gucci mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh ra khắp Italia, trước tiên là Roma và từ đó chinh phục kinh đô thời trang của Italia là Milano. Đầu thập kỷ 50, Gucci vươn sang nước Mỹ và nhanh chóng trở thành thương hiệu Italia nổi tiếng nhất ở đây. Guccio Gucci mất năm 1953. Ba người con trai kế tục sự nghiệp của cha, trung thành với ý tưởng và định hướng kinh doanh của người cha. Năm 1982, Gucci trở thành một công ty cổ phần. Thời gian từ năm 1988 đến 1995 là thời kỳ đen tối trong lịch sử hãng thời trang này với việc một tập đoàn đầu tư ở Bahrein mua một nửa cổ phần của Gucci và năm 1993 thậm chí còn điều hành công ty, chấm dứt thời kỳ chỉ có người trong dòng họ Gucci quản lý và điều hành công ty. Năm 1995, người cháu của Guccio Gucci là Maurizio Gucci, người đã từng đứng mũi chịu sào cho công ty trong nhiều năm, bị bắn chết. Bất đồng quan điểm và tranh chấp tài sản trong gia đình đã làm tổn hại đến thanh danh của thương hiệu này.

Bí quyết thành công

Có ba bí quyết thành công giúp Gucci trở thành thương hiệu nổi tiếng và đắt giá thuộc loại hàng đầu trong thế giới thời trang. Bí quyết đầu tiên chính là tính đồng bộ trong sáng tạo sản phẩm. Tính đồng bộ này được coi là công lao lớn nhất của Guccio Gucci. Các loại sản phẩm của Gucci đều luôn hài hòa khi được sử dụng cùng với nhau, bất kể vào thời điểm nào trong ngày, mùa nào trong năm và bối cảnh sử dụng chúng. Chúng là vật dụng riêng biệt, với giá trị sử dụng và công năng riêng rẽ khác nhau mà lại bổ sung cho nhau và cùng tôn vinh thương hiệu. Hầu như không có thương hiệu thời trang nào trên thế giới cạnh tranh nổi với Gucci về tính đồng bộ đó. Bí quyết thành công thứ hai của Gucci là đã biến sản phẩm mang thương hiệu này trở thành vật dụng đồng hành không thể thiếu đối với những ai muốn được coi là sành điệu về thời trang và giới thượng lưu. Đối tượng mà Gucci nhằm chinh phục là những người không coi trọng tiện ích của vật dụng bằng cảm giác được sở hữu thương hiệu. Cho nên mới nói Gucci thôi miên lý trí chính vì thế.


Bí quyết thành công thứ ba của Gucci là tuy mang tính nghệ thuật hiện đại nhưng lại luôn trên nền tảng truyền thống. Sản phẩm của Gucci đều như thể hiện được cả quá trình thay đổi theo thời gian, trong cái mới đấy vẫn hiện diện cái gốc rễ từ xa xưa. Nó làm cho sản phẩm thời trang mà lại không bị nhanh chóng lỗi thời. Logo của thương hiệu này rất đơn giản mà ẩn chứa đầy hàm ý sâu xa và thông điệp nối quá khứ với tương lai.

Từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, hai chữ cái GG được sử dụng chính thức làm biểu tượng cho thương hiệu. Chúng được xếp đặt theo nhiều cách khác nhau và rồi cuối cùng đọng lại ở hình ảnh hai chữ cái này lồng vào nhau. Có người nói rằng việc lồng ghép theo kiểu quay mặt chữ cái vào nhau đó hàm ý chỉ có Gucci mới làm ra được những sản phẩm thời trang như Gucci, và thế giới thời trang dù rồi đây còn biến động như thế nào cũng như cảm nhận của con người về thời trang rồi đây còn thay đổi như thế nào đi chăng nữa thì rồi tất cả cũng sẽ lại trở về với Gucci.

Cách lý giải này xem ra cũng có lý bởi một khi lý trí đã bị thôi miên rồi thì tâm lý và hành động của con người sẽ bị những gì mà họ yêu thích, khao khát và sùng bái dẫn dắt - như những sản phẩm của Gucci.

Nguồn: Bản sắc Thương hiệu

Tiếp thị phải phát minh ra sản phẩm hoàn chỉnh và đẩy chúng đến đứng đầu các vị trí trong phân khúc thị trường.

 6 điều một Brand Manager cần biết về tiếp thị

Theo cha đẻ của quản lý hiện đại, Peter Drucker: Bởi vì mục đích của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận thông qua tìm kiếm khách hàng, doanh nghiệp kinh doanh có hai và chỉ có hai chức năng cơ bản: tiếp thị và đổi mới Marketing là chức năng duy nhất của doanh nghiệp.

Vậy, tiếp thị là gì? Huyền thoại Silicon Valley đầu tư mạo hiểm và là cựu giám đốc điều hành Intel Bill Davidow cho biết, “Tiếp thị phải phát minh ra sản phẩm hoàn chỉnh và đẩy chúng đến đứng đầu các vị trí trong phân khúc thị trường”

Điều buồn cười là, Davidow đã không tìm hiểu tiếp thị trong trường, tất cả các kiến thức của ông là trong kỹ thuật điện. Steve Jobs, một nhà tiếp thị tài ba và bỏ học.
Vậy, làm thế nào để những nhà marketing lớn tìm hiểu về tiếp thị?

Các công ty Start Up là nơi tuyệt vời để tìm hiểu và vận dụng mọi khía cạnh của tiếp thị vì họ làm tất cả mọi việc đều là tạo ra những sản phẩm sáng tạo và đẩy chúng đi, không gì khác hơn việc này. Bên cạnh đó, họ luôn kẹt tiền và cần người để phát triển. Mọi kiến thức đều được học từ điểm bắt đầu.

Dưới đây là 6 sự thật mà mỗi nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên biết:

1. Tiếp thị cũng giống như quan hệ tình dục : Mọi người đều nghĩ rằng họ đang làm tốt
Có nhiều câu hỏi trong tiếp thị hơn các lĩnh vực khác, có thể do nhu cầu mạnh mẽ, nguồn cung yếu, và thật dễ dàng để giả mạo. Mọi người đều nghĩ rằng họ là một thiên tài tiếp thị khi đưa ra một ý tưởng, thực hiện một chiến dịch. Nhưng sự thật, họ không phải là những người duy nhất.

2. Thương hiệu vẫn thắng

Nhiều người nghĩ thương mại điện tử sẽ chi phối cuộc chơi và loại các thương hiệu mạnh khi có một sản phẩm tốt hơn. Nhưng điều này thực sự đã không xảy ra. Quay trở lại thời hoàng kim của AOL, Bob Pittman nói: “Coca-Cola không giành chiến thắng trong thử nghiệm hương vị . Microsoft không có hệ điều hành tốt nhất. Thương hiệu vẫn giành chiến thắng. Thương hiệu lớn như Apple, Google, Coca Cola, IBM và Microsoft chưa bao giờ mạnh mẽ hơn.”

3. Tiếp thị là sự hiểu biết về con người

Nó là việc xác định những gì khách hàng muốn, đôi khi trước cả lúc họ tự biết . Hãy tin vào cảm xúc của bạn. Vì mọi sản phẩm hay dịch vụ trong mọi ngành kinh doanh đều được mua bởi 1 con người chứ không phải cái máy.

4. Đổi mới không phát minh lại bánh xe

Một số người là những nhà phát minh vĩ đại. Họ thức giấc với những khái niệm hoang dã mà chưa ai từng nghĩ đến.
Nhưng các nhà tiếp thị lớn có xu hướng sáng tạo phát minh vào những điều mọi người có thể sử dụng. Tiếp thị phát triển mạnh trên ý tưởng tái sử dụng theo những cách mới. Chương trình xây dựng thương hiệu Intel Inside thực sự là một chương trình tiếp thị thành phần -không có gì mới mẻ – những nó lại phù hợp với ngành công nghiệp PC.

5. Marketing không phải chỉ là công việc của 1 phòng ban

Tiếp thị là trung tâm của bánh xe kinh doanh. Đó là nơi phát triển sản phẩm, sản xuất, tài chính, truyền thông và bán hàng gặp nhau . Các bộ phận liên quan đến tiếp thị cũng có chức năng hổ trợ cho phòng Marketing. Mỗi thành viên của đội ngũ lãnh đạo là một phần hỗ trợ của phòng marketing. Hãy nghĩ rằng, mọi thứ trong công ty đều là Marketing, mọi người đều phải nghĩ về Marketing

6. Bạn không cần một ngân sách lớn để tạo ra một tiếng vang lớn

Bằng cách thực hiện các chiến lược truyền thông đúng đắn, các nhà tiếp thị lớn có thể tạo ra một làn sóng phấn khích của khách hàng và tạo sự lan truyền cho một công ty hay sản phẩm mà chưa ai từng nghe nói tới. Và nó có thể được thực hiện trên một ngân sách eo hẹp. Steve Jobs là một bậc thầy trong việc duy trì bí mật và kiểm soát chính xác như thế nào và khi bất cứ ai biết bất cứ điều gì về các sản phẩm của Apple.

Theo Hưng Bùi 
Ad sáng tạo


Thị trường bia ở Việt Nam ngày càng trở nên sôi động khi đang có đủ mặt các hãng bia lớn đã vào và các hoạt động truyền thông tiếp thị cũng ngày càng rầm rộ hơn. Nếu như những năm trước đây sự kiện chào đón năm mới (Countdown Party) gần như là sự kiện độc diễn của Heineken thì để chào đón năm 2014 này có đến 3 nhãn bia cùng nhảy vào khai thác và tạo thành "thế Tam Quốc" cho sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Heineken chọn địa điểm là Hồ Bán Nguyệt (Quận 7 - Tp. HCM), Sapporo (tài trợ cho một chương trình của Escape) chọn một khu đất trống kế bên và bia Sài Gòn tổ chức tại cầu Móng (Quận 1). Phải nói rằng việc không được phép tổ chức Countdown Party tại đại lộ Nguyễn Huệ là một mất mát lớn đối với Heineken vì số lượng người tự nhiên (organic traffic) của khu vực này luôn là đông nhất trong mọi dịp lễ tết. Nhưng vì vậy đây lại là cơ hội người ta có thể đánh giá hiệu quả kế hoạch truyền thông của mỗi thương hiệu một cách khách quan hơn.


Trong khuôn khổ thông tin hạn hẹp và cũng không nắm hết các hoạt động truyền thông cụ thể của mỗi thương hiệu, bài viết nhằm mục tiêu phân tích dựa trên những chỉ số về truyền thông trực tuyến qua công cụ Social Listening của Younet Media.

I. So sánh chung:

Heineken được nhắc đến nhiều hơn so với Sapporo và bia Sài Gòn cộng lại.


Cả 3 thương hiệu đều có chiến lược đầu tư trên Social Media.


Đúng ngày cao điểm của sự kiện là 31/12 thì Heineken nhận được nhiều tương tác nhất.

II. Cụ thể hiệu quả của từng thương hiệu:

1. Heineken:

Những đỉnh (peak) của biểu đồ thể hiện rõ mức độ quan tâm của người tiêu dùng đến thương hiệu Heineken thông qua một chuỗi sự kiện được mang tên là "Heineken - Tưng Bừng Mùa Lễ Hội" tại 5 thành phố lớn và ngày 31/12 là đỉnh cao nhất của chiến dịch. Điều này thể hiện hiệu quả của chiến dịch được triển khai đúng theo kế hoạch.


Top những nguồn tham gia vào chiến dịch của Heineken chưa bao gồm tổng số lượng tương tác được đếm trên page của Heineken do hệ thống của Younet Media không đếm được các "custom post" chỉ nhắm đến Việt Nam trên trang toàn cầu.


2. Sapporo:

Ngày 13 và 26/12 là 2 đỉnh của Sapporo nhưng tại điểm rơi 31/12 thì gần như không có thêm sự thảo luận nào nói về thương hiệu này. Một phần có thể là do Sapporo chỉ tài trợ cho sự kiện Escape nên thương hiệu Escape được lợi hơn.


Top những nguồn tham gia vào chiến dịch của thương hiệu Sapporo, tính cả fan page của thương hiệu này.


3. Bia Sài Gòn:

Bia Sài Gòn gặp vấn đề tương tự Sapporo về mặt điểm rơi, đỉnh cao nhất của biểu đồ rơi vào ngày 27/12 và điểm rơi ngày 31/12 chỉ số còn thấp hơn ngày 30/12. Theo quan sát của tôi, nguyên nhân của các đỉnh này là do bia Sài Gòn tập trung chạy các bài PR vào những ngày cuối sát với sự kiện; và họ cũng không có một kế hoạch truyền thông được triển khai chắc tay.


Top các nguồn tham gia vào chiến dịch của bia Sài Gòn.


Qua những số liệu trên, chúng ta có thể thấy rõ rằng tuy mất lợi thế về địa điểm (Nguyễn Huệ) nhưng Heineken vẫn là thương hiệu thu hút nhất đối với người tiêu dùng. Sapporo mong muốn tham gia vào sự kiện lớn nhất trong năm nhưng cách chọn tài trợ như vừa qua không thực sự hiệu quả. Bia Sài Gòn, khác với những tuyên bố rất hấp dẫn hồi đầu năm muốn tổ chức Countdown Party thay cho Heineken, thì những con số vừa rồi không chứng minh được hiệu quả trong hoạt động truyền thông của họ.

Giá trị thương hiệu của Beckham thời điểm này vào khoảng hơn 150 triệu bảng, và tại thị trường Nhật Bản, Becks là cái tên được nhận ra nhiều thứ hai, chỉ sau hãng nước giải khát Coca-Cola.
4 bài học làm thương hiệu của Beckham 4 bài học làm thương hiệu của BeckhamBài học ‘làm thương hiệu’ của Beckham 
Thành công ấy đến từ đâu?
Mở rộng thị trường, nhưng không quên “sân nhà”. Becks rời nước Anh sang Real Madrid vào năm 2003. Thời gian ở TBN đủ để tên anh tiếp tục nổi như cồn ở các thị trường ngoài Vương quốc Anh, đặc biệt là tại châu Á. Năm 2007, khi Becks quyết định chuyển sang Mỹ chơi bóng, báo chí Anh thậm chí còn cho rằng nó đánh dấu sự đi xuống của thương hiệu Beckham, nhưng mọi chuyện thậm chí xảy ra ngược lại.
Becks vẫn gắn cái tên anh với đội tuyển Anh và băng đội trưởng Tam sư trong thời gian lượng CĐV của anh ở Mỹ ngày một gia tăng. Việc thường xuyên về thăm nhà và tiếp xúc nhiều với báo chí Anh biến anh trở thành một trong những đội trưởng được yêu mến nhất trong lịch sử tuyển Anh.
Bài học: Mở rộng thị trường không có nghĩa là quên đi “sân nhà”. Hãy chăm sóc cả hai, và bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.
Tìm hiểu ngôn ngữ ở môi trường mới. David cam kết sẽ học tiếng TBN vào thời điểm anh mới chuyển sang Real Madrid. Các con anh cũng được dạy tiếng TBN, và có thời điểm, Becks đùa rằng chính chúng đã dạy tiếng lóng TBN cho anh.
Bài học: Biết được ngôn ngữ, văn hóa, và thậm chí tiếng lóng là cách gây thiện cảm nhanh nhất. Ngay cả khi Becks nói tiếng TBN không trôi chảy, thì nỗ lực và mong muốn học tiếng của anh cũng đã giúp Becks được yêu mến.
Kết bạn ở môi trường mới, càng sớm càng tốt. Điều đầu tiên vợ chồng Becks làm sau khi đến Mỹ là… chụp ảnh với Tom Cruise và Katie. Sự xuất hiện ồn ào này đã lập tức khiến công chúng Mỹ, rất nhiều chưa từng nghe nói đến Posh và Becks, chú ý.
Bài học: Dựa vào một thương hiệu cũ ở môi trường mới cũng là một cách tạo ấn tượng của thương hiệu mới.
Đừng đánh mất bản sắc của bạn. David và Victoria vẫn giữ được giọng Anh đặc trưng của họ, dù ở bất cứ đâu. Becks thậm chí còn không đánh mất giọng địa phương kiểu Đông London của anh. Cách sống của gia đình họ không hề thay đổi. Sự chuyên nghiệp của Becks không hề mất đi ở bất kỳ môi trường bóng đá nào.
Bài học: Sự nhất quán làm nên sức mạnh thương hiệu của bạn, và không một thương hiệu nào lớn mạnh nếu không kiên định với bản sắc của mình.
Theo Thể thao văn hóa

“7 ngày tìm lại tình yêu”, “Áo trắng đến trường”, “Gia đình hương” là những câu chuyện mà Unilever xây dựng lần lượt cho các nhãn hiệu Ponds, Omo và Comfort.

Những câu chuyện này đã thực sự đưa các nhãn hàng trên phủ rộng trên khắp thị trường. Chiến lược này được gọi là storytelling marketing.

Từ cảm xúc đến hồn thương hiệu

Có thể chọn nhãn hiệu Comfort để chứng minh cho sức lan tỏa của storytelling. Sau sự thành công với hình ảnh “Thiên thần hương”, đại sứ chiếm được nhiều cảm tình của người tiêu dùng vào năm 2008, Comfort quay trở lại với “Gia đình hương” năm 2010.

Lần này Comfort xây dựng cho Andy và Lily cả một câu chuyện dài. “Cả 2 thuộc hàng sao, trong một thế giới đặc biệt toàn bằng vải vóc. Andy là ca sĩ vải jean nổi tiếng, còn Lily là một người vợ mềm mịn, đứng sau những thành công của chồng với những bí quyết chăm sóc ngát hương.  Hai năm trước, đám cưới đẳng cấp “sao” của Andy và Lily đã diễn ra đình đám. Ở đó, cô dâu chú rể trao lời nguyện ước hạnh phúc đến ngày “sứt chỉ, sờn vai”. Câu chuyện kéo dài với sự xuất hiện của em bé và bà nội.


“Gia đình hương” đã giúp Comfort dần chiếm lĩnh thị trường nước xả vải. Theo thống kê của Unilever thì Comfort chiếm 20% thị phần nước xả vải toàn cầu và đứng vị trí hàng đầu tại 14 trong 23 quốc gia có sự xuất hiện của nhãn hàng này.

Ngoài việc sáng tạo những câu chuyện tình cảm, có nhiều hướng vận dụng storytelling để đưa thương hiệu đến với khách hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn tiếp cận phương thức này thông qua việc kể những câu chuyện lịch sử tạo nên hồn của thương hiệu. Lấy tứ từ “hồn nước” trong câu chuyện lịch sử, Công ty Nước mắm Liên Thành đã chọn một cách kể khá ấn tượng. Đi liền với phong trào Duy Tân là sự ra đời của Liên Thành thương quán, Liên Thành thơ xã và Dục Thanh học hiệu - ngôi trường mà ít lâu sau đó người thanh niên Nguyễn Tất Thành đến dạy học và bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước.  

Nước mắm Liên Thành xuất hiện với hình ảnh mới, nội dung mới.  Với lợi thế lịch sử tồn tại hơn 100 năm của nhãn hiệu (ít doanh nghiệp Việt Nam nào có được) câu chuyện chứa đựng thông điệp “tinh túy hương vị trăm năm” đã tạo được độ tin cậy với người tiêu dùng.  Kết quả là Liên Thành chiếm 4,1% thị phần nước mắm cả nước vươn lên xếp vị trí thứ 6 trong Top 20 thương hiệu nước mắm phổ biến trên thị trường.

"7 ngày tìm lại tình yêu" của nhãn hàng Ponds

Con đường để câu chuyện lan tỏa

Một thương hiệu mạnh phải được tạo dựng trên những giá trị rõ ràng và phải tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng.

Ferdinand Piech chủ Hãng xe Volkswagen từng nói: “Sự thành công lớn nhất của chiến lược này đó là cần xây dựng một câu chuyện làm thay đổi cách nhìn của người tiêu dùng; đưa ra được lý do để họ tin và đặc biệt là làm cho cảm xúc được lan tỏa nhanh nhất cùng với suy nghĩ đơn giản nhất”.

Một thương hiệu mạnh phải được tạo dựng trên những giá trị rõ ràng và phải tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hùng, Trưởng bộ môn Marketing Đại học Kinh tế TPHCM, thành bại của các chiến dịch storytelling phụ thuộc nhiều vào khả năng lôi kéo khách hàng mục tiêu qua câu chuyện. Những nhãn hiệu không được truyền thông hậu thuẫn cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của câu chuyện (vì sự tương tác quá yếu).  Chẳng hạn trước đây Công ty Hóa mỹ phẩm Quốc tế (ICC) tập trung xây dựng thương hiệu cho bột giặt Bay và nước xả Veo với tần suất quảng cáo dồn dập, định giá cao hơn hoặc bằng sản phẩm của 2 đối thủ “đại gia”. Kết quả là ICC đã lui khỏi thị trường trong thời gian rất ngắn vì nội lực quá yếu.

Thách thức lớn nhất cho các chiến dịch storytelling thường nằm ở vấn đề chi phí. Theo thống kê của Unilever thì trong năm 2009 kinh phí cho hoạt động này chiếm 1% giá trị hàng hóa của Công ty. Những câu chuyện được dàn dựng công phu thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn do có kịch bản dài, chuỗi phim quảng cáo nhiều phần nên cần phát sóng với tần suất lặp lại lớn để khán giả không quên cốt truyện.

Tuy vậy, ông Hoàng cho biết: “Một thương hiệu nhỏ cũng có thể tạo nên thành công thông qua việc kể câu chuyện cho đúng đối tượng khách hàng. Sự thiếu hụt về truyền thông sẽ được cải thiện khi có câu chuyện hay. Khi câu chuyện hấp dẫn tự nó sẽ có sức lan tỏa, vì vậy yêu cầu cơ bản của chiến lược này là cốt truyện phải hấp dẫn để tạo sự tin tưởng”.

Nguồn: Bản sắc Thương hiệu

"Winner takes Earth" là một chiến dịch quảng cáo mới nhất của Samsung. Nhà sản xuất đến từ Hàn Quốc luôn có những ý tưởng táo bạo trong các chiến dịch tiếp thị sản phẩm đặt trưng và đỉnh nhất của mình. Nhưng một quảng cáo xuất hiện gần đây nhất có lẽ là một quảng cáo “ độc” và bất thường nhất mà chúng ta nhìn thấy từ trước đến nay.


Galaxy cao cấp của Samsung luôn ra mắt các sản phẩm mới hàng năm, Sammy đã sử dụng rất nhiều nguồn lực cũng như tài chính để quảng bá các sản phẩm mới của mình. Khi nói đế vấn đề tiếp thị toàn cầu, gã khổng lồ đến từ Hàn Quốc có quan niệm rằng gương mặt của các ngôi sao bong đá luôn giúp người trên toàn thế giới dễ dàng nhận biết và tạo được ấn tượng.


Vì vậy, quyết định tao ra một đội bóng tốt nhất thế giới và đặt tên là “Galaxy 11”. Nhưng làm thế nào để kết hợp đội bóng với smartphone, máy tính bảng hay smartwatch? Theo nhà sản xuất smartphone lớn nhất cho biết “ Rất đơn giản, chúng tôi và các ngôi sao bóng đá của chúng tôi các sản phẩm như: Samsung Galaxy Note 3, Note 10.1 và Galaxy Gear và trong một trò chơi bóng đá ngẫu nhiên họ sẽ phải đối mặt và chiến đấu với người ngoài hành tinh để xác định số phận của nhân loại và hành tinh của chúng ta “.


Nghe có vẻ kỳ lạ và bí ẩn, nhưng chúng ta hãy chờ đợi đến khi thấy được hết các chiêu trò khác và sẽ có một sự kiện cho chúng ta biết về trận đấu giữa sự sống và cái chết sắp tới. Một số đoạn quảng cáo đã xuất hiện trên các trang mạng xã hội trong tuần qua cho thấy. Có một quả cầu bí ẩn và các địa điểm nước ngoài mang tính biểu tượng như vùng núi Rio de Janeiro, Quảng trường Thời đại ở New York và một số sân vận động lớn ở châu Âu. Và một điều thú vị khác là có sự xuất hiện của những người mặc áo choàng như “ người ngoài hành tinh” đang tham dự các trận bóng tại giải Champions' League tuần trước. Những kẻ lạ mặt này khiến người xem rất tò mò và muốn biết những gì mà họ sẽ quảng cáo?


Huyền thoại bóng đá Đức Franz Beckenbauer là ngôi sao đàu tiên xuất hiện trong đoạn video như là một huấn luyện viên giỏi nhất trái đất. Sau đó, có thể là các cầu thử hay nhất trái đất hiện nay, Lionel Messi cũng có mặt trong đội bóng Galaxy 11 với vai trò là đội trưởng. Và đây không phải là lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy các cầu thủ của Barcelona xuất hiện trong các đoạn quảng cáo của Samsung nên đây cũng không có gì quá bất ngờ.

Nguồn: Mobile world

Ngành làm đẹp là một ngành cực kỳ năng động, thay đổi rất nhanh, vì vậy sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư


Tổng Giám đốc khu vực Nam Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn L’Oreál, ông Pierre Yves Arzel, đã chia sẻ với phóng viên về các bí quyết thu hút cũng như giữ chân người tài.

- Từ khi được thành lập đến nay đã hơn 100 năm, L’Oreal chỉ chuyên tâm theo đuổi một lĩnh vực kinh doanh duy nhất: Làm đẹp. Vì sao vậy, thưa ông?

Ông Pierre Yves Arzel: Chúng tôi tin rằng bản thân ngành làm đẹp là một ngành cực kỳ năng động, thay đổi rất nhanh, vì vậy sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư. Khi nói về việc kinh doanh ngành làm đẹp hay những sản phẩm làm đẹp, có rất nhiều cách thức khác nhau xung quanh việc bán “cái đẹp” này. L’Oreal đã quyết định thực hiện điều này một cách trọn vẹn bằng cách không chỉ bán sản phẩm làm đẹp mà còn có trách nhiệm quan tâm đến nhu cầu và chăm sóc người tiêu dùng. Chúng tôi mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm làm đẹp tốt nhất, cải tiến nhất nhưng cũng an toàn nhất.

Ông có thể chia sẻ về chính sách thu hút nhân tài của công ty?

- L’Oreál thu hút những ứng viên xuất sắc, kể cả những sinh viên xuất sắc từ những trường đại học hàng đầu. Mặc dù không phải là lý do chính hay duy nhất trong việc thu hút nhân tài nhưng chúng tôi luôn hướng đến mục tiêu là một trong những công ty trả lương tốt nhất trên thị trường và mang đến cơ hội nghề nghiệp lâu dài cho nhân viên. Tại L’Oreál, nhân viên có thể thay đổi công việc sau mỗi 2-3 năm ở bộ phận khác hay ở quốc gia khác. Chúng tôi luôn giúp đỡ và hỗ trợ nhân viên bằng việc đầu tư vào chương trình đào tạo, phát triển chuyên môn lâu dài. Đây là một trong những bí mật thành công của L’Oreál ngày nay.

Học viên nhận bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo nghề tóc miễn phí “Làm đẹp để sống - Sống để làm đẹp” do L’Oreál kết hợp với Trường CĐ nghề TP HCM thực hiện 
Đó có phải là cách để L’Oreal giữ chân người giỏi?

Chúng tôi không quản lý nhân viên như những con số đơn giản mà đánh giá giá trị công việc từng người đang mang đến cho công ty. Đây là quan điểm đầu tiên. Thứ hai, tạo ra môi trường làm việc tích cực. Các văn phòng của L’Oreal thường rất đẹp và là môi trường làm việc lý tưởng. Thứ ba, những đãi ngộ của chúng tôi phải thuộc nhóm công ty dẫn đầu. Điều cuối cùng chính là mang đến cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên như đã nói ở trên. Các nhân viên thường được cơ hội thử thách và có nhiệm vụ mới trước khi họ bắt đầu cảm thấy chán công việc hiện tại.

- Theo ông, để có thể làm việc trong tập đoàn lớn thì cần yếu tố gì?

Tôi nghĩ lời khuyên duy nhất của tôi là nếu như bạn làm việc chăm chỉ và có tài năng, bạn sẽ thành công và tiến xa hơn nữa. Ví dụ tại L’Oreál, là nơi mà mọi người đều có cơ hội ngang nhau, những người trẻ đang được đào tạo ở công ty hãy tin tưởng công ty, tin tưởng rằng L’Oreál sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội và các bạn cần phải có tinh thần cởi mở đủ để chấp nhận những sự khác biệt. Chính điều này sẽ giúp bạn trưởng thành nhiều hơn.

- Ông có nghĩ rằng trong tương lai sẽ có một người Việt Nam đạt được vị trí hiện tại của ông không?

Tất nhiên là được chứ nhưng điều này sẽ cần một ít thời gian nữa bởi hiện tại L’Oreál Việt Nam là một công ty còn rất non trẻ, chỉ mới 5 năm. Tôi không nghi ngờ những người mà tôi đã gặp trong những ngày đi thăm thị trường, trong các cuộc họp tại Việt Nam vừa qua sẽ là những nhân tài với nhiều triển vọng. Tôi tin tưởng rằng một ngày không xa, họ sẽ đạt được vị trí tổng giám đốc của L’Oreál Việt Nam và một ngày nào đó sẽ bước lên vị trí quan trọng trong trụ sở chính của L’Oreál tại Pháp.

Theo Người Lao động

Khi đã số một, thương hiệu sẽ có rất nhiều lợi thế. "Quỷ Đỏ” không được quên điều này để giữ gìn cả hào quang lẫn tiền bạc.

 Thương hiệu MU: Thân phận 'số một'

Khách hàng thích trả giá cao để được sở hữu "số một". Số một đồng nghĩa với tốt nhất, sành điệu nhất (cho dù nhiều lúc không hẳn như vậy). Đối thủ thường có tâm lý nể sợ số một. Mọi hoạt động của số một đều được lấy làm thước đo, là chuẩn mực để tất cả làm theo.

Bóng đá Anh đã chứng kiến số một như vậy. Đó là Quỷ Đỏ - cái tên đáng ghét đối với phần còn lại của nước Anh, trừ một nửa công dân thành phố công nghiệp Manchester United (MU). Lịch sử Premier League có 20 năm thì Quỷ Đỏ đã cuỗm mất 12 chức vô địch.

Sân vận động đẹp nhất, nhiều chỗ ngồi nhất cũng là của hắn. Hắn chiếm đến 7/11 vị trí đội hình tiêu biểu lịch sử Premier League. Nhất cử nhất động của hắn đều được lên trang nhất các tờ báo... Tóm lại, kể cả những năm không vô địch nhưng MU luôn được hưởng cái "lộc" của số một.

Ấy vậy mà mọi chuyện đang xoay vần nhanh như điện. Mùa giải năm nay mới đi được 1/3 chặng đường nhưng lần đầu tiên trong cuộc đời hiển hách, Man Đỏ đang cảm thấy "ngộp thở vì thiếu ô xy" trên cái đỉnh "số một" của mình. Lần đầu tiên MU để mấy tên tuổi tép riu như West Brom hay Southampton trêu ngươi ngay trên sân nhà.

Lần đầu tiên kẻ số một bị Everton hay Newcastle "đào mỏ” ngay cái sân Old Trafford. MU cũng đã từng trải qua nhiều trận thua mất mặt ngay trên sân nhà nhưng chưa bao giờ cô đơn và yếu ớt như những trận thua gần đây.

Lần đầu tiên đối thủ không những không sợ khi hành quân đến Old Trafford, mà còn coi thường họ. Và đau nhất, bị tổn thương nhất là lần đầu tiên, các cầu thủ thấy từng đoàn cổ động viên đứng dậy ra về khi trận đấu chưa kết thúc.

Những ngày này, người Old Trafford ước giá như mọi người đừng nhìn họ, phán xét họ với danh nghĩa là kẻ đương kim vô địch. Cho họ chút thời gian để trấn tĩnh lại, để hồi sức mà chơi tiếp chặng đua khốc liệt mùa Giáng sinh và năm mới trước mắt.

Trong thâm tâm, ông Moyes hiểu rằng vinh quang càng nhiều thì bể khổ càng lắm, hy vọng càng lớn thì thất vọng càng cao. Đã đội trên đầu cái vương miện số một thì đồng nghĩa cũng phải chấp nhận cái khốc liệt và phán xét khắc nghiệt của cuộc chơi.

Ngày xưa, Ngài Alex đáng kính thất bại những năm đầu tiên cầm quân. Vì ngày xưa, vị thế của MU chưa phải là số một. Ngày nay, ông Moyes kế thừa cái di sản khổng lồ của thương hiệu đắt nhất thế giới nên không có quỹ thời gian xa xỉ đến vậy. Trên thực tế, MU đã thất bại vượt quá mức cho phép rồi.

Bao nhiêu kỷ lục chiến thắng Sir Alex gây dựng ông Moyes cũng cho đi tong gần hết rồi. Ông Moyes không bắt buộc phải giữ khư khư cái vương miện vô địch mùa đầu tiên ông tiếp quản MU, và kể cả mùa thứ hai. Nhưng có một cái ông Moyes nhất quyết không được đánh mất, đó là bản sắc cái uy của số một.

Đại gia sở hữu câu lạc bộ Manchester United là ai?

Đáng tiếc thay, có vẻ như đây là nhiệm vụ bất khả thi của người đàn ông Scotland có khuôn mặt khắc khổ này. Có lẽ cũng do tư duy "top 8" ông đã quá quen thuộc sau 11 năm dẫn dắt Everton. Và ông không cô đơn ở khía cạnh này.

Trong một tuyên bố được đăng tải trước trận MU thua Everton 0-1 trên sân nhà ở Premier League gần đây, Phó chủ tịch Ed Woodward nói rằng: "Vẫn còn rất nhiều mối quan hệ và sự quan tâm đối với đội bóng. Thực tế là bạn không thể luôn luôn giành chiến thắng. Hãy nhìn Liverpool, họ vẫn bán một số lượng áo đấu kinh ngạc và đứng thứ 2 ở Premier League. Họ có những đối tác giao dịch lớn dù không giành được chức vô địch Premier League kể từ năm 1990 đến nay".

Đây không phải là cách nghĩ của kẻ "số một". Nếu nhìn xuống để an ủi cho sự yếu kém (dù là nhất thời), sẽ có ngày MU được toại nguyện. Số một không thể luôn giành chiến thắng. Nhưng kể cả khi thua, số một không thể mang hình hài và phong thái của kẻ bị chinh phục, yếu ớt và sợ hãi.

Hợp đồng tài trợ bay đến ngập phòng làm việc của ngài Moyes năm 2013 là nhờ uy danh của một MU "số một" đích thực, uy danh của thương hiệu dẫn đầu do ngài Alex gây dựng trong 25 năm. Nói thật, nếu tư duy như kiểu ngài Ed Woodward, MU hãy chuẩn bị tinh thần tiễn biệt các hợp đồng tài trợ sẽ lũ lượt bay đi, ồ ạt y như cách chúng đã bay đến.

Lượng fan MU trên toàn cầu là hơn 600 triệu người (theo số liệu khảo sát năm 2012 của KantarMedia). Hãy đặt giả thiết: Nếu MU bị xuống hạng, sẽ có bao nhiêu người kề vai cùng họ, rơi nước mắt đồng cảm và vẫn tự hào nói: Đối với tôi, MU vẫn là tình yêu duy nhất và đẹp nhất?

MU hãy nhớ quy luật này: Khi đã quen với chiến thắng, không dễ để thích nghi với những thất bại. Lòng trung thành vì vậy có thể sẽ mong manh hơn. Chuyên gia thương hiệu người Mỹ Jack Trout đã kết luận thương hiệu lớn sẽ có rắc rối lớn của kẻ dẫn đầu. Nếu không biết thích ứng, sự đào thải sẽ đến tức thì.

Không ai gọi thương hiệu số một là "thân phận số một". Khi đã đạt được vị thế đáng mơ ước này, thông thường phải gọi là "vị thế số một". MU đã có lịch sử dài, luôn được công nhận là vị thế số một.

Rất thuyết phục, không chỉ ở khía cạnh thành tích sân cỏ mà còn ở sức hấp dẫn của một thương hiệu dẫn đầu. Đáng tiếc thay, họ đang đứng trước nguy cơ rất lớn chuyển từ "vị thế” sang "thân phận".

MU còn những 2/3 chặng đường trước mắt của mùa giải để thay đổi số phận. Họ có làm được hay không không chỉ phụ thuộc vào việc mua được những ai vào tháng 1/2014 khi mùa chuyển nhượng mùa Đông mở cửa. Trước tiên, bộ máy lãnh đạo thượng tầng của họ phải tư duy theo cách nghĩ của kẻ số một, như cách thế hệ trước đã làm. Và đã làm rất tuyệt trong suốt 25 năm.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Lazada áp dụng chiến lược mới để khẳng định vị trí dẫn đầu trong thị trường thương mại điện tử, dựa trên 4 nguyên tắc:

• Dịch vụ cải tiến "Lazada- Niềm Tin Việt" sẽ kết hợp những lợi thế của mua sắm trực tiếp tại cửa hàng và mua sắm trực tuyến

• Sự phát triển của chương trình “Đại sứ đường phố của Lazada”, đây là đội ngũ sẽ gặp gỡ, hướng dẫn mọi người về thương mại điện tử

• Mở rộng các mặt hàng để đáp ứng tất cả các nhu cầu khách hàng

• Chính sách giá cả tốt nhất


Dịch vụ “Lazada - Niềm Tin Việt”: Với mong muốn đem đến một dịch vụ thương mại điện tử phù hợp với chất lượng, gần gũi và đáng tin cậy của tất cả cửa hàng, Lazada ra mắt dịch vụ này nhằm khắc phục được những trở ngại chính làm chậm lại việc áp dụng thương mại điện tử. Người tiêu dùng Việt Nam thường không tin tưởng vào các dịch vụ mua sắm trực tuyến bởi những lo lắng: Liệu tôi có nhận được sản phẩm mà tôi đã trả tiền không? Làm thế nào tôi có thể chọn lựa sản phẩm nếu không được nhìn tận mắt? Với dịch vụ tin cậy của Lazada, khách hàng có thể nhận được sản phẩm giao đến tận nhà mà không cần bất cứ cam kết mua hàng nào và họ có thể quyết định mua hay không sau khi thực sự “nhìn tận mắt, sờ tận tay” sản phẩm. Sau khi quyết định mua, khách hàng còn có thể đổi trả sản phẩm trong vòng 30 ngày. Đây là một dịch vụ chưa từng có trong ngành thương mại điện tử kể cả ở Việt Nam và trên thế giới.

Đại sứ đường phố Lazada: một đội ngũ được đào tạo bài bản - các đại sứ của Lazada - sẽ tiếp cận và hướng dẫn cho người tiêu dùng Việt Nam trên đường về thương mại điện tử và những lợi ích, tiện lợi của hình thức thương mại này.

Lazada muốn dịch vụ cung cấp của mình có thể đáp ứng được nhu cầu của mọi người dân Việt Nam: Các hạng mục sản phẩm của Lazada hiện tại chủ yếu tập trung vào các sản phẩm cao cấp, nhắm vào đối tượng thu nhập cao của Việt Nam. Từ nay Lazada quyết định mở rộng đối tượng phục vụ và đáp ứng nhu cầu cho tất cả khách hàng. Để làm được điều này, Lazada đang chuyển đổi các mặt hàng của mình sang một mức giá dễ tiếp cận hơn. Ví dụ như trong khi đẩy mạnh các thương hiệu thời trang cao cấp, Lazada cũng sẽ mở rộng các hạng mục sản phẩm đại chúng.


Chính sách giá tốt nhất: Lazada sẽ tiếp tục thực hiện cam kết của mình cung cấp giá cả cạnh tranh nhất và từ đó làm tăng sức mua của người Việt Nam. Trên tiêu chí “các mặt hàng dành cho mọi tầng lớp” mà Lazada đang xây dựng, Lazada cam kết đưa ra mức giá tốt nhất trên thị trường (khi so sánh với mua sắm trực tiếp tại cửa hàng và mua sắm trên mạng) và trở thành kênh mua sắm yêu thích của người Việt Nam. Nhờ chiến lược đến gần hơn với người dân Việt Nam và mối quan hệ mật thiết với các đối tác, Lazada có thể đem đến mức giá cạnh tranh cũng như các gói ưu đãi tốt nhất đến khách hàng.

Lazada.vn là một thành viên của Lazada Đông Nam Á – hệ thống bán lẻ trực tuyến hàng đầu bao gồm các nước như Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan. Tại Việt Nam, trung tâm mua sắm trực tuyến Lazada.vn được giới thiệu vào tháng 2.2012, chuyên về lĩnh vực thương mại điện tử thông qua việc mang đến một trải nghiệm mua sắm trực tuyến thuận tiện, an toàn và nhanh chóng. Với hơn 25.000 sản phẩm của 13 nhóm mặt hàng khác nhau như: đồ dùng điện tử, đồ gia dụng, đồ dùng gia đình, đồ dùng trẻ sơ sinh, sách, thời gian hay dụng cụ thể thao. Không dừng lại ở đó, Lazada.vn cũng đã cho ra mắt ứng dụng Lazada Android trên điện thoại để giúp khách hàng thuận thiện hơn trong việc mua sắm.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

 Pinterest, mạng xã hội với 97% người dùng là phụ nữ, cho phép thu thập và chia sẻ hình ảnh để tạo ra “Pinboards” của mình cũng như theo dõi pinboards họ yêu thích.
Thế giới online quá rộng lớn nên việc tìm kiếm thông tin ở đó thực sự khó khăn. Nếu bạn biết mình muốn gì, Google và Amazon có thể giúp bạn. Nhưng nếu chính bạn cũng không thể gọi tên cái bạn muốn, Google bó tay thì Pinterest sẽ giúp bạn khám phá! Họ đã làm tốt đến mức một bài báo đã liệt kê nhiều lý do Google nên mua mạng xã hội non trẻ này với giá 2 tỉ USD.
pinterest demographics february 2012 KOTEX: Chiến dịch Pinterest Marketing Đầu Tiên trên Thế giớiNgười dùng Pinterest có độ tuổi 25-34  (young adults)
Theo Comscore, đến tháng 3/2012, Pinterest có hơn 17.8 triệu người dùng, gấp đôi số lượng người dùng Zing Me (7,4 triệu). Toàn bộ dân số TP.HCM cũng chỉ bằng 1/3 số users của mạng xã hội này và hơn một nửa được đăng ký trong một tháng thông qua thư mời hạn chế.
Người dùng tăng trưởng nhanh chóng, tin tưởng nguồn thông tin này hơn cả Facebook cho thấy đây là cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả.
Tuy nhiên, mạng xã hội này còn quá mới, chưa có thương hiệu nào từng thực hiện chiến dịch marketing thành công. Làm thế nào để marketing hiệu quả với Pinterest vẫn là câu hỏi lớn không chỉ với marketer Việt Nam mà còn là câu hỏi cho những bộ não tiếp thị toàn thế giới.
Chiến dịch Pinterest Marketing được xem là đầu tiên trên thế giới mang tên “Womens Inspiration Day by KOTEX”. KOTEX đã tiếp cận 50 phụ nữ ở Israel và tìm hiểu điều gì đã truyền cảm hứng cho họ. Từ đó, KOTEX tạo ra các các món quà cho từng phụ nữ này bằng cách kết hợp nội dung riêng của từng người trên Pinterest Boards vào món quà để làm nó trở nên độc đáo, duy nhất.
Hãy cùng xem cách làm của KOTEX!

Theo Blog.chamxanh

 Có thể bạn không có nhiều tiền để chi cho quảng cáo trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, nhưng như vậy không có nghĩa là không có cách thức hiệu quả nào để đưa thương hiệu của bạn đến với khách hàng tiềm năng.
Trước Internet, doanh nghiệp nhỏ chỉ có vài cách ít tốn kém để tiếp thị sản phẩm, thông qua những phương pháp như in tờ rơi hay tài trợ cho một sự kiện địa phương nho nhỏ. Giờ đây, có rất nhiều cơ hội cho bạn trên các trang web, và vấn đề chỉ là bạn cần phải biết tìm chúng ở đâu.
Dưới đây là 7 cách giúp bạn quảng bá thương hiệu trên mạng mà không tốn của bạn dù chỉ một xu:
1. Sử dụng 3 dịch vụ lập danh sách lớn ở địa phương
Đăng kí doanh nghiệp của bạn với Google Places sẽ cho phép doanh nghiệp dễ tìm thấy hơn trên trang tìm kiếm của Google, không những thế, doanh nghiệp còn xuất hiện tên trên Google Maps (bản đồ của Google). Tất cả những gì bạn cần làm là điền vào đơn và đăng kí, rồi chờ doanh nghiệp của bạn được xác minh qua quá trình xác nhận của họ, việc xác minh này có thể dược thực hiện bằng một cuộc điện thoại hoặc mail chậm.
Yahoo! cũng có một cơ sở dữ liệu lớn mang tên Yahoo! Local.
Dịch vụ này miễn phí, và đương nhiên chỉ tốn có vài phút đăng kí. Bing của Microsoft cũng có dịch vụ tương tự rất dễ đăng kí.
po1 7 cách quảng bá thương hiệu miễn phí mà hiệu quả
2. Truyền thông xã hội
Truyền thông xã hội giờ đây là sự đầu tư thời gian cần thiết với mọi doanh nghiệp. Bạn có thể đưa quảng cáo vào trang Facebook của mình hay tạo một kênh kết nối trực tiếp với khách hàng của bạn trên mạng xã hội Twitter. Kết nối trên LinkedIn – cả ở cấp độ cá nhân và công ty – cũng là một cách hữu hiệu cho doanh nghiệp non trẻ của bạn.
po2 7 cách quảng bá thương hiệu miễn phí mà hiệu quả
3. Lập blog (trang nhật ký cá nhân trên mạng)
Blog không những giúp những người theo dõi biết đến tên của công ty bạn, mà còn là cách giúp bạn kết nối với người tiêu dùng trực tiếp hơn. Nhưng hãy nhớ rằng một trong những chìa khóa của việc viết blog thành công là cập nhật luồng thông tin của bạn thường xuyên nhất có thể. Một trang blog không hoạt động, bị bỏ không sẽ chẳng có chút giá trị nào.
po3 7 cách quảng bá thương hiệu miễn phí mà hiệu quả
4. Truyền thông đa phương tiện trên YouTube hay Flickr
YouTube cho phép bạn đăng tải các video quảng cáo sáng tạo một cách miễn phí, nhưng để thành công bạn phải đưa lên đó những nội dung mà mọi người muốn xem và có liên quan đến doanh nghiệp – một video đơn thuần quảng cáo sẽ không có tác dụng.
Hồ sơ trên Flickr cũng có thể giúp doanh nghiệp bằng cách trở thành điểm lý tưởng cho bạn đăng tải hình ảnh của doanh nghiệp, đồng thời cho phép bạn kết nối ngược trở lại với trang web của bạn.
po4 7 cách quảng bá thương hiệu miễn phí mà hiệu quả
5. Sử dụng dịch vụ SEO cho trang web của bạn
Bạn không thể bỏ qua phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trong thế giới mà người người sử dụng Google như ngày nay. Hãy đọc một cuốn sách hướng dẫn hoặc đọc một hướng dẫn sử dụng dịch vụ SEO trên mạng và đảm bảo rằng trang web của bạn đã được nâng cấp tăng xếp hạng hiển thị kết quả qua công cụ tìm kiếm Google.
po5 7 cách quảng bá thương hiệu miễn phí mà hiệu quả
6. Đăng bài trên báo chí
Mỗi khi doanh nghiệp làm một việc gì đó đáng được đưa lên mặt báo, đừng ngại ngần đăng bài lên tạp chí, rất có thể mọi người sẽ chú ý đến tin tức dó. Báo chí là công cụ truyền thông quyền năng giúp bạn đến với công chúng.
Có hàng tá website sẽ cho bạn đăng tải tin tức đáng giá.
po6 7 cách quảng bá thương hiệu miễn phí mà hiệu quả
7. Tham gia và đóng góp cho một cộng đồng mạng
Tương ứng với mỗi ngách thị trường đều có những cộng đồng mạng mà bạn có thể tham gia. Nhưng chỉ ghi danh trên một diễn đàn rồi lâu lâu mới đăng bài về doanh nghiệp sẽ chẳng mang lại lợi ích cho ai, thậm chí chỉ khiến người khác thấy khó chịu.
Chủ động đóng góp và xây dựng quan hệ với cộng đồng, và đừng nhắc đến doanh nghiệp của bạn. Hãy gián tiếp quảng bá thương hiệu bằng cách đặt một link (đường dẫn) đến trang web của doanh nghiệp dưới chữ kí của bạn hoặc chỉ nhắc đến doanh nghiệp trong những ngữ cảnh thích hợp.
po7 7 cách quảng bá thương hiệu miễn phí mà hiệu quả
Theo TTVN/OpenForum.com

 nohoa1 Chiến lược: Nở hoa trong lòng địch của GoogleTháng trước, Google đã cho ra mắt phiên bản Google Maps và Gmail chạy trên hệ điều hành iOS với ý định giúp iPhone trở thành thiết bị di động tiên tiến nhất hành tinh.
Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao ông chủ sở hữu Android và Motorola lại đi giúp kình địch của mình? Lời giải cho nó chỉ gói gọn trong hai chữ “quảng cáo”.
Android là HĐH smartphone “ăn nên làm ra” cùng với công việc kinh doanh quảng cáo của Google bởi nó đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ đối với “ông vua tìm kiếm”. Họ không quá quan tâm tới chuyện khách hàng sẽ dùng HĐH gì để xem quảng cáo của mình hay truy cập vào các trang web, thay vào đó, họ tập trung lôi kéo khách hàng đến với mình và tìm cách giữ chân họ. Ngoài ra, Google đầu tư vào Android chủ yếu nhằm đảm bảo các công ty đối thủ như Apple hay Microsoft không thể “đá văng” họ ra khỏi thị trường smartphone.
Tuy nhiên, trong thời kì cạnh tranh từng centimet thị phần như hiện nay, nắm bắt được chiến lược kinh doanh của Google là một công việc đặc biệt quan trọng nên một loạt các ông lớn trong làng công nghệ thế giới như Apple, Facebook hay Twitter đều đang thận trọng xác định phương thức chuyển giao và sở hữu phần mềm.
Theo ý kiến của Joel Spolsky, CEO của startup Stack Overflow và cũng là tác giả của bài viết về nguyên nhân tại sao các tập đoàn công nghệ ghìm giá sản phẩm của mình cho biết: “Google không quá quan trọng chuyện kiếm lời từ mã nguồn mở Android, thay vào đó, họ kiếm tiền khi khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Ngoài ra, Android chỉ mang ý nghĩa tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường và “dìm giá” thiết bị di động bởi chúng là công cụ hỗ trợ các dịch vụ [trên nền website] của Google.”
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Google cho phép “đứa con cưng” Google Maps và Gmail của mình nhập cuộc. Ứng dụng tìm đường Maps có vẻ như là một công cụ bán quảng cáo lý tưởng khi nó không chỉ giúp người dùng biết được mình đang ở đâu hay sẽ đi đâu mà còn giúp họ tìm kiếm vị trí các công ty theo dữ liệu đăng kí trước.
Hiện tại, Google Maps dành cho iOS vẫn chưa có hình thức quảng cáo như trên nhưng có vẻ như tình trạng trên không còn kéo dài bao lâu nữa khi Android đã áp dụng thành công phương thức này. Bên cạnh đó, Gmail phiên bản iOS cũng là một mảnh đất quảng cáo đầy hứa hẹn khi phiên bản web của nó thường có các pop-up quảng cáo đến với người dùng bên cạnh các e-mail.
2 Gmail icon logo Copy f158a Chiến lược: Nở hoa trong lòng địch của Google
Gmail phiên bản iOS có chức năng quảng cáo
Hiện tại, Google chỉ quan tâm tới kinh doanh quảng cáo và đây là lý do tại sao họ rút lại chức năng dẫn đường turn-by-turn (một tính năng đặc biệt của Google Maps) từ bộ dữ liệu từng cung cấp cho ứng dụng Maps của Apple. Điều này có thể hiểu được là do Táo khuyết đang kiểm soát đầu ra của sản phẩm trong khi Google chỉ là một nhà cung ứng phần mềm hỗ trợ và không được “lợi lộc” gì vì không có cơ hội kinh doanh quảng cáo với các bên thứ 3. Mặc dù hiện nay Google Maps là một “phần mềm ứng dụng độc lập” (standalone product) – phần mềm chỉ cần có HĐH, không cần tới các phần mềm đi kèm và có tiềm năng kinh doanh quảng cáo rất lớn.
3 Google Maps f158a Chiến lược: Nở hoa trong lòng địch của Google
Google Maps – một phần mềm ứng dụng độc lập
Khi được hỏi về Google, Danny Sullivan – tổng biên tập trang searchengineland.com cho biết: “Họ [Google] đang kinh doanh phần cứng và quan tâm tới việc kiếm lời từ chúng, nhưng họ không quá đặt nặng chuyện kiếm được nhiều tiền như Apple trong mảng này. Thay vào đó, họ quan tâm nhiều hơn tới kinh doanh quảng cáo và mục tiêu của Google là phục vụ khách hàng bất cứ đâu họ cần.”
Tuy nhiên, Google không hẳn là công ty duy nhất hỗ trợ địch thủ của mình vì mục đích cá nhân. Trước kia, Microsoft từng là “người đỡ đầu” cho dòng máy tính Macintosh của Apple hàng chục năm bởi khi đó, mục tiêu kinh doanh chính của “ông vua phần mềm” chỉ là bán được các phần mềm ứng dụng và không có ý cho HĐH Windows của mình “lên sàn” cạnh tranh. Đặc biệt “trong thời kì đầu những năm 1990, khi lợi nhuận thu về Microsoft của Mac nhiều hơn của Windows, hầu hết những người sở hữu máy của Apple đều phải mua một bản copy của Word và Excel trong khi người dùng Windows đã có sẵn WordPerfect và Lotus 123 và chỉ một số ít mua Word hay Excel.” – Spolsky, cựu nhân viên của Microsoft cho biết thêm.
4 001856 e1345690587708 f158a Chiến lược: Nở hoa trong lòng địch của Google
Microsoft bắt tay Apple chỉ vì mục đích cá nhân
Bên cạnh đó, Google đã có sẵn những kế hoạch riêng dành cho các ứng dụng chạy trên nền iOS và đang chờ tới thời điểm thích hợp. Họ sẽ đánh bại Apple khi đưa mọi thứ “lên mây”, từ bản đồ định vị, e-mail cho tới mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và trung tâm dữ liệu được tối ưu hóa có thể khiến các ứng dụng của iOS “lao đao” trong những năm tới đây.
“Google CEO – Larry Page thực sự rất tài năng và ông biết mọi thứ không còn nằm trong hộp tìm kiếm (search box) nữa và thay vào đó là cuộc chạy đua lợi nhuận kinh doanh đến từ hình thức quảng cáo của Google. Có 10 cách để biến Google Maps trở thành vũ khí chống lại các hãng khác nhưng trước tiên, nó phải là “tay trong” của iOS đã” – Aydin Senkut, nhà sáng lập, giám đốc quản trị của Felicis Ventures và cũng là giám đốc sản xuất của Google cho hay.
Theo Genk.

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.