Articles by "Du-hoc"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Du-hoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Không chỉ sở hữu ngoại hình xinh xắn, ưa nhìn, Minh Hiền còn khiến nhiều người thán phục với bảng thành tích học tập "khủng".

Họ và tên: Vũ Thị Minh Hiền
Nick name: Ti, Ụt Ịt
DOB: 27-06-1989
- Hiện đang là sinh viên Đại học tổng hợp I-Shou, Cao Hùng, Đài Loan. Chuyên ngành: Thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Thành tích:
- Giải nhất cuộc thi ảnh “Miss photo Vietnamese Student in Taiwan 2013”
- Thành tích học tập nổi bật nhất khoa thạc sĩ quản trị kinh doanh niên học 2012
- Học bổng thạc sĩ 100% giành cho sinh viên quốc tế của trường I-Shou niên học 2012 và học bổng 100% giành cho sinh viên quốc tế niên học 2009
- Khen thưởng và chứng nhận sinh viên tình nguyện xuất sắc tiếp đón đoàn đại biểu Việt Nam tại liên hoan phim châu Á - Thái bình Dương lần thứ 53 được tổ chức ở Đài Loan
- Giải nhất cuộc thi nữ sinh thanh lịch khoa Sư Phạm tiếng Trung, trường ĐHNN - ĐHQGHN năm 2007.


Bất ngờ khi giành giải cuộc thi HH ảnh sinh viên Việt Nam tại Đài Loan

Bạn có thể chia sẻ cảm xúc của mình khi giành được ngôi vị cao nhất tại cuộc thi Hoa hậu ảnh sinh viên Việt Nam tại Đài Loan?

Khi có thông báo mình được giải nhất cuộc thi "Miss photo Vietnamese Student in Taiwan 2013" mình thật sự rất vui mừng và bất ngờ. Chẳng biết nói gì hơn ngoài lời cám ơn sâu sắc gửi đến BTC vì đã đánh giá cao và dành cho mình một giải thưởng nhiều ý nghĩa như vậy. Cám ơn gia đình đã thương yêu, bạn bè đã dõi theo và ủng hộ mình trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi này.

Chat với du học sinh Việt đẹp nhất xứ Đài

Điều gì đã khiến bạn quyết định đăng kí tham dự cuộc thi này?

Bản chất là một người thích an định và luôn muốn được vô tư vui sống nên thật lòng là ngoài các cuộc thi trong môi trường sinh viên, hoặc trong môi trường mình đã từng làm việc tổ chức, thì mình chưa từng có ý định sẽ tham gia những cuộc thi ảnh xã hội nào khác.

Vì thế, khi nhận được sự khuyến khích của một vài người bạn tham dự cuộc thi do Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam ở Đài Loan tổ chức, mình đã rất hào hứng tham gia. Bởi lẽ đây cũng là một cuộc thi rất lành mạnh và nhiều ý nghĩa trong quãng đời sinh viên du học xa nhà của mình.

Chat với du học sinh Việt đẹp nhất xứ Đài

Trước khi tham dự cuộc thi, bạn có nghĩ mình là người thắng cuộc?

Do thời gian nộp hồ sơ có hạn, nên sau khi tham khảo ý kiến của bạn bè, mình đã chọn gửi luôn 3 ảnh phù hợp với yêu cầu cuộc thi. Đó là những tấm hình mà mình ưng ý nhất, thật sự mình cũng không có đủ thời gian đầu tư kĩ lưỡng hơn và chủ động chụp được ảnh mới.

Cũng may mắn là nhận được sự yêu mến của mọi người.

Hòa nhập chứ không hòa tan

Tại sao bạn lại quyết định lựa chọn điểm đến khi đi du hoc Dai Loan mà không phải là một đất nước khác?

Đó là một câu chuyện dài, cái duyên bắt đầu khi mình đăng kí khoa Trung cấp 3 (vì cấp 2 mình học chuyên Anh). Thi lên Đại học, vì lo trượt ĐH Ngoại Thương nên mình chỉ dám đăng kí Đại học Ngoại ngữ. Sau này nhận thông báo điểm mới tiếc hùi hụi, vì điểm thi lúc đó dư vào Ngoại thương.

Rồi học sư phạm Trung 2 năm mình thấy không có gì tiến bộ với cuộc sống hiện tại, nên mình đã chủ động đến Bộ giáo dục, tìm hiểu và được xét tuyển nhận học bổng 100% đi du học giành cho sinh viên quốc tế bằng tiếng Trung. Và cuối cùng mình đã chọn Đài Loan.

Có thể chia sẻ cảm giác những ngày đầu tiên đặt chân lên đất nước Đài Loan?

Những ngày đầu tiên đặt chân đến một vùng đất xa lạ, mình vừa háo hức vừa bỡ ngỡ. Nơi mình ở có thể nói mọi cơ sở vật chất và công trình công cộng đều tiện nghi hơn ở Việt Nam: Trường đẹp, bạn nước ngoài cũng thú vị nhưng có phấn khởi đến đâu thì chẳng bao giờ mình thôi nhớ nhà, nhớ bạn bè, nhớ những người thương yêu ở Việt Nam. Nhiều đêm thấy trống trải và cũng là lần đầu tiên phải học cách tự lập, mình cứ khóc suốt đến khi ngủ thiếp đi thôi.

Bạn đã hòa nhập với cuộc sống và con người nơi đây như thế nào?

Ai rồi cũng phải tự đứng lên và đi bằng chính đôi chân của mình đúng không? Khi quyết định xa nhà đi học, là mình đã hạ quyết tâm phải sống tốt, sống vui và học giỏi để gia đình được an tâm và tự hào rồi. Nên dù là ngẫu nhiên hay là sự cố gắng thì thời gian cũng giúp mình thích nghi dần dần, bắt đầu từ việc khám phá và tập quen dần với lối sống, con người, phong tục ở Đài Loan.

Sau này nhiều người cả đồng hương và nước ngoài đôi khi trêu đùa mình giống gái Đài quá, nếu không nói tiếng Việt thì chẳng ai nhận ra... Nhưng tất cả sự thích nghi đó chỉ là sự hòa nhập mà không thể hòa tan, mình vẫn luôn là con gái Hà Nội. Và mình tự hào vì điều đó.

Chat với du học sinh Việt đẹp nhất xứ Đài

Sống ở Đài Loan được một thời gian khá dài, bạn học hỏi được điều gì từ con người nơi đây?

Điều ấn tượng nhất có lẽ không chỉ với mình mà còn với nhiều bạn khác đã từng học tập và làm việc tại Cao Hùng, Đài Loan, đó là sự trung thực, tốt bụng và nhiệt tình của con người nơi đây.

Chẳng nói đâu xa, vài lần mình để quên điện thoại, rồi rơi ví mà lần nào cũng nhận được lại tận tay, người gửi trả cũng không để lại thông tin để mình cám ơn nữa. Rồi nếu đến vùng đất lạ, đi đường hay bị lạc lắm, hỏi đường một lúc là có rất nhiều người tốt bụng chỉ vẽ cho bạn nhiệt tình, rắc rối quá thì đi cùng đường, đưa mình và bạn bè đến tận nơi luôn.

Ở đây 4 năm, những người mình đã từng gặp đều rất lịch sự và thân thiện nên thật sự đối với con người và môi trường Đài Loan mình có ấn tượng tốt đẹp lắm.

Để đạt được thành tích tốt nghiệp bằng giỏi và được giữ lại trường học Thạc sĩ, chắc hẳn bạn đã học tập rất chăm chỉ?

Nói thật là độ chăm chỉ thì mình còn thua xa nhiều bạn trong lớp lắm. Nhưng mình nghĩ học đại học và càng học lên cao thì sự chăm chỉ chỉ là một yếu tố nhỏ tạo nên sự thành công của bản thân mà thôi. Theo cá nhân mình thì phương pháp học mới là quan trọng.

Chat với du học sinh Việt đẹp nhất xứ Đài

Minh Hiền trong ngày tốt nghiệp Đại học

Luôn hướng về quê hương

Mỗi năm bạn về Việt Nam bao nhiêu lần? Cảm xúc của bạn khi phải xa gia đình để quay trở lại Đài Loan?

Những năm học Đại học vì nhớ nhà quá không chịu được mà cứ hết một kì mình phải bay về ngay để nghỉ hè, nghỉ Tết. Nhưng sau khi Tốt nghiệp thì hè mình ở lại để đi làm thêm, Tết thì về sum họp gia đình thôi. Lớn rồi mà, mình không thể để mẹ phải nuôi mình nữa.

Chat với du học sinh Việt đẹp nhất xứ Đài

Bạn thường làm gì mỗi lần thấy nhớ nhà?

Nghĩ về những kỉ niệm ấm áp, vui vẻ, đôi khi là chia sẻ với một ai đó. Nhiều lúc nhớ quá mình rất dễ xúc động, nước mắt cứ chảy ra thôi. Nhưng đó không phải là những giọt nước mắt buồn thương đâu, đó là sự ngọt ngào vì nhận ra mình có được rất nhiều sự yêu thương và động lực để cố gắng đấy. Thế là lấy sách ra đọc, hoặc nhắm mắt ngủ ngon.

Bạn có dự định về Việt Nam sau khi học xong?

Chắc chắn rồi, dù nước người ta có đẹp đến đâu, tốt nhường nào thì Việt Nam mãi mãi là quê hương mình, nơi đó có Hà Nội mình gắn bó nhất, có gia đình mình yêu thương nhất, có bạn bè yêu quí và cả những kỉ niệm không bao giờ quên.

Cám ơn bạn vì cuộc trò chuyện thú vị. Chúc bạn thành công hơn nữa trong học tập và cuộc sống.

Theo Tiin

Ngày nay, xu hướng các bạn học sinh và sinh viên cũng như các bậc phụ huynh lựa chọn Đài Loan là điểm đến du học khá nhiều. Điều này khá tốt vì đi du học Đài Loan khá tiện lợi về mặt địa lý, cũng như cộng đồng người Việt tại Đài Loan cũng khá nhiều.

Khác với thời gian trước, việc sang Đài Loan chủ yếu thông qua con đường hợp tác lao động thì hiện nay rất nhiều bạn trẻ lựa chọn Đài Loan làm nơi học tập. Sở dĩ có sự thay đổi đó là do môi trường học tập tại Đài Loan đã được cải thiện rất nhiều, số lượng các trường đại học lớn uy tín trên thế giới cũng tăng lên theo từng năm, đáp ứng được nhu cầu học tập, nâng cao trình độ và tạo dựng tương lai cho các học sinh - sinh viên.

truong-dai-hoc-tai-dai-loan

Có thể kể đến một vài trường đại học, cao đẳng có chất lương tốt và thu hút rất nhiều học sinh - sinh viên trên toàn cầu như ĐH Quốc Gia Đài Loan, ĐH Thành Công, ĐH SP Quốc Gia Đài Loan...

Lượng học sinh nhiều là vậy, chất lượng học tốt như thế tuy nhiên không phải ai cũng thành công được. Trong bài viết này Toàn Năng sẽ tư vấn du học Đài Loan để các bạn có thể đạt được những thành công cả trong con đường học tập cũng như sinh sống tại Đài Loan.

1. Bạn chọn trường tại Đài Loan ra sao?

Đây có thể coi là một công việc cực kỳ quan trọng và chiếm đến 50% thành công trong công cuộc chịnh phục thử thách của bạn.

- Trước hết bạn cần xác định được đúng năng lực của mình đến đâu để có thể lựa chọn cho mình được một ngôi trường phù hợp nhất. Vì nếu chọn sai, các bạn sẽ rất dễ nản chí do đó sẽ không mang lại kết quả tốt nhất trong việc đi du học Đài Loan.

Mỗi trường Đại Học tại Đài Loan đều có những tiêu chí tuyển sinh riêng dựa vào khá nhiều yếu tố như: GPA, trình độ ngôn ngữ... Bạn cần tham khảo, sau đó lựa chọn đúng trường để có thể được nhậ ngay ở lần đăng ký đầu tiên, tránh tình trạng lỡ mất kỳ học mong muốn.

- Cần xem xét kỹ khả năng tài chính của mình: bạn cũng cần xem xét kỹ đến khả năng tài chính của bạn cũng như gia đình bạn từ học phí, chi phí sinh hoạt, nhà ở... Hầu hêt các trường đại học tại Đài Loan đều có học phí từ 1200usd – 1500 USD/kỳ (6 tháng), mức học phí này khá hợp lý. Tuy nhiên để biết chi tiết từng trường, vui lòng liên hệ với Toàn Năng để có thể được tư vấn rõ hơn.

- Xem xét mong muốn học của bạn cũng như ngành mà bạn muốn học. Điều này giúp bạn có thể định hướng trước được khu vực mà bạn sẽ học, sẽ ở cũng như công việc sau này mà bạn sẽ làm.

di-du-hoc-dai-loan

2. Chuẩn bị thật tốt việc Visa du học:

Như các bạn đã biết, việc xin Visa du hoc Dai Loan có thể nói rằng không quá khó nhưng cũng phải là dễ dàng để các bạn có thể có được ngay visa. Nếu bạn biết cách chuẩn bị hồ sơ thật tốt, biết cách trả lời các câu hỏi của các cán bộ xét duyệt hồ sơ thì chúng tôi tin chắc rằng việc có được visa sẽ dễ dàng như kẹo.

Còn ngược lại, nếu bạn không chứng minh được mục đích đi du học rõ ràng, không thể thuyết phục được các cán bộ xét duyệt visa thì chúng tôi rất tiếc phải nói rằng cơ hội đạt được visa của bạn là thực sự không cao cho lắm. 

Nếu bạn đã bị từ chối Visa du học 1 lần rồi, thì bạn cũng có thể nộp đơn để xin lại visa lần 2. Tuy nhiên, còn tuỳ thuộc nhưng còn tùy thuộc vào nguyên nhân bạn bị từ chối visa có thể khắc phục được không, nếu nguyên nhân đó là thuộc về nguyên nhân không thể khắc phục thì cơ hội thành công lần thứ 2 rất khó.

Sưu Tầm

Xứ sở Phù Tang luôn là điểm đến hấp dẫn đối với các du học sinh. Nhưng nhiều bạn vẫn luôn e ngại vì nghĩ rằng chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản vô cùng đắt đỏ. Bài viết này với những kinh nghiệm thực tế từ một du học sinh tại Nhật sẽ cho bạn thấy chi phí sống tại Nhật là vô cùng rẻ!

Thường thì mọi người ấn tượng là cuộc sống ở Nhật rất đắt đỏ (đó là theo tiêu chuẩn của báo chí truyền thông), nhưng thật ra nếu bạn chịu khó tìm hiểu và so sánh thì sẽ thấy chi phí sống ở Nhật rẻ, thậm chí là ... rất rẻ.

Đọc thêm:  


Các yếu tố quyết định tính mắc rẻ:

  • Sức mua của đồng tiền
  • Chất lượng (độ bền, độ hài lòng) của hàng hóa, dịch vụ
  • Sự đa dạng của hàng hóa: Bạn có thể chọn loại giá bất kỳ hay không?

Xét về những yếu tố này, Nhật Bản vượt trội so với Việt Nam. Dưới đây là vài so sánh giá cả.
Cơ sở so sánh

- Tiền lương tốt nghiệp Đại học mới ra trường tại Việt Nam: 4 triệu đồng (thực tế thấp hơn, khoảng 3 - 4 triệu)

Tiền lương tốt nghiệp Đại học mới ra trường tại Nhật: 200,000 yên (thực ra thấp hơn chút)

- Tiền làm thêm ở Việt Nam: 12000 VND/giờ

Tiền làm thêm ở Nhật: 800 yên/giờ

Chi phí du học Nhật Bản không hề đắt đỏ

Gyu-meshi ("Cơm bò") giá có 390 yên, cứ đi làm thêm 1 giờ với mức lương thấp nhất là bạn ăn được 2 suất.
So sánh những chi phí sinh hoạt và mua sắm khi du học Nhật Bản

Sữa
Nhật 200 yên/1 lít sữa tươi, Việt Nam: 25,000 đồng / 1 lít
200,000 yên => 1000 lít, 4 triệu => 160 lít: VN mắc hơn 6 lần

Mì, cơm
Nhật: 600 yên/ 1 tô mì raamen, VN: 30,000 VND/tô phở
200 ngàn => 333 tô, VN: 4 triệu => 133 tô => VN mắc hơn 3 lần
Cơm bò gyudon 400 yên => 500 suất, cơm tấm 25k => 160 suất => 3 lần

Thịt heo
Nhật 200 yên/100g, VN 12,000 đ/100g
200 ngàn => 200 ký, 4 triệu => 33 ký => VN mắc hơn 6 lần

Gạo
Nhật 400 yên/ký, VN 16k/ký => Nhật 500 ký, VN 250 ký: Mắc hơn 2 lần, đấy là chưa kể gạo Nhật ngon hơn

Rau
Cải thảo ở Nhật 200 yên/cái to (cỡ 1/2 kg), VN 28k/ký
Nhật 500 cái, VN 140 cái => VN mắc gấp 3
Bông cải trắng 400 yên/cái (cỡ 1kg), VN 40k/ký => Nhật 500 bông, VN 100 bông => 5 lần
Ớt (thứ không sx tại Nhật) 2700 yên/ký, VN 70k/ký

=> Nhật 74 ký ớt, VN 57 ký ớt: VN vẫn mắc hơn dù đây là thứ Việt Nam trồng được còn Nhật phải nhập về

Bia
Nhật 200 yên/lon => 1000 lon, VN 10k/lon => 400 lon

Nhà ở
Nhà chung cư (mansion) ở Nhật 3000 man (30,000,000 yên) => 150 tháng lương
Việt Nam 1 tỷ => 250 tháng lương
Thuê nhà có phòng tắm (Tokyo): Nhật 60,000 yên => 1/3 lương, VN 3,000,000 đồng => 3/4 lương.

Đồ điện tử
Ở Nhật giá thấp hơn, cứ cho là bằng thì Việt Nam mắc hơn 200,000 / (4,000,000 / 250) = 12.5 lần

Trang phục
Quần jean Uniclo ở Nhật 2000 yên, VN quần jean N&M 500k
=> Nhật 100 cái, VN 8 cái => 12.5 lần

Giày Addidas
Nhật 7000 yên => 28 cái, VN 1 triệu 2 => 3 cái

Xăng
Nhật 140 yên/lít, VN 25k/lít => Nhật 1430 lít, VN 160 lít: 9 lần

Thi năng lực tiếng Nhật JLPT
Nhật đăng ký 7000 yên => 28 lần, VN 250k => 16 lần (nhưng chưa hẳn đã đảm bảo chất lượng)

Ở Nhật đi làm 1 giờ được 800 yên, ăn được 2 suất cơm gyudon. Ở Việt Nam đi làm 1 giờ được 12 ngàn, phải làm 2 giờ mới ăn được 1 suất cơm tấm.

Ngoài ra, Nhật đa dạng về mặt hàng, mẫu mã nên bạn có thể mua đồ rẻ được. Chẳng hạn vào cửa hàng 100 yên có thể mua dao, chén, nồi giá 100 yên (25,000 đồng). Ở Việt Nam không thể nào mua được như vậy.
Khi quần áo sale là sẽ sale thừ 10,000 yên xuống 1,000 hay 2,000 yên, vẫn rẻ chán mà chất lượng còn cực tốt nữa.

Đó là lý do mà chi phí sống ở Nhật không hề đắt như bạn nghĩ, ngược lại còn rất rẻ.

Mình có thời chỉ đi làm arubaito mà vẫn sống thoải mái. Lương arubaito "chỉ có" 1000 yên/giờ thôi và tôi ít khi bước chân ra khỏi giường trước 12 giờ trưa. Thỉnh thoảng có công việc đi dịch một ngày lương 20,000 yên ~ 30,000 yên là chuyện bình thường!

Theo Kênh Tuyển Sinh

Chuẩn bị hồ sơ du học là một bước vô cùng quan trọng khi bạn muốn học tập tại xứ sở Phù Tang. Có nhiều du học sinh thường thắc mắc rằng chi phí làm hồ sơ là bao nhiêu? Nếu làm qua trung tâm tư vấn du học thì có đắt không? Bài viết này sẽ giải đáp cho những câu hỏi đó của bạn.

Đọc thêm:  


Chi phí trung bình cho dịch vụ làm hồ sơ du hoc Nhat Ban

Thông thường, để du học Nhật thì các bạn sẽ đến một trung tâm tư vấn - môi giới du học nào đó và nộp khoản phí môi giới, tư vấn hay làm dịch vụ cho trung tâm đó.

Trung tâm sẽ giúp bạn làm hồ sơ, liên lạc với trường tiếng Nhật và gửi hồ sơ của bạn qua đó nếu trường đồng ý bộ hồ sơ của bạn.

Chi phí làm hồ sơ du học Nhật trung bình khoảng: 700 ~ 1500 USD

Những nơi mắc thì có thể tới 2000 USD, còn những nơi rẻ thì có thể vài trăm USD hay có nơi miễn phí (tuy nhiên bạn phải tự lo mọi thủ tục từ dịch, chứng minh tài chính cho tới gửi hồ sơ đi).

Giá chênh lệch thì nhìn chung phụ thuộc nhiều yếu tố:


  • Chi phí mặt bằng, nhân viên, quảng cáo của công ty du học
  • Kinh nghiệm làm hồ sơ, độ chính xác khi làm hồ sơ
  • Mức độ dịch vụ đến đâu: Ví dụ ở nơi lấy phí cao thì họ bao luôn chứng minh tài chính

Nhìn chung thì riêng về dịch thuật giấy tờ bạn đã mất tầm 1 triệu rưỡi tới 2 triệu (giá tầm 150 ngàn đồng/trang). Bạn nào chỉ tốt nghiệp cấp 3 và cần dịch thuật công chứng học bạ cấp 3 sẽ tốn tiền dịch thuật hơn vì quyển học bạ sẽ dày hơn.

Chí phí làm hồ sơ du học Nhật Bản
Du học sinh nên nghiên cứu thật kỹ về cách làm hồ sơ du học Nhật Bản để tránh bị mất tiền oan.

Các chi phí phải trả khi bạn tự làm hồ sơ du học Nhật Bản

- Chi phí chứng minh tài chính du học Nhật:

Bạn phải có tiền trong tài khoản ngân hàng trong tầm 4 tháng để chứng minh. Đây là một trong những chi phí lớn nhất khi làm hồ sơ.

Nếu bạn chọn cách làm tốt và hợp lý thì bạn sẽ cắt giảm được chi phí này xuống.

Ví dụ: Nhà bạn có nhà đất, bất động sản, cổ phiếu, v.v... hay gì khác thì bạn sẽ phải làm sao chuyển tạm thời thành tiền mặt để chứng minh (vì cơ quan Nhật Bản không thể nào định giá bất động sản Việt Nam được và họ cũng không rảnh làm việc đó).

- Chi phí dịch thuật:

Như mình nói trên, có thể tầm 2 triệu (thậm chí là hơn)

- Chi phí xin các giấy tờ (đi lại, điện thoại, xăng xe chẳng hạn):

Các giấy chứng nhận đang đi làm, đang đi học, bằng, bảng điểm. Những giấy tờ này bạn nên bỏ thời gian, công sức đầu tư để chuẩn bị kỹ lưỡng, không bị thiếu sẽ rất mệt.

- In ấn, scan giấy tờ

- Sổ hộ khẩu, chứng minh thân nhân

Các bạn càng làm hồ sơ chính xác ngay từ đầu bao nhiêu thì càng đỡ mất công làm đi làm lại và do đó tiết kiệm chi phí bấy nhiêu.

Ngoài ra, bạn làm hồ sơ qua trung tâm du học lớn thì chi phí làm hồ sơ sẽ gồm cả tư vấn và trong đó có cả tiền mặt bằng, nhân viên, quảng cáo... của trung tâm. Giá cả các nơi khác nhau là do các chi phí mặt bằng, nhân viên, quảng cáo khác nhau. Ngoài ra, các trung tâm còn bán "sự yên tâm" nữa: Trung tâm mặt bằng lớn, trung tâm thì sẽ tạo sự yên tâm cho khách hàng tốt hơn.

Lưu ý quan trọng khi làm hồ sơ du học qua trung tâm tư vấn

Cũng có những trung tâm môi giới du học không cho bạn biết thông tin nhiều ("giấu thông tin") và chỉ giữ giấy tờ của bạn để làm từ A đến Z. Có thể bạn sẽ khó lấy giấy tờ ra hay cứ mỗi bước lại bị đòi thêm các khoản chi phí mà không được giải thích rõ.

Do đó, bạn nên biết rõ ràng những việc mình cần làm và phải làm hợp đồng đàng hoàng. Làm hợp đồng nên ghi rõ là bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể lấy hồ sơ ra, nếu không trung tâm sẽ phải bồi thường về mặt tiền bạc vì sự chậm trễ.

Bằng cách làm hợp đồng như thế, bạn sẽ hạn chế các rủi ro bị "vòi" thêm tiền hay bị giữ giấy tờ. Tệ nhất là còn bị làm mất giấy tờ nữa.

Điều cốt lõi vẫn là tìm trung tâm du học uy tín, minh bạch, làm hợp đồng đàng hoàng và quan trọng nhất là bạn phải biết cách đọc hay làm hợp đồng.

Hãy nghiên cứu thật kỹ về cách làm hồ sơ du học Nhật Bản để không bị mất tiền oan nhé!

Chúc các bạn thành công!

Theo Kênh Tuyển Sinh

Một số kinh nghiệm khi xin visa ngắn hạn tại Nhật Bản: Bạn nên sắp xếp các giấy từ theo đúng thứ tự yêu cầu của đại sứ quán để tiện theo dõi và tiết kiệm thời gian. Bạn nên chuẩn bị bút, ảnh, hồ dán, một vài mẫu đơn xin visa dự phòng trong trường hợp bạn phát hiện có sai sót nào đó.

Thông thường thời hạn làm visa là 5 ngày nhưng có thể lâu hơn nếu hồ sơ bạn có vấn đề. Có nhiều dạng visa sang Nhật: visa ngắn hạn (thăm thân: gia đình, họ hàng có quan hệ 3 đời), visa ngắn hạn (thăm người quen hoặc bạn bè/ du lịch), visa thương mại ngắn hạn…), visa dài hạn (du học, đi học tiếng, vợ/chồng người Nhật, visa lao động...) và visa nhiều lần với thời gian lưu trú ngắn hạn. Bài viết sau đây chia sẻ kinh nghiệm tự xin visa ngắn hạn thăm người quen hoặc bạn bè/du lịch

Đọc thêm:  


Thời gian làm visa du hoc Nhat Ban

Theo quy định của đại sứ quán, thời gian thông thường để làm visa là 5 ngày. Tuy nhiên, nếu hồ sơ của bạn có vấn đề, bạn có thể phải mất nhiều thời gian hơn. Đại sứ quán sẽ tiếp nhận hồ sơ vào các buổi sáng trong ngày làm việc, và trả Visa vào các buổi chiều. Nói chung, nếu hồ sơ của bạn đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của Đại sứ quán, sau đúng 5 ngày bạn sẽ nhận được visa. Ngoài ra, để khỏi mất thời gian, trước khi đến nộp hồ sơ, bạn nên gọi điện xem đại sứ quán có làm việc vào ngày đó không. Khi đến nộp hồ sơ, bạn cố gắng đến sớm để khỏi phải xếp hàng và chờ lâu.

Một số kinh nghiệm khi xin visa du học ngắn hạn tại Nhật Bản
Một số kinh nghiệm khi xin visa du học ngắn hạn tại Nhật Bản

Thời gian có hiệu lực của visa là 3 tháng kể từ ngày cấp nên bạn không nhất thiết phải nộp quá sớm. Nếu bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và theo đúng như yêu cầu, bạn chỉ cần nộp một tháng trước ngày khởi hành. Các giấy tờ phía người xin visa chuẩn bị:

Đơn xin Visa: Bạn nên điền đầy đủ các thông tin trong tờ phiếu xin visa du học Nhật Bản và đảm bảo các thông tin đó là chính xác. Đối với một số chỗ bạn không có thông tin, bạn nên viết là: "None" (Không có). Về phần tên và địa chỉ nơi bạn ở, bạn chỉ cần điền thông tin khách sạn đầu tiên. Với các khách sạn khác, bạn chỉ cần điền vào form lịch trình chuyến đi và không cần đính kèm các phiếu đặt khách sạn.

Một lưu ý đặc biệt khi bạn điền hồ sơ, các thông tin của bạn điền trong đơn xin phải đúng như thông tin bạn cung cấp cho người viết thư mời và ngược lại (trong trường hợp bạn có thư mời từ bên Nhật).
Hộ chiếu: Còn hạn trên 6 tháng.

Ảnh: Bạn nên chuẩn bị ảnh gần đây nhất và mang đi một vài cái để dự phòng.

Tài liệu chứng minh quan hệ bạn bè (trừ trường hợp bạn đi du lịch. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, bạn sẽ khó nhận được visa nếu không có thư mời từ bên Nhật). Cần chứng minh bạn và người mời có quan hệ bạn bè như ảnh chụp chung, thư từ qua lại, tin nhắn trên Facebook, sao kê các cuộc gọi quốc tế… Trong đó, ảnh chụp chung là quan trọng nhất.

Chứng minh tài chính (trong trường hợp bạn tự lo tài chính cho chuyến đi): Nói chung bạn hãy cố gắng chứng minh bạn đủ năng lực tài chính cho chuyến đi của mình.

Bạn hãy chuẩn bị hợp đồng lao đồng (lưu ý đến thời hạn hợp đồng), sao kê tài khoản trả lương, sao kê tài khoản thẻ tín dụng, sổ tiết kiệm (không có quy định về khoản tiền trong sổ tiết kiệm tuy nhiên bạn nên chuẩn bị càng nhiều càng tốt, tối thiểu 5.000 USD). Tất cả những giấy tờ trên, bạn chỉ cần bản sao nhưng vẫn cần mang bản chính để đối chiếu. Nhân viên đại sứ quán sẽ trả lại bạn những giấy tờ gốc sau khi kiểm tra và gửi lại bạn giấy hẹn.

Các giấy tờ phía người mời/người bảo lãnh chuẩn bị:

Thư mời (bản gốc): Người mời cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin trong mẫu thư mời. Để tránh nhầm lẫn hoặc sai sót, bạn và người mời cần trao đổi thường xuyên và có sự thống nhất về các thông tin.
Lịch trình (bản gốc): Bạn cần thảo luận với người mời về việc bạn sẽ ở khách sạn nào và địa chỉ liên lạc cụ thể.

Trong trường hợp người mời/người bảo lãnh chi trả cho kinh phí của chuyến đi, họ cần phải chuẩn bị: Giấy chứng nhận bảo lãnh, phiếu công dân, một số tài liệu liên quan (Giấy chứng nhận thu nhập, giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng, bản lưu giấy đăng ký nộp thuế, giấy chứng nhận nộp thuế).

Một số lưu ý khác:

Bạn nên sắp xếp các giấy từ theo đúng thứ tự yêu cầu của đại sứ quán để tiện theo dõi và tiết kiệm thời gian.
Bạn nên chuẩn bị bút, ảnh, hồ dán, một vài mẫu đơn xin visa dự phòng trong trường hợp bạn phát hiện có sai sót nào đó.

Bạn nên mang theo hộ chiếu cũ. Một vài yếu tố thuận lợi cho việc xin Visa như bạn đã từng đi du lịch nhiều nước đặc biệt các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu…

Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo phiếu đặt khách sạn, vé máy bay, đặt tàu xe… Các giấy tờ này đại sứ quán không yêu cầu, nhưng nó sẽ cho thấy bạn thực sự nghiêm túc với chuyến đi và chuẩn bị kỹ lưỡng.

Sưu Tầm

Tìm hiêu thông tin về các chương trình học bổng du học Nhật Bản năm 2014: Riêng học bổng du học Nhật Bản cho thực tập sinh tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản tổ chức tuyển sinh vào khoảng tháng Một, Hai và kỳ thi sẽ được tổ chức vào khoảng tháng Ba hàng năm

Đọc thêm:  


Học bổng của Chính phủ Nhật Bản (MEXT) tổ chức thi tuyển vào lúc nào? Có bao nhiêu chương trình đào tạo? Nếu không giành được HB, có con đường nào để du học Nhật? Nếu được nhận HB, du học sinh có cần phải lo thêm kinh phí nào nữa không? Trịnh Thị Hoàng Hoa (Đại học Ngoại thương TP.HCM)

Ông Furudate Seiki – Trưởng ban Văn hóa, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM, trả lời:
Học bổng MEXT đã thực hiện tại Việt Nam từ năm 1989. Mỗi năm, HB MEXT cấp 60 suất cho Việt Nam, bắt đầu tuyển sinh vào khoảng tháng Ba, Tư và kỳ thi sẽ được tổ chức vào khoảng tháng Sáu, Bảy hàng năm.

Tìm hiêu thông tin về các chương trình học bổng du học Nhật Bản
Tìm hiêu thông tin về các chương trình học bổng du học Nhật Bản

Riêng học bổng du học Nhật Bản cho thực tập sinh tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản tổ chức tuyển sinh vào khoảng tháng Một, Hai và kỳ thi sẽ được tổ chức vào khoảng tháng Ba hàng năm. Hình thức thi là viết và vấn đáp, được tổ chức tại hai địa điểm là TP.HCM và Hà Nội.

Học bổng gồm năm chương trình đào tạo: dành cho nghiên cứu sinh sau ĐH, du học sinh ĐH, du học sinh cao đẳng, du học sinh trung cấp chuyên nghiệp và chương trình học bổng dành cho thực tập sinh tiếng Nhật và văn hóa Nhật. Sau khi nhận được HB, ngoài mức HB hàng tháng từ 125.000 yên, mỗi du học sinh còn nhận được khoảng 130.000 yên/tháng cho chi phí sinh hoạt, vé máy bay khứ hồi Nhật Bản – Việt Nam.

Ngoài ra, nếu không lấy được học bổng, học sinh và sinh viên không cần đến Nhật dự thi mà có thể đăng ký dự thi du học Nhật để đánh giá năng lực và khả năng du học Nhật. Kỳ thi du học Nhật Bản được tổ chức một năm hai lần vào tháng Sáu và tháng 11 tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.

Thời gian đăng ký các chương trình học bổng du hoc Nhat Ban

Thời gian đăng ký dự thi của kỳ thi du học lần một (tháng Sáu) khoảng từ giữa tháng Hai đến đầu tháng Ba; lần hai (tháng 11) khoảng từ đầu tháng Bảy đến gần cuối tháng Bảy. Lệ phí thi là 115.000đ. Thời gian đăng ký thi và lệ phí thi có thể thay đổi theo hàng năm, thí sinh phải theo dõi trang web của Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM (http://www.hcmcgj.vn.emb-japan.go.jp/vn/index_vn.htm) và thông báo của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.

Điều kiện ứng tuyển các chương trình học bổng từ chính phủ Nhật Bản

Khi tham gia, thí sinh phải thi bốn môn: tiếng Nhật, khoa học tự nhiên (Lý, Sinh, Hóa), môn tổng hợp, Toán học (tùy theo yêu cầu của trường thí sinh muốn du học). Tùy theo trường, thí sinh có thể đăng ký thi tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Tham khảo các môn thi của trường tại trang web của Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật (JASSO)  www.jasso.go.jp/eju/documents/tonichimae_list201209_2.pdf). Ngoài ra, JASSO sẽ cấp học bổng cho những thí sinh có kết quả thi xuất sắc trong kỳ thi.

Thí sinh có thể đăng ký xin học bổng của JASSO khi đang dự thi tại trang web của JASSO (http://www.jasso.go.jp/scholarship/yoyakuseido.html).

Sưu Tầm

Chương trình học đạt tiêu chuẩn quốc tế, môi trường học tập an toàn, hiện đại với chi phí hợp lý và có cơ hội thực tập trong môi trường kinh tế phát triển là niềm mơ ước của tất cả sinh viên theo học các ngành kinh tế và ngân hàng.

Để biến niềm mơ ước ấy thành hiện thực, gần 5 năm qua Trung tâm Ngôn ngữ và Phát triển Hợp tác quốc tế, trực thuộc Trường Đại học Ngoại thương, không ngừng nỗ lực để phát triển các chương trình đào tạo cử nhân liên kết giữa trường ĐH Ngoại thương và các trường Đại học danh tiếng của Đài Loan.



Với các thí sinh không đủ điểm vào đại học, không đồng nghĩa mọi cánh cửa đã đóng sầm lại, bạn vẫn còn con đường rộng mở phía trước với vô vàn lựa chọn khác, một trong số đó là cơ hội trở thành sinh viên Tài chính ngân hàng của Đại học Ngoại thương - chương trình hợp tác với Đài Loan. Thế nên không quá khi một phụ huynh sinh viên khóa trước đã nhận xét, đây chính là chiếc “Chìa khóa Vàng” giúp con họ mở cánh cửa bước vào giảng đường đại học danh giá như Đại học Ngoại thương.

Với chương trình du học 1+4 và 2+2 hiệu quả và tiết kiệm của trung tâm, bạn hoàn toàn có đủ tự tin và tri thức để vững bước vào đời. Chương trình 2+2 bao gồm 02 năm học tại Đại học Ngoại thương và 02 năm tại các trường ĐH uy tín tại Đài Loan. Chương trình 1+4, các sĩ tử sẽ có 1 năm học tiếng và 04 năm theo học đại học tại Đài Loan.

Trong nhiều năm qua, Trung tâm Ngôn ngữ và Phát triển Hợp tác quốc tế, trực thuộc Trường Đại học Ngoại thương, là đơn vị rất có uy tín trong việc cung cấp các chương trình đào tạo liên kết giữa Đại học Ngoại thương và các trường Đại học uy tín của Đài Loan để cấp bằng cử nhân ngành Tài chính, ngân hàng và Quản trị kinh doanh. Ưu thế nổi trội của các chương trình này đã được kiểm chứng thực tế khi chỉ sau 4 năm học, sinh viên tốt nghiệp vừa có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn cao, vừa có khả năng sử dụng thành thạo hai ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Trung. Hơn thế, sau khi tốt nghiệp, hầu hết các sinh viên đều có việc làm phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, có thu nhập cao và nhiều em trong số đó đã chuyển tiếp học thạc sỹ tại Đại học Ngoại thương Việt Nam, tại Đài Loan và các nước Anh, Mỹ, Úc.

Trong thời gian học tập tại Đại học Ngoại thương, sinh viên luôn được hưởng môi trường năng động với các trang thiết bị hỗ trợ cho học tập và giảng dạy hiện đại do đội ngũ giáo viên giỏi của ĐH Ngoại thương giảng dạy và được tham gia các hoạt động và phong trào bổ ích của trường như các sinh viên khác. Hơn thế sinh viên còn được trung tâm hỗ trợ học tiếng Anh và tiếng Trung miễn phí.

Sau thời gian học tập trong nước, sinh viên tiếp tục chương trình du hoc Dai Loan tại các trường đại học hàng đầu của Đài Loan đạt chuẩn quốc tế và được Mỹ công nhận như trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Văn Lâm YUNTECH, Đại học khoa học kỹ thuật và thương mại YU DA, Đại học Khoa học và Công nghệ Minh Tân MINGHSIN, Đại học khoa học kỹ thuật Vạn Năng VANNUNG… Sinh viên sẽ được theo học chương trình bằng tiếng Anh, được giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Trung, và quan trọng hơn cả được các giáo sư đầu nghành của Đài Loan, đa phần đều tu nghiệp ở Mỹ và châu Âu, giảng dạy và hướng dẫn chu đáo. Với môi trường học tập đạt chuẩn quốc tế, ngoài điều kiện học tập tốt sinh viên còn có cơ hội cọ xát thực tế với cơ hội thực tập trước và sau khi tốt nghiệp tại Đài Loàn để tăng thêm thu nhập và tích lũy kinh nghiệm trong môi trường kinh tế phát triển.

Một trong những ưu điểm mà cha mẹ học sinh không thể bỏ qua trong chương trình du học này là học phí. Chi phí học tập và sinh hoạt ở Đài Loan rất rẻ, chỉ khoảng 2.500-3.000 đô la Mỹ/1 năm học bao gồm cả học phí và ký túc xá, chỉ bằng 1/5 chi phí học ở Singapore và bằng 1/10 chi phí học ở châu Âu và Mỹ. Để các bậc cha mẹ yên tâm tuyệt đối trong thời gian theo học ở nước ngoài, tất cả các trường tại Đài Loan đều có ký túc xá 04 người 1 phòng, cơ sở vật chất hiện đại, vệ sinh an toàn luôn được đảm bảo như “khách sạn”.

Tới nay sau gần năm năm hợp tác và phát triển, đã có hàng trăm sinh viên đã và đang theo học Chương trình liên kết đào tạo do trung tâm tổ chức. Và để tiếp sức mùa thi 2011, Trung tâm hiện đã sẵn sàng cả về cơ sở vật chất và giáo viên để tiếp nhận các sinh viên mới cho năm học 2011 - 2015.

Nguồn: Dân Trí

Xem thêm: Du hoc Dai Loan: Những ưu thế vượt trội

Trong khu vực châu Á, nền giáo dục Đài Loan (Trung Quốc) được đánh giá là có uy tín. Không phải ngẫu nhiên, một số trường đại học ở Đài Loan được xếp vào 100 trường đại học có chất lượng trên thế giới.

Ưu thế vượt trội cho sinh viên du hoc Dai Loan là chi phí học thấp (khoảng 3.000 USD/năm), chất lượng giáo dục và nhiều cơ hội cho sinh viên, học sinh nghiên cứu. Đó là lý do trong những năm gần đây, ngày càng nhiều sinh viên nước ngoài du học xứ Đài.


Nhìn vào số lượng sinh viên nước ngoài đăng ký tham gia khóa học mới ở Trường Đại học Sư phạm Đài Bắc mới thấy sức hấp dẫn của nền giáo dục ở đây. Trung bình mỗi khóa (3 tháng) có khoảng 400 sinh viên đăng ký tham dự (ở Đài Bắc có khoảng 6 trường tổ chức dạy tiếng Trung). Một số ít trong số đó là có học bổng, còn đa phần là sinh viên tự túc, đăng ký học để rèn luyện, nâng cao vốn Hán ngữ của mình.

Sinh viên học tiếng, ngoài thời gian học tập trên lớp (2 giờ/ngày) còn bắt buộc ngồi học tập ở thư viện, phòng âm, phòng chiếu phim... mỗi tháng phải có hơn 20 tiếng tự học tập, để nhà trường đánh giá độ chuyên cần, cũng như là một trong những yếu tố để Cục Di dân Đài Loan xác định cho việc có gia hạn visa hay không.

Phương pháp giảng dạy ở Đài Loan chủ yếu tâp trung cho việc phát triển từng cá nhân. Do đó mỗi lớp học thường có sĩ số tối đa là 10 sinh viên. Trong vòng một tuần, kể từ khi nhập học, nếu sinh viên nhận thấy trình độ của mình không phù hợp với lớp học đó có thể đổi sang trình độ thấp hơn hoặc ngược lại. Thậm chí, với đội ngũ giáo viên, nếu bất kỳ một sinh viên nào không đồng tình về cách giảng dạy có thể đề đạt lên phòng giáo vụ của trường để đổi thay giáo viên khác. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy rất hiếm khi xảy ra. Giáo viên trong trường đều rất nhiệt tình, đặc biệt họ có khả năng nói tiếng Anh rất tốt, nhưng ít khi sử dụng trên lớp để giải thích từ, cụm từ mà cố giải thích bằng tiếng Trung cho sinh viên hiểu.

Ngoài thời gian học tập trên lớp, hệ thống thư viện, phòng máy tính kết nối internet, phòng nghe... luôn thường trực, mở cửa từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối, đáp ứng từng thời gian học của mỗi sinh viên. Mỗi tuần, nhà trường đều bố trí thời gian khoảng 10-12 tiếng giới thiệu về Hán ngữ, cách viết, phát âm ở những lớp học tập thể, hay tổ chức chiếu phim giúp sinh viên thêm kỹ năng trong việc học. Bởi thế mà nhiều người đánh giá môi trường học tập tại Đài Loan là khá hiện đại.

Với môi trường học tập thân thiện như vậy, những năm gần đây, số lượng du học sinh Việt Nam sang học tập, nghiên cứu tại Đài Loan ngày một đông. Một lợi thế nữa cũng khá thú vị đối với sinh viên học tập tại Đài Loan là các trường đại học, cao đẳng tại đây thường có sự hợp tác với các công ty, các tập đoàn. Thông qua các mối quan hệ hợp tác, sinh viên có thể thực tập hoặc nghiên cứu trong những công ty đó ngay trong thời gian học. Cơ hội làm thêm dành cho sinh viên nước ngoài khá nhiều, nhất là những công việc phổ thông với thu nhập khá cao. Đặc biệt, các sinh viên giỏi tiếng Trung có thể làm phiên dịch bán thời gian với mức lương cao, ước tính mỗi lần phiên dịch trong nội thành Đài Bắc trong vòng hai tiếng sẽ được trả thù lao khoảng 2.000 Đài tệ (hơn 1 triệu đồng Việt Nam).

Sau hai năm học tiếng, các sinh viên có thể nộp đơn đăng ký thi vào các trường đại học tại Đài Loan. Việc nộp đơn đăng ký cũng thuận tiện, tùy theo từng trình độ, nguyện vọng của mỗi sinh viên. Nhiều sinh viên Việt Nam cho biết, việc nộp đơn, thi vào các trường đại học ở đây không khó nhưng theo học, đáp ứng yêu cầu của chương trình học thì không hề đơn giản, đòi hỏi các sinh viên phải thật sự chuyên cần mới hy vọng có kết quả cao, mới có khả năng lấy được chứng chỉ, bằng cấp tại một số trường Đài Loan được thừa nhận trên toàn thế giới.

Sưu Tầm

1. Hành trang

Những thứ tối thiểu bạn cần mang: Máy tính, điện thoại, máy nghe nhạc, kim từ điển, tư trang, văn phòng phẩm…; thông tin cần biết về nước đến du học như thời tiết, tỷ giá tiền tệ, phong tục tập quán, những số điện thoại trợ giúp…; hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 6 tháng và thị thực nhập cảnh (visa), vé máy bay, giấy tờ bảo hiểm, thẻ sinh viên quốc tế (nếu có), một số ảnh 4×6 và 3×4 dùng cho việc làm các loại thẻ khi cần, các giấy tờ liên quan đến trường sẽ học như thư mời học, thông tin nhà ở (địa chỉ, điện thoại, tên chủ nhà), người đón ở sân bay (tên, điện thoại…), tên người phụ trách sinh viên quốc tế tại trường đến học, các giấy tờ liên quan đến quá trình học tập trước đây, hồ sơ tiêm chủng, giấy tờ chứng minh tài chính… vì bạn có thể cần đến khi gia hạn khoá học; một ít tiền tiêu vặt trong thời gian đầu, số điện thoại, fax, email cần thiết, thuốc dự phòng thông thường như dầu xoa, thuốc ho, đau đầu, cảm sốt, nhỏ mũi, kháng sinh, đau bụng, ảnh gia đình, bạn bè và một số đĩa nhạc yêu thích… vì chúng sẽ giúp bạn bớt nhớ nhà trong thời gian đầu; dán tên, địa chỉ nơi bạn đến, số điện thoại liên lạc lên tất cả túi hành lý, ghi lại đồ đạc đóng gói trong mỗi vali để tiện trình báo trong trường hợp hành lý bị thất lạc, nên kiểm tra xem hành lý có bị quá cân không trước khi ra sân bay, kiểm tra để tránh mang những đồ bị cấm ở nước sẽ đến học.


2. An toàn cá nhân khi đi du hoc Dai Loan

- Nếu thấy người lạ mặt có những hành vi khả nghi, hãy báo cho bảo vệ hoặc cảnh sát ở gần bạn nhất.
- Sử dụng hệ thống chuông báo động khi cần.
- Nếu cần phải đi đâu một mình, hãy nói với bạn cùng phòng, gia đình chủ nhà hay họ hàng nơi bạn đến và khi nào bạn sẽ về.
- Luôn khoá cửa phòng, tủ đồ đạc khi ra ngoài.
- Luôn mang theo ĐTDĐ và lưu các số điện thoại khẩn trong điện thoại;
- Không nên đi ra ngoài với người lạ, người mới quen hay người say.
- Đừng đọc số điện thoại của bạn nếu có ai gọi nhầm tới số máy của bạn, hãy hỏi họ đã gọi tới số nào và khuyên họ nên thử lại.
- Đừng nói với người gọi đến là bạn đang ở một mình. Dập máy khi nhận phải những cú điện thoại tục tĩu.
- Không cung cấp thông tin cá nhân cho người lại gọi tới.
- Báo với bảo vệ/ cảnh sát khi thấy những món đồ bị bỏ rơi hoặc đáng nghi.
- Chỉ mang theo người số tiền mặt cần thiết và thẻ tín dụng.

Khi đi đâu xa:
- Để ý xung quanh. Tránh đi đường tắt.
- Khi trời tối, nên đi cùng người quen hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Chọn đi những đường có hệ thống sáng, gần đường giao thông chính.
- Ghi nhớ những số điện thoại khẩn cấp, chắc chắn rằng có đủ tiền điện thoại trong suốt chuyến đi.
- Nếu mang theo ví tiền, hãy giữ cẩn thận bên mình.
- Không nghe headphone khi đi bộ một mình.

Nếu nhận thấy mình đang bị người khác bám theo:
- Băng qua phố và đổi hướng đi.
- Luôn nhìn lại phía sau để cảnh báo mình đã nhận ra họ.
- Ghi nhớ đặc điểm nhận dạng để có thể tả lại.
- Đi đến khu vực có đèn sáng và đông người.
- Thông báo sự việc với bảo vệ hoặc cảnh sát.

Trong một toà nhà

- Không bước vào thang máy cùng lúc với người có hành vi khả nghi. Báo lại với cảnh sát hoặc bảo vệ.
- Luôn khoá cửa phòng và khi có người gõ cửa thì phải hỏi rõ trước khi mở cửa.
- Luôn giữ những thứ có giá trị ở nơi có khoá, không để lung tung.

Trong xe ôtô
- Khóa xe nếu bạn không ở trong xe ôtô.
- Phải chú ý khu vực quanh xe, kiểm tra sàn, ghế sau của xe trước khi lên.
- Nên đậu xe ở chỗ sáng.
- Không nên để những thứ có giá trị ở những chỗ dễ thấy trên xe, nên để vào trong thùng xe.
- Không nên lái xe một mình vào buổi đêm.
- Không nên đi nhờ xe trên đường.
- Khoá cửa xe khi ở trong xe và tốt nhất là đóng cả cửa kính.
- Khi xe hỏng trên đường, nếu có người dừng lại muốn giúp, tốt nhất hãy nhờ người đó gọi điện giúp bạn hơn là đi nhờ xe.
- Nếu nhìn thấy ánh đèn xanh của cảnh sát phía sau, chưa nên lái xe vào lề đường ngay mà hãy để đến chỗ có ánh đèn hoặc đông người, cảnh sát sẽ hiểu sự lo ngại của bạn.

Nếu nghĩ mình đang bị theo dõi
- Hãy đến trạm cảnh sát hoặc cứu hoả, ký túc xá hoặc toà nhà gần nhất, hoặc chỗ đông người.
- Nếu không có khu vực nào an toàn gần đó thì hãy bấm còi xe thật to.

An toàn tài sản
- Luôn khoá cửa phòng khi ra ngoài, dù chỉ một lúc.
- Nên giữ số model, seri sản xuất của các thiết bị.
- Ghi ký hiệu cá nhân lên đồ vật của mình.
- Khi không sử dụng, cất máy tính và thiết bị khác vào phòng, khoá cửa.
- Viết tên của mình vào sách.
- Không để ví, cặp lung tung khi đang ở trong lớp, thư viện hay nhà ăn.
- Cất cẩn thận và không để trong xe giấy đăng ký xe, giấy tờ quan trọng, thẻ tín dụng, tiền hay giấy phép lái xe.
- Dựng xe đạp ở nơi có đèn sáng, đông người và khoá xe.

Sử dụng máy rút tiền tự động:
- Sử dụng máy rút tiền tự động ở nơi có nhiều người lui tới, có đèn sáng.
- Tránh đi đến máy rút tiền tự động một mình vào ban đêm.
Không đứng ngay tại máy rút tiền tự động để đếm tiền.

Sưu tầm

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin Visa du học Đài Loan

Du học là ước mơ của nhiều bạn trẻ, với Thiên Trang cũng không phải là ngoại lệ. Cô bạn sống ở nước ngoài từ nhỏ sau đó trở về Việt Nam và lại tiếp tục sang Canada để du học. Cùng Tiin.vn lắng nghe những chia sẻ thú vị của cô bạn xinh xắn này khi sống và học tập ở nước ngoài nhé!

Họ và tên: Hồ Hoài Thiên Trang
Nickname: Bơsin
DOB: 4/2/1995
Quê quán: Đà Lạt
Từng là cựu HS trường THPT chuyên Thăng Long, Đà Lạt
Đang là HS lớp12 ở J. Percy Page Public High School, Canada
Câu nói yêu thích: Hãy làm tốt những việc dành cho mình!


Mọi người thường chọn du học trong lúc học ĐH hoặc khi đã tốt nghiệp, vì sao Thiên Trang lại chọn du học sớm như vậy?

Thật ra cũng do mình may mắn có bố là giáo sư tham gia giảng dạy ở bên này nên mình có nhiều điều kiện tìm hiểu thông tin du học từ rất sớm. Ngày còn bé, gia đình mình đã từng định cư ở Bồ Đào Nha nên vốn tiếng Anh của mình cũng khá. Sau khi trở về Đà Lạt mình tiếp tục học cấp hai rồi cấp ba ở đây nhưng mình luôn nuôi giấc mơ du học. Việc đăng ký thủ tục cũng khá suôn sẻ cộng “kinh nghiệm” đã từng sống ở nước ngoài nên mình có phần dạn dĩ hơn các bạn khác.




Bạn đang sống ở một khu như thế nào? Theo bạn khi du học mà có bố mẹ “đi theo” thì có gì đặc biệt không?

Khu mình sống rất đầy đủ các dịch vụ cần thiết như bệnh viện, công viên, trường học, đó là một nơi khá an ninh và thoáng mát. Cuộc sống bên này cũng không quá xô bồ, người Canada sống khá chân thành và tôn trọng nhau. Nhà mình cách trường khoảng 20 phút đi xe buýt. Vì ba mình đang kí hợp đồng với trường ĐH ở Canada nên hiện tại mình đang sống cùng với ba mẹ.

Có bố mẹ ở bên mình không phải cảm nhận nỗi nhớ nhà. Mình sắp “nếm” cảm giác ấy rồi, khi kết thúc hợp đồng ba mẹ mình sẽ về Việt Nam, lúc đó mình tha hồ mà “khóc nhè”!

Thiên Trang có chơi thân với người bạn Canada nào không?

Lúc mới sang có một gia đình người bản xứ, bạn của ba giúp đỡ mình rất nhiều trong việc làm quen với văn hóa, cách ứng xử, giao tiếp… Hiện tại mình đang chơi thân với 1 cô bạn người Canada tốt bụng, thích học hỏi và luôn sẵn sàng giúp đỡ Trang từ những điều nhỏ nhất. Bạn ấy hay kể cho mình nghe những câu chuyện thú vị, những điều mà người Canada coi trọng và ngược lại, mình đã kể rất nhiều điều về cuộc sống trước đây ở Việt Nam cho cô ấy nghe. Cả hai luôn thấy ở nhau mới mẻ và thật nhiều điều để khám phá…


Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Khu Trang đang sống rất thoáng mát, có rất nhiều cây xanh

Theo bạn, sự khác biệt lớn nhất giữa Canada và Việt Nam là gì?

Mình nghĩ đó là khí hậu. Mặc dù thời tiết ở Đà Lạt cũng khá mát mẻ nhưng khi sang Canada, mình không thể chống cự lại với cái lạnh ở đây. Mùa đông lúc nào cũng phải âm 30 - 35 độ C, mặc rất nhiều áo, việc đi lại, sinh hoạt, học tập cũng rất khó khăn, vì trời lạnh thì chỉ muốn ngủ thôi, lười hoạt động lắm!

Thiên Trang có thể kể đôi nét về ngôi trường mà bạn đang theo học?

Ngôi trường mình đang học có tên là J. Percy Page Public High School. Điểm đặc biệt của ngôi trường này là có rất đông du HS đến từ Châu Á và Châu Âu. Cũng bởi thế mà trường rất hay tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, các lễ hội, tạo điều kiện để du HS các nước có thể theo học và phát huy khả năng của mình.

Cách học bên ấy có gì khác biệt?

Các trường ĐH ở đây xét tuyển sinh viên theo bảng điểm ba năm lớp 10,11,12 chứ không tổ chức thi tuyển như bên mình. Bởi vậy nên mỗi HS ngay từ khi còn học cấp ba là đã lo tìm hiểu khá kĩ các thông tin về chọn ngành và chọn trường sao cho phù hợp.

Tuỳ ngành học mà sẽ chọn những môn học tương ứng để làm quen dần. Ví dụ như mình chọn học Kinh tế đối ngoại nên khi ở cấp III, mình cần có tín chỉ nâng cao đạt trên 75% ở những môn tiếng Anh, Xã hội, Khoa học, Vật lý, Thiết kế vĩ mô và Toán cao cấp ở trình độ 30. Mình cũng cần hoàn thành những môn căn bản 30 để tốt nghiệp nữa (30 tương đương với lớp 12).

Học phí ở trường của bạn có đắt không? Bạn có đi làm thêm không?

Do ba mình đang là giáo sư ĐH tại Canada nên mình được miễn học phí nhưng nếu là du HS bình thường bạn sẽ phải đóng 14.000 USD/năm. Mình đang là HS cấp ba nên chưa đủ tuổi đi làm, thỉnh thoảng mình đi theo trường làm tình nguyện.




Trang là người bạn đáng yêu, thích chia sẻ

Canada để lại cho bạn ấn tượng gì?

Mình thấy Canada là một đất nước rất rộng nên khoảng cách giữa các khu phố rất xa, đa số HS như tụi mình muốn đi đâu cũng ngồi xe buýt từ 20 phút đến 1 tiếng mới đến được chỗ cần đến. Điều đó tạo cho mình cảm giác giống như đang đi du lịch nên cảm thấy rất thích.

Hệ thống xe buýt và tàu điện ở đây rất dày nên việc đi lại cũng tiện, không phải mất quá nhiều thời gian cho việc đợi chờ giữa các tuyến. Siêu thị Việt Nam, Châu Á cũng rất nhiều nên mình khá thoải mái trong việc ăn uống, mua sắm.

Người Canada rất thích người Châu Á mình nhé, trong đó có Việt Nam nữa. Khi biết Trang là người Việt, họ thích lắm. Họ cũng rất thân thiện và dễ gần nên mình cảm thấy rất thoải mái khi đi học hay đi chơi, du lịch ở Canada.

Điều bạn mong muốn nhất trong thời gian gần là gì?

Mình thực sự rất muốn hoàn thành các môn học với điểm số cao và được nhận vào trường ĐH mà mình đã chọn.

Nhưng điều mình đang muốn làm ngay lúc này là được trở về Việt Nam dự lễ ra trường cùng các bạn lớp chuyên Anh tại trường THPT chuyên Thăng Long, khóa của mình. Trang thật sự rất nhớ các bạn và muốn thấy nụ cười hạnh phúc của mọi người trong ngày trọng đại ấy.

Cuộc sống du học đã cho bạn những trải nghiệm gì?

Đó là sự trưởng thành! Là em út trong nhà lại là con gái nữa nên mình luôn được ba mẹ cưng chiều, từ khi sang Canada, gặp gỡ và tiếp xúc với những bạn ngoại quốc, mình thấy có những điều mình suy nghĩ đơn giản và non nớt quá. Có những việc bằng tuổi mình người ta đã có thể hoàn thành dễ dàng mà mình cứ loay hoay mãi và luôn dựng lên những lý do để cho phép bản thân mình chấp nhận thất bại. Điều đó là không nên, dù rằng đang sống cùng ba mẹ, nhưng mình cũng ý thức được rằng bản thân mình phải học cách tự lập ngay từ bây giờ, bởi dù sao bước đi bằng đôi chân của mình thì luôn vững vàng hơn bao giờ hết mà, phải không?

Cám ơn Trang. Chúc bạn sớm đạt được những mục tiêu trong học tập và luôn sống thật hạnh phúc nhé!


Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Xong Nghe cô gái Việt kể chuyện du học Canada
Theo Tiin


Truy Cập vào website Ahedulink.com.vn để được tư vấn về du hoc canada và làm hồ sơ miễn phí 

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.