Articles by "thu-thuat-seo"

Hiển thị các bài đăng có nhãn thu-thuat-seo. Hiển thị tất cả bài đăng

Google xem xét tốc độ tải trang là một trong 200 yếu tố để đánh giá website của bạn. Nếu website của bạn có một tốc độ chạy lề mề thì đó cũng chính là nguyên nhân bạn đã đánh mất một số lượng lớn khách truy cập.

>>> Cách đảm bảo trang web vẫn phát triển bình thường qua các thuật toán google
>>> Cách đặt Link từ trang có Trust Ranks Cao




Dưới dây tôi sẽ chia sẻ cho các bạn 15 cách để cải thiện tốc độ website của bạn : 

1. Tối ưu hóa kích thước ảnh 

Nguyên nhân đầu tiền mà tôi đề cập chính là kích cỡ dung lượng ảnh của từng tin tức, sản phẩm, sẽ làm ảnh hưởng tới việc tải trang khi mà những bức ảnh đó nặng tới nửa MB hoặc hơn thế nữa. Bạn có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ nén ảnh trước khi đăng tải lên website của bạn. Sau đây tôi có thể gợi ý cho các bạn 1 số công cụ hữu ích đó :
- JPEG & PNG Stripper : Phần mềm nén ảnh hàng loạt
- Online Image Optimizer- GIF, JPG, and PNG : Nén ảnh trực tuyến
- Đối với các bạn code trên ngôn ngữ PHP có thể sử dụng Timthumb nó thực sự hữu ích cho các coder khi mà muốn nén ảnh ngay trên website
...

2. Định dạng ảnh : Định dạng chuẩn các tệp tin ảnh : JPG, GIF và PNG.

3. Tránh sử dụng các Plugin không cần thiết : Ở một số mã nguồn như Wordpress, Joomla và mã nguồn mở khác, các webmaster thường sử dụng những Plugin, Module không cần thiết làm sẽ giảm tốc độ của webiste. 'Một lời khuyên của tôi trước khi cài đặt một ứng dụng ngoài bạn nên cân nhắc kỹ khi sử dụng nó vì có thể làm giảm tốc độ hay làm hỏng cấu trúc website của bạn.'

4. Tránh sử dụng các CSS, javascript thừa : Một website chạy tốt họ luôn luôn tối ưu hóa các file css, js của mình. Tránh trường hợp sử dụng các tệp tin ngoài máy chủ như vậy chúng ta sẽ làm giảm nguy cơ đường dẫn có thể bị chết.

5. Tối ưu hóa Caching

6. Cài đặt Redirects khi một trang web nào đó đang gặp sự cố

7. Tránh đặt các thẻ iframe: Đậy là một điều nên tránh khi bạn đang để một thẻ iframe để quảng cáo cho một website nào đó, nếu website bạn đặt ifame để quảng cáo thì tất nhiên nó phải mất một thời gian để tải toàn bộ nội dung dữ liệu đó.

8. Tối ưu hóa DNS 

9. Thiết lập G-Zip Encoding : Tương tự như các tệp tin trên máy tính của bạn được nén và sẽ giảm bớt dung lượng so với kích thước đầu. Cách này sẽ làm giảm tài nguyên máy chủ của bạn và sẽ tăng hiệu xuất tải trang.

10. Sử dụng GET thay vì POST

11. Giảm dung lượng Cookie: Các dữ liệu được lưu trữ trong một tập tin Cookie được trao đổi giữa máy chủ và trình duyệt người sử dụng.Do đó, bằng cách giảm kích thước tệp tin được chuyển và làm tăng thời gian tải trang. Loại bỏ các Cookie không cần thiết và thiết lập thời gian hết hạn trên người dùng vừa đủ.

12. Luôn cập nhật hệ thống của mình thường xuyên : Nếu bạn sử dụng các sản phẩm CMS như Wordpress thì kiểm tra thường xuyên về bản cập nhật. Hãy kiểm tra tốc độ của CMS trước khi đưa chúng lên website của bạn.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng các tool Webmaster Tools của Google hoặc kiểm tra bằng công cụ WooRank và nhiều ứng dụng kiểm tra tốc độ website khác.

13. Cài đặt mod_pagespeed của Google : Như đã nói TCN đã giới thiệu độc giả cách cài đặt mod_pagespeed trên Apache cải thiện tốc độ tải trang và nâng cao SEO cho website của bạn và đây cũng là module con cưng của google phát triển miễn phí cho các webmaster.

14. Viết javascript trên một trang và dùng cho nhiều trang: Điều này tương tự như kỹ thuật dùng file CSS cho mọi trang web. Ví dụ đoạn mã javascript hiển thị quảng cáo dùng cho nhiều trang, nếu bạn viết toàn bộ mã javascript trong một file rồi khai báo dùng nó ở các trang. Ngoài ra các bạn cũng nên để các tệp tin CSS để trình duyệt chỉ tải 1 lần.

15. Sử dụng ít Flash :  Có thể rất nhiều mẫu về Flash phổ biến trên web hiện nay nhưng bạn nên giảm thiểu việc sử dụng Flash trên một trang web. Flash có thể nhìn rất bắt mắt, nhưng phải mất khá nhiều thời gian để tải xuống khi duyệt web. Nếu bạn muốn sử dụng Flash, hãy chỉ nên sử dụng nó trong một vài trang web và chắc chắn rằng nó có thể được tải xuống nhanh. 


Theo Trang Công Nghệ

Việc thuật toán penguin của google luôn được cập nhật chính là muốn loại bỏ các trang web có liên kết kém chất lượng, mật độ anchor text không hợp lý mà vẫn xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Vậy làm thế nào để đảm bảo các trang web của bạn vẫn phát triển bình thường?

>>> Cách đặt Link từ trang có Trust Ranks Cao

Trong suốt thời gian qua các chủ trang web đang rất lo lắng khi phải đối mặt với các thuật toán cập nhật mới của google penguin. , trong đó có cả các cảnh báo của việc xây dựng liên kết. Tuy nhiên các chủ sở hữu trang web không cần phải quá lo lắng về điều này. Mục đich của bài này giúp cho các chủ trang web hiểu rõ được những nguyên nhân gây ra sự sụt giảm thứ hạng trang web và để tránh được các nguy cơ này trong tương lai.

Tìm kiếm tương đối

Để xác định liệu trang web của bạn có mắc một số lỗi như trên hay không hoặc đơn giản là muốn tiếp cận chủ động bảo vệ vị trí thứ hạng của mình thì việc backlink cấu hình đúng cho webiste là một việc vô cùng quan trọng.

Các quản trị web sẽ hiểu rõ được các cách google thông qua các liên kết trên website của bạn. Google sử dụng máy móc để phác họa lên một bức tranh tính toán cụ thể về việc hồ sơ cá nhân nào sẽ thích hợp với từng loại genre/ niche nào và sử dụng, tận dụng nó để kiểm tra các trang web lúc cần thiết. Một khi các quản trị web hiểu được điều này, đó chính là lúc họ mường tượng được hình dáng, cấu trúc hồ sơ của họ và người khác sẽ cảm nhận như thế nào khi trải nghiệm chúng.

Giai đoạn 1: Hồ sơ

Có rất nhiều công cụ giúp bạn trong việc kiểm tra các liên kết trên website của mình. Một số công cụ phổ biến như ahrefs,seomoz tool, MajesticSEO.

Nếu website của bạn có điểm chuẩn tương tự như website đối thủ. Bạn có thể nhanh chóng xây dựng trang web của mình nổi bật giữa đám đông như thế nào.

Giai đoạn 2: Mục đích tìm kiếm

Bất kỳ vấn đề nào khi giải quyết đều đòi hỏi cách tiếp cận phân đoạn và phân tích các số liệu khác nhau của hồ sơ cá nhân, trong đó bao gồm cả dữ liệu, chẳng hạn như liên kết này đến từ trang web nào (blog, tên miền đăng kí, thư mục web, thư mục bài viết, trang web cá nhân, thương mại điện tử, diễn đàn, báo cáo báo chí, wiki, trang web tin tức, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội....)?

Dưới đây chúng ta có thể nhìn thấy dữ liệu thực tế từ các câu hỏi trong web (thương hiệu được loại bỏ để bảo mật thông tin khách hàng):

Cách  đảm bảo trang web của bạn vẫn phát triển bình thường qua các thuật toán google !

Tiếp theo là việc mở mang, cung cấp thêm sự hiểu biết về nơi trang liên kết của bạn được tìm thấy (ví dụ, bài đăng blog, chủ đề diễn đàn, nhóm liên kết, đoạn văn ngắn của văn bản, danh sách blog, hình ảnh). Đó là một thước đo quan trọng không thể thiếu.

Ngoài ra, có rất nhiều cách khác nhau để thử nghiệm thuật toán cho các liên kết hoặc blog mạng và một trong những cách đơn giản nhất đó chính là cho phép các công cụ tìm kiếm tìm kiếm các cụm liên kết trong đồ thị web.

Giai đoạn 3: Anchor Text

Việc xây dựng các neo văn bản là điều rất quan trọng trong việc xây dựng liên kết. Hành động loại bỏ các tín hiệu liên kết khi có lỗ hổng trong thuật toán cốt lõi không phải là phong cách của Google. Tuy nhiên, để sửa chữa lỗi lầm đó, họ đã thay thế bằng một hỗn hợp các tín hiệu xã hội và các liên kết phù hợp, quan trọng hơn. Và rằng các quản trị web cần phải thay đổi cách họ tạo liên kết cho danh sách khách hàng tiềm năng cho tốt.

Cách  đảm bảo trang web của bạn vẫn phát triển bình thường qua các thuật toán google ! 

Giai đoạn cuối cùng trong trò chơi xếp hình này chính là các thương vụ liên kết. Sự hiểu biết, và giám sát sẽ giúp ích bạn rất nhiều.

Hãy chú ý kiểm tra tốc độ các liên kết sẽ giúp các quản trị web phần nào tránh được nguy cơ gây ra lỗi vi phạm thuật toán. Biểu đồ dưới đây chứng tỏ điều này một cách hoàn hảo và cho thấy rằng các trang web đang trong thời kì khởi sắc.

Nguồn: Vietmoz

Link từ các website Trust Rank cao có ảnh hưởng nhiều nhất tới vị trí website của bạn trên SERP. Nếu những website TR cao link tới site của bạn với những từ khóa có trong anchor text, thì cơ hôi trang web của bạn có mặt trong top 10 kết quả thông qua từ khóa sẽ tăng đáng kể.

Thế nào là website TR cao ??

Website Trust Rank cao là các trang web được Google tin tưởng. Nói chung, loại website này cần đạt 2 hay nhiều hơn những điều kiện sau đây:

  • Là website lâu đời và có thâm niên vài năm
  • Là website không chứa nội dung spam trong quá khứ
  • Là website có nhiều backlink từ các site khác
  • Là website thuộc sở hữu của các site quan trọng với chủ đề đặc trưng.
Bước 1: Tìm site có Trust Rank cao
Mặc dù PageRank được Google hiển thị trên thanh toolbar đang gây ra tranh cãi thì đây vẫn là công cụ đắc lực hỗ trợ tìm kiếm các website authority ( Nếu mức PageRank là 7 hoặc cao hơn)
Để tìm website authority, hãy làm như sau:
  • Sử dụng tính năng “add site” trong chức năng link của IBP
  • Sử dụng một trong những tùy chọn tìm kiếm (ví dụ, “tìm các website link tới đối thủ của bạn”)
  • Để IBP thêm ít nhất 500 trang web mới
  • Sắp xếp danh sách của PageRank bằng cách click tiêu đề cột “PR” trong danh sách.
Bước 2: Đặt link từ các website TR cao

Một khi đã tìm thấy site TR cao, bạn nên cố gắng đặt backlink từ site đó. Xem một lượt danh sách link trong danh sách của IBP rồi liên hệ với webmaster của các site đó.
Nếu bạn sở hữu một trang web tuyệt vời với nội dung chất lượng, bạn sẽ có nhiều cơ hội đặt link từ các trang TR cao.

Kế hoạch B: Phải làm khi các website TR cao không muốn link tới site của bạn?
 
Đôi khi, một site TR cao link tới nhiều website khác nhưng vì lý do nào đó, webmaster trang này lại không muốn link tới site của bạn.
Trong trường hợp đó, bạn vẫn có thể được lợi nhờ link mạnh mẽ này bằng cách liên hệ với webmaster của những site được website đó đặt link tới.

Trang web có TR cao link tới website B > Website B lại link tới trang của bạn.

Những link này được gọi là link tầng 2 ( second-tier link)
Làm thế nào để liên lạc với nhà cung cấp link second-tier nhanh chóng và thuận tiện

  1. Tìm một trang trên website TR cao có đặt link tới một hay nhiều website ngòai
  2. Nhập link các trang đứng top đầu trong bộ máy cung cấp link của IBP: IBP > các link > Thêm site > Nhập link
  3. IBP sẽ nhập các link này và nhận thêm thêm thông tin cho mỗi trang webSử dụng ứng dụng email tích hợp và tình duyệt web tích hợp của IBP để liên hệ với các website.
  4. Link từ website chất lượng cao rất quan trọng trong chiến lược đưa website lên google. Càng nhiều link dẫn tới website của bạn thì IBP càng dễ giúp bạn có được link cải thiện vị trí site trên Google và những bộ máy tìm kiếm khác.

101 international link building.png 5 sai lầm hay mắc phải trong chiến lược link building
Liên kết bên ngoài là một phần tất yếu của chiến lược SEO hiệu quả. Tuy nhiên, nó cũng được xem là một trong những thách thức lớn nhất cho các nhà làm SEO. Cùng xem qua 5 sai lầm phổ biến mà những người làm SEO hay mắc phải khi phát triển chiến lược link building.

>>> Bảo vệ thứ hạng website trên bộ máy tìm kiếm
>>> Pagerank Sculpting là gì?
>>> Những điều hoang tưởng về SEO
>>> Snickers thắng đậm nhờ chiến dịch SEO ngược đời
Chỉ dựa vào PageRank để đánh giá uy tín của một website
Những chiến lược link building hướng đến việc nhận được các link từ hàng loạt các website khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực. Nhưng một thực tế là trên thế giới internet, không phải tất cả các website đều tốt. Vậy làm thế nào bạn biết được một website nào đó tốt và đáng tin?
Câu trả lời là uy tín (authority) của website đó.  PageRank là một công cụ phổ biến được sử dụng để phỏng đoán độ tin cậy của một trang web. Tuy nhiên, xếp hạng website trên PageRank cũng nhiều khi gây hiểu lầm. Hiện tại, vẫn chưa rõ pagerank của một website quyết định như thế nào đối với vị trí của nó trên trang kết quả xếp hạng của các cỗ máy tìm kiếm. Nếu có, PageRank cũng chỉ cập nhật khoảng một lần mỗi quý. Tất nhiên, không thể phủ nhận hoàn toàn tác dụng của pagerank, nhưng cần nhận thức được những hạn chế của nó, và sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ khác trong việc đánh giá uy tín của một website. SEOmoz  cung cấp hai công cụ hữu ích là mozRank và mozTrust.  Bên cạnh đó, xem tổng lượt các comment và đánh giá của người dùng cũng giúp bạn hiểu thêm về cách cư dân mạng dùng để đánh giá uy tín của một website nào đó.
Xây dựng các liên kết với chỉ một từ khóa hoặc một cụm từ khóa.
Mục tiêu của chiến lược link building thành công là một hồ sơ liên kết tự nhiên. Nếu có 1000 người liên kết đến trang của bạn, thì chắc chắn rằng tất cả họ không sử dụng cùng một từ khóa.
Hầu hết các nhà làm SEO chuyên nghiệp đều biết điều này. Vì vậy, hãy làm như họ, sử dụng các từ khóa chính của bạn nhiều nhất có thể, theo dõi các neo văn bản mà bạn đang sử dụng, và đảm bảo rằng sự pha trộn của các neo văn bản này chứa các thông tin như: thương hiệu, địa chỉ website, các từ/cụm từ khóa phụ,…. Điều này làm tăng cơ hội liên kết với các từ khóa phụ đến các trang trong trên website của bạn.
Cố gắng đạt số lượng liên kết khổng lồ
Bạn cần hiểu rõ website của mình thật sự cần bao nhiêu liên kết để có đủ tính cạnh tranh. Giả sử đối thủ cạnh tranh hàng đầu của bạn trung bình có khoảng 1000 links, hãy đặt mục tiêu thiết lập số liên kết trên trang của bạn hơn con số kia khoảng 2-5%.
Cách này giúp bạn tối đa hóa hiệu quả của các hoạt động SEO. Bởi lẽ, nếu bạn không đặt mục tiêu số lượng liên kết cần đạt được dựa trên tính cạnh tranh của website, bạn có thể sẽ phải tiêu tốn nhiều thời gian cho việc link building thay vì tăng cường tối ưu hóa website hoặc tập trung vào các phương tiện truyền thông xã hội.
Chỉ liên kết đến trang chủ
Bạn nên thiết lập liên kết đến toàn bộ các trang trên website của bạn thay vì chỉ đặt liên kết đến trang chủ. Nếu website của bạn có cấu trúc link nội bộ tốt, có thể link đến bất cứ trang nào trên nó, chắc chắn sẽ giúp tăng thứ hạng của toàn bộ hệ thống webiste. Thêm vào đó, nó giúp bạn có thể sử dụng nhiều từ khóa để tối ưu website cũng như điều hướng lượng truy cập đến trang của bạn nhiều hơn.
Phân tích link trao đổi của các website đối thủ được xếp hạng không dựa trên những từ khóa giống bạn.
Thông thường 5 đối thủ cạnh trang hàng đầu trong một ngành công nghiệp có thể không phải là 5 website hiển thị đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm. Hãy thực hiện việc tìm kiếm các thuật ngữ của bạn, phân tích và xem xét hoạt động link building của 5 trang đầu tiên được tìm thấy bằng những thuật ngữ đó. Việc làm này sẽ giúp bạn có được cái nhìn chính xác và thực hiện thành công hoạt động link building nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho website của mình.
Nguồn: SEOmoz

Thứ hạng website của bạn trên bộ máy tìm kiếm là một nhân tố quan trọng trong toàn bộ chiến dịch marketing của bạn. Hiện giờ, có những cách tăng cường việc phổ biến liên kết của bạn với các phương pháp hợp lý. Tuy nhiên, có nhiều nhà quản trị web không trung thực đang cố gắng làm việc này bằng cách đánh lừa các công cụ tìm kiếm.

>>> Mổ xẻ quá trình tìm kiếm của Google

Các công cụ tìm kiếm biết điều này, họ đã có cách bảo vệ tránh khỏi các trang “spam” và các site tìm cách tăng xếp hạng bằng các phương pháp không trong sạch.
Khi một bộ máy tìm kiếm phát hiện ra những site như vậy, site đó sẽ bị đánh tụt hạng hoặc thậm chí bị loại bỏ khỏi chỉ mục tìm kiếm.
Nhưng cũng có một số site hoàn toàn trung thực, chất lượng lại bị nhầm lẫn với các web vi phạm. Trang của bạn có thể có nguy cơ bị liệt vào mạng “spam” và gỡ khỏi chỉ mục của bộ máy tìm kiếm, ngay cả khi bạn chẳng làm gì đáng bị đối xử khắc nghiệt như vậy. Tuy nhiên, có một số việc bạn có thể làm và chắc chắn không nên làm sẽ ngăn cản sự thiếu sáng suốt này.
Phổ biến đường liên kết phần lớn được dựa trên chất lượng site mà bạn liên kết đến. Google ưu tiên tiêu chuẩn này trong việc xếp hạng các website, và hầu như tất cả các bộ máy tìm kiếm trên Internet hiện giờ sử dụng nó. Có những cách thức hợp lệ để tiến hành tăng cường sự phổ biến liên kết, nhưng bạn phải hết sức cẩn thận để lựa chọn liên kết đến site nào. Google thường đặt các án phạt trên site liên kết đến site khác chỉ nhằm mục đích thúc đẩy sự phổ biến liên kết thiếu trung thực. Thực tế họ  đặt cho những liên kết này cái tên “những hàng xóm tồi”.
Bạn có thể đạt được kết quả đến mức độ là bạn không thể bị phạt khi một người hàng xóm tồi liên kết đến site của bạn, sự trừng phạt chỉ xảy ra khi bạn là ngưởi gửi link đến một hàng xóm tồi. Nhưng bạn phải kiểm tra, và nên kiểm tra lại 2 lần, tất cả các đường link hoạt động trên trang liên kết của bạn để đảm bảo bạn không liên kết đến một vị hàng xóm tồi.
Điều đầu tiên để kiểm tra là liệu những trang bạn liên kết đến có bị phạt hay không. Cách trực tiếp nhất để làm việc này là download công cụ Google tại toolbar.google.com. Khi đó bạn sẽ thấy rằng phần lớn các trang mang một “Pagerank” được đại diện bởi một dải chỉ thị màu xanh lá cây trên công cụ Google. Đừng liên kết đến bất cứ site nào không có chút vạch màu xanh nào. Đặc biệt khi nó hoàn toàn màu xám, rất có thể những trang đó bị phạt. Nếu bạn được liên kết đến trang này, bạn có thể nhận sự trừng phạt từ các bộ máy tìm kiếm.
Đừng e ngại nếu liên kết đến các site chỉ có một chút vạch xanh. Những site này không bị phạt và những liên kết của họ có thể sau này sẽ tăng trưởng về mặt giá trị và mức độ phổ biến. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn giám sát chặt chẽ các liên kết để biết chắc chắn rằng trong một chừng mực nào đó các bộ máy tìm kiếm không duy trì sự trừng phạt khi bạn liên kết đến các site này.
Một trò ma giáo nữa mà các quản trị web thiếu trung thực sử dụng để thúc đẩy sự phổ biến liên kết là sử dụng text ẩn. Các bộ máy tìm kiếm thường sử dụng những từ ngữ nằm trên trang web làm nhân tố để tạo nên những xếp hạng, điều này có nghĩa là nếu text trên trang của bạn chứa các từ khóa, bạn có nhiều cơ hội làm tăng thứ hạng của bạn trên bộ máy tìm kiếm hơn trang không chứa không chứa text gồm các từ khóa.
Một số quản trị web đã nghĩ ra việc ẩn đi các từ khóa của họ để bất cứ vị khách ghé thăm trang web của họ không trông thấy. Ví dụ, họ sử dụng các từ khóa nhưng làm chúng có màu sắc tương tự như màu nền của trang, ví dụ  rất nhiều từ khóa màu trắng trên một nền trắng. Bạn không thể thấy những từ này bằng mắt thường nhưng con mắt của bọ tìm kiếm (spider) bộ máy tìm kiếm có thể nhận ra chúng một cách dễ dàng! Một spider là chương trình mà các bộ máy tìm kiếm sử dụng để lập chỉ mục các trang web, và khi nó thấy những từ mà mắt thường không trông thấy này, nó sẽ quay lại và tăng xếp hạng của trang đó.
Các quản trị web có thể là thông minh và đôi khi đến độ ranh mãnh, nhưng các bộ máy tìm kiếm đã phát hiện ra những trò thủ thuật này. Ngay khi một bộ máy tìm kiếm nhận ra việc sử dụng tex ẩn, trang web sẽ bị trừng phạt.
Khía cạnh tiêu cực của việc này là đôi khi spider có một chút hăng hái quá mức và phạt nhầm trang web. Ví dụ, nếu màu nền của trang web của bạn màu xám và bạn đặt text xám bên trong một hộp màu đen, spider sẽ chỉ ghi nhận text màu xám và cho rằng bạn đang sử dụng text ẩn. Để tránh bất cứ nguy cơ phạt nhầm, đơn giản là yêu cầu nhà quản trị web của bạn đừng để màu sắc text giống màu nền trang web nhé.
Một vấn đề tiềm tàng nữa có thể bị trừng phạt là “keyword stuffing” (nhồi nhét từ khóa). Sử dụng từ khóa trong đoạn text trên trang của bạn là điều quan trọng nhưng đôi khi bạn có thể nhiệt tình thái quá khi mời chào các spider ghé thăm. Một bộ máy tìm kiếm sử dụng cái gọi là “Keyphrase Density”(mật độ cụm từ khóa) để quyết định liệu một site có đang cố gắng thúc đẩy xếp hạng của họ một cách thiếu trung thực hay không. Đó là tỉ lệ các từ khóa so với các từ khóa còn lại trên trang. Các bộ máy tìm kiếm đưa ra một hạn định với số lần một từ khóa được sử dụng trước khi quyết định bạn đã hành động quá trớn và phạt website của bạn.
Hãy chắc chắn là bạn không sử dụng cụm từ này trong mọi câu. Biên tập cẩn thận đoạn text trên site của bạn một cách tự nhiên sao cho từ khóa không bị lặp lại liên tục. Một quy tắc hay là từ khóa của bạn đừng bao giờ xuất hiện nhiều hơn 50% các câu trên trang web.
Nguy cơ tiềm tàng cuối cùng được biết đến là “cloaking”. Cloaking là khi máy chủ hướng một khách truy cập đến 1 trang trong khi lại hướng spider của bộ máy tìm kiếm đến một trang khác. Trang mà spider trông thấy nhưng người truy cập thông thường không nhìn thấy và được cố ý thiết lập nhằm tăng thứ hạng site trên bộ máy tìm kiếm. Một trang cloaked cố gắng gửi cho spider mọi thứ, nó cần thúc đẩy nhanh chóng xếp hạng của trang đó lên vị trí xếp hạng hàng đầu.
Các bộ máy tìm kiếm phản ứng rất cứng rắn với hành động lừa đảo, áp đặt những trừng phạt không nương tay đối với những site này. Vấn đề cuối cùng là đôi khi một số trang áp dụng cloaking vì những lý do trong sáng, như ngăn chặn tình trạng trộm code, thường được gọi là hiện tượng “pagejacking”. Sự bảo vệ theo kiểu này không còn cần thiết nữa vì ngày nay các webmaster đã sử dụng những nhân tố “off page” ví dụ như sự phổ biến liên kết.
Khi bạn cần mẫn phổ biến các liên kết và tăng cường thứ hạng của bạn, bạn phải biết cách tránh bị phạt một cách không công bằng. Hãy đảm bảo theo dõi site của bạn sát sao và tránh bất cứ phương pháp thúc đẩy thứ hạng thiếu trung thực nào.
Nguồn:  Thegioiweb

SEO là một nghệ thuật, một công việc hàng ngày và mang tính cạnh tranh cao. Không ít người hứa những điều không tưởng về kết quả công việc SEO đối với bạn và sau đây là 5 trong số đó.

>>> Các nguyên nhân khiến website của bạn có tỷ lệ bounce rate cao?
1. Kết quả 24 giờ
Không ai có thể thấy được kết quả của công việc này chỉ trong vòng 24 giờ. Có rất nhiều lời quảng cáo từ phía các SEO mũ đen như “Lên top 10 chỉ trong vòng 8 giờ”. Theo kinh nghiệm của những chuyên gia SEO lâu năm, những “ông lớn” trong thị trường tìm kiếm – Google, Yahoo, MSN – đều mất tới cả ngày chỉ để đặt chỉ mục các trang web.
Google luôn là công cụ lôi kéo được nhiều chủ sở hữu trang web mới – cho dù thế nào đi nữa thì cuộc chiến thứ hạng tìm kiếm vẫn diễn ra thường xuyên. Hầu hết các nguyên nhân để mang đến thành công là nhờ việc xây dựng những liên kết có chất lượng và/hoặc những độc giả trung thành.
Tất cả những người làm SEO nói đến kết quả mang lại nhanh chóng là do họ phát tán các liên kết của trang web với tốc độ cao và điều này có thể mang đến kết quả ngược lại do các cỗ máy tìm kiếm liệt họ vào những trang web spam và loại bỏ khỏi các thuật toán tìm kiếm. Điều này không mang lại lợi ích lâu dài cho một trang web muốn vươn lên thứ hạng cao trong mắt các công cụ tìm kiếm.
2. Vị trí top là mãi mãi
Không có gì có thể đảm bảo vị trí của một trang web trước thứ hạng của công cụ tìm kiếm nếu như chất lượng của trang web vẫn chỉ dậm chân tại chỗ, và trang thứ hạng của trang web đó có thể mất bất cứ lúc nào vào tay các đối thủ của mình. Đây là điều chắc chắn bởi các trang khác luôn tìm cách để cải thiện thứ hạng của mình trong con mắt của công cụ tìm kiếm. Và cũng không có sự chắc chắn nào cho các vị trí trong trang kết quả đầu tiên.
Đối với những trang web mới, cần phải có một vài thủ thuật nhỏ để nhanh chóng đạt được những thứ hạng nhất định. Nhưng để lọt vào top 10 trong bảng kết quả thì đó là một công việc vô cùng khó khăn. Một vị trí tốt là một trang web có khởi đầu chậm chạp và lớn lên cùng với sự phát triển của trang web.
3. Meta Tags
Một số “chuyên gia” SEO sẽ bám lấy lời đồn về để đẩy nhanh tốc độ thăng hạng của trang web. Trong khi đó điều này được chứng minh rằng một số công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay (Google, Yahoo, MSN) đã bỏ qua phần nội dung này, và thay vào đó là dựa vào nội dung đặt trong trang web. Đã có quá nhiều các nhà quản trị web spam các từ khóa của mình vào thẻ này một cách vô nghĩa.
Thay vì việc đưa từ khóa vào thẻ , người làm SEO có thể tối ưu các từ khóa vào
4. Đăng ký vào các công cụ tìm kiếm
Đã có rất nhiều lời quảng cáo tương tự như: “Chúng tôi sẽ đăng ký trang web của bạn lên 2.000 công cụ tìm kiếm”. Tất nhiên là việc đăng ký trang web lên càng nhiều danh bạ hoặc các công cụ tìm kiếm là tốt nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng, mục tiêu chính vẫn là Google và hai công cụ tìm kiếm khác là Yahoo và MSN (hiện giờ là Bing). Với 3 công cụ tìm kiếm này, có tới 99% người dùng sử dụng để tìm kiếm những thứ mà họ muốn và điều đó có nghĩa là 1.997 công cụ tìm kiếm còn lại đã đăng ký là vô nghĩa.
Nếu có thể đưa trang web lên top 10 kết quả trả về của một công cụ tìm kiếm nhỏ thì các công cụ tìm kiếm lớn hơn sẽ coi trọng hơn là những backlink có giá trị. Vì vậy, việc đăng ký vào các công cụ tìm kiếm nhỏ vẫn mang lại những giá trị rất mơ hồ cho trang web.
Như vậy, việc đăng ký trang web vào các công cụ tìm kiếm nhỏ tuy không gây tác hại nhưng bạn cũng đừng đặt quá nhiều kỳ vọng có thể mang lại những kết quả khả quan hơn cho thứ hạng của trang web tại các công cụ tìm kiếm lớn. Vậy nên đừng hy vọng vào các phần mềm gửi lên thư mục hay công cụ tìm kiếm hoặc tệ hơn thuê người nào đó làm điều này.
5. Hay link tốt hơn link hay
Tất cả những người đã bước chân vào nghề SEO đều hiểu rõ, các liên kết có thể giúp cho thứ hạng của trang web được tăng cao trong các công cụ tìm kiếm. Ngày nay, các công cụ tìm kiếm đã được cải tiến thông minh hơn và coi trọng sự phù hợp của nội dung với từ khóa tìm kiếm hơn là quá nhiều liên kết. Một trang web có quá nhiều liên kết nhưng lại không có nội dung phù hợp với từ khóa đó sẽ chỉ thăng hạng nhanh chóng trong một thời gian ngắn rồi sau đó sẽ nhanh chóng chìm vào lãng quên hoặc bị loại khỏi công cụ tìm kiếm.
Người quản trị có thể nhanh chóng phát tán các liên kết của trang web mình tới rất nhiều trang web khác, nhưng một liên kết thực sự có giá trị phải là một liên kết tới những trang web có vị trí cụ thể với những nội dung tương đồng.
Tóm lại
Có rất nhiều những câu chuyện hoang đường khác về thế giới SEO – về cách thức nhanh chóng đưa trang web lên top 10 kết quả tìm kiếm. Nhưng trên thực tế, những cách đó chỉ mang lại hiệu quả trong một thời gian ngắn rồi sau đó là những kết quả hoàn toàn trái ngược với mong muốn của người quản trị.
Nguồn: Marketingonline

pagerank Pagerank Sculpting là gì?Pagerank Sculpting tạm dịch là chế tác pagerank là việc mà Webmaster quản lý những link liên kết ra ngoài. Liên kết nào phải dùng no-follow để chặn không cho các máy tìm kiếm nhận biết sự liên quan, liên kết nào phải chú trọng link sang để tiến hành cho website đó.
Trong thế giới SEO, những link liên kết không chỉ là việc đơn thuần là chiếc cầu kết nối từ Site A tới Site B, mà còn là chìa khóa cho các máy tìm kiếm đánh giá mức độ liên quan giữa hai website. Với mỗi trang, hàng ngày hàng giờ các Search Engine thả bọ truy cập vào và thu thập thông tin của những liên kết trên trang web để xác định ba vấn đề: trang này “nói” về cái gì, các website khác “nói” gì về trang này và vị trí của trang này so với các trang khác (pagerank).

>>> Tại Sao Google Thích Nội Dung Gốc Và Luôn Update?
Đôi khi, do sử dụng những link mặc định áp dụng trên toàn website (như ở sidebar, menu hay thanh ngang navigator bar), bạn phải chấp nhận những liên kết tới các website có nội dung ít liên quan đến chủ đề của page. Việc Pagerank Sculpting một mặt sẽ giúp bạn hạn chế các những tác động tiêu cực từ các liên kết ngoài này hay hạn chế nhận diện sự thất thoát link liên kết đó, một mặt củng cố lại cho Google nhận diện những liên kết có ý nghĩa đến các website khác liên quan.
Nói đến Pagerank Sculpting là nói tới thẻ no-follow. Lý do các webmaster hay sử dụng thẻ no-follow để kiểm soát link liên kết là vì thẻ này chặn sự thất thoát liên kết từ website của mình dẫn ra site khác. Việc thêm thẻ no-follow để kiểm soát link sẽ che giấu được link đó khỏi sự ghi nhận của máy chủ tìm kiếm và làm gia tăng thêm tỷ lệ chất lượng chia sẻ cho những link còn lại. Đó được gọi là sự Pagerank Sculpting.
Kỷ nguyên mới của Pagerank Sculpting
Gần đây, chiến thuật của các chuyên gia SEO trở nên mất phương hướng khi Google đã thay đổi cách thức xử lý liên kết có dùng no-follow. Theo cách thức mới đề xuất, thì thay vì coi như liên kết có thẻ no-follow đó bị ẩn đi và chất lượng pagerank dồn cho các link bình thường khác thì hiện nay Google đã chia đều chất lượng pagerank cho các link và coi chúng là như nhau, dù có no-follow hay không.
Ví dụ: bạn có 1 page có pagerank 4
Bạn có 4 link ra ngoài ra 4 site khác nhau trong đó có 2 link dùng nofollow và 2 link không dùng (link bình thường). Trước kia những link không dùng no-follow sẽ được nhận giá trị pagerank là 2, thì bây giờ chúng chỉ được nhận giá trị 1 vì pagerank đã được chia đều cho cả 4 link.
Sự thay đổi này dẫn webmaster không còn có thể tập trung dồn pagerank cho 1 số link “hạt giống” được nữa mà bắt buộc phải chia sẻ pagerank đều cho tất cả các link ra ngoài. Những giải pháp quảng bá web mà các dịch vụ SEO ở Việt Nam đang áp dụng hầu hết đều dựa vào số lượng backlinks hơn là chất lượng của nó. Khiến việc google đánh giá pagerank của các website này rất cao những đổi lại keywords ranking thì hoàn toàn không có. Vậy đâu là sai lầm khi đã từ lâu google và các search engine đã ngầm đánh giá lại giá trị của những liên kết được gắn thẻ nofollow?
Đã đến lúc các bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của những liên kết hướng về website của bạn hơn là số lượng của chúng.
Nguồn: Thegioiweb

Chiến dịch SEO mới đây nhất của Snickers nhắm mục tiêu đến những người đánh sai lỗi chính tả trên thanh tìm kiếm Google. Đây được xem là nước đi mạo hiểm nhưng đã đem lại hiệu quả cao.

SNickers Snickers thắng đậm nhờ chiến dịch SEO ngược đời
Trong khi tất cả các công ty đều đánh giá cao sự thông minh và hiệu quả của các chiến dịch SEO với các từ khóa tìm kiếm liên quan mật thiết đến hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình thì gần đây, hãng chocolate nổi tiếng Snicker đã đi một nước cờ mạo hiểm. Ấy thế mà kết quả của sự liều lĩnh này lại vô cùng khả quan! Chiến dịch SEO mới đây nhất của Snicker nhắm mục tiêu đến những người đánh sai lỗi chính tả trên thanh tìm kiếm của Google.
Ý tưởng được hình thành khi Snickers nhận ra rằng có rất nhiều nhân viên văn phòng hầu như không thể tiếp cận với mạng xã hội hay những phương tiện dễ dàng viral khác mà hãng này và nhiều công ty khác thường xuyên sử dụng để làm thương hiệu. Hầu hết các văn phòng có xu hướng chặn các loại trang liên quan đến tên của các sản phẩm, dịch vụ được quảng bá. Chiến lược này đã được thực hiện, nhằm vào những người sử dụng Google.
bar Snickers thắng đậm nhờ chiến dịch SEO ngược đời
Snickers mua khoảng 25.000 các thuật ngữ tìm kiếm sai chính tả. Hãng đã “xắn tay áo” ngồi làm việc với Google để sắp xếp ra những cách thức viết sai thông dụng nhất của các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Mỗi khi có 1 từ khóa sai được người dùng tìm kiếm, một quảng cáo (do Snickers trả phí) sẽ xuất hiện và link trực tiếp tới website youcantspellwhenyourehungry.com (bạn không thể đánh vần khi bạn đói.com). Nội dung của trang hết sức đơn giản. Hình ảnh chủ đạo của giao diện là một thanh kẹo Snickers với cái nhãn mác có các chữ Snickers bị đánh sai như Sikckers, Snickres,… liên tiếp thay đổi nhau bằng dạng flash. Đi kèm đó là một thông điệp từ thương hiệu: OH DEER, ITS HARD TO SPEL WHEN YOUR HUNGRY (Bạn thân mến, quả thật rất là khó khăn để viết đúng chính tả khi bạn đang đói!) và IF YOU KEAP MAKING TYPING MISTAKES GRAB YOURSELF A SNICKERS FAST (Nếu bạn còn tiếp tục mắc lỗi đánh máy, chộp nhanh một thanh Snickers nào!). Ở đây, chữ DEER (Dear), SPEL (spell) và KEAP (keep) bị Snickers cố tình viết sai chính tả. Trang này cũng mời gọi du khách truy cập vào Facebook Fanpage của Snickers.
Snickers và Công ty làm PR cho hãng (AMV BBDO, Anh) tuyên bố với chiến thuật tìm kiếm thông minh này, hãng đã tiếp cận được hơn 500.000 người thuộc đối tượng đã “khoanh vùng” . Tất nhiên, ngoài việc tiếp cận được những người đánh sai chính tả thì Snicker còn tiếp cận được cả những người vốn đã không biết cách đánh vần chính xác các từ.
Câu slogan và cũng là thông điệp của chiến dịch quảng cáo: “You are not you when your hungry” (Bạn không còn là chính mình khi đang đói) tạo ra một ngữ cảnh rộng lớn. Khía cạnh tuyệt vời của chiến lược này là không chỉ nhắm trúng những người đã quan tâm nên tìm kiếm cái tên thương hiệu Snicker mà còn nhắm trúng những người vốn cũng quan tâm đến thương hiệu, dù rằng trong lúc search họ không hề nghĩ đến cái tên thương hiệu trong đầu
Xét một cách toàn diện, chiến dịch SEO ngược đời của Snickers đã hết sức thành công, trở thành một minh chứng điển hình cho những doanh nghiệp muốn đột phá và sẵn sàng thử nghiệm dù rằng đó là những ý tưởng tưởng chừng như ngớ ngẩn và mạo hiểm, đặc biệt là với việc marketing qua web.
Cùng xem video clip về chiến dịch tại đây:

Theo Admicro

Hằng ngày, với hang tỷ tìm kiếm được thực hiện trên Google, ông lớn này đã thực sự trở thành cỗ máy tìm kiếm vĩ đại và khổng lồ nhất trên thế giới mạng. Với thời gian hiển thị kết quả gần như là tức thì với lượng thông tin “khủng”, Google gần như đã có mặt ở mọi ngóc ngách của thế giới mạng. Làm cách nào mà Google có thể làm được một điều gần như là không tưởng đó, hãy cùng xem infographic sau để hiểu rõ hơn về ông lớn này và xem Google thực sự LỚN thế nào.

>>> 4 hình phạt của Google dành cho website seo quá đà
InfographicvnGoogleSearchInfographic600px bcc11 Mổ xẻ quá trình tìm kiếm của Google
Nguồn: GenK

Kể từ thuật toán Google Panda xuất hiện vào giữa năm 2011 mọi nguời không ngừng bàn tán về những thay đổi mạnh mẽ của công cụ tìm kiếm Google xoay quanh vấn đề Content mới và có bị trùng lặp nội dung hay không. Trong khi các chuyên gia Content Marketing  xem đây như là một động thái đã đuợc báo truớc thì các SEOer lại không mấy vui vẻ truớc thuật toán này. Mọi nguời bàn tán hậu quả, cách khắc phục…nhưng có một vấn đề duờng như ít đuợc quan tâm đó là:
Xin lấy một đoạn trích mở đầu Của Search Engine Optimazation Starter Guider, Google giải thích rõ ràng lý do tại sao bạn nên làm theo những huớng dẫn SEO của họ một cách tốt nhất:
“…Thực hành theo những huớng dẫn SEO duới đây sẽ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hơn trọng việc thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và hiểu nội dung của website bạn tốt hơn.”
Tại vì chúng ta đang tham gia trò chơi với Google và họ là nguời ra luật chơi/ thay đổi thuật toán cho nên ta cần phải tuân thủ mới hy vọng có kết quả tốt đuợc.
Tiếp theo xin giải thích cụm từ “ nội dung tự nhiên”. Nguyên bản của nó là “organic content”, nếu trong quá trình tìm hiểu về seo mà bạn thấy cụm từ này và hiểu theo nghĩa đen của nó là nội dung hữu cơ thì có lẽ không rõ bản chất nó cái gì. Để hiểu nó bạn cần biết tại sao Panda ra đời?
Đó là vì muốn trừng phạt nội dung rác mà SEOer tạo ra để lấy backlink, nội dung đó có thể do dùng phần mềm xáo trộn vị trí câu từ của một bài, đầu voi đuôi chuột tóm lại là thứ nội dung mà nguời dùng đọc vào cảm thấy chắp vá , không tự nhiên không hiểu gì hết và bực bội (chính là kỹ thuật spin). Chính vì thế “organic content” là nội dung huớng nguời dùng, tự viết nhằm đáp ứng nhu cầu nguời dùng trái ngược hẳn nội dung rác kia. Cho nên dùng từ nội dung tự nhiên cũng tạm chấp nhận đuợc. (tuy nhiên cũng chỉ là tương đối vì chỉ cần gia tăng lượng liên kết nội bộ thì chất lượng lại tăng lên và không bị phạt  )
Có thể thấy vai trò quan trọng của nội dung mới:
  • Nội dung mới không chỉ giữ chân đuợc lượng visistor quen thuộc (Returning visitor) của bạn mà còn kiếm thêm đuợc lượng visistor mới.
  • Tạo nội dung hấp dẫn và hữu ích có tác dụng rất tốt cho website của bạn hơn hẳn mọi yếu tố khác trong SEO.
  • Nội dung tự nhiên chất luợng sẽ có khả năng viral ( lan truyền) giúp bạn tạo dựng danh tiếng cho website đối với nguời dùng và công cụ tìm kiếm. (có thể tạo backlink tự nhiên giống Litado đang làm)
  • Thiết kế website của bạn nhằm phục vụ nhu cầu của visistor và đảm bảo các yếu tố kĩ thuật thân thiện công cụ tìm kiếm sẽ tạo ra những kết quả tích cực trong bảng xếp hạng tự nhiên – SEO.
Google lấy thông tin của nguời dùng bằng cách nào và sử dụng chúng ra sao?
Google đưa ra 2 cách mà họ có đuợc thông tin nguời dùng trực tuyến.
Những thông tin mà bạn cung cấp cho Google khi đăng kí sử dụng một dịch vụ nào đó của Google. Nhiều dịch vụ yêu cầu bạn phải đăng kí một tài khoản Google và từ đó họ có thông tin cá nhân như: tên, địa chỉ, email, số điện thoại…
- Những thông tin Google nhận đuợc từ vệc bạn sử dụng dịch vụ của họ – Ví dụ như khi bạn truy cập 1 webstie có sử dụng quảng cáo của Google bạn sẽ xem hoặc tuơng tác với nội dung và quảng cáo, Google sẽ khai thác đuợc thông tin đó.
Vậy Google sử dụng những dữ liệu đó như thế nào?
Theo lời giải thích của Google như sau:
“ Chúng tôi sử dụng thông tin thu thập từ tất cả các dịch vụ của chúng tôi để cung cấp, duy trì, bảo vệ và cải thiện chúng, để phát triển những cái mới, để bảo vệ Google và nguời dùng. Chúng tôi sử dụng thông tin này để cung cấp cho bạn những nội dung đuợc thiết kế sẵn giống như là đem lại cho bạn kết quả tìm kiếm và quảng cáo có liên quan.”
Như vậy đã rõ 3 lý do chính:
1. Cải thiện trải nghiệm nguời dùng:
Google xét về bản chất cũng là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chính vì thế họ cần tạo ra đuợc giá trị cho nguời sử dụng, tăng trải nghiệm và mức độ hài lòng của nguời dùng đồng nghĩa với việc có nhiều nguời sử dụng dịch vụ của họ hơn.
2. Tinh chỉnh mục tiêu quảng cáo:
Với doanh thu 36 tỷ USD trong năm 2011 Google đã trở thành chuyên gia tổng hợp dữ liệu của nguời bán hàng và khách hàng. Để giữ đuợc khỏan lợi nhuận kếch xù này họ luôn cần đến dữ liệu chính xác hơn bao giờ hết. Và chỉ có nội dung gốc và mới mẻ mới có thể cung cấp dữ liệu sạch hơn các bản lưu nội dung cũ.
Xin trích lại lời của Google : “We also use this information to offer you tailored content – like giving you more relevant search results and ads.”
3. Tạo ra đồ thị tri thức thông minh nhân tạo ( AI knowledge graph)
Đồ thị tri thức thông minh nhân tạo là gì?
Google muốn tạo ra một công cụ tìm kiếm đủ thông minh để hiểu mối liên quan giữa các thực thể khác nhau trong thế giới của chúng ta. Ý tuởng của họ là xây dựng một đồ thị tri thức rất lớn về sự kết nối giữa các thực thể và những thuộc tính của chúng với nhau.
Nguồn cung cấp dữ liệu nguyên gốc và tuơi mới nằm trong kế hoặc khống chế của Google nhằm tạo ra một đồ thị tri thức thông minh toàn diện để tăng sức mạnh và độ phức tạp cho công cụ tìm kiếm của họ. Đây là lí do tại sao trang webmaster của Google kịch liệt chỉ trích những cách SEO không tự nhiên:
“.. Chèn nhiều từ khóa không cần thiết nhằm vào công cụ tìm kiếm… Gây phiền nhiễu hoặc vô nghĩa cho nguời sử dụng…”
Với những thuật toán bắt buộc mọi nguời phải tập trung xây dựng nội dung mới và nguyên gốc nhằm phục vụ cho Google dựa trên ba lý do ở trên. Ta có thể thấy tuơng lai của Google phụ thuộc rất nhiều vào những tiêu chuẩn nội dung gốc và mới. Việc bỏ công sức vào viết nội dung vừa giúp ta thích nghi với Google nhưng cũng đang mở đuờng cho thống trị của Google trong tuơng lai.
Và có nhiều lỗi trùng lặp nội dung trong quá trình chúng ta làm cần phải khắc phục như: www và non-www, hay như sử dụng công nghệ mobile cũ tạo nên nhiều phiên bản nội dung cho nhiều thiết bị (nhưng cùng 1 nội dung). Vì vậy hãy tìm hiểu các lỗi có thể xảy ra và khắc phục chúng. Đừng quên tạo ra nội dung tươi mới và độc đáo mỗi ngày.

 1. Web design & tính khả dụng:
Nhưng thiết kế trong cách trình bày website là rất quan trọng trong vấn đề này. Theo nghiên cứu thì có đến 30% người được cho là sẻ rời website của bạn nếu họ phải chờ quá 30s và gấp đôi số đó nếu thời gian chờ lên đến 50s.

>>> 5 kỹ thuật SEO nâng cao giúp từ khóa “ lên đỉnh”
avg page load time Các nguyên nhân khiến website của bạn có tỷ lệ bounce rate cao?
2. Nội dung:
Đây là một vấn đề cũng quan trọng không kém, hãy chắc rằng trang đích của bạn chứa nội dung tập trung vào những vấn đề cụ thể liên quan đến những từ khóa cụ thể. Tránh trường lạc đề và không mang lại kết quả cụ thể.
content Các nguyên nhân khiến website của bạn có tỷ lệ bounce rate cao?
3. Lựa chọn từ khóa:
Trong thế giới marketing online thì việc lựa trọn từ khóa tốt có thể đem lại cho website của bạn rất rất nhiều traffic từ số lượng người tìm kiếm từ khóa đó. Nhưng vấn đề ở đây là vì tham lam những từ khóa giàu tài nguyên đó mà bạn bỏ qua yếu tố người dùng ở đây
search engine 300x92 Các nguyên nhân khiến website của bạn có tỷ lệ bounce rate cao?
Theo Seovietnam

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.