Articles by "Du-hoc-canada"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Du-hoc-canada. Hiển thị tất cả bài đăng

Trang bị chu đáo cho mình những hành trang vật chất và kiến thức là điều vô cùng cần thiết khi du học tại Canada. Với bài viết này hy vọng bạn sẽ tìm thấy một cẩm nang đồng hành hữu ích cho khoảng thời gian lên đường và những ngày đầu sinh sống tại đất nước "phong lá đỏ".

Phần 1 của bài viết Cẩm nang toàn tập du học Canada sẽ chủ yếu xoay quanh những hành trang bạn cần chuẩn bị khi sắp lên đường như giấy tờ, thủ tục cần thiết, quần áo, thực phẩm,...

1. Giấy tờ tùy thân

Trước khi lên đường, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ các giấy tờ tuỳ thân để đảm bảo không quên gì. Bạn cần có trong tay những vật dụng sau:

Hộ chiếu: Hãy kiểm tra hộ chiếu xem còn hạn và hợp lệ hay không.

Visa du học: Được dán thẳng trong hộ chiếu. Trên visa có ghi MULTIPLE nghĩa là bạn có thể ra vào nước Canada nhiều lần trong khoàng thời gian có giá trị mà không cần phải làm thêm thủ tục gì với cơ quan di trú (CIC) của Canada. Tuy nhiên để chắc chắn bạn cũng nên tham khảo ý kiến cơ quan CIC sở tại trước khi rời Canada vì đôi khi có những quy định mới mà bạn chưa nắm bắt kịp. Nếu visa ghi SINGLE, bạn chỉ có quyền vào Canada một lần mà thôi. Sau khi rời khỏi nước này, lần tới trở vào bạn phải làm lại thủ tục xin nhập cảnh như lần đầu tiên.

Thư của Đại sứ quán Canada: Lá thư chấp thuận cho bạn vào học ở Canada được dán ngay vào trong hộ chiếu, bạn kiểm tra xem. Khi đến cửa khẩu Canada bạn sẽ phải trình cho nhân viên di trú xem lá thư này. Cần phải là bản chính.

Thư chấp thuận nhập học của trường học tại Canada: Cần có bản chính lá thư chấp thuận của trường mà bạn sẽ theo học để trao cho nhân viên di trú khi đến sân bay Canada.

Vé máy bay: Bạn cần kiểm tra lộ trình chuyến bay được ghi trên vé xem có đúng không. Vé của bạn thường là vé 1 chiều, nhưng nếu có dự kiến về thăm gia đình trong thời gian trước 1 năm, bạn có thể mua vé hai chiều để tiết kiệm chi phí.

Chứng minh nhân dân: Nếu không có việc gì cần dung ở Việt Nam bạn hãy đem CMND theo. Nó có thể sẽ hữu ích trong một số trường hợp khi bạn cần chứng minh gốc tích của mình mà không có sẵn trong tay các loại thể chứng minh khác của Canada.

Giấy khai sinh: Đem theo 1 hay 2 bản tiếng Việt có công chứng và vài bản dịch ra tiếng Anh hoặc Pháp có công chứng.

Học bạ: Bạn có thể sẽ cần đến học bạ khi xin vào học ở một số trường tiếp theo trường đang học. Do đó, nên có một bản tiếng Việt của học bạ và vài bản sao, dịch tiếng Anh hay tiếng Pháp (luôn luôn có công chứng).

Bằng tốt nghiệp: Hãy mang theo bản gốc bằng Tốt nghiệp Đại học, Cao Đẳng, THPT hay cơ sở và vài bản dịch có công chứng, tuỳ theo bạn đã học đến đâu. Bạn sẽ cần đến chúng để xin học cao hơn.

Một cuốn sổ ghi chú: Hãy mang theo một quyển sổ nhỏ trong đó bạn ghi chép tất cả các địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email cần thiết như: Trường học của bạn cùng tên, những người có trách nhiệm, người quen ở Canada, nhà bạn ở, tên các cô, thầy giáo, bệnh viện, công ty bảo hiểm, công ty thẻ tính dụng, ngân hàng của bạn, v.v…. Tránh ghi trong sổ này: Các mã khoá (password), số tài khoản, số thẻ tín dụng, v.v…nói chung là các dữ liệu bí mật của bạn.

2. Tài liệu học tập khi du học Canada

Từ điển: Từ điển Anh (Pháp) – Việt và Việt - Anh (Pháp) có lẽ sẽ là quyển từ điển hữu ích nhất cho bạn trong thời gian đầu. Bạn có thể mua chúng tại Canada nhưng nói chung sẽ đắt hơn nhiều lấn so với mua tại các cửa hàng sách Việt Nam.

Sách học và tài liệu nghiên cứu (nếu bạn du học Sau đại học) và tất cả những gì bạn nghĩ sẽ cần trong tương lai cho việc học tập của bạn.

3. Phương tiện học tập

Máy vi tính cá nhân bạn chỉ nên đem theo nếu là máy xách tay không quá cũ (1 – 2 năm trở lại) vì không thể mang máy để bàn quá cồng kềnh và không kinh tế. Lưu ý: Ở Canada đồ dùng sử dụng nguồn điện 110V và các ổ cắm điện có kích thước khác với Việt Nam.

Toàn tập những điều cần biết khi du học Canada

Trước khi lên đường du học Canada, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ các giấy tờ tuỳ thân để đảm bảo không quên gì.

4. Tiền bạc

Toàn tập những điều cần biết khi du học Canada
Tiền mặt: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bạn có thể đem theo cho đến US$7.000 mà không cần khai báo. Nếu đem theo nhiều hơn bạn cần có giấy phép của NHNN.

Thẻ tín dụng (Credit card): Thẻ tín dụng ngày càng phổ biến trên thế giới như một phương tiện thanh toán tiện lợi, an toàn. Bạn có thể dùng TTD để trả tiền mua hàng hoá, đóng học phí, chi phí bảo hiểm, vé máy bay, khám chữa bệnh (trong các trường hợp không được bảo hiểm y tế trả thay), mua vé xem phim, thuê xe v.v…Khi thiếu tiến mặt đột ngột, bạn có thể dùng TTD để rút tiền tự động (ATM – Automatic Teller Machine) có khắp nơi. Hai loại phổ biến nhất là VISA và MASTER CARD hiện nay đã có mặt tại một số ngân hàng Việt Nam như ABBANK, ACB, VCB…Bạn có thể liên lạc tìm hiểu về các thể thức và điền kiện cấp thẻ. Chú ý là lãi suất TTD khá cao và nên sử dụng có kiểm soát. Nên nhớ rằng đây không phải là thẻ “chi tiêu miễn phí”.

5. Quần áo khi đi du học

Quần áo đi dọc đường: Đem theo 1 bộ quần áo dự phòng, đồ vệ sinh…. Bỏ tất cả vào túi xách tay theo người, không gửi theo hành lý. Nếu bạn trung chuyển qua đêm nhất thiết phải có quần áo dự phòng . Nếu là mùa Đông nên có áo ấm, khăn choàng, găng tay đem theo trong túi xách.

Quần áo cho mùa Đông: Nói chung bạn không nên mua quần áo mùa Đông tại Việt Nam nhiều vì có thể không đủ tiêu chuẩn cho mùa đông Canada. Quần áo cho mùa Hè, Xuân, Thu. Không cần đem theo quần áo gì đặc biệt nếu bạn du học Canada vào mùa Hè.

6. Thực phẩm

Trước khi lên đường bạn có thể nhận được vô số quà cáp, trong đó có nhiều loại thực phẩm như trái cây, đồ khô, bánh kẹo, thậm chí cả nước mắm, các loại mắm, v.v…cho bạn và cho thân quyến, bạn bè của bạn bên Canada. Theo kinh nghiệm cua chúng tôi việc đem thực phẩm từ Việt Nam sang Canada hiện nay là không cần thiết và có thể gây rắc rối cho bạn.

Quy định của Canada về thực phẩm: Chính phủ Canada nghiêm cấm du nhập vào trong nước các loại thực phẩm tươi sống theo đường xách tay qua ngõ hàng không (trái cây tươi, thịt cá)… và chỉ cho phép một số loại giới hạn thực phẩm khô (bánh kẹo, đồ hộp, thực phẩm chế biến…) Bạn cũng không thể đem các loại cây cối, hoa cỏ dính đất (hoa cành được phép).

7. Các vật dụng cá nhân

Máy ảnh, máy quay video, máy nghe đĩa, băng…được nhấp miễm thuế nếu là đồ dung cá nhân. Chú ý là điện thế tại Bắc Mỹ là 110V nên máy móc của bạn có thể không chạy.

Hình ảnh, băng video, software... Bạn có quyền đem tự do những thứ này vào Canada nhưng bạn nên tránh đem theo các CD, VCD, DVD, phần mềm không có bản quyền gốc.

8. Khởi hành

Hành lý đem theo người tùy theo số lượng và trọng lượng, kích thước. Theo quy định chung, hành khách di chuyển từ Việt Nam sang Canada (kể cả nội địa Canada) được đem theo hai kiện hành lý mỗi người, mỗi kiện không quá 30kg, và một túi xách. Kiện hành lý không được lớn hơn khuôn khổ quy định. Hãy cẩn thận liên hệ với hãng hàng không của bạn để có thêm chi tiết.

Hãy ghi đầy đủ tên và địa chỉ của bạn ở Canada lên hành lý của bạn. Cũng nên ghi những thông tin này bỏ vào bên trong hành lý của bạn.

Quy chế an ninh: Đem hành lý hộ người khác. Các quy định về an ninh không cho phép chúng ta đem hành lý giúp người khác trừ khi rất rõ nội dung hàng hoá mình đem giúp. Tuyệt đối tránh đem hàng hoá giúp người không quen biết tại sân bay, trên máy bay hay lúc xuống sân bay.

9. Mua vé máy bay

Chọn hãng nào, đường bay nào? Hiện nay đã có rất nhiều  đường bay nối liền Việt Nam và Canada nhưng chưa có đường bay trực tiếp. Thông thường bạn phải nối chuyến (transfer, transit) tại ít nhất 1 địa điểm giữa Việt Nam và Canada. Tuỳ theo địa phương bạn đến, bạn có thể chọn một trong hai hướng bay chính: Hướng Thái Bình Dương (hướng Đông) và hướng Đại Tây Dương (hướng tây). Nếu thành phố bạn đến nằm trong tỉnh Québec hay các tỉnh “duyên hải” như Newfoundland, Nova Scotia, New Brunseick, PEI.. bạn nên chọn hướng bay Tây (Đại Tây Dương). Nếu thành phố bạn đến nằm trong vùng phía Tây hay trung tâm Canada như Vancouver, Edmonton, Calgary, Winipeg, hay Toronto, bạn nên chọn hướng bay Đông (Thái Bình Dương) gần hơn.

Cần chú ý rằng về địa lý hai thành phố lớn Montreal và Toronto nắm chính xác đối diện với Việt Nam bên kia địa cầu (chênh nhau 12 giờ) nhưng về mặt di chuyển thì hướng Thái Bình Dương tiên hơn Toronto vì có nhiều hang máy bay thẳng đến thành phố này. Trong khi đó, hướng phía Đại Tây Dương tiện hơn cho khách đi Montreal.

10. Các thủ tục tại sân bay

Đăng ký lên máy bay: Tại sân bay Tân Sơn nhất hay Nội Bài, bạn sẽ vào phòng quốc tế. Khi vào cửa, bạn sẽ phải xuất trình vé máy bay hay hộ chiếu cho nhân viên an ninh.

Gửi hành lý: Khi đăng ký tại quầy thủ tục, bạn sẽ gửi hành lý của mình cùng lúc. Bạn chú ý chỉ rõ cho nhân viên hàng không là hành lý cần được gửi đến nơi cuối cùng tại Canada, nếu không có thề hành lý sẽ thất lạc tại một sân bay trung chuyển nào đó.

Chọn chỗ ngồi: Các chuyến bay  “xuyên lục địa” có khả năng bay trên 12 giờ liên tục hiện nay trở thành thông dụng. Để bảo đảm cho chuyến bay dài hơi này không làm cho bạn mệt mỏi hay mất sức, bạn nên chú ý chọn chỗ ngồi phù hợp (gần hay xa cửa sổ).

Phí sân bay: Sau khi đăng ký ở quầy vé, bạn mua lệ pí sân bay trước khi vào làm thủ tục tại quầy hải quan.
Mẫu hải quan: Sau nhiều năm cải tiến, mẫu hải quan đã thống nhất với mẫu xuất nhập cảnh trở thành một mẫu duy nhất. Trên mẫu này, bạn cần khai báo chủ yếu là các loại tiền đem theo (nếu có trên 7000$) và một số loại hàng hoá thuộc diên cần khai báo như văn hoá phẩm v.v…

Cách khai báo: Sau khi điền xong mẫu Xuất - Nhập cảnh hải quan. Bạn trình ra cho nhân viên hải quan ở quầy hải quan cùng với hộ chiếu. Nhân viên sẽ đóng dấu và đưa lại cho bạn cả hai liên của mãu.
Mẫu xuất nhập cảnh: Cùng nằm trong mẫu hải quan là mẫu xuất nhập cảnh. Trong phần khai này, bạn cho biết họ tên, địa chỉ, mục đích ra nước ngoài, số hiệu chuyến bay v.v…

Xuất trình giấy tờ: Khi lên đến quầy Công an ra cửa khẩu, bạn trình ra mẫu Xuất - Nhập cảnh/ hải quan. Nhân viên công an sẽ thu lại một liên (màu vàng). Bạn cần giữ kỹ liên này để trình báo lại cho công an cửa khẩu trong lần về Việt Nam sau đó.

Cửa hàng miễn thuế: Sau khi qua khỏi Công an cửa khẩu, bạn vào phòng chờ. Tại đây bạn có thể mua các loại hàng hoá “miễn thuế”. Nhưng hãy cẩn thận! giá cả các mặt hàng có thể không rẻ chút nào, có khi còn đắt hơn mua bên ngoài.

11. Trên đường đi

Ăn uống: Trên các chuyến bay kéo dài như trong các chuyến xuyên lục địa (10 – 14 giờ) các hang máy bay sẽ phục vụ  2- 3 bữa trong đó có một bữa ăn đầy đủ. Giữa hai bữa ăn, nếu có nhu vầu, bạn có thể yêu cầu tiếp viên cho ăn thêm. Nhiều hành khách có thói quen đem theo một ít đồ ăn sở thích của mình và dung vào lúc thích hợp, trong khi nhiều người khác chỉ thích ngủ. bạn chú ý uống thật nhiều nước lọc, nước trái cây và dùng có giới hạn bia, rượu.

Giải trí: Trên các chuyến bay dài, có các chương trình giải trí cho hành khách như chiếu phim, âm nhac. Một số hãng chiếu phim trên màn hình lớn cho mọi hành khách xem chung, một số hãng khác có máy xem hình cỡ nhỏ gắn trước mặt hành khách, cho phép khách chọn phim tuỳ ý. Ông nghe được phát trên máy bay và thu lại khi máy bay hạ cánh.

Sức khoẻ: Để tránh “Hội chứng đi máy bay hạng tiết kiệm” (Economy Class Syndrome) theo đó nhiều hành khách đã bị đột tử hay bị đưa vào viện sau những chuyến bay dài và quá chật chội trong khoang “hạng tiết kiệm” (còn được gọi là “hạng du lịch”), các hãng chuyên chở đã có nhiều biện pháp khuyến khích hành khách vận động trong lúc ở trên máy bay. Bạn có thể tham khảo các động tác thể dục đơn giản trình bày trong các tài liệu nhỏ gắn trong túi tạp chí trước chỗ ngồi của bạn. Nói chung bạn nên đi lại nhiều trên máy bay, vận động tay, chân, cổ…

Cách chuyển máy bay: Từ Việt Nam qua Canada, bạn sẽ phải chuyển máy bay ít nhất 1 lần tại một sân bay “trung chuyển”. Khi đăng ký thủ tục tại sân bay Việt Nam, bạn nên yêu cầu nhân viên hàng không giao cho  “thẻ lên tàu” (boarding pass) của các chặng kế tiếp. Như thế bạn sẽ tránh được việc phải đi đăng ký tại mỗi nơi trung chuyển.

Hành lý trung chuyển: Hành lý của bạn sẽ được chuyển trực tiếp từ Việt Nam sang Canada, do đó bạn không cần quan tâm.

12. Đến cửa khẩu Canada

Các cửa khẩu chính của Canada: Máy bay đến Canada sẽ đáp xuống một trong những sân bay quốc tế của quốc gia này, thường là Vancouver, Toronto hay Montreal – 3 thành phố chính của Canada. Từ đây bạn sẽ tiếp tục đi đến các địa điểm khác trong lãnh thổ Canada. Theo quy định, khi đến cửa khẩu đầu tiên của Canada, bạn sẽ phải lấy tất cả hành lý của mình ra để làm thủ tục nhập cảnh và hải quan, sau đó chuyển tiếp đi các nơi khác trong nội địa (nếu có).

Tờ khai hải quan: Gần đến Canada, tiếp viên sẽ phát cho bạn một tờ khai hải quan (kiêm mẫu di trú) gồm một tờ duy nhất. Bạn có thể điền vào tờ khai bằng một trong hai thứ tiếng chính thức của Canada là Anh hay Pháp. Ở phần địa chỉ Canada, bạn ghi địa chỉ của trường học (nếu ở nội trú), của người giám hộ (nếu bạn nhỏ hơn 18 tuổi) của người thân (nơi bạn sẽ ở) hay của nhà homestay nơi bạn đăng ký.

Khai báo tại cửa khẩu: Bạn cầm tờ khai hải quan đến trước quầy làm chủ tục nhập cảnh vào Canada. Nhân viên hải quan đón tiếp bạn sẽ hỏi bạn đến Canada làm gì. Sau khi bạn trả lời là đi du học, họ sẽ đóng dấu vào tờ khai hải quan và dẫn bạn đến một nhân viên đi trú.

Nhận giấy phép du học (GPDH): Người này sẽ đưa bạn vào phòng làm việc của cơ quan đi trú và làm thủ tục cấp “giấy phép du học” (study permit) cho bạn. Bạn cần trao cho nhân viên di trú (1) Hộ chiếu của bạn (2) giấy nhập học của trường (bản chính) và (3) lá thư của LSQ Canada gửi cho bạn khi cấp visa. Đôi khi bạn có thể phải xuất trình biên nhận đã đóng học phí đầy đủ, cung cấp địa chỉ cư trú tại Canada …Mọi việc hoàn tất, bạn sẽ có trong tay GPDH trong đó có ghi rõ thời hạn bạn được ở lại Canada để học và nơi học.

Hành lý: Rời khỏi phòng đi trú, bạn đi lấy hành lý ở khu vực băng chuyền (carrousel, conveyor) và đẩy ra ngoài cửa. Khi ra đến ngoài, bạn giao lại tờ khai hải quan cho nhân viên hải quan đứng trực ở đây. Nếu không có gì cần khám hành lý. Tại đây, nhân viên hải quan sẽ yêu cầu bạn mở vali túi xách… cho họ kiểm tra. Xong xuôi bạn sẽ được chỉ lối ra ngoài.

Chuyển tiếp đi nội địa: Nếu bạn cần chuyển máy bay đi tiếp, bạn cần tìm quầy đăng ký có chữ “transit” bình thường ở gần lối ra. Khu vực bạn đến thường là “arrival” và nằm khác với khu vực đi “departure” cho nên các bạn phải đẩu hành lý của mình sang khu vực đi mới đăng ký tiếp được.

13. Đưa đón tại sân bay

Người quen đưa đón: Trong trường hợp này nên thông báo chi tiết chuyến bay cho người thân và cũng ghi rõ trong sổ tay của mình địa chỉ, số điện thoại của họ đề phòng trục trặc tại sân bay đến.

Trường đưa đón: Nếu bạn đã đăng ký với trường dịch vụ này, bạn sẽ được trường học cho xe ra đón tại nơi đến. Bạn cho trường biết thông tin chuyến bay. Khi ra cửa, bạn chú ý quan sát những tấm bảng do các nhân viên đưa đón giơ lên xem tấm bảng nào có ghi tên mình thì liên hệ với người cầm bảng đó.

Gia đình Canada đưa đón: Đây là dịch vụ tương tự như trên, nhưng người đưa đón là chủ nhà mà bạn sẽ đến ở cùng (homestay)

Nếu không có ai đưa đón: Bạn chỉ cần gọi taxi và đưa họ địa chỉ mà bạn muốn đến. Nếu bạn không ngại cồng kềnh, mệt nhọc thì có thể đi xe buýt từ sân bay về trung tâm thành phố rồi từ đó thuê xe taxi về nhà riêng, có thể rẻ hơn.

Phần 2 của Cẩm nang toàn tập du hoc Canada sẽ giới thiệu với các du học sinh những chia sẻ về môi trường sống, cách ăn - ở - đi lại và cách làm việc tại đất nước Canada. Hy vọng có thể cung cấp những thông tin bổ ích cho cuộc sống nơi xứ người sắp tới của bạn.

Sưu Tầm

Theo thông tin từ Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, kể từ ngày 11/12, một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, sẽ phải lăn tay và chụp hình kỹ thuật số khi xin thị thực để thăm viếng, du học hay lao động tại Canada.

Đọc Thêm: 

>>> Du học Canada: Chọn thành phố mình muốn tới học tập như thế nào?
>>> Du hoc Canada: Sự lựa chọn khôn ngoan

Kể từ ngày 11/12/2013, những người đến thăm Canada từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, sẽ phải lăn tay và chụp hình kỹ thuật số khi xin thị thực để thăm viếng, du học hay lao động tại Canada.

Vì sao lại có quy định mới này?

Quy định mới này không chỉ nhằm bảo vệ an toàn và an ninh cho người dân Canada và giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại một cách hợp pháp mà còn nhằm bảo vệ bản thân du khách bằng cách tạo khó khăn hơn cho những người nào đó muốn mạo danh, đánh cắp hoặc sử dụng căn cước của người nộp đơn xin thị thực để nhập cảnh vào Canada.

Với điều kiện mới này, Canada sẽ làm như những quốc gia khác như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Australia, những quốc gia trong khu vực hiệp ước Schengen trong Liên hiệp châu Âu và Nhật Bản.

Về lâu dài, việc sử dụng những thông tin này sẽ giúp cho việc nhập cảnh Canada dễ dàng hơn vì đó là một công cụ đáng tin cậy để nhanh chóng xác nhận căn cước của một người.

Thủ tục thị thực du học Canada | Visa du học Canada
Những quy định mới khi làm thủ tục xin thị thực du học Canada.

Nội dụng chính của quy định

Những người xin thị thực Canada sẽ phải đích thân đến Trung tâm tiếp nhận đơn xin thị thực (gọi tắt là VAC) để nộp đơn, lăn tay và chụp hình.

Họ sẽ phải nộp khoản lệ phí mới là 85 đôla Canada cho việc lăn tay và chụp hình, trong đó bao gồm cả những dịch vụ thị thực tại trung tâm VAC.

Lệ phí tối đa cho tất cả những người cùng một gia đình và cùng chung đơn xin thị thực để thăm viếng Canada là 170 đôla Canada.

Những người xin thị thực dưới 14 tuổi hoặc trên 79 tuổi được miễn điều kiện phải lăn tay và chụp hình.
Nhân viên ngoại giao và quan chức Chính phủ đi công tác chính thức cũng được miễn.

Khi một người đến cửa khẩu nhập cảnh Canada, nhân viên của cơ quan biên mậu Canada sẽ sử dụng mọi thông tin sẵn có để xác nhận căn cước của người đó.

Để biết thêm chi tiết về những quy định mới này và những dịch vụ của trung tâm VAC, xin mời vào trang mạng www.cic.gc.ca.

Đọc thêm: Qui trình làm thủ tục xin visa du học Canada
  Du khách có thể nộp đơn, lăn tay và chụp hình tại Trung tâm VAC sau đây, địa chỉ là:
- Tại Hà Nội:
Địa chỉ: Tổ chức di dân quốc tế (IOM), Tầng 12A, Tòa nhà CMC, Đường Duy Tân, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: +84 4 3795 7103
Email: info.canhanvieiom@vfshelpline.com

- Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Tổ chức di dân quốc tế (IOM), Tầng 1, 162 Pasteur, Tòa nhà PDD, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84 8 3829 6376
Email: info.canhcmvieiom@vfshelpline.com

Cán bộ Trung tâm VAC sẵn sàng trả lời qua điện thoại, email hoặc trực tiếp giải đáp các câu hỏi bằng tiếng địa phương nhằm đảm bảo tất cả các đơn từ đều hoàn thiện. Như vậy để tránh trường hợp đơn từ bị trì hoãn hoặc từ chối không đáng có do không đầy đủ.

Để biết thêm thông tin, mời liên hệ:
  Đặng Tấn Lộc, Cán bộ Thông tin Văn hóa, Tổng Lãnh sự quán Canada
Điện thoại: 84-8-3827 9899
Fax: 84-8-3827 9935
Email: Tanloc.dang@international.gc.ca
Website: www.vietnam.gc.ca

Du học Canada: Chọn thành phố mình muốn tới học tập như thế nào? Bên cạnh những bạn đã có người thân, bạn bè hay người quen học tập tại đất nước xinh đẹp này nên biết mình muốn học tại đâu, học trường nào... nhiều bạn vẫn còn phân vân...

Gợi ý chọn thành phố để học tập tại Canada

Nếu các bạn muốn học ở một trung tâm thành phố lớn, sầm uất và danh tiếng tại Canada thì có thể chọn Toronto là điểm đến của mình. Trung tâm tư vấn giáo dục Canada (CEI Vietnam) đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với phụ huynh cũng như các bạn học sinh - sinh viên có mong muốn đi du học. Bên cạnh những bạn đã có người thân, bạn bè hay người quen học tập tại đất nước xinh đẹp này nên biết mình muốn học tại đâu, học trường nào... nhiều bạn vẫn còn phân vân, chưa xác định được thành phố mình muốn tới học tập. Điều này sẽ khiến các bạn hoang mang và việc chọn trường gặp nhiều khó khăn bởi các trường ở các thành phố đều đồng nhất về chất lượng.

Du học Canada: Chọn thành phố mình muốn tới học tập như thế nào?
Là trung tâm tài chính kỹ nghệ của Canada, thành phố Toronto, tỉnh Ontario tập trung nhiều trường cao đẳng, đại học với hàng nghìn chương trình phù hợp với hầu hết nhu cầu của du học sinh.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn, CEI đưa ra một vài gợi ý để giúp khách hàng hình dung ra nơi mình sẽ chọn học. Các bạn có thể đến với thành phố Toronto, tỉnh Ontario (ON), có thác nước nổi tiếng thế giới Niagara Fall, tháp truyền hình CN. Là trung tâm tài chính kỹ nghệ của Canada, nơi đây cũng tập trung nhiều trường cao đẳng, đại học với hàng nghìn chương trình phù hợp với hầu hết nhu cầu của du học sinh. Nếu các bạn muốn học ở một trung tâm thành phố lớn, sầm uất và danh tiếng thì hãy chọn Toronto là điểm đến của mình.

Nhiều phụ huynh ái ngại về giá lạnh tại Canada nhưng lại có hai thành phố ấm áp, kể cả vào mùa đông. Đầu tiên là Vancouver, Victoria tỉnh British Columbia (BC) là tỉnh cực Tây của Canada với khí hậu dễ chịu, hoa nở rộ vào đầu tháng 2. Đây cũng là đô thị lớn thứ ba của Canada. Nơi đây tập trung nhiều trường cao đẳng cung cấp chương trình chuyển tiếp đại học vào các trường danh tiếng tại British Columbia cũng như khắp nơi ở Canada.

Du học Canada: Chọn thành phố mình muốn tới học tập như thế nào?

Các bạn có thể tham gia học chương trình chuyển tiếp đại học vào các trường danh tiếng tại British Columbia cũng như khắp nơi ở Canada.

Bên cạnh tỉnh BC là tỉnh Alberta có thủ phủ là thành phố Edmonton - nơi có biểu tượng là hoa hồng dại, phản ánh lối sống độc lập của người dân nơi đây. Tỉnh này có trường đại học nổi tiếng về ngành y, dầu khí, được xếp hạng thứ 4 ở Canada. Bên cạnh đó, núi non, cánh đồng lúa mỳ nổi bật cũng nói lên sự phong phú của năng lực, rừng, cũng như các nguồn nông nghiệp đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng của tỉnh. Thành phố này cũng có nhiều hội đồng trường trung học công lập dành cho các bạn có đạo, giúp các bạn giữ lại được tôn giáo tín ngưỡng của gia đình.

Nếu các bạn quan tâm đến việc học bằng tiếng Pháp, có thể chọn thành phố Quebec (QC) vì nơi đây 82% dân số sẽ nói tiếng Pháp. QC rộng gấp ba lần nước Pháp và 7 lần nước Anh, là tỉnh lớn nhất Canada. Người dân QC sống ở các trung tâm đô thị dọc theo bờ sông St. 
Lawrence lịch sử xinh đẹp. Nơi đây tập trung nhiều trường đại học danh tiếng lâu đời như McGill, University de Montreal... Tham khảo thêm những cái hay, những điều thú vị của các tỉnh bang khác thuộc Canada tại http://www.ahedulinks.com.vn/

Đăng ký nhận thêm thông tin du học Canada từ các trung tâm tư vấn du học uy tín qua thông tin liên hệ: 

161 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

(+84 8) 6679 0680 - (+84 8) 2247 5694  

Dù du học đã trở thành sự lựa chọn của nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THPT nhưng tìm cho mình một điểm đến hợp lý là việc không dễ. Chất lượng đào tạo, chi phí học tập và ăn ở, môi trường học tập, thủ tục và những yêu cầu về tài chính… luôn là những mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ học sinh. 

Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin đó, vào ngày 25-10 và 31-10 tới, Triển lãm Giáo dục Du học Canada quy mô lớn sẽ được tổ chức với sự hỗ trợ của Chính phủ Ca-na-đa tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là một hoạt động nằm trong chiến dịch quảng bá giáo dục mang tính liên thông và dài hạn của Ca-na-đa nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên Việt Nam chọn đất nước có nền giáo dục chất lượng cao, môi trường sống tốt nhất thế giới làm điểm đến. 

Vạn sự có khởi đầu nan?

Con đường đến được với tri thức nhân loại không bao giờ là dễ dàng, nhưng sự khởi đầu thuận lợi, đặc biệt là việc tránh được những cú "sốc" văn hóa sẽ giúp cho lưu học sinh vững bước hơn trên con đường ấy. Kinh nghiệm này đã được nhiều lưu học sinh chia sẻ dù họ đi du học bằng học bổng hay tự túc.   

Là một quốc gia của dân nhập cư, Ca-na-đa luôn tự hào về nền văn hóa đa sắc tộc. Các loại hình giải trí, các câu lạc bộ, hiệp hội văn hóa và kể cả các loại thức ăn đều sẵn có ở đất nước này để "tại Ca-na-đa, bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy như ở nhà. Cuộc sống xã hội ở đây luôn tràn đầy hứng khởi", ông Audri Mukhopadhyay, Tổng Lãnh sự Ca-na-đa tại TP Hồ Chí Minh cho biết. "Hơn nữa, khoảng 250 nghìn công dân Ca-na-đa gốc Việt Nam đã đóng góp để văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ và sôi động tại đất nước lá phong", ông nói thêm. Sự thuận lợi bước khởi đầu còn thể hiện ở chỗ du học sinh được đội ngũ nhân viên tư vấn cho học sinh quốc tế giúp đỡ ngay từ đầu, không chỉ trong việc hoàn thành các giấy tờ, mà còn về các khóa học, điều kiện học tập, sinh hoạt để khi đến Ca-na-đa họ sẽ tránh được những khó khăn ban đầu.

Một trong những khó khăn mà du học sinh thường gặp phải là việc xin visa. Tuy nhiên, Chính phủ Ca-na-đa đã và đang phối hợp với Mạng lưới Trung tâm Giáo dục Ca-na-đa để triển khai chiến lược giáo dục dài hạn nhằm xây dựng hình ảnh tích cực hơn nữa cho các cơ sở giáo dục của đất nước này tại Việt Nam và cải thiện quy trình thủ tục cấp visa cho học sinh với kết quả nhanh chóng và rõ ràng hơn. Nhờ nỗ lực này, số lượng du học sinh được cấp visa năm 2008 đã tăng 125% so với năm 2007. Theo lời ông Audri Mukhopadhyay: "Chúng tôi nhận được hồ sơ xin visa của các ứng viên chất lượng cao nhất từ trước đến nay". Tại Triển lãm Giáo dục Ca-na-đa sắp tới cũng có những buổi hướng dẫn thủ tục xin cấp visa cho học sinh, sinh viên.

Chất lượng cao, chi phí thấp

Đây vốn là hai mục tiêu không dễ song hành, nhưng chọn Du học Canada để học tập, người học có thể đạt được cùng lúc 2 mục tiêu này. Ông Audri khẳng định: "Ca-na-đa nằm trong những nước có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới nhưng học phí và sinh hoạt phí lại thấp nhất so với các nước nói tiếng Anh khác". 

Có thể lý giải được về mâu thuẫn này, bởi đây là quốc gia đầu tư cao nhất cho giáo dục trong tất cả các nước thuộc Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế cũng như khối G8, người dân cũng coi giáo dục là mối quan tâm hàng đầu nên theo khảo sát của Liên hợp quốc, Ca-na-đa đạt thứ hạng cao nhất cho hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến lớp 12, từ cao đẳng đến đại học. Thêm nữa, tỷ lệ lạm phát ở Ca-na-đa lại thấp nên giá cả sinh hoạt không cao như những nước phát triển. Điều này sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí cho lưu học sinh. Đại sứ Ca-na-đa tại Việt Nam, bà Deanna Horton cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng trước sự gia tăng nhanh chóng số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam lựa chọn Ca-na-đa làm điểm đến du học. Chúng tôi mong muốn sẽ có thêm nhiều sinh viên biết về hệ thống giáo dục chất lượng của Ca-na-đa, mức học phí mang tính cạnh tranh, khu học xá an toàn và đa văn hóa, mang đến cho người học môi trường học tập thuộc loại tân tiến nhất trên thế giới".

Chất lượng giáo dục cao không chỉ thể hiện ở việc sinh viên được học chương trình giáo dục tiên tiến, với sự hỗ trợ giảng dạy của những giảng viên giỏi, trong một môi trường học tập hiện đại mà còn bởi họ được thâm nhập vào thực tiễn. Ở Ca-na-đa có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Nhờ những chương trình hợp tác này, sinh viên được làm việc để tích lũy kinh nghiệm và có cơ hội được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Ông Audri Mukhopadhyay lý giải: "Tôi nghĩ, một trong những lý do mà sinh viên Việt Nam lựa chọn Ca-na-đa vì trong quá trình học tập họ có cơ hội làm việc ngoài giờ và sau khi tốt nghiệp có thể ở lại làm việc 3 năm mà không bị hạn chế về loại hình công việc. Điều đó sẽ giúp họ có được kinh nghiệm thực tế trước khi trở về đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam". 

Thêm một kỹ năng nữa mà sinh viên có thể thu được sau thời gian học tập tại Ca-na-đa là ngoại ngữ. Ở đây tiếng Anh và tiếng Pháp là 2 ngôn ngữ chính và nếu đã giỏi tiếng Anh thì học sinh có cơ hội học thêm tiếng Pháp và ngược lại. Kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm thực tế, khả năng biết 2 ngoại ngữ là hành trang quý để bắt đầu sự nghiệp.


Sưu tầm


Canada gồm 10 bang (tỉnh) và 3 vùng lãnh thổ . Theo hiến pháp hiện hành, các chính quyền tỉnh bang chịu trách nhiệm về tất cả các bậc học, chính vì lẽ đó có một số khác biệt nhất định về hệ thống giáo dục đối với từng tỉnh bang, cụ thể là ở Quebec và Nova Scotia. Tuy nhiên, nền giáo dục tại của xứ sở lá Phong này được nhận đình là tốt nhất thế giới và đồng đều ở hầu hết các bang. 

Canada chia ra hệ thống giáo dục của mình ra thành từ cấp học như sau: 

Tiểu học
Đào tạo cho các học sinh từ 4 tuồi ( sau khi xong vườn trẻ). Tiểu học Canada sẽ từ lớp 1 tới lớp 8 thay vì từ lớp 1 cho tới lớp 5 như ở Việt Nam. Các học sinh mỗi ngày học khoảng 6 giờ trên lớp với các môn học được thiết kế trực quang, sinh động vá chú trọng phát triển khả năng của từ cá nhân.

Trung học
Hệ thống trung học đào tạo từ lớp 9 tới 12 hoặc 13, ngoại trừ Quebec. Chương trình học được chuẩn hóa tùy theo từng sở giáo dục (School District) của từng bang, học sinh thường học từ 6 tới 8 môn học (bao gồm các môn bắt buộc như Toán, Khoa học và các môn tự chọn như Nhạc, Họa). Đối với học sinh quốc tế theo học chương trình THPT tại Canada sẻ không yêu cầu bằng cấp ngoại ngữ quốc tế, vì ngay trong trường học sinh cần phải tham gia các lớp Anh Văn tăng cường ESL(English as Second Language).

Cao đẳng Cộng đồng
Cao đẳng cộng đồng đáp ứng nhu cầu của những học sinh tốt nghiệp trung học theo khuynh hướng đào tạo nghề và mang tính thực tiễn cao, sinh viên đại học muốn tìm kiếm cơ hội việc làm cũng như yêu cầu học tập lâu dài của những người trưởng thành. Trường có các chương trình từ 1 đến 3 năm (thường bao gồm 1 cho tới 2 khóa làm việc hoặc thực tập- thường được biết đến với tên gọi Co-op Program) rất thích hợp với thị trường lao động. 

Các trường cao đẳng cộng đồng cung cấp chương trình liên thông cho phép sinh viên có thể tham gia các khóa học tương đương với 2 năm đầu của hệ đào tạo đại học 4 năm. Sinh viên vẫn phải nộp đơn nhập học vào đại học để hoàn tất 2 năm còn lại. Đây cũng là một lựa chọn cho nhiều sinh viên quốc tế vì học phí không cao và điều kiện đầu vào phù hợp cho những bạn có học lực trung bình.

Các trường Cao đẳng nghề và Viện Công nghệ

Các trường Cao đẳng nghề và Viện Công nghệ thuộc loại hình tư nhân, cung cấp các chương trình đào tạo kỹ năng thực tiễn đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm trong thời gian ngắnđược công nhận và quản lý bởi chính quyền của từng tỉnh bang.

Sinh viên tìm các khóa học đào tạo ngắn hạn về truyền thông đa phương tiện, nghiên cứu phim, nghiên cứu máy vi tính/internet, thiết kế đồ họa và nhà hàng khách sạn thích nộp đơn nhập học ở các trường cao đẳng nghề. Điểm nhấn của các trường này là kỹ năng thực tiễn trong một số ngành như kinh doanh, máy vi tính và kỹ năng thư ký. Trường Cao đẳng nghề có học phí rất cạnh tranh.

Đại học
Canada có hệ thống giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu thế giới, môi trường học tập thân thiện và chi phí hợp lý.

Trường Đại học có ở khắp các vùng miền. Ngân sách cho giáo dục được đặt lên hàng ưu tiên, nhờ đó chất lượng giáo dục luôn ở mức cao, không phân biệt vị trí hay ngành nghề đào tạo. Trường đại học luôn duy trì tính tự quản ở mức cao.

Các trường Đại học ở Canada có nhiều khóa học, cấp học để lựa chọn từ cử nhân cho đến tiến sĩ, hoặc các khóa học cấp chứng chỉ. Học phí của các trường rất khác nhau, tùy từng tỉnh bang, từng trường và từng chương trình học.

Các trường đại học Canada được thế giới biết đến bởi chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Bằng cấp được đánh giá ngang với bằng cấp của các trường ĐH ở Mỹ và trong Khối thịnh vượng chung. 

Các loại bằng cấp

Chứng chỉ
Là một loại chứng nhận chuyên môn trao cho người hoàn tất chương trình có thời gian đào tạo 1 năm. Thông thường các chương trình này do trường cao đẳng cung cấp.

Cao đẳng
Là một loại chứng nhận chuyên môn sau phổ thông trao cho người hoàn tất chương trình có thời gian đào tạo từ một đến 2 năm. Thông thường các chương trình này do trường cao đẳng cung cấp.

Bằng cử nhân
Bằng cử nhân được trao cho những ai hoàn tất chương trình đào tạo 3 đến 4 năm ở trường Đại học, thường được giảng dạy tại các trường đại học và là tiền đề để cho cấp học cao hơn.

Bằng Thạc sĩ
Bằng Thạc sĩ được cấp sau khi hoàn tất chương trình sau đại học kéo dài 2 năm. Chương trình do các trường đại học tổ chức, kết hợp cả 2 hình thức đào tạo tín chỉ và nghiên cứu.

Học vị Tiến sĩ hay Tiến sĩ triết học
Học vị Tiến sĩ là học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học. Bằng Tiến sĩ được trao cho người hoàn tất chương trình nghiên cứu từ 4 – 7 năm. Chương trình học gồm một số khóa học tín chỉ nhưng chủ yếu được đánh giá trên nghiên cứu sơ cấp và luận án. Bằng cấp này được gọi là Tiến sĩ triết học; tuy nhiên bằng Tiến sĩ nói chung còn được trao trong một số lĩnh vực nghiên cứu như âm nhạc (Dmus) hoặc luật (LLD).

Sưu tầm


Thị thực nhập cảnh du học Canada

Visa- hay còn gọi là Thị thực nhập cảnh. Đó là giấy thông hành cho phép du học sinh theo học toàn thời gian các bậc học từ Trung học, Cao đẳng, Đại học và sau đại học. Để làm thủ tục xin visa du học ở Canada, bạn cần theo các bước chính sau đây:

Những điều cần lưu ý khi làm thủ tục xin visa Canada:


_ Hai giai đoạn đầu trong quá trình nêu trên có thể làm đồng thời để tiếp kiệm thời gian.

_ Đối với tỉnh bang Quebec, học sinh trước khi xin visa phải xin được giấy cho phép học tại bang nay.

_ Theo kinh nghiệm của GET, nhân viên xét hồ sơ thuộc Lãnh Sự Quán Canada tại Việt Nam và Lãnh Sự Canada đòi hỏi sự trung thực trong hồ sơ. Điều này rất quan trọng, nếu đương đơn cố tình che dấu hoặc quên khai báo các thông tin như có người thân ở Canada hoặc đã từng làm hồ sơ định cư trước đây, điều này sẽ ảnh hưởng không tích cực tới việc xét hồ sơ cũng như kết quả visa.

_ Các du học sinh cần chuẩn bị kế hoạch học tập thật tốt và gần với thực tế, có nghĩa là chương trình và ngành học phù hợp với khả năng của từng học sinh. Điều này, có thể căn cứ vào điểm học học 3 năm gần nhất của học sinh.

_ Khi đã nộp hồ sơ xin visa vào Lãnh sự quán Canada trên 12 tuần, học sinh có thể Email vào hộp thư hỏi đáp của Lãnh Quan Canada để biết thêm thông tìn về hồ sơ của mình.

_ Trong quá trinh chờ kết quả visa, học sinh nên tìm hiểu hoàn cảnh môi trường sống và đặc chổ ở cho mình trước khi đến Du học Canada khoảng một tháng. Học sinh có thể tham gia các khoa học Pre-Departure tại Việt Nam trước.


Sưu Tầm


Bí quyết lựa chọn ngành học cho những ai muốn làm việc và định cư tại Canada. 

1. Sự thiếu hụt lao động và chính sách định cư tại Canada

Chính sách nhập cư của một nước là nhằm đáp ứng sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong nước. Chính vì vậy dẫn đến sự ưu tiên trong xin việc làm và cơ hội định cư trong một số ngành nghề.

Hiện tại,Canada đang đối mặt với tình trạng mất công đối trong trong đào tạo và việc làm. Theo dự báo đến 2016 chênh lệch giữa đào tạo và nhu cầu tuyển dụng lên tới 1,5 triệu người. Chính vì vậy những ngành nghề đang thiếu hụt này sẽ được ưu tiên trong xét định cư tại Canada để thu hút lao động nước ngoài.

2. Các ngành nghề ưu tiên định cư và ngành học nên lựa chọn

Nhằm bù đắp nhân lực cho nền kinh tế chính phủ đã đưa các nghề nghiệp ưu tiên khi xét định cư. Gồm có 3 nhóm nghề nghiệp chính là:

1.                  Quản trị viên có trình độ đại học trở nên. (nhóm NOC 0)
2.                  Chuyên gia có trình độ đại học.(nhóm NOC A)
3.                  Nhân viên lành nghề có trình độ cao đẳng hoặc trường nghề. (nhóm NOC B)

Trình độ tối thiểu để có thể làm việc cũng như có được cơ hội định cư là tốt nghiệp cao đẳng hoặc trường nghề. Vì vậy việc lựa chọn được một chuyên ngành và ngôi trường phù hợp là điều bắt buộc để có thể ở lại làm việc tại Canada.

Xét theo danh mục ngành nghề trên, các ngành học được lựa chọn nhiều và thích hợp với sinh viên Việt Nam thường là:

1.                  Kinh doanh, tài chính và quản trị.
2.                  Khoa học tự nhiên và khoa học ứng dụng.
3.                  Y tế
4.                  Giáo dục, luật, hành chính.

Thêm vào đó, để có thể lựa chọn ngành học phù hợp nhất cho mình, du học sinh có thể tham gia một chuyến du lịch hoặc kỳ học anh văn ngắn hạn tại Canada để có cái nhìn thực tế hơn về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội nơi đây.
  
3. Cơ hội làm việc tại Canada
Để có thể ở lại Canada làm việc, du học sinh không chỉ cần trau dồi kiến thức mà còn phải rèn luyện các kỹ năng của bản thân. Làm thêm và tham gia hoạt động ngoại khóa là hình thức rèn luyện được nhiều sinh viên lựa chọn.

Lựa chọn ngành nghề đi
Lựa chọn ngành nghề đi du học để dễ dàng định cư

Làm thêm và hoặt động ngoại khóa không chỉ giúp cho sinh viên có được thu nhập, mà còn rèn luyện bản thân và giúp sinh viên có cái nhìn khách quan. Đồng thời, làm thêm là cơ hội để sinh viên trau dồi kỹ năng làm việc, cải thiện tiếng anh, mở rộng các mối quan hệ và khả năng giao tiếp của mình.

Rita Nguyễn - Một du học sinh Canada chia sẻ về kinh nghiệm làm thêm của mình trong quá trình học: “Tôi học được nhiều bài học lớp mà trong lớp không dậy.Tôi làm việc cho một chủ rất vui vẻ và dễ gần nhưng lại cực kỳ khắt khe khi tôi phạm một sai làm nào đó. Tất cả công việc của tôi đều phải đúng giờ, đúng việc và có kế hoạch từ trước. Trong thời gian đầu tôi có gặp một chút khó khăn để hiểu được tất cả các đều mà ông chủ nói nhưng đó chỉ là một chút thử thách nhỏ. Điều mà tôi học được nhiều nhất chính là tác phong làm việc rất chuyên nghiệp tại đây dù là những chuyện rất nhỏ. Đi làm thêm đã cho tôi được nhiều bài học bổ ích và giúp tôi sẵn sàng cho công việc sau này”.

Sinh viên tích cực trong việc làm thêm trong quá trình đi học.
Sinh viên tích cực trong việc làm thêm trong quá trình đi học.

Chính sách làm thêm tại Du học Canada tương đối thoải mái, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên quốc tế. Sinh viên được thoải mái làm việc trong khuôn viên trường mà không cần bất cứ giấy phép nào. Sau 6 tháng học tập sinh viên được làm thêm 20h mỗi tuần bên ngoài. Trong các kỳ nghỉ sinh viên được tự do làm toàn thời gian. Ngoài ra ở một số trường còn có các chương trình thực tập hưởng lương trong chương trình học.

4. Con đường định cư tại Canada

Xin giới thiệu tới quý độc giả bạn Mỹ Linh hiện đang làm việc cho False Creek Healthcare Canter tại thành phố biển Vancouver. Bốn năm trước, Linh theo học chương trình anh văn và được chuyển tiếp vào đại học Simon Fraser. Linh đã chọn chuyên ngành chăm sóc y tế cộng đồng để theo học.

Với chuyên ngành trong lĩnh vực y tế Linh đã tìm được việc ngay sau khi tốt nghiệp. Linh chia sẻ về kinh nghiệm du học và làm việc của mình rằng: “Để có việc làm thì ngành học lẫn ngôi trường theo học điều quan trọng. Một chuyên ngành mà thị trường lao động không có nhu cầu thì sẽ rất khó cho bạn khi xin việc. Đồng thời Một ngôi trường danh tiếng có ranking cao sẽ luôn hấp dẫn nhà tuyển dụng hơn các trường khác. Sẽ phải cân nhắc nhiều yếu tố để đưa ra quyết định phù hợp nhất”.


Sưu Tầm

Canada đang có chính sách mở rộng cơ hội việc làm và định cư dành cho du học sinh. Sinh viên được phép làm thêm, ở lại làm việc từ 2 – 3 năm và định cư chỉ sau 6 tháng. Thông tin dưới đây giúp bạn lựa chọn chương trình học phù hợp để dễ dàng được hưởng các ưu đãi của chính phủ nước này.

Với chính sách việc làm và định cư thông thoáng rất nhiều học sinh, sinh viên lựa chọn Canada. Lựa chọn khóa học phù hợp với mục đích học tập và khả năng tài chính đang là nhu cầu của các bạn học sinh, sinh viên. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện chương trình này nhằm tư vấn hỗ trợ lựa chọn chương trình du học Canada phù hợp nhất.

1.

1. Lợi thế khóa Cao đẳng

Hệ cao đẳng tại Canada có nhiều lợi thế hơn đại học. Ở hệ cao đẳng thủ tục ghi danh và yêu cầu đầu vào khá đơn giản. Sinh viên chỉ cần điền đơn và nộp bảng điểm cho trường để được cấp thư mời. Đồng thời tỉ lệ được nhận lên đến hơn 90%. Trong khi đó chương trình đại học yêu cầu điểm trung bình, bài viết tiếng anh và cả chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Học phí của hệ cao đẳng vào khoảng 13,000/ năm thấp hơn nhiều so với hệ đại học cũng như các nước có nền giáo dục phát triển tương đương. Ngoài ra thời gian học của cao đẳng chỉ là 2 năm giúp giảm ghánh nặng chi phí cho học sinh cũng như phụ huynh.

1.


Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình cao đẳng rất dễ dàng chuyển tiếp lên chương trình đại học. Ngay cả các đại học hàng đầu canada như University of Toronto, University of Waterloo, McMaster University đều dễ dàng chuyển tiếp.

Thông thường chương trình cao đẳng thường có các kỳ co-op được hưởng lương tại các công ty. Kỳ thực tập này vừa giúp sinh viên có được kinh nghiệm và mối quan hệ trong công việc vừa giúp sinh viên có được những khoản thu nhập đầu tiên của mình.
Chính sách việc làm và định cư tại Canada tương đối mở, sinh viên sẽ được ở lại từ 2-3 năm để làm việc sau khi tốt nghiệp. Và sẽ được nộp đơn xét định cư chỉ sau 1 năm làm việc toàn thời gian tại Canada. Đặc biệt chỉ 6 tháng đối với tỉnh bang Manitoba.

Về việc làm thêm , Chính sách mới nhất của Canada cho phép sinh viên được phép đi làm thêm mà không cần phải xin bất kì giấy phép làm việc nào ngay khi bắt đầu chương trình chính ( Cao đẳng, đại học hoặc thạc sỹ). Thời gian làm việc được phép là 20h/tuần trong kỳ học và toàn thời gian trong các kỳ nghỉ.

2. Nên học chương trình sau đại học ( Post graduate) hay thạc sỹ?

Sau khi tốt nghiệp đại học các bạn sẽ có 2 lựa chọn để học lên là khóa Post Graduate và thạc sỹ. Cả hai đều là chương trình sau đại học nhưng với mục đích đào tạo khác nhau. Khóa Post Graduate là chương trình nhằm giúp sinh viên hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức cần thiết trong công việc thực tế. Đồng thời có các kỳ thực tập và co-op nhằm hỗ trợ sinh viên trong công việc và tìm kiếm được cơ hội việc làm cho mình.

Trong khi đó chương trình thạc sỹ lại thiên về học thuật và tập trung nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực. Chính vì vậy chương trình thạc sỹ sẽ phù hợp với các bạn có mong muốn khám phá tìm hiểu về khoa học hơn là các bạn mong muốn tìm kiếm việc làm tại Canada.

3. Không có tiếng Anh có du học Canada được hay không?

Đối với các trường hợp học sinh chưa có anh văn tại Việt Nam có thể học anh văn tại các trung tâm ngoại ngữ tại Canada sau đó có thể chuyển tiếp vào các trường cao đẳng đại học bạn mong muốn.

Giải thưởng ILAC được nhận


Một trong những trung tâm anh ngữ lớn nhất Canada nhận được nhiều sự tin tưởng  của sinh viên quốc tế là trung tâm anh ngữ ILAC. Trường hiện được bình chọn là trường dạy ngôn ngữ số 1 Canada, có quan hệ đối tác với hơn 63 đại học - cao đẳng  giúp học viên dễ dàng chuyển tiếp vào trường.


Sưu tầm

Du hoc Canada không chỉ là một quốc gia an toàn nhất trên thế giới, Canada còn là một trong số các quốc gia G-7  đầu tư cho hệ thống giáo dục bình quân đầu người cao nhất. Hãy cùng tham khảo 10 lí do dưới đây hiểu rõ tại sao bạn nên chọn Canada là điểm đến khám phá chân trời chi thức của mình nhé.
  

1. Nền giáo dục nổi tiếng quốc tế

 Nền giáo dục tại Canada thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Hàng năm, hơn 100.000 sinh viên quốc tế tới Canada để lĩnh hội kiến thức với chất lượng hàng đầu. Đến với đất nước Canada xinh đẹp, bạn có thể gặp gỡ các sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Với hơn 390 cơ sở giáo dục tại đây, bạn chắc chắn sẽ tìm được ngôi trường phù hợp nhất với mình.

2. Chi phí sinh hoạt và học tập thấp

Học phí và giá cả sinh hoạt tại Canada thấp hơn so với nhiều nước khác như Anh, Pháp, Mỹ, Đức…. Canada là một trong số các quốc gia G-7 có mức học phí thấp nhất, thậm chí công dân nước này còn được miễn 100% học phí đến năm 18 tuổi. Bạn có thể tìm thấy nhiều cơ sở giáo dục tổ chức các lớp học với phí dưới 10.000 USD/ 1 năm.

3. Quốc gia đa văn hóa

Bất kể nguồn gốc dân tộc, tại Canada, bạn sẽ có cảm giác giống như ở nhà mình vậy. Canada là quốc gia hình thành bởi những người nhập cư đến từ khắp nơi trên thế giới. Người Canada tôn trọng tính đa dạng và đa sắc tộc. Chính vì vậy, bạn không cần lo lắng về việc phân biệt chủng tộc hay bạo loạn như một số quốc gia khác như: Nga, Mỹ…

4. Quốc gia song ngữ

Canada có hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp. Bạn có thể chọn học bằng một trong hai thứ tiếng hoặc tham gia một trường song ngữ. Nắm giữ lợi thế của việc thành thạo nhiều ngoại ngữ trong thời đại kinh tế toàn cầu mới này, học tập tại Canada chắc chắn sẽ giúp bạn thuận lợi trong nghề nghiệp của mình, bằng cách tham gia các khóa học ngoại ngữ trong thời gian du học.

5. Quy tụ các giáo sư, nhà khoa học nổi danh nhất thế giới

Các giáo sư giỏi, các nhà khoa học danh tiếng và các nghệ sỹ lừng danh thế giới nằm trong  đội ngũ cán bộ giảng dạy tại các trường đại học Canada. Học tập tại Canada, bạn có điều kiện gặp gỡ các nhân vật nổi tiếng. Họ là những người đứng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Neus biết cách phân bố tồi gian, bạn sẽ hưởng lợi rất nhiều từ việc gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng trên và có cơ hội trao đổi suy nghĩ và ý tưởng cùng họ.

6. Công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới

Trong quá tình học, bạn luôn được thực hành trên các  phương tiện kĩ thuật hiện đại nhất. Điều này có nghĩa là bạn có thể theo kịp những phát minh khoa học và điện tử tân tiến nhất trên thế giới.

7.Quốc gia an toàn nhất thế giới

Tỷ lệ tội phạm tại Canada rất thấp và một khi cá nhân nào muốn sử dụng súng thì phải được sự cấp phép của nhà nước. Đến với Canada, bạn chỉ tập tập trung vào công việc duy nhất là học và không cần phải quan tâm đến vấn đề khác như: bạo động, phân biệt chủng tộc, tôn giáo…

8. Chi phí đầu tư cho giáo dục cao nhất thế giới

Canada là một trong số các quốc gia G-7  đầu tư cho hệ thống giáo dục bình quân đầu người cao nhất. Các cơ sở giáo dục tại Canada được trang bị thư viện, bảo tàng, rạp hát, phòng triển lãm nghệ thuật và thiết bị thể thao hiện đại. Đến với bất cứ ngôi trường nào tại Canada, bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với cơ sở vật chất của trường

9. Thời tiết ôn hòa

Canada có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Vào mỗi mùa, bạn có thể tham gia nhiều hoạt động và các môn thể thao khác nhau. Phong cảnh cũng thay đổi nhanh chóng mỗi mùa, bởi vậy bạn đừng quên mang theo một chiếc camera để gửi các bức ảnh về cho gia đình bạn.

10. Chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới

Canada là một đất nước có chất lượng an ninh và sạch sẽ vào hàng bậc nhất thế giới. Cùng với đó là hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới sẽ khiến bạn luôn an tâm khi sinh sống và học tập tại đất nước xinh đẹp này.

Lúc đầu khi bạn sang Canada sẽ không tránh khỏi cảm giác bị sốc văn hóa, thay đổi thời tiết, múi giờ hay cách thức sinh hoạt, phương pháp học tập. Nhưng hãy yên tâm vì thời gian đó sẽ qua rất nhanh, bạn chắc chắn sẽ nhanh chóng hòa nhập cuộc sống ở nơi đây thôi.

Chúc bạn có một chuyến du học vui vẻ và bổ ích!


Sưu tầm

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.