Các liên kết là sự kết nối giữa các trang web. Chúng được coi là những chuỗi liên kết trong màng nhện, các sợi được follow bởi Googlebot khi nó tìm kiếm nội dung mới. Chúng là rất cần thiết khi bạn đang cố gắng để tìm kiếm nội dung mới hoặc thúc đẩy nó. Chúng cũng có hai hương vị: follow và nofollow. Đối với SEO chúng như là một con dao hai lưỡi. Chỉ khác là khi thoạt nhìn, thẻ nofollow làm cho các liên kết của bạn vô giá trị.
Sức mạnh của các liên kết được follow (followed) Các liên kết được follow là trạng thái mặc định khi bạn đang thảo luận về liên kết. Các chỉ số được follow nghĩa là Google sẽ thấy liên kết và click vào nó, nó đưa bạn đến trang đích và đưa ra một cái nhìn về toàn bộ trang đó.
Các liên kết Follow cũng đi qua PageRank hoặc link juice, thực chất nó là một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm từ trang web của bạn đến một trang web khác. Bạn đang liên kết đến một trang web với một liên kết được follow và nói rằng đây là một trang web tốt với nội dung chất lượng mang đến cho nó một vài danh tiếng. Vì lý do này nên các liên kết follow thường bị lạm dụng. Theo truyền thống, các phần comment đang được follow thường để theo mặc định, người dùng có thể nhận xét về bài viết của bạn với các liên kết của họ, tạo ra một liên kết follow từ trang web của bạn đến trang web của họ. Điều này cho thấy đối với các công cụ tìm kiếm nó như là một lá phiếu tín nhiệm khi bạn không biết gì về các trang web. Ngày nay, các liên kết follow được phục vụ với cùng một mục đích, mặc dù chúng là khó khăn hơn nhiều để đạt được và do đó nó cũng có giá trị hơn. Các kỹ thuật cũ - từ bình luận bài viết đến follow các liên kết trong guest posts - sẽ khiến trang web của bạn bị phạt. Vì vậy, khi một liên kết được follow nó cũng có thể bị lạm dụng. Các giải pháp spam Đó là tất cả đối với các liên kết được follow nhưng đó không phải là vấn đề mà chúng tôi đề cập đến. Thẻ Nofollow được tạo ra để ngăn chặn việc lạm dụng các liên kết được follow. Nó cho người quản trị trang web kiểm soát được các link juice của họ. Một liên kết Nofollow sẽ nói với Google rằng bạn không muốn chuyển qua trang web uy tín để liên kết. Các liên kết Nofollow không làm đúng như những gì nó nói. Các liên kết Nofollow sẽ nói cho Google biết rằng đừng follow các liên kết và di chuyển qua PageRank để đi đến đích. Google có thể và vẫn sẽ follow các liên kết để khám phá ra một trang nào đó.
Các liên kết Nofollow được sử dụng trong rất nhiều tình huống phổ biến. Chẳng hạn như các phần comment đã được đề cập ở trên và trong bất kỳ liên kết mà bạn gửi trong các phần comment trên một blog có khả năng sẽ được nofollow. Google đã chán ngán khi các liên kết nofollow được mua - nó muốn đẩy các liên kết này ra khỏi trò chơi. Vì vậy, nếu bạn đang trả tiền cho guest posts thì đồng nghĩa với việc bạn đang nhận được các liên kết nofollow. Các liên kết Nofollow cũng hoàn hảo trong trường hợp bạn muốn sử dụng một liên kết nhưng bạn không muốn vượt qua cuộc bỏ phiếu trên một trang web. Ví dụ, nếu bạn đang liên kết tới một tên miền chưa được sử dụng, một trang web spam hay một casino trực tuyến thì các liên kết nên được nofollow bởi vì bạn không muốn đưa PR của bạn đến một trang web spam. Lợi ích của Nofollow Nếu một liên kết Nofollow không chuyển qua PageRank mà trước đây nó là lý do chính để có được backlink - có cần phải vậy không? Đầu tiên, bạn đã thấy được lợi ích đã được đề cập ở trên. Google vẫn có thể khám phá ra trang web của bạn thông qua một liên kết nofollow. Bản thân Google từ chối để nói rằng mô tả chính thức của họ về các thẻ meta nofollow là sai lầm nhưng thử nghiệm nhiều lần cho thấy các trang web liên quan đến các liên kết nofollow được phát hiện và được index. Lợi ích thứ hai là khi bạn liên kết đến một trang web, bạn đang nói với độc giả của bạn rằng trang web tồn tại và có nội dung hữu ích với một vài lý do nào đó. Có lẽ đó là nội dung bạn đang tham khảo, có lẽ đó là nội dung bạn đang điều khiển truy cập hoặc có thể đó là một trang web xấu bạn đang sử dụng để minh họa. Bất luận thế nào thì bạn cũng đang liên quan đến việc nâng cao nhận thức về trang web. Người dùng nhìn thấy nó và tên của trang web được đặt ở tận sâu trong tâm trí của họ, ngay cả khi họ không bao giờ click vào liên kết. Một liên kết nofollow vẫn còn giá trị trong backlink profile. Nó vẫn còn tồn tại và nó vẫn có thể thu hút lưu lượng truy cập đến trang web của bạn. Một trang web với 50 liên kết sẽ tốt hơn là một trang web chỉ có 5 liên kết. Sau khi bạn có một hệ thống những nhận thức. Các trang web truyền thông xã hội là một ví dụ tuyệt vời về điều này. Khi bạn chia sẻ một liên kết đến một bài viết hoặc một bài viết blog trên Facebook hoặc Twitter thì các liên kết được nofollow. Mặc dù vậy, người dùng vẫn nhìn thấy nó và họ click vào nó để đọc. Một trong số những người này có thể sáng tạo nội dung của họ, họ nhận thấy nó có giá trị và tự liên kết đến. Họ có thể nofollow liên kết. Cho dù bằng cách nào đi chăng nữa thì một liên kết vẫn sẽ tạo ra hai hoặc nhiều hơn số liên kết ban đầu. Mỗi liên kết được bổ sung sẽ được tiếp cận với một đối tượng mới và nó sẽ có khả năng nhận được nhiều liên kết hơn nữa. Vấn đề về cơ hội
Một liên kết nofollow là một cơ hội và nó nên được đối xử như vậy. Chắc chắn nó sẽ không đi qua PageRank nhưng PageRank đang mất dần giá trị. Một liên kết nofollow sẽ thu hút sự chú ý của người dùng mới. Những người dùng truy cập vào trang web của bạn và đọc bài viết của bạn. Họ sẽ sử dụng trang web của bạn để tìm kiếm bất cứ điều gì mà họ muốn. Đây là cơ hội để bạn lôi kéo họ trở lại. Bạn có thể lôi kéo họ để follow các tài khoản truyền thông xã hội. Bạn có thể tham gia với họ khi họ nhận xét về các tài khoản hoặc trên chính blog của bạn. Cuối cùng, bạn có thể biến họ trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Vì vậy, nếu bạn coi các liên kết nofollow như là một cơ hội thì đó là lý do để bạn nên tạo nhiều các liên kết nofollow. Chắc chắn, nhiều người sẽ mang đến một lượng truy cập và chuyển đổi tương đối. Một trong số họ có thể sẽ không mang đến điều gì. Một số sẽ mang đến nhiều liên kết hơn các trang web khác, một trong số đó có thể được follow. Thậm chí một số có thể có cơ hội được chọn bởi các tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp tin tức và ngành công nghiệp của bạn - đây là một cơ hội để lan truyền một cách nhanh chóng. Nếu bạn đang tránh các trang web mà không cung cấp các liên kết follow thì bạn đang tự mình tách ra khỏi những cơ hội quý giá này. Chắc chắn, chúng không trực tiếp được hưởng lợi trên bảng xếp hạng tìm kiếm thông qua page authority nhưng ai sẽ là người quan tâm? Ngay cả khi Google nói rằng bạn nên hướng tới người dùng và mang lại những giá trị tìm kiếm cho người dùng. Là một người dùng, một liên kết được nofollow được coi như một cơ hội quý giá. Là một nhà marketing, một liên kết được nofollow cũng được coi như là một cơ hội quý giá. Và đối với công cụ tìm kiếm thì một link profile được coi là một lợi ích lớn. Vì vậy bạn hãy theo đuổi các liên kết và quên đi các thẻ meta.
SEO hiện đại là một trò chơi khá nguy hiểm. Trong quá khứ, Google thường không phạt một trang web mắc lỗi. Nhưng bây giờ, Google chẳng hề “day dứt” khi áp dụng các hình phạt, từ giảm xếp hạng tự động đến xóa bỏ hoàn toàn trong kết quả truy vấn. Có thể chỉ trong 1 ngày từ một trang web thành công bạn sẽ bị “phá sản”. Nếu mắc một trong 5 lỗi dưới đây bạn sẽ tự đẩy mình vào “chỗ chết”, bởi thế bằng mọi giá hãy tránh xa chúng nhé.
1. Mua liên kết Trong một thời gian dài, một trong những yếu tố quan trọng trong SEO chính là backlink. Khi bạn có nhiều liên kết hơn thì thứ hạng sẽ tốt hơn. Và thế là một số thủ thuật được tạo ra để tập hợp liên kết. Bạn có thể spam liên kiết trong các bình luận trên mọi blog bạn thấy, tạo hàng tá các blog và kết nối chúng tới trang của mình...tất cả những kỹ thuật này lại có thể bị phạt dưới một số hình thức trong những năm gần đây. Dĩ nhiên liên kết là quan trọng. Các liên kết từ những trang chất lượng cao tạo thêm mức uy tín đáng kể. Hãy nghĩ về một liên kết như một phiếu bầu lòng tin có trọng lượng. Trang web đang được tin tưởng nhiều thì “trọng lượng” của phiếu bầu càng lớn. Phiếu bầu của một trang web spam chẳng đáng giá trị gì vì nó thực sự có ý nghĩa tiêu cực. Vậy việc mua liên kết rơi vào trường hợp nào? Còn tùy – nếu bạn mua một liên kết từ một blog chuyên bán liên kết mà blog đó vi phạm một trong những quy định hướng dẫn webmaster của Google, thì sớm hay muộn chúng cũng sẽ bị phạt. Hình phạt ấy sẽ kéo sang bất cứ trang web nào mua liên kết qua blog đó. Sẽ tồi tệ hơn nếu trang web của bạn liên kết với một trang web như Fiverr hay một công ty SEO mờ ám và mua gói liên kết. Chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng có hàng trăm backlinks và thứ hạng sẽ tăng ngay tức thì. Sau đó thì Google sẽ nhận ra rằng tất cả các liên kết đó đến từ một trong những kỹ thuật mũ đen và sẽ phạt bạn vì đã sử dụng chúng. 2. Ẩn văn bản
Có một số cách ẩn văn bản để khiến nó không được hiển thị trên trang web của bạn. Bạn có thể đặt nó vào một Hidden DIV (thẻ DIV ẩn). Bạn có thể làm cho màu phông chữ trùng khớp với màu nền. Bạn có thể làm nó lu mờ với JavaScript. Bạn có thể ẩn nó trong một embeded frame. Bạn có thể sử dụng các yếu tố xác định vị trí để đẩy nó vào phía sau hình ảnh. Đôi khi một số trong những kỹ thuật này được sử dụng hợp pháp. Plungin bình luận Facebook ẩn văn bản của nó trong một khung frame. Ẩn văn bản sau một hình ảnh khi văn bản đó là một thông tin miêu tả hình ảnh, là cách để tăng thêm sự tiếp tiếp cận dành cho những độc giả có thị lực yếu. Ẩn văn bản trong một thẻ DIV là cách khiến cho plugin bình luận Facebook hiển thị trong SEO. Mặt khác, việc ẩn văn bản từ khóa trước độc giả trong khi lại hiển thị nó trong công cụ tìm kiếm là một kỹ thuật mũ đen. Khi thấy văn bản bị ẩn trên trang web của bạn, thì Googel sẽ phán quyết dựa trên chủ ý và mục đích của văn bản đó. Nếu bạn đang sử dụng cho mục đích hợp pháp – như làm cho các bình luận trên Facebook hiển thị - thì không sao. Còn nếu bạn sử dụng để spam từ khóa hay vì lợi ích SEO mờ ám khác thì bạn sẽ bị cáo buộc với một hình phạt. 3. Spam từ khóa Trong một thời gian dài, từ khóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất của SEO. Nếu bạn muốn có một thứ hạng trong kết quả tìm kiếm, thì bạn cần có các từ khóa truy vấn cụ thể mà bạn muốn được xếp hạng. Bạn cần phải tính toán kỹ lượng để tạo sự cân đối hợp lý; quá nhiều từ khóa sẽ khiến bạn mang mác của một spammer và làm tổn hại SEO của bạn. Quá ít thì bạn sẽ không được xếp hạng từ khóa đó. Đây là sự tính toán mật độ từ khóa - nên lựa chọn bao nhiêu lần sử dụng một từ khóa trong một đoạn bài viết được đưa ra.
Vấn đề về mật độ từ khóa nằm ở chính bản thân các từ khóa. Nếu bạn chỉ tập trung vào các từ khóa dài (long tail) thay vì tập trung vào các từ khóa chính thì sẽ gây khó khăn để vietes một đoạn nội dung khi muốn sử dụng từ khóa dài một vài lần. Từ khóa “widget” rất dễ được sử dụng 10 lần trong một đoạn nội dung, trong khi từ khóa “blue widgets in Ontario Canada” thì sẽ khó sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn chú trọng quá nhiều vào mật độ từ khóa thì bạn cũng sẽ buộc phải sử dụng các từ khóa dài một vài lần, điều này khiến cho đoạn nội dung của bạn nghe có vẻ không tự nhiên lắm. Những năm gần đây, Google đã giảm tầm quan trọng của mật độ từ khóa. Việc tính toán giá trị khá quan trọng đối với kết quả tìm kiếm. Mật độ từ khóa quá cao, đặc biệt với một từ khóa dài, sẽ khiến nội dung khó đọc và ít giá trị hơn. Ngày nay, bạn thực sự chỉ cần sử dụng một từ khóa một hoặc hai lần trong một văn bản, một lần trong tiêu đề và một lần sử dụng trong meta tag tiêu đề. Không cần thiết phải lặp lại nhiều hơn. Từ khóa khiến cho Google dễ dàng lấy được và phân loại nội dung của bạn, bởi thế bạn chẳng cần sử dụng từ khóa trong nhiều lần để đạt thứ hạng. Tập trung quá nhiều vào mật độ từ khóa dẫn đến tình trạng spam từ khóa và spam từ khóa là kỹ thuật mũ đen sẽ kiến trang web của bạn nhanh chóng bị phạt. Hãy tập trung vào giá trị cho người đọc chứ không phải mật độ từ khóa cho công cụ tìm kiếm. Google sẽ làm nốt những việc còn lại. 4. Xào sáo nội dung (Spinning Content) Google hiện đại là tập trung tất cả vào nội dung, bởi vậy cách nhanh nhất để tạo ra nội dung là gì? Một cách thông dụng là tìm những bài viết khác và xào sáo chúng – điển hình sử dụng một phần mềm đảo bài viết (article spinner software) – như vậy chúng sẽ khác biệt. Việc này có thể có tác dụng ngắn hạn, về lâu dài Google đủ thông minh để nhận biết kỹ thuật này. Xào sáo nội dung là cách thay đổi các từ và cụm từ trong bài gốc thành các từ và cụm từ khác có nghĩa tương đương. Thật lý tưởng vì nó sẽ không làm mất nghĩa trong khi thay đổi các từ. Đối với người đọc, thì các bài viết trông sẽ hoàn toàn khác nhau mặc dù chúng nói cùng một vấn đề. Thật không may, phầm mềm đảo nội dung không đủ tinh vi để thể hiện các sắc thái trong lựa chọn từ. Hai từ đồng nghĩa có thể có nghĩa biểu cảm rất khác nhau, thực hiện xáo sào một bài viết giống như trò tàu lượn cảm xúc rất bất định, trong khi bài viết gốc thì có giọng văn tuyệt hơn rất nhiều. Google đấu tranh với kỹ thuật này bằng cách làm từ điển các từ và cụm từ bị đảo trộn. Rất nhiều trong số các từ và cụm từ đó có các từ và cụm từ tương đương trong con mắt theo dõi của công cụ tìm kiếm. Hai bài viết được xào sáo có thể trông khác nhau đối với người đọc nhưng với Google thì chúng rõ ràng là xào sáo lẫn nhau. Hình phạt được áp dụng ngay tức thì. 5. Mã code bị lỗi So với những lỗi đã được nhắc trong bài thì lỗi này đơn giản. Mã code bị lỗi chưa bao giờ là một thủ thuật hợp pháp, nó không bao giờ được Google khuyến khích sử dụng và nó cũng không bao giờ được sử dụng cho các mục đích bất chính. Nó chỉ là một dạng kém chất lượng. Những mã code kém chất lượng sẽ khiến Google không index trang của bạn hoặc nếu có thì cũng không index hoàn toàn và sẽ phạt bạn vì mắc lỗi code kém chất lượng. Mã code bị lỗi có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức, nhưng một thiết kế trang web chắc chắn nên hạn chế hều hết các hình thức này. Một số dạng bạn cần để ý là: - Tạo các file robots.txt nghèo nàn khiến toàn bị trang của bạn bị block - Các liên kết cả trong và ngoài đều bị đứt gãy - Plugins làm tăng đáng kể thời gian tải thông qua các lỗi mã coded - Các lỗi khiến cho trang web của bạn thể hiện sự không thích hợp trên các browser nhất định.
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp Dich vu seo uy tín. Liên hệ: 01684854514
Có một cách dễ dàng để kiếm tiền online đó là quảng bá sản phẩm như là Affiliate (là một chương trình tiếp thị, nơi bạn có thể nhận được tiền hoa hồng từ một công ty mẹ bằng cách bán hàng cho họ). Bất kỳ ai đó mua một sản phẩm sau khi click vào liên kết của bạn với sản phẩm đó bạn sẽ được trả tiền hoa hồng. Thông thường, các chi nhánh sẽ quảng bá sản phẩm bằng cách đặt các liên kết trên bài viết blog và thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Với cách làm này, có thể sẽ ảnh hưởng đến giá trị SEO của một blog hoặc một trang web bởi vì bạn đặt quá nhiều liên kết trên một trang.
Câu trả lời là có thể Có rất nhiều yếu tố quyết định một trang được xếp hạng trong kết quả tìm kiếm. Nói chung có quá nhiều liên kết có thể làm cho một trang web bị giảm thứ hạng. Cách tốt nhất mà bạn có thể làm là kiểm tra trang web của bạn được xếp hạng sau khi đặt các liên kết affiliate. Nếu trang web của bạn xếp hạng cao hơn trước khi đặt các liên kết affiliate trên một trang cụ thể thì có thể có một kết nối nào đó giữa việc đặt quảng cáo affiliate trên trang web của bạn và giá trị SEO tổng thể của một trang. Chúng ta hãy xem xét một số yếu tố bên cạnh các liên kết affiliate có thể khiến trang web của bạn phải gánh chịu những thiệt hại trong các kết quả tìm kiếm. Bản thân các liên kết đang được rút gọn Bằng chứng cho thấy rằng việc sử dụng các liên kết rút gọn có thể làm giảm lưu lượng truy cập trên một trang cụ thể. Trong một số trường hợp, công cụ tìm kiếm có thể không thích các liên kết được rút ngắn, nó cho rằng các liên kết này có thể là spam hoặc có thể gây hại cho người dùng. Bằng cách sử dụng các liên kết affiliate mà bạn đã có, nó có thể khôi phục lại giá trị SEO của bạn. Nếu bạn thay đổi hoàn toàn cách liên kết của bạn thì có rất nhiều các plugin có thể cung cấp cho bạn một liên kết sạch để người đọc không thể biết rằng bạn đang sử dụng các liên kết affiliate. Trang của bạn có quá nhiều liên kết Google đã chứng tỏ nội dung chất lượng là khía cạnh quan trọng quyết định thứ hạng của bạn trong kết quả tìm kiếm. Vì thế nên hạn chế việc quảng cáo ở mức thấp nhất để không ảnh hưởng đến khả năng tìm hiểu một cái gì đó của độc giả hoặc khi họ muốn chia sẻ nội dung với những người khác. Một trang có quá nhiều liên kết cũng giống như việc một trang cố gắng nhồi nhét từ khóa vào một bài viết trên blog hoặc một trang của một trang web tĩnh. Cách tốt nhất là nên tạo ra nội dung như thể bạn lần đầu tiên truy cập vào các trang web. Bạn có muốn tiếp tục đọc hoặc tìm kiếm một điều gì đó thông qua trang web này? Nếu câu trả lời là không thì tại sao bạn không nghĩ ra một ý tưởng để tạo ra một trang web có giá trị. Nó không phải là việc bạn đang sử dụng các liên kết affiliate mà đó là vì bạn đan sử dụng quá nhiều các liên kết này. Về mặt nguyên tắc, cách tốt nhất là giới hạn trong bốn hoặc năm liên kết trên một trang. Các liên kết là spam
Chẳng ai muốn click vào một liên kết có thể gây hiểu lầm hoặc nó đưa họ ra khỏi trang web hiện tại để đến một trang web của bên thứ ba mà nó có thể không được bảo mật. Một liên kết cũng có thể được coi là liên kết spam nếu nó không có ngữ cảnh liên quan đến liên kết đó. Ví dụ, nếu bạn đang quảng bá một chi nhánh bán vé cho một sự kiện thể thao nào đó, bạn muốn có liên kết trỏ đến các trang sản phẩm mà mọi người sẽ mua hàng và kiếm được một khoản hoa hồng nào đó. Tuy nhiên, nếu các từ khóa được sử dụng để liên kết đến trang đó không liên quan đến các môn thể thao thì có thể người dùng sẽ cảm thấy họ đang bị lừa dối và họ sẽ nộp đơn spam đến Google hay các công cụ tìm kiếm khác. Nếu trang web của bạn nhận được quá nhiều các khiếu nại từ phía người dùng thì nó có thể bị chôn vùi trong các kết quả tìm kiếm hoặc đơn giản là bị loại bỏ ra khỏi danh sách tìm kiếm cho đến khi các liên kết đó được loại bỏ hoặc thay đổi để phù hợp với nội dung của trang. Bạn phải làm cho nó rõ ràng khi sử dụng liên kết Affiliate Trên thực tế, mọi người sẽ không quan tâm đến các trang sử dụng các liên kết affiliate. Tuy nhiên, độc giả muốn đọc một cái gì đó giúp họ tìm hiểu về một sản phẩm hoặc dịch vụ mà nó làm tăng giá trị cho cuộc sống của họ. Điều này có nghĩa là nếu bạn là một chi nhánh của một công ty camera thì bạn nên dành thời gian để mô tả các camera này bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm của nó. Ngay cả khi trước đây bạn chưa từng sử dụng sản phẩm này thì bạn vẫn có thể dễ dàng để tìm thấy thông tin về sản phẩm này hoặc có một ý tưởng chung về những gì nó có thể làm bằng cách đọc các ý kiến từ những khách hàng đã dùng các sản phẩm này. Nếu bạn chỉ tạo ra một trang có hàng loạt những lời chứng thực giả mạo, nội dung sơ sài và một loạt các liên kết affiliate thì nó không mang lại giá trị cho người đọc ngoại trừ việc chào mời mua hàng hoặc có thể nó không có ý nghĩa với người đọc. Trang web của bạn được bao nhiêu tuổi? Google thích các trang web cũ hơn là một trang web mới. Do đó, nếu bạn vừa tạo ra một trang web với một tên miền mới thì các trang web sẽ bị ảnh hưởng ngay trong bảng xếp hạng lần đầu tiên. Các trang web mới có nhiều các liên kết affiliate, chúng có thể gánh chịu những thiệt hại vì Google không biết liệu các liên kết này có là một phần trong chương trình liên kết không tự nhiên cho đến khi nó có thời gian để xem xét kỹ hơn. Bên cạnh đó, không phải tất cả các trang web mới sẽ được đánh bằng một hình phạt hoặc hình phạt thủ công nhưng tất nhiên chúng sẽ nhận được sự giám sát nhiều hơn so với trang web cũ. Các liên kết được đặt ở đâu? Các liên kết được đặt bên dưới thanh cuộn thường được xem xét kỹ lưỡng hơn so với những trang được đặt ở ngay màn hình đầu tiên. Việc đặt các liên kết ngay ở vị trí đầu tiên có nghĩa là các liên kết này được người đọc chú ý đến nhiều hơn mà không cần phải di chuyển xuống dưới trang. Công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá cao hơn khi các trang web này không có quá nhiều quảng cáo gây hiểu nhầm hoặc các liên kết mà độc giả có thể vô tình click vào. Nội dung của bạn có nên tách biệt với các liên kết?
Đừng bao giờ có ý tưởng tạo ra một trang tách biệt giữa nội dung với các liên kết affiliate. Đây là những gì Google đề cập đến và nếu bạn vi phạm chắc chắn bạn sẽ nhận được một hình phạt. Trong một số trường hợp, các trang web sử dụng nội dung này như một thiết bị để thu hút các nạn nhân này vào những chiêu trò lừa đảo hay như một cách để vô tình lây nhiễm sang các máy tính của những người truy cập vào nội dung này. Nếu bạn click vào một hoặc nhiều các liên kết affiliate này, nó có thể làm hại máy tính của bạn và lây nhiễm sang các máy tính khác trong mạng của bạn. Sử dụng các liên kết affiliate sẽ làm tổn hại đến SEO của bạn? Cũng giống như bất cứ điều gì khác liên quan đến việc tối ưu nội dung, bạn không thể chắc chắn nếu đó là liên kết affiliate hoặc nếu nó là một cái gì đó sẽ làm giảm giá trị trang web của bạn. Cách tốt nhất bạn có thể làm là kiểm tra một vài liên kết affiliate để biết nó có phải là nguyên nhân làm cho trang web của bạn bị giảm thứ hạng.
Theo Thế Giới Seo
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp Dich vu seo uy tín. Liên hệ: 01684854514
Khi nhìn vào các bản cập nhật thuật toán, mọi người sẽ nghĩ ngay đến nội dung, các liên kết, các yếu tố phương tiện truyền thông xã hội và một vài yếu tố ảnh hưởng khác. Trong khi các bản cập nhật nhắm mục tiêu vào các chủ sở hữu trang web với nội dung bị đánh cắp, hàng trăm các liên kết hoặc các trang web nhàm chán, mọi người nghĩ rằng Google sẽ nhắm mục tiêu vào những người lạm dụng truyền thông xã hội cho lợi ích SEO. Có thể trong tương lai Google sẽ thay đổi thuật toán của họ để xử lý những người lạm dụng truyền thông xã hội. Dưới đây là 5 cách ngăn chặn vấn đề này nếu Google phát hành một thuật toán nhắm mục tiêu vào những người lạm dụng truyền thông xã hội.
1. Đăng bài thường xuyên nhưng không được lạm dụng quá mức Sẽ là thông minh khi hướng đến Facebook, Twitter và Google+ mỗi ngày. Khi hướng đến các trang web và cung cấp thông tin có giá trị cho khách truy cập, người ta có thể xem như là tỷ lệ chuyển đổi của họ. Tất nhiên, khi đăng bài thường xuyên trên các trang web này sẽ làm tổn hại đến danh tiếng của họ. Trong tương lai, Google có thể sẽ cân nhắc việc này bởi họ không muốn mọi người đăng nhập vào tài khoản của họ và gửi spam đến những người theo dõi họ. Để tránh điều này, một chủ sở hữu trang web có thể chạy một chiến dịch SEO thông minh nếu người đó đăng tải mỗi tuần một vài lần. Với mỗi tuần một vài bài, bạn có thể tiếp cận với những khách hàng mà không làm phiền họ hoặc xúc phạm thương hiệu của bạn. Đồng thời, khi nhìn vào các chiến dịch của bạn, Google sẽ nhận thấy rằng bạn đã đầu tư thời gian để viết những thông tin liên quan, thú vị và thực tế mà mọi người thực sự thích thú. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ tìm được nguyên nhân và giúp các chủ sở hữu trang web khác tránh được tất cả các vấn đề phổ biến mà họ phải đối mặt. Vì vậy, bạn cần nhớ rằng, khi bạn muốn có vị trí top đầu, bạn cần phải đăng tải trên phương tiện truyền thông xã hội một vài lần trong một tuần. Nếu không, khi bạn đăng tải quá mức, bạn sẽ làm tổn hại đến danh tiếng của bạn và ngược lại nếu bạn không thường xuyên đăng tải, khách hàng của bạn sẽ không biết bạn đang ở đâu. 2. Những người theo dõi thực sự Mặc dù nó có vẻ hấp dẫn nhưng nó sẽ không thực sự tốt khi mua lại những người follow từ các trang web của bên thứ ba - mà hầu hết các trang web này là bất hợp pháp. Những người bán hàng tuyên bố rằng họ sẽ bán cho những khách truy cập hợp pháp - những người sẽ quay trở lại trang web mỗi ngày. Trong thực tế, những người follow giả mạo sẽ giết chết tài khoản truyền thông xã hội của bạn theo một vài cách. Trước tiên, khi bạn mua những người follow, họ sẽ không bao giờ quay trở lại trang web của bạn, nó giống như là một con robot tạo ra những người follow. Thứ hai, vì họ sẽ không bao giờ trở lại nên họ sẽ không bình luận về bất kỳ hình ảnh hoặc thông tin khác trên trang web của bạn. Có thể Google sẽ chú ý đến điều này vì khi một trang web được hàng nghìn người follow mà không bao giờ bình luận hoặc tham gia. Nếu bạn khôn khéo, bạn sẽ tránh được cái bẫy này vì việc mua lại những người follow sẽ làm tổn hại đến trang web của bạn và họ sẽ không bao giờ quay lại. Đây là sự thật cho dù bạn có sử dụng Facebook, Twitter hay Google+ đi chăng nữa. Thay vào đó, bạn cần phải thêm người dùng với tốc độ chậm và có chiến lược rõ ràng. Lúc đầu nó sẽ làm cho bạn cảm thấy khó chịu nhưng về lâu dài nó sẽ giúp bạn nhận được sự chú ý từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo hay bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác và chúng sẽ đánh giá các chiến dịch truyền thông xã hội của bạn. 3. Không phải lúc nào cũng liên kết đến trang web của bạn
Google có thể xem bài viết truyền thông xã hội của bạn đặc biệt là trên Google+. Trong khi không có vấn đề gì với việc đăng tải một liên kết đến trang web của bạn, bạn cần phải tập trung vào việc cung cấp giá trị cho khách truy cập của bạn. Bây giờ, bạn đừng lo lắng về điều này, nếu bạn lúc nào cũng liên kết trở lại trang web, blog hoặc những khía cạnh khác của doanh nghiệp bạn, người dùng sẽ nghĩ rằng bạn đang tạo ra một chiến dịch quảng cáo và chiến dịch xây dựng liên kết lớn. Thay vào đó, trong khi vẫn đảm bảo việc mang lại giá trị cho người dùng, bạn cần phải liên kết đến các trang web hấp dẫn và có liên quan khác trên internet. Đây là một công việc hết sức khó khăn nhưng ở mức tối thiểu bạn cũng cần đảm bảo cung cấp các thông tin có liên quan mà không làm ảnh hưởng đến mục đích chung của bạn. 4. Cung cấp chất lượng thực sự Trên Internet, bạn cần phải cung cấp nội dung chất lượng để mọi người follow bạn. Nếu không khách truy cập của bạn sẽ ra đi và không bao giờ quay lại. Hơn nữa, khi nhìn thấy nội dung không hấp dẫn, Google sẽ chú ý và đẩy bạn xuống hoặc giảm giá trị các liên kết. Nếu Google nhìn thấy điều này, họ sẽ không ngần ngại khi chuẩn bị tung ra một bản cập nhật thuật toán trong tương lai gần. Nếu điều này xảy ra, trang web của bạn sẽ giảm mạnh trong bảng xếp hạng và trang web của bạn sẽ không được cải thiện với bản cập nhật truyền thông xã hội khi sử dụng cùng một tài khoản. Kể từ khi Google cân nhắc phương tiện truyền thông xã hội như là một cách để kiểm soát spam thì bạn cần phải chuẩn bị cho điều này và cung cấp những thông tin có giá trị cho độc giả của bạn. Để làm điều này một cách dễ dàng, bạn hãy thường xuyên cập nhật bài viết với những thông tin có liên quan và hấp dẫn. Nếu người dùng phản ứng lại ngay, thì bạn đã biết được chiến dịch của bạn như thế nào rồi và bạn sẽ không cần phải thay đổi. Mặt khác, nếu bạn nhận được một vài thông tin phản hồi thì đây là thời gian để cung cấp nội dung tốt hơn cho độc giả của bạn. Bạn hãy nhớ rằng, trên mạng Internet, cho dù bạn đang làm việc trên một trang web hoặc bất kỳ nền tảng nào khác thì nội dung chất lượng sẽ luôn giúp đỡ bạn trong mọi trường hợp. 5. Hàng loạt các trang web Bây giờ, thật dễ dàng để sử dụng Facebook và bạn nghĩ rằng bạn không cần phải cố gắng tạo ra các trang web truyền thông xã hội khác. Đây là một sai lầm vì một vài lý do. Với các trang web khác như Twitter và Google+, bạn có thể xây dựng link profile của bạn và tìm những khách hàng không sử dụng Facebook.
Một loạt các thông tin cập nhật từ một tài khoản sẽ giúp trang web của bạn nhưng trong tương lai, với bản cập nhật thuật toán, có thể bạn sẽ bị giảm xuống trong bảng xếp hạng nếu bạn không đăng ký sử dụng một vài trang web để nói chuyện với khách hàng hiện tại và tiềm năng của bạn. Rất may là việc đăng ký một tài khoản sẽ không mất nhiều thời gian của bạn và bạn có thể xem những người follow nội dung bài viết mới của bạn nếu nó thực sự mang lại giá trị cho họ. SEO là một trò chơi phức tạp và chủ sở hữu trang web cần phải luôn đi đầu để dự đoán trước các bản cập nhật mới nhất. Điều này khá là quan trọng, nó sẽ giúp bạn tránh các vấn đề lâu dài trong tương lai khi bạn dự đoán được những bước đi mới của Google. Với lý do đó, khi nhìn vào tương lai, các chủ sở hữu trang web cần phải xem xét các thước đo truyền thông xã hội tiếp theo của Google và những người khác để đảm bảo rằng những trang web này cung cấp nội dung chất lượng và hấp dẫn. Với cách tiếp cận đơn giản và chủ động, bạn có thể tránh được những cơn thịnh nộ của bản cập nhật tiếp theo trong khi cung cấp nội dung thật sự hữu ích và chất lượng.
Theo Thế Giới Seo
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp Dich vu seo uy tín. Liên hệ: 01684854514
Thẻ meta là một loại thẻ có trong HTML hoặc trong phần đầu trang web hay như các thuộc tính trong các liên kết mà các trình duyệt web hoặc công cụ tìm kiếm sử dụng để phân tích trang web của bạn. Một trong những số đó được coi là quan trọng hơn dưới góc độ công cụ tìm kiếm của Google. Cũng có một vài thẻ được coi là cũ và không sử dụng đến và hầu như nó không được hỗ trợ bởi bất kỳ công cụ tìm kiếm nào. Vì Google là chúa tể và là chủ nhân của thế giới SEO nên bạn hãy sử dụng chúng theo hướng dẫn của họ.
Dưới đây là các thẻ mà Google công nhận và cách để sử dụng chúng:
Chuỗi này được thêm vào thẻ <head> trên trang web của bạn. Nó tạo ra một đoạn mô tả văn bản các nội dung của trang. Cách sử dụng: Thẻ description là mô tả của một trang chứ không phải là toàn bộ trang web. Đảm bảo việc tạo ra thẻ description duy nhất cho mỗi trang và thân thiện với SEO. Văn bản này là cực kỳ quan trọng bởi vì đó là những gì mà Google sử dụng để tạo ra các đoạn văn bản xuất hiện bên dưới trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google. Nó bao gồm các từ khóa có liên quan và sử dụng nó để lôi kéo độc giả đến xem trang.
Thẻ title cũng được thêm vào phần <head> của tài liệu nhưng nó không nằm bên trong thẻ <meta>. Tiêu đề là những gì được tạo ra mà xuất hiện bên trên thanh tiêu đề trong trình duyệt của bạn. Tiêu đề cũng xuất hiện như anchor text của một liên kết trong kết quả tìm kiếm. Cách sử dụng: thẻ tiêu đề là thẻ vô cùng quan trọng đối với SEO bởi một vài lý do. Đầu tiên, chúng kiểm soát anchor text màu xanh trong kết quả tìm kiếm Google. Thứ hai, chúng cung cấp một nơi dễ dàng để chứa một từ khóa và tên thương hiệu của bạn. Thứ ba, chúng phải là duy nhất để tránh hình phạt nội dung trùng lặp.
Cả hai thẻ này cũng có mặt trong thẻ <head>, nó kiểm soát chức năng công cụ tìm kiếm khi nó thu thập trang web của bạn. Tên "robots" là chung và áp dụng cho tất cả các công cụ tìm kiếm. Tên “googlebot” được áp dụng cụ thể cho công cụ tìm kiếm Google, nếu bạn muốn nó đối xử khác với công cụ tìm kiếm khác. Lưu ý nó hoạt động giống như một tập tin robots.txt và có một sự khác biệt chúng ít. Robots.txt hoạt động trên toàn trang web trong khi thẻ meta robots quy định hành vi cụ thể dựa trên cơ sở cho mỗi trang. Cách sử dụng: phần [value] được liệt kê ở trên là nơi bạn có thể cắm vào giá trị cụ thể để kiểm soát hành vi công cụ tìm kiếm bot. Các giá trị mà Google follow: - Noindex: giá trị này xác định một trang không nên được index. Bạn sử dụng nó khi bạn không muốn một trang cụ thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. - Nofollow: giá trị này xác định rằng các liên kết trên trang sẽ không được follow. Bạn sử dụng nó khi một liên kết dẫn đến một trang web mà bạn không muốn đi qua authority hoặc khi nó dẫn đến một trang mà nó không thể tiếp cận với Google, chẳng hạn như đằng sau một bức tường hệ thống. - Nosnippet: giá trị này xác định rằng sẽ không có kiểu văn bản cho trang này trong kết quả tìm kiếm. - Noodp: giá trị này xác định rằng Google không nên sử dụng ODP hoặc DMOZ thay thế mô tả. - Noarchive: giá trị này xác định rằng Google không nên tạo ra một phiên bản lưu trữ của trang. Bạn có thể sử dụng thêm giá trị bổ sung để xác định các hành động được thực thi. - Noimageindex: giá trị này xác định rằng hình ảnh trên trang không nên xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm. Sử dụng một tập tin robots.txt chung để kiểm soát hành vi trên toàn bộ trang web của bạn. Sử dụng thẻ meta robots để kiểm soát các chỉ thị của trang khi chúng khác với những gì bạn muốn các trình thu thập tìm kiếm thực hiện trên toàn bộ trang web của bạn.
Khi người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm bằng tiếng Anh và tìm thấy một loạt các kết quả cho truy vấn của họ bằng tiếng Tây Ban Nha, Google sẽ thường xuyên áp dụng phần mềm dịch thuật của họ để tạo ra một phiên bản dịch của các nội dung sao cho phù hợp với tiêu đề của người dùng khi họ tìm kiếm bằng tiếng Anh. Thuộc tính này nói cho Google biết rằng nó không cung cấp tùy chọn này. Cách sử dụng: nếu bạn có nội dung không phải là ngôn ngữ tiếng Anh và bạn không muốn nó được dịch sang tiếng Anh vì một lý do nào đó thì bạn có thể sử dụng thẻ này. Nó sẽ không chặn người dùng tự sao chép văn bản và chạy nó thông qua chức năng phiên dịch nhưng nó sẽ ngăn cản Google đưa ra quyền lựa chọn mặc định.
Khi bạn tạo ra một trang web và theo dõi trên Google Webmaster Tools, bạn sẽ được hướng dẫn để xác minh quyền sở hữu của trang web. Để làm điều này, Google yêu cầu bạn đưa một số mã theo dõi của họ vào trong các thẻ meta của trang chủ. Google cung cấp mã và bạn đặt nó trong thẻ này. Cách sử dụng: nếu bạn đang lập kế hoạch để sử dụng Google Webmaster Tools hoặc Google Analytics, bạn sẽ cần phải tuân thủ theo quy trình này. Google sẽ tạo ra các mã cho bạn, tất cả những gì bạn cần làm là hãy đặt nó vào phần <head> với một vị trí phù hợp. Điều này nói cho Google biết rằng bạn là chủ sở hữu của trang web và sau đó họ sẽ cung cấp cho bạn truy cập vào Webmaster Tools và theo dõi các tùy chọn khác.
Thẻ này được sử dụng để xác định tập các ký tự và loại nội dung trên trang. Điều này đã được thực thi bởi bất cứ phần mềm nào mà bạn sử dụng để tạo ra trang web của bạn. Rất ít khi bạn phải thay đổi nó. Tập các ký tự điển hình là Unicode/UTF-8. Cách sử dụng: cho phép phần mềm của bạn tạo ra nó tự động. Việc giả mạo là một trong những lỗi phổ biến nhất mà Google tìm thấy trong meta data đối với một trang web. Các thẻ meta khác tồn tại với mục đích khác nhau bao gồm các thẻ meta geotagging quan trọng. Google không nhận ra hoặc không sử dụng các thẻ mặc dù chúng có thể có mục đích hợp lệ ngoài việc chỉ đạo công cụ tìm kiếm. Thẻ meta không được Google công nhận thì nó sẽ được bỏ qua, vì vậy bạn không nên sử dụng chúng một cách tự do để tránh trường hợp tạo ra các lỗi mà bạn không thể lường trước được.
Theo Thế Giới Seo
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp Dich vu seo uy tín. Liên hệ: 01684854514
Năm ngoái, Google đã công bố công cụ chối bỏ liên kết - nó cho phép các webmaster loại bỏ các liên kết làm ảnh hưởng đến bảng xếp hạng của họ trong các kết quả tìm kiếm. Sau khi Penguin 2.0 được cập nhật vào năm ngoái, các webmaster lại chú ý nhiều hơn vào việc loại bỏ backlinks có thể làm tổn hại đến link profile của một trang web. Như một phần của chiến dịch link audits, công cụ chối bỏ liên kết đã trở thành một bước quan trọng để đảm bảo bạn tránh được các hình phạt từ các công cụ tìm kiếm lớn. Nếu bạn nghĩ rằng trang web của bạn có thể chứa các liên kết xấu thì đây là một vài dấu hiệu để nhận biết bằng cách sử dụng công cụ chối bỏ để làm sạch profile của bạn.
1. Bạn nhận được một hành động thủ công Google cho biết rằng có hơn 400.000 các hành động spam thủ công web được thực hiện hàng tháng. Trong đó, có một số hành động có thể bị khiếu nại, tốt hơn hết là những loại này bạn cần phải gỡ bỏ càng nhanh càng tốt. Có hai loại hình phạt. Một là hình phạt thủ công và hai là hình phạt thuật toán. Nếu bạn đang bị dính một hình phạt thủ công thì cách tốt nhất để loại bỏ các liên kết này là sử dụng công cụ chối bỏ. Thông thường bạn sẽ nhận được một thông báo trên tài khoản Webmaster Tools khi bạn có các liên kết xấu khiến bạn bị giảm thứ hạng. 2. Webmaster không loại bỏ các liên kết xấu cho bạn Nếu bạn thuê một webmaster để chăm sóc trang web của bạn thì có thể bạn sẽ nghĩ rằng họ có trách nhiệm loại bỏ các liên kết xấu cho bạn, nhưng nếu họ không làm điều đó thì cách nhanh nhất để thoát khỏi những liên kết này là sử dụng các công cụ khước từ. Ngoài ra, nếu bạn liên hệ với webmaster của một trang web lưu trữ các liên kết xấu của bạn và họ không loại bỏ các liên kết đó thì bạn nên sử dụng công cụ chối bỏ. 3. Bạn bị ảnh hưởng bởi SEO tiêu cực Các cuộc tấn công SEO tiêu cực là một mối đe dọa thực sự cho bất kỳ chủ sở hữu trang web. Nếu bạn nhận thấy rằng thứ hạng của bạn đang bị giảm xuống và bạn biết rằng bạn không đặt bất kỳ các liên kết xấu trên đó thì bạn có thể là một trong những người nằm trong tầm ngắm của một cuộc tấn công SEO tiêu cực. Google tạo ra công cụ chối bỏ để giúp ngăn chặn những cuộc tấn công này. 4. Tìm các liên kết trỏ đến trang web của bạn Có một vài công cụ mà bạn có thể sử dụng để phát hiện các liên kết xấu như Remove ‘Em. Nếu bạn có một trang web WordPress, bạn có thể cài đặt một plugin như One SEO hoặc công cụ SEO plugin của Yoast để xem trang web nào đã liên kết đến bạn. Nếu bạn không thích những liên kết này hoặc nghĩ rằng chúng là spam thì bạn nên gỡ bỏ chúng càng nhanh càng tốt. 5. Bạn chịu thiệt hại từ vụ đánh bom liên kết
Các cuộc tấn công đánh bom liên kết gây ra các liên kết inbound không tự nhiên mà thường gây ra một hình phạt từ Google. Ngoài ra, link bombs tạo ra các trang trùng lặp để gánh chịu hình phạt khác đối với nội dung trùng lặp. Bạn có thể thêm các liên kết này vào danh sách chối bỏ của bạn một cách nhanh chóng và nếu Google đang cố gắng phạt trang web của bạn, bạn có thể khiếu nại và đưa ra bằng chứng chứng minh cuộc tấn công liên kết có trang web của bạn. 6. Bạn sợ nhận được một báo cáo spam chống lại bạn Nếu bạn nhận thấy có một vài liên kết trên trang web của bạn thì tốt nhất bạn nên bắt đầu loại bỏ các liên kết spam càng sớm càng tốt. Bạn có thể sử dụng tài khoản Webmaster Tool để nhận được một danh sách các liên kết. Nó nằm dưới “Search tools” và “Links to Your Site". Bạn mở “Who Links Most" và sau đó click vào “Download Latest Links". Những liên kết mà bạn không thích trong danh sách này cần được loại bỏ thông qua công cụ chối bỏ. 7. Thứ hạng của bạn bị giảm đột ngột sau khi Penguin được tung ra Lưu lượng truy cập và thứ hạng là rất quan trọng. Nếu bạn nhận thấy thứ hạng của bạn đã bị giảm thì bạn nên xem xét lại báo cáo liên kết của bạn để xem có liên kết xấu nào còn xót lại trong đó hay không. Nếu bạn không nhận được email phạt, bạn có thể liên hệ với Google để xem liệu có phải bạn đang là mục tiêu nhắm đến của các hình phạt. Trước khi bạn làm điều đó, bạn nên loại bỏ bất kỳ liên kết đáng ngờ nào để thấy rằng bạn đang tuân thủ theo các nguyên tắc của Google Webmaster Guidelines. 8. Bạn đặt liên kết trên Spam Guest Blogs
Guest blogging không phải là một ý tưởng tốt vì nhiều lý do nhưng một trong những lý do rõ ràng nhất là vì việc mua liên kết. Google ghét việc mua liên kết và nó sẽ phạt các trang web đăng tải trên guest blogs và trả tiền cho backlinks. Nếu trước đây bạn đã đăng tải các liên kết trên spam guest blogs thì bạn nên xem xét loại bỏ những backlink trước khi Google phạt những blog này và thấy các liên kết của bạn ở trên đó. 9. Người auditor trang web nói rằng bạn phải loại bỏ chúng Site audits là một ý tưởng tuyệt vời nếu bạn không biết làm thế nào để tìm thấy các liên kết xấu hoặc nếu thứ hạng của bạn đột ngột bị giảm xuống. Tuy nhiên, nếu site auditor đưa cho bạn một danh sách các liên kết mà bạn cần phải loại bỏ thì bạn cũng nên kiểm tra lại để đưa ra quyết định có nên loại bỏ chúng hay không. Trong một số trường hợp, một liên kết xấu có thể lại là một liên kết tốt cung cấp cho bạn lưu lượng truy cập khá lớn. Site audit phải cung cấp cho bạn lý do tại sao các liên kết nhất định phải được loại bỏ. 10. Bạn loại bỏ các liên kết nhưng chúng vẫn hiển thị trong Profile của bạn
Nếu bạn đã sử dụng công cụ chối bỏ hoặc yêu cầu loại bỏ liên kết từ các trang web và chúng vẫn đang xuất hiện trên báo cáo liên kết của bạn thì bạn phải sử dụng công cụ chối bỏ một lần nữa. Trong một số trường hợp nó có thể mất đến hai tuần hoặc nhiều hơn để loại bỏ các liên kết. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc sử dụng công cụ chối bỏ thì tốt nhất bạn nên nói chuyện với Google thông qua việc chat trực tiếp trên tài khoản Webmaster Tools. 11. Các liên kết xấu làm bạn mất ngủ vào ban đêm Nếu bạn không chắc chắn về các liên kết trong profile của công ty bạn thì bạn cần nhanh chóng loại bỏ chúng bằng công cụ chối bỏ. Đây là cách tốt nhất để tránh xa hình phạt và đảm bảo rằng bạn đang nhận được lưu lượng truy cập cao từ các liên kết chất lượng mà Google đã chấp thuận. Công cụ chối bỏ liên kết của Google là một cách tuyệt vời để phân biệt với spam và đảm bảo rằng trang web của bạn ở trên đầu trang của kết quả tìm kiếm. Nếu bạn phản ứng nhanh thì bạn sẽ không nhận được hình phạt và bạn cũng sẽ không trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công SEO tiêu cực và backlink xấu. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét lại mỗi liên kết mà bạn chối bỏ và biết đâu trong số các liên kết đó lại có chứa một liên kết tự nhiên.
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp Dich vu seo uy tín. Liên hệ: 01684854514
Link cho bài viết trong Website của bạn nằm gọn trong 6 quy tắc này. Chúng giúp bạn nắm rõ và nhanh chóng nhớ được theo một trật tự đơn giản.
Đi link trong bài viết như thế nào?
Đầu tiên, tôi xin lưu ý là link đặt trong một bài viết bất kỳ của website bao gồm 2 loại link: - Internal Link: link đi trong cùng 1 website, nghĩa là trong cùng tên miền chứa bài viết hiện tại. 6 quy tắc của chúng ta nằm trong phần Internal link này, vì suy cho cùng, chỉ có Internal link là cần nhớ quy tắc. - Outbound Link: link đi ra website bên ngoài, không cùng domain hiện tại. Bởi vì bạn link đến một website xác định cho thông tin người dùng, link này lại có thể share bớt điểm PR & điểm visits của bạn trong một vài trường hợp, nên bạn chỉ đi Outbound Link khi thực sự cần thiết hoặc sử dụng cho hệ thống website của mình. Tôi không đề cập đến chiến lược outbound link, thực ra chiến lược cho outbound link và backlink giống nhau. 6 QUY TẮC ĐI INTERNAL LINK CHO BÀI VIẾT (Lưu ý: một vài thuật ngữ cho rằng 6 quy tắc này là quy tắc Link Wheel, Link Wheel trong thuật ngữ Internal Link chứ không phải Link Wheel trong một hệ thống site vệ tinh).
Link về Homepage.
Link về Bài Viết nằm trước nó, hoặc sau nó.
Link về Category mẹ của nó.
Link về Category khác Category mẹ của nó.
Link về Bài viết trong Category khác phân mục với nó.
Link về chính nó.
ỨNG DỤNG 6 QUY TẮC ĐI LINK THEO HÀNH VI NGƯỜI DÙNG Một khi người đọc muốn tìm nhanh thông tin họ cần, họ có thể lướt nhanh qua các văn bản thuần túy (nếu như bạn biên soạn một văn bản trơn, ít hình ảnh và ghi chú hoặc in đậm) để tập trung vào các link có thông tin chi tiết hơn.
Nhưng link trong VnExpress lại cố tình thiết kế không khác so với văn bản bình thường
Một số website như VnExpress cố tình tạo link có màu văn bản thông thường để đọc giả của họ dễ tập trung vào bài viết hiện tại hơn. Link rất quan trọng, vì trong các template của website thì thông thường link rất dễ nhận thấy trong bài viết. Mà thường thì đây là cách mà người đọc tìm ra một thông tin hơn bất kỳ cách nào khác. Google là tập hợp các link của nhiều bài viết liên quan đến từ khóa tìm kiếm. Vì vậy, nếu bạn không chú ý đến link, không đặt link hoặc đặt link sai cách trong bài viết là một thiết sót nghiêm trọng. Quá nhiều link sẽ làm cho bài viết trở nên khó đọc. Quá ít link thì bạn mất đi những cơ hội tương tác thông tin nhiều hơn với khách hàng, làm gián đoạn số visits theo dòng thông tin mà bạn vô tình không tạo ra được. Cũng như trong giao tiếp, ranh giới giữa việc nói quá nhiều hay nói quá ít cần được cân chỉnh một cách hoàn hảo để tạo ra cơ hội trong giao tiếp. 1. Tìm kiếm hành vi của người đọc Hãy nghĩ xem người đọc thực sự muốn tìm thấy điều gì trong nội dung của bạn. Đúng lúc họ tìm thấy, thì hãy thêm vào một link để họ tìm thấy nhiều hơn nữa!
Luôn nhớ rằng người đọc tin vào điều mà họ biết
Những cách đi link sau đây là khá hiệu quả:
Một thông tin về trợ cấp hoặc những ưu đãi hay khuyến mãi đặc biệt, link sẽ hướng dẫn người đọc chi tiết cách làm thế nào để có thể nhận được những ưu đãi này.
Một mô tả về sản phẩm, link sẽ là bước tiếp theo để mua hàng. Đây là hình thức thường xuyên trong website thương mại điện tử, thế mà có những trang bán hàng tìm hoài mà chẳng thấy nút mua hàng ở đâu!
Một chủ đề tổng quan, khái quát chung, link sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin chi tiết hơn cho người đọc.
2. Chỉ link khi mà người đọc muốn có thông tin
Khi khách hàng cần thông tin - Hãy cho họ
Một người đọc mò vào phần giới thiệu trong website của bạn, có lẽ đang tìm kiếm thông tin về bạn, họ muốn biết bạn là ai và website này có mục đích là gì. Thật vô duyên nếu bạn thiết kế tại dòng đầu tiên hoặc một cửa sổ popup hiện ra ngay khi họ vào trang thông tin giới thiệu bảo là "Hãy nhắp vào đây để mua ngay một cái Iphone 5 với giá sốc nhất!" Không phải là bạn không có quyền bán các sản phẩm phái sinh trong trang nội dung của bạn, nhưng phải thật tâm lý vào. 3. Đừng quá tham lam Nếu quá nhiều thì món hầm sẽ thành món kho, thành món xào, và rồi bị khét. Chỉ nên link về những thông tin quan trọng nhất, và theo dõi xem khách hàng của bạn họ có hứng thú click vào hay không.
Link sẽ quyết định dòng chảy visitor của bạn
ÁP DỤNG 6 QUY TẮC LINK ĐỂ XÂY DỰNG WEBSITE Bạn có thể xây dựng 6 quy tắc đi link này theo cách tự động ở một vài chỗ trên website. Hãy bảo IT hoặc nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website của bạn đưa quy trình Link Internal này tự động vào một vài vị trí. Sau đây là một vài vị trí bạn nên yêu cầu: - Breadcrumbs: đây là dạng link đường dẫn, breadcrumbs giúp bạn xác định nhanh được vị trí của bài viết đang đọc và dễ dàng click vào link trên breadcrumbs để quay về category mẹ của bài viết để xem tiếp các bài viết cùng chủ đề.
Đây là Breadcrumbs
- Link "Quay lại" và link "Tiếp theo": Hai link này giúp người đọc xem tiếp bài viết kế hoặc quay lại một bài trước đó theo dòng thời gian. Hai link này đặc biệt có ích khi người đọc đang xem bài viết là một phần của chủ đề có dạng: phần 1, phần 2, phần 3...
Link bài viết tiếp theo và Link bài viết trước đó
- Các bài viết liên quan: tùy theo khả năng lập trình website, các bài viết liên quan giống như một google thu nhỏ ở cuối trang thông tin, cung cấp thêm cho người đọc các chủ đề liên quan hoặc tương tự giúp người đọc có thêm các thông tin liên quan đến vấn đề của họ trong website bạn.
Link bài viết liên quan
Tôi sẽ nói chi tiết hơn về nội dung của textlink (anchor text) ở một bài viết chuyên về textlink, đây cũng là phần rất quan trọng để tạo 1 link hiệu quả.
Có lẽ điểm yếu duy nhất và lớn nhất đối với SEO hiện đại lại chính là SEO cổ xưa trong quá khứ. Những SEOer chuyên nghiệp biết cách làm thế nào để quảng bá các bài viết của mình và những bài viết cũ hơn thường có xu hướng luôn ở trong vị trí xếp hạng cao. Vấn đề mà bất cứ SEOer nào cũng biết đó là thế giới các công cụ tìm kiếm thay đổi hàng tháng. Những thông tin hôm nay có giá trị có thể lại khiến bạn bị phạt một năm sau đó. Tuy nhiên những thông tin cũ hơn, vốn đã nổi tiếng lúc mới được tạo ra và giá trị của nó được nâng cao trong nhiều tháng dài thì vẫn luôn được hiển thị khi tìm kiếm. Nó hoàn toàn dễ dàng để tìm kiếm những lời khuyên về SEO và áp dụng chúng vào thực hành, đừng bao giờ thực hiện theo lời khuyên đã được đăng tải 4 năm trước đó và hiện giờ nó hoàn toàn không còn giá trị. Để xua tan sự mơ hồ này thì dưới đây chính là một số những “truyền thuyết” phổ biến đã kéo dài dai dẳng trong suốt thời kỳ công nghệ Internet.
Truyền thuyết 1: Có thể trả tiền cho một công ty để có được vị trí xếp hạng cao được bảo đảm Chẳng có công ty nào có thể bảo đảm cho bất cứ kết quả tìm kiếm nào trên Google cả. Thậm chí chính Google cũng không thể cố định vị trí của bạn ở một điểm nhất định. Trên công cụ tìm kiếm siêu mạnh, điều duy nhất bạn có thể làm là từng bước nâng cao thứ hạng của bạn và hi vọng đạt được kết quả. Một công ty to mồm nói rằng họ có thể đảm bảo cho bạn ở vị trí số 1 thì chẳng qua là đang nói dối để kiếm lời từ công ty bạn mà thôi. Nếu họ nói dối điều đó thì còn những điều gì khác liệu họ có đang nói thật không? Truyền thuyết 2: Bạn phải đăng tải nội dung liên tục không ngừng nếu bạn muốn hi vọng được xếp hạng Một phần của truyền thuyết này bắt nguồn từ việc Google đề cập rằng sự mới mẻ của một mảng nội dung là một nhân tố xếp hạng. Phần khác thì do lượng bài nhiều nói lên rằng bạn đăng bài hàng ngày để được xếp hạng. Nhưng thực tế cả hai nhân tố này trong tìm kiếm không có tác động lớn như bạn tưởng. Một trang web đăng tải một bài một tuần vẫn có thể có thứ hạng cao trong khi một trang web đăng 2 bài một ngày cũng chưa chắc được xếp hạng ở trang nhất bao giờ. Truyền thuyết 3: Mật độ từ khóa là quan trọng
Trước đây các từ khóa được sử dụng có vị trí quan trọng hơn bây giờ rất nhiều. Ngày xưa, kiểm soát mật độ từ khóa của bạn là rất cần thiết bởi vì mật độ quá ít có nghĩa là bạn không xếp hạng cho việc truy vấn, còn quá nhiều thì lại bị cho là spam. Ngày nay, từ khóa đã mất đi nhiều “quyền lực” của mình. Chúng vẫn hướng dẫn việc tìm kiếm và vẫn quan trọng trong việc điều tiết nhưng chúng không còn là nhân tố tập trung chính nữa. Nếu bạn đang tính toán mật độ từ khóa thì bạn đang đi sai hướng rồi. Truyền thuyết 4: SEO diễn ra chóng vánh SEO là một quá trình tiến diễn liên tục. Bạn không thể đưa ra một hành động và thấy ngay được kết quả tức thì. Cũng như bạn không thể đạt được một xếp hạng và rồi cứ ngồi đó thụ động mà giữ nó. Bạn cần phải không ngừng thực hiện từng bước để cải thiện vị trí của mình trước các đối thủ cạnh tranh, xây dựng lưu lượng truy cập tự nhiên và cung cấp những nội dung có giá trị. Truyền thuyết 5: Các tín hiệu xã hội là một phần quan trọng của SEO Google đã góp phần vào việc tạo nên suy nghĩ này khi đã nói rằng họ tính đến các dấu hiệu xã hội tại một thời điểm. Nhưng hiện giờ thì họ không áp dụng. Các dấu hiệu xã hội không còn là một nhân tố trực tiếp trong các thuật toán xếp hạng nữa. Tuy nhiên, chúng vẫn quan trọng đối với việc thu hút sự tham gia của người sử dụng. Những độc giả quan tâm có vẻ như đóng góp nhiều hơn vào lưu lượng truy cập và con số thống kê tình trạnh sử dụng trên trang web của bạn, điều này cũng có liên quan đến thứ hạng của bạn. Truyền thuyết 6: Các liên kết chết vì SEO Với những sáng chế gần đây và một vài dự báo của Matt Cutts, mọi người đã rút ra kết luận rằng các liên kết sẽ chết. Tuy nhiên, Google đã nói rằng họ từng thử áp dụng một phiên bản Google lờ đi các liên kết. Nhưng nó đã không hiệu nghiệm và họ đã từ bỏ dự án này. Các liên kết quá quan trọng đối với bản chất của thuật toán hủy bỏ hoàn toàn. Tầm quan trọng của chúng liệu có thể bị giảm đi như từ khóa không? Cũng có thể. Nhưng từ trước tới giờ thì chưa. Truyền thuyết 7: Guest posting là xấu cho mục đích SEO
Guest blogging (đăng bài ở blog của người khác) đã từng là một công cụ quyền lực để kiếm các backlink từ các trang web có chất lượng, nhưng nó đã bị lạm dụng dưới một số hình thức. Cũng như tất cả các kỹ thuật bị lạm dụng khác, Google đã xóa bỏ đi nhiều cách mà đã giúp nó hoạt động hiệu quả. Guest posting hiện không còn một chiến lược liên kết hiệu quả nữa nhưng nó không hề chết. Chỉ như các tín hiệu xã hội, nó hướng người dùng đến trang web của bạn, góp phần vào những nhân tố xếp hạng quan trọng. Truyền thuyết 8: Thuật toán của Google đã được thiết kế đảo ngược; chúng ta biết nó có những gì Moz.com chịu trách nhiệm cho truyền thuyết này với những nghiên cứu tương quan chi tiết của họ. Họ có thể nói với bạn rằng một metric nhất định tương quan với một phần sức ảnh hưởng nhất định trong kết quả tìm kiếm. Nhưng thật không may, điều này không thực sự nói lên điều gì về cách mà thuật toán hoạt động cả. Google đã giữ bí mật thuật toán của họ. Những gì Moz làm là nói cho bạn biết những gì nó có thể kết luận mang tính thí nghiệm mà thôi. Dường như có rất nhiều nhân tố xếp hạng không thể hiện trong các nghiên cứu tương quan. Truyền thuyết 9: Bất kể nguồn nào, thì một backlink vẫn là một backlink Thuật toán liên kết của Google được chắt lọc rất kỹ càng. Nó tính đến cả uy tín của trang web thực hiện liên kết và uy tín của trang web được liên kết. Nó tính đến cả sự khác nhau giữa hai loại trang web này và gộp cả các nhân tố về xác định vị trí liên kết ở trong đó. Tất cả các nhân tố này kết hợp lại để tạo ra các liên kết riêng lẻ với những mức uy tín rất khác nhau. Truyền thuyết 10: Tự động hóa trong SEO là kỹ thuật mũ trắng Tự động hóa trong SEO hiện không còn xấu như sự tồn tại của nó trong sản xuất ô tô nữa. Bạn có thể sử dụng sự tự động hóa cho mục đích tốt hoặc mục đích xấu. Các bình luận tự động trên blog được thấy tràn lan trên Internet là kỹ thuật mũ trắng. Tự động tạo ra các tiêu đề trang của bạn khi bạn đăng tải nội dung mới hoàn toàn có thể chấp nhận được. Tất cả chỉ phụ thuộc vào cách bạn sử dụng công cụ này mà thôi. Truyền thuyết 11: Các liên kết từ các trang có .edu và .gov là những liên kết tốt nhất bạn có thể có được
Để ý đến truyền thuyết về uy tín liên kết ở trên. Hầu hết các trang web về chính phủ và giáo dục luôn có uy tín cao, bởi thế họ có thể thông qua một độ tinh túy của liên kết (link juice) với mỗi liên kết. Bản thân một số trang web .com và các tên miền hệ thống khác cũng có nhiều uy tín. Một trang .com chất lượng có thể có ảnh hưởng hơn một trang .gov chất lượng thấp. Truyền thuyết 12: Bạn có thể xếp hạng dựa trên sức mạnh của một nội dung đơn lẻ Nội dung là vua, nhưng nó không hoạt động đơn độc. Nếu không có con mắt SEO thì nội dung của bạn không tự kéo trọng lượng của mình lên được. Bạn cần nhớ đến các từ khóa lôi kéo sự tập trung vào nội dung của mình, đến các liên kết để xây dựng tầm ảnh hưởng và mạng lưới xã hội để thu hút độc giả cho nội dung của mình. Chỉ đăng một blog không thôi thì sẽ chẳng thể đặt bạn ở vị trí nào được. Truyền thuyết 13: Bạn có thể trốn tránh hình phạt với các kỹ thuật mũ xám hay đen nếu trang web của bạn nhỏ Ý tưởng này là nhằm bảo vệ những web không tên tuổi và nó hoàn toàn sai. Google không quan tâm trang web của bạn lớn, nhỏ cỡ nào; nếu nó phát hiện bạn dùng kỹ thuật mũ đen, thì bạn sẽ gánh hậu quả. Thực thế, vì là một doanh nghiệp nhỏ, nếu bạn chịu một hình phạt thì có thể nó chịu sức tàn phá hơn vì khó phục hồi hơn các web lớn có tiếng tăm. Truyền thuyết 14: PageRank là xếp hạng của bạn trên trang kết qủa tìm kiếm PageRank thực sự là thuật toán cốt lõi do Larry Page tìm ra trong những ngày đầu hình thành công cụ tìm kiếm. Nó hoàn toàn dựa trên liên kết và xây dựng uy tín liên kết. Nó chỉ là một trong nhiều yếu tố về xếp hạng tìm kiếm của bạn và nó đang dần mất đi quyền lực của mình trong 2 năm trở lại đây. Truyền thuyết 15: Sử dụng các tài sản của Google thì bạn sẽ nhận được sự ưu tiên Google chẳng cho ai sự ưu tiên khi sử dụng các tài sản của nó cả. Google+ không cho bạn phần thưởng nào trong xếp hạng. Thứ tốt nhất bạn nhận được từ nó chính là Google Authorship (quyền tác giả) và đẩy nhanh việc lập chỉ mục hơn chút thôi chứ không hề có vai trò lớn trong SEO.
Nguồn: Thế Giới Seo
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp Dich vu seo uy tín. Liên hệ: 01684854514