Latest Post



- Tại sao hai website cùng bán một sản phẩm tương tự nhau, có website bán được nhiều hơn, có website bán được ít hơn?

- Tại sao hai cửa hàng trực tuyến cùng bán một mặt hàng, của hàng này mặc dù bán đắt hơn nhưng vẫn bán chạy hơn cửa hàng kia bán rẻ hơn?

Những câu hỏi tương tự đều có thể được giải đáp thông qua hai yếu tố thiết kế UI và UX. Để trả lời cho các câu hỏi trên chúng ta cùng đi tìm hiểu UI, UX là gì?

Đó là hai yếu tố mới, giao diện người dùng UI – Graphical User Interface và trải nghiệm người dùng UX – User Experience. Đây là hai yếu tố quan trọng nhất của thương hiệu số.

Trong nhiều lĩnh vực hiện nay, khách hàng kết nối và tương tác với doanh nghiệp, sản phẩm là các yếu tố kỹ thuật số (màn hình, màu sắc, thông tin…) chứ không phải là con người.

Chẳng hạn, nhiều thương hiệu đã có dịch vụ trực tuyến như bán hàng, thử hàng, thậm chí xu hướng này còn lôi kéo nhiều thương hiệu thời trang tham gia với các công nghệ “gương 3D” giúp người dùng thử quần áo.

Toàn bộ cuộc gặp gỡ của người dùng với các thương hiệu và sản phẩm đều dựa trên giao diện người dùng thông qua màn hình máy tính, smartphone hay tablet. Website bán được nhiều hàng hơn nhờ tập trung vào những tính năng mà phần lớn khách hàng cần dùng, với thiết kế đơn giản, phù hợp với hầu hết khách hàng; hỗ trợ cho việc bố cục sản phẩm rõ ràng, đẹp mắt…

Đơn giản, rõ ràng. UX là tất cả những gì liên quan đến cách, cảm giác khi mà người dùng tương tác và sử dụng sản phẩm, là cách mà họ hiểu về sản phẩm sẽ hoạt động thế nào, là cảm giác khi họ dùng sản phẩm, là cách mà sản phẩm đáp ứng mục đích của họ…

Vì vậy, sự trải nghiệm của khách hàng là yếu tố cần thiết trong việc xây dựng và định vị nhãn hiệu số. Nếu không có con người để hướng dẫn và thuyết phục người mua hàng, thì bán hàng kỹ thuật số hay thương hiệu dựa trên nền tảng kỹ thuật số phải bắt đầu bằng thông điệp và hình ảnh đơn giản, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và phù hợp với bản sắc thương hiệu.

Hãy xem xét cách thức các thương hiệu hàng đầu thế giới phát triển nền tảng kỹ thuật số.

- Facebook tập trung vào UI/UX đến mức phản-thương hiệu. Trong khi Amazon, eBay và Apple cũng được phát triển thành những thương hiệu UX khổng lồ.

- Thậm chí, công ty truyền thống hơn như General Electric cũng đang xây dựng năng lực trong lĩnh vực này bởi vì họ nhìn thấy giá trị của chiến lược thống nhất UX.

Danh tiếng trực tuyến. Trước hai quán cà phê cạnh nhau hay hai sản phẩm cùng tính năng trên kệ, người dùng sẽ lựa chọn dựa trên thương hiệu, bao bì, giá cả? Không, người dùng sẽ truy cập smartphone để tìm kiếm thông tin về sản phẩm rồi mới đưa ra quyết định.

Họ có thể truy tìm thông tin sản phẩm và tìm hiểu các đánh giá của cộng đồng mạng, hay tư vấn của bạn bè qua mạng xã hội… Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng danh tiếng của thương hiệu trong xã hội internet với mạng xã hội là thời thượng.

Nó là tài sản thương hiệu. Công nhận tầm quan trọng của UX/ UI trở thành nền tảng trong xây dựng thương hiệu. Các giám đốc marketing (CMO) cũng phải bắt đầu quản lý UX/UI như một tài sản cùng với các tài sản xây dựng thương hiệu khác, bởi vì chúng ngày càng gắn bó với nhau.

Sự khác biệt quan trọng nhất trong UI và UX đó là UX nó bao gồm cả UI và nó hơn hẳn phần tâm lý, trải nghiệm người dùng trong đó.


Trang web thiết kế UX tôi thấy hay nhất: http://apple.com

Sưu tầm

Facebook cho hay sẽ nâng cấp thuật toán hiển thị Bảng tin (Newsfeed) của người dùng theo hướng giảm các cập nhật chỉ thuần chữ (text) từ các Pages và sẽ gia tăng cập nhật tương tự từ phía người dùng.

May mắn cho các chủ Pages là Facebook sẽ ưu tiên hiển thị cập nhật chứa link và chứa ảnh, video (media), sau khi giảm cập nhật chứa text. Tuy nhiên, cập nhật từ Page sẽ bị "xếp hạng thấp" hơn cập nhật từ người dùng. Đồng nghĩa với việc các Pages sẽ nhận được ít tương tác so với người dùng hơn.

Theo Facebook, lần nâng cấp thuật toán này được Facebook tính toán từ một nghiên cứu thông qua 9 triệu status. Nghiên cứu này chỉ ra rằng cập nhật càng đơn giản và chỉ chứa chữ sẽ được người dùng chia sẻ nhiều hơn là các cập nhật khác.

Facebook cũng khuyến khích việc chia sẻ liên kết qua công cụ share link hơn là việc chèn link lẫn vào trong status, bởi điều này sẽ giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn.

Một cập nhật link được công cụ link preview của Facebook đọc
Một cập nhật link được công cụ link preview của Facebook "đọc"

Cuối tháng trước Facebook cũng đã cập nhật thuật toán, giúp các status chứa link được hiển thị nhiều hơn. Động thái đó của Facebook được cho rằng là để hãng cạnh tranh trong thị phần tin tức với các đối thủ Google News hay Twitter. Kết hợp với chủ đề Trending (đang hot) vừa ra mắt gần đây, có vẻ tin đồn về việc Facebook sắp ra mắt một ứng dụng đọc tin dạng Flipboard chỉ còn là vấn đề trong thời gian ngắn.

Nhận xét về thay đổi thuật toán này của Facebook, một người nghiên cứu về truyền thông trên Facebook cho rằng “Với việc thay đổi thuật toán này, các chủ fanpage sẽ phải trả thêm tiền cho Facebook để gia tăng tương tác với người hâm mộ, các công ty quảng cáo phải gia tăng ngân sách quảng cáo trên Facebook để đạt được mục tiêu đề ra. Vì thế Facebook sẽ dễ dàng tăng doanh thu. Điều quan trọng là người dùng sẽ chẳng cảm thấy khác biệt gì nhiều, và đó là thành công của Facebook.”

Như vậy, sau một thời gian ra mắt và trở thành công cụ kiếm tiền của giới “bán like, câu comment” người Việt, nay Facebook đang có nhiều cải tiến để giảm tình trạng trên. Một điều được nhiều người dùng Facebook đồng ý là dạo gần đây tình trạng “rác” trên Facebook từ các fanpage vô bổ, thiếu lành mạnh đã giảm hẳn.

Tuy nhiên, ở góc độ khác, nhiều chủ shop nhỏ lẻ, ít vốn kinh doanh trên Facebook than trời bởi họ không thể tiếp cận được với khách hàng của mình. Hương, một chủ shop bánh ngọt online trên Facebook cho hay: “Trước kia với khoảng 13.000 fan, mỗi ngày mình nhận được khoảng 3 đến 4 đơn hàng đặt bánh. Nhưng kể từ khi Facebook thay đổi cái gì đó, cả tuần mình chỉ có một khách. Khách quen nhận xét chất lượng sản phẩm của mình vẫn ổn, thậm chí tốt hơn. Nhưng họ đều thừa nhận là ít thấy trang của mình xuất hiện nên nhiều khi quên luôn. Trong khi đó, mình đã “cắn răng” trả một ít tiền quảng cáo trên Facebook và chăm update fanpage thường xuyên hơn.”

Theo PLXH

Trong vài năm qua, Matt Cutts đặc biệt nhấn mạnh trong một số báo cáo về Guest Blogging như một chiến thuật để xây dựng liên kết. Ông nói rằng “nhóm webspam của Google không tán thành guest blogging”. Và ông đã bắt đầu bài viết với một thông điệp khá rõ ràng:

Tôi gọi đó là: nếu bạn đang sử dụng guest blogging như một cách để đạt được các liên kết vào năm 2014 thì có lẽ bạn nên dừng lại bởi theo thời gian nó càng có nhiều cách để thực hiện spam và nếu bạn đang làm rất nhiều guest blogging thì có thể bạn sẽ phải thường xuyên gặp gỡ những người bạn thật sự xấu.


Matt Cutts: Những rủi ro của Guest Blogging

Sau khi chia sẻ một ví dụ về việc xúi giục guest blogging anh ta sẽ nhận ra mình đang phạm phải các nguyên tắc chất lượng của Google, Cutts nói guest blogging sẽ chết như một chiến thuật xây dựng liên kết:

Vì vậy, guest blogging đã làm xong và nó nhận được quá nhiều spam. Nói chung, tôi sẽ không khuyên bạn dựa vào guest blogging, các trang web guest blogging hoặc guest blogging SEO như một chiến lược xây dựng liên kết.

Tóm tắt nhanh lịch sử của Google và cảnh báo Guest Blogging:

Như tôi đã nói ở trên, đây không phải là lần đầu tiên Google hoặc Cutts thảo luận về những rủi ro của Guest Blogging. Đây chỉ là tuyên bố rõ ràng và dứt khoát về tất cả. Bạn có thể thấy quan điểm của Google đối với các chiến thuật đã thay đổi theo thời gian:

- Tháng 10 năm 2012: quan điểm của Google về guest blogging cho các liên kết là gì? (VIDEO)
- 09 tháng 7 năm 2013: guest blogging đối với các liên kết? Tốt hơn hết bạn nên Nofollow các liên kết (Google).
- 16 tháng 10 năm 2013: cách tốt nhất để guest blogging viết bài thường xuyên (Matt Cutts).
- Ngày 10 tháng 12 năm 2013: lợi dụng guest blogging để gia tăng spam (Matt Cutts).

Rõ ràng bạn có thể nhận thấy các thông điệp đã tiến triển từ “tốt hơn hết là nofollow các liên kết” đến “viết bài thường xuyên” đến “spam guest blog” và bây giờ trong bài viết này là “gắn nó vào một nhánh”.

Trước đây, Google và Cutts đã cảnh báo về những điều này – xem nội dung cảnh báo này đã được công bố khoảng một tháng trước khi bản cập nhật Panda được đưa ra.

Câu hỏi đặt ra lúc này là: liệu Google có kế hoạch cập nhật thuật toán sẽ tác động đến guest blogging trùng với cảnh báo hiện nay?

Tóm lại: để đối phó với hàng trăm các ý kiến về bài viết của mình và có lẽ để thảo luận về truyền thông xã hội, Cutts đã bổ sung thêm một số thông tin để làm rõ thêm mục đích của mình trong bài viết của mình. Ông nói rằng ông không đề cập đến “chất lượng của nhiều tác giả” và ông nói thêm về SEO trong tiêu đề bài viết của mình:

Vẫn có nhiều lý do chính đáng để làm một số guest blogging (tiếp xúc, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng tiếp cận, cộng đồng…). Những lý do còn tồn đọng và chúng sẽ tiếp tục xảy ra vào tương lai. Và có một điều hết sức thú vị bởi tôi đã thay đổi tiêu đề bài viết để làm cho nó rõ ràng hơn khi tôi đang nói về guest blogging cho mục đích tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.


Nguồn www.thegioiseo.com

Đăng kí bản quyền thiết kế mới của Samsung cho thấy hãng sản xuất này đang cố gắng loại bỏ phím bấm vật lý ở những chiếc smartphone năm nay.

Mới đây, ủy ban bản quyền Mỹ đã cấp bằng sáng chế cho đăng kí bản quyền mới của Samsung. Bằng sáng chế này là thiết kế một chiếc smartphone không sở hữu bất kì phím bấm vật lý nào. Samsung lần đầu gửi lên sáng chế này vào ngày 20 tháng 7 năm 2012 và được dự đoán sẽ áp dụng vào những thiết bị smartphone trong năm nay.

Smartphone Samsung trong năm 2014 sẽ hạn chế sử dụng phím cứng 1
Mặt trước thiết kế không sở hữu bất kì phím bấm vật lý nào.

Smartphone Samsung trong năm 2014 sẽ hạn chế sử dụng phím cứng 2
Phím nguồn được đưa lên đỉnh máy trong khi đó các cảm biến cùng camera trước vẫn được bố trí giống với ngôn ngữ thiết kế cũ.

Thiết kế này cho thấy một sản phẩm có thiết kế tương đồng với các smartphone Nexus thời điểm hiện tại khi mà những sản phẩm này không sở hữu bất kì phím bấm vật lý nào. Thế nhưng, nếu như ở dòng smartphone Nexus, người dùng sẽ phải hi sinh một phần màn hình cho 3 phím bấm ảo, chiếc smartphone được Samsung đăng kí có thể sẽ không sở hữu cả những phím ảo này.

Smartphone Samsung trong năm 2014 sẽ hạn chế sử dụng phím cứng 3
Mặt sau gây nhiều nghi ngờ với phần linh kiện ở góc bên phải, đây có thể chỉ là loa ngoài nhưng cũng có thể sẽ là cảm biến nhận diện dấu vân tay.

Trong khi đó, mặt sau của sản phẩm lại xuất hiện một chi tiết khá kì lạ, linh kiện này nằm ở phía trên bên phải của lưng máy và sẽ rất phù hợp để trở thành cảm biến nhận diện dấu vân tay nếu như Samsung tích hợp chúng lên thiết bị của họ. Các chi tiết còn lại không có nhiều thay đổi với những smartphone Samsung trên thị trường.

Smartphone Samsung trong năm 2014 sẽ hạn chế sử dụng phím cứng 4
Thiết kế mặt ngang của sản phẩm.

Smartphone Samsung trong năm 2014 sẽ hạn chế sử dụng phím cứng 5
Đỉnh cùng đuôi máy.

Nhiều nguồn thông tin cho rằng, khả năng lớn Galaxy S5 sẽ sở hữu thiết kế không nút bấm, điều khiển chủ yếu qua giọng nói cũng như những tính năng tân tiến như nhận diện dấu vân tay, phần cứng tốt hơn cũng như camera cải thiện. Galaxy S5 đang được chờ đợi sẽ ra mắt vào trước thềm hội nghị MWC diễn ra trong tháng 2 tới.

Theo Pháp Luật Xã Hội

Họ đều không tiếc tiền chi thưởng vào dịp Tết âm lịch cho nhân viên của mình.

Làng giải trí Hoa ngữ chứng kiến không ít những ngôi sao nổi tiếng bên cạnh việc hoạt động nghệ thuật còn đứng ra kinh doanh và làm chủ. Không ít nghệ sĩ được khen tính cách cởi mở, được lòng nhân viên khi sẵn sàng chi số tiền không nhỏ thưởng Tết.

Phùng Thiệu Phong

Các sao lớn Cbiz thi nhau thưởng Tết "khủng" cho nhân viên 1

Phùng Thiệu Phong hoạt động trong ngành giải trí hơn 10 năm và ngày càng đạt được thành tựu đáng kể. Anh cũng là con trai của một ông chủ doanh nghiệp có tiếng. Tuy nhiên, Phùng Thiệu Phong chưa mấy khi dựa vào tiếng nói của cha. Từ năm 2009, anh đã tự mở công ty riêng của mình. Từ đó đến nay, Phùng Thiệu Phong luôn được khen là ông chủ tử tế khi chưa sa thải bất kỳ nhân viên nào và thậm chí ngay cả đối tác làm việc cũng giữ nguyên.

Nguồn tin tiết lộ, ông chủ họ Phùng khi gặp nhân viên bị ốm vẫn cố đi làm sẽ đến gặp họ và an ủi: “Sức khỏe bản thân là quan trọng hơn công việc”. Anh sẵn sàng chi tiền viện phí cho nhân viên. Riêng trong dịp Tết Giáp Ngọ này, Phùng Thiệu Phong đã chuẩn bị phong bao lì xì khoảng 20.000 NDT (gần 70 triệu đồng) cùng rất nhiều phần quà có giá trị như TV, Ipad, Iphone…

Lâm Tâm Như

Các sao lớn Cbiz thi nhau thưởng Tết "khủng" cho nhân viên 2

Năm 2010, Lâm Tâm Như lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh - thành lập công ty sản xuất Lâm Tâm Như Studios. Trong những năm qua, Lâm Tâm Như đã sản xuất khá nhiều dự án phim truyền hình ăn khách. Và cô chưa bao giờ tiếc tiền cho nhân viên của mình.

Năm ngoái, nhân dịp Tết, Lâm Tâm Như tổ chức cho toàn bộ nhân viên đi nghỉ ở khu resort cao cấp tại Thái Lan. Năm nay, dự kiến cô sẽ chi thưởng cho nhân viên khoảng 50.000 NDT (hơn 160 triệu đồng).

Huỳnh Hiểu Minh

Các sao lớn Cbiz thi nhau thưởng Tết "khủng" cho nhân viên 3

Huỳnh Hiểu Minh khá mát tay trong kinh doanh. Anh đã điều hành kinh doanh tốt và cũng là ông chủ từ tâm. Chẳng ai lạ việc Huỳnh Hiểu Minh thường tặng quà, áo khoác cho nhân viên. Thậm chí, ngày Valentine anh cũng gửi hoa hồng cho các nhân viên.

Riêng trong năm nay, do lịch làm phim Cẩm tú duyên, Hoa lệ mạo hiểm làm việc liên tục để kịp tiến độ nên Huỳnh Hiểu Minh đã trích quỹ thưởng hơn 1 triệu NDT (hơn 3,4 tỷ đồng) để chia thưởng cho nhân viên.

Dương Mịch - Lưu Khải Uy

Các sao lớn Cbiz thi nhau thưởng Tết "khủng" cho nhân viên 4

Mới đây, trên các trang mạng của Trung Quốc đang rộ lên thông tin Dương Mịch và Lưu Khải Uy thưởng Tết cho mỗi nhân viên của mình cả 100.000 NDT (khoảng 340 triệu đồng) tiêu Tết. Tuy nhiên, đại diện phía Dương Mịch cho rằng đây chỉ là tin đồn. Công ty của Dương Mịch – Khải Uy có khấm khá và sẽ thưởng hậu hĩnh cho nhân viên. Nhưng số tiền cụ thể sẽ không thể tiết lộ trên báo chí.

Phạm Băng Băng

Các sao lớn Cbiz thi nhau thưởng Tết "khủng" cho nhân viên 5

Phạm Băng Băng cũng là bà chủ thành công của làng giải trí Hoa ngữ. Cô thường thưởng mỗi nhân viên một túi LV hay những chuyến du lịch châu Âu sang trọng, đắt tiền trong những dịp đặc biệt của năm. Riêng đến đợt Tết năm nay, dự kiến cô sẽ tặng phong bao lì xì 50.000 NDT (hơn 160 triệu đồng) kèm vé máy bay khứ hồi đi nước ngoài cho nhân viên.

Triệu Vy

Các sao lớn Cbiz thi nhau thưởng Tết "khủng" cho nhân viên 6

Bên cạnh việc là diễn viên, đạo diễn ăn khách, Triệu Vy còn là nữ quản lý đắc lực cho việc kinh doanh của chồng. Cùng với ông xã, Triệu Vy đầu tư rất nhiều cho xưởng sản xuất rượu vang ở bên Pháp của gia đình.

Số tiền thưởng Tết cho nhân viên ưu tú của Én nhỏ chưa từng công bố chính xác nhưng con số theo một nguồn tin tiết lộ không dưới 200.000 NDT (gần 700 triệu đồng) còn những nhân viên khác cũng nhận được khoảng 30.000 NDT (khoảng gần 100 triệu đồng).

Chương Tử Di

Các sao lớn Cbiz thi nhau thưởng Tết "khủng" cho nhân viên 7

Lập công ty vào năm 2004, hiện văn phòng của Chương Tử Di có khoảng 30 nhân viên phụ trách quản lý các hoạt động nghệ thuật của cô. Năm nào cũng vậy, khi đến dịp năm mới, nhân viên của Chương Tử Di đều được nhận tháng lương thứ 13 gấp hai lần lương hàng tháng cùng với rất nhiều quà tặng như trang sức, đồng hồ hay vé máy bay du lịch.

Theo Pháp Luật Xã Hội

Để tồn tại và phát triển trên thương trường, doanh nghiệp buộc phải đưa ra nhiều chiến lược marketing khác nhau. Có doanh nghiệp đẩy mạnh quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong khi đó nhiều doanh nghiệp tung ra các chiến dịch khuyến mãi, tặng quà.
Bất cứ chiến lược marketing nào cũng có giá trị và hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, sẽ có một sức mạnh đáng kể nếu chiến lược marketing của doanh nghiệp tận dụng sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào việc sử dụng sản phẩm trong quá trình xây dựng nhãn hiệu.
Một số ví dụ minh hoạ sức mạnh này là trường hợp của Walt Disney, Coca – Cola và Adidas, những nhãn hiệu nổi tiếng nhất toàn cầu. Qua đây, các doanh nghiệp có thể thấy sự cần thiết phải đưa khách hàng tham gia trực tiếp vào chiến lược marketing và rút ra một số bài học trong các kế hoạch xây dựng nhãn hiệu.

Walt Disney với công viên giải trí Disneyland

WaltDisney ID3624 Đưa khách hàng vào chiến lược marketingTừ một hãng sản xuất phim hoạt hình bậc trung, giờ đây Walt Disney đã trở thành tập đoàn điện ảnh hàng đâu thế giới với các nhân vật hoạt hình nổi tiếng trên toàn cầu. Để có được vị thế như ngày hôm nay, ngoài sự đặc sắc trong các bộ phim hoạt hình, các chiến lược marketing có sự tham gia của khách hàng luôn có vai trò quan trọng đối với Walt Disney.
Ông chủ Walt Disney dốc toàn bộ tiền bạc để làm phim ‘Cuộc phiêu lưu cửa Alice’ (Alice’s Adventure). Mặc dầu đã hết nhẵn tiền trước khi bộ phim hoàn thành, Disney vẫn rất vui vì đã nhìn thấy tương lai tốt đẹp mà bộ phim có thể mang lại. Ngày 18 tháng 11 năm 1928, chuột Mickey được công diễn lần đầu tiên ở New York đã thu được thành công lẫy lừng.
Vào giữa thế kỷ 20, Walt Disney mong muốn phát triển các chiến lược marketing mới đồng thời có tác dụng làm tăng giá trị nhãn hiệu của hãng. Ý tưởng nhanh chóng cất cánh. Walt Disney đã đầu tư hàng triệu USD để xây dựng Khu Công viên giải trí Disneyland rộng 70 ha, công viên đầu tiên trên thế giới hoàn toàn để vui chơi giải trí dựa trên chính những bộ phim hoạt hình của ông. Disneyland là một xứ sở huyền ảo không chỉ đối với trẻ con, mà người lớn cũng thấy mê hoặc khi chu du trong đó. Du khách tham quan công viên được kể các câu chuyện thần thoại, cổ tích trong đó có các nhân vật hoạt hình Walt Disney và việc hãng đã phát triển đế chế nhân vật hoạt hình của mình như thế nào. Lại một lần nữa, Walt Disney mạo hiểm và đã thành công: ngay trong bảy tuần đầu tiên Mickey Mouse và bạn bè chú đã đón một triệu lượt khách đến thăm.
Disneyland ID3624 Đưa khách hàng vào chiến lược marketing
Đối với du khách nhân vật hoạt hình có giá trị lớn nhiều hơn những bộ phim của hãng. Sự thực thì khu công viên giải trí Disneyland đã đem lại hàng trăm cơ hội để Walt Disney quảng bá cho các bộ phim và nhân vật hoạt hình của mình Điều quan trọng hơn. Disneyland đã kết nối một cách sống động cảnh nhận của khách hàng đối với nhân vật hoạt hình của hãng.
Từ giữa thập niên 1960, Walt Disney bắt tay vào thực hiện một dự án lớn – xây dựng Disney World với những mục đích xã hội. Disney World rộng hơn Disneyland gần 151lần, gồm có công viên giải trí tổ hợp khách sạn, sân bay…
Những năm tiếp theo, trung bình có hàng triệu người viếng thăm Khu Công viên giải trí Disneyland và Disneyworld hàng năm, không những góp phần quảng bá hình ảnh mà còn đem lại lợi nhuận đáng kể cho hãng Walt Disney nhờ đó đã xây dựng một nhãn hiệu mạnh thông qua các bài báo và tin tức đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như thông qua sự truyền miệng của các du khách. Các ngành kinh doanh liên đới vào khu vui chơi giải trí Disneyland như công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn cũng góp phần tuyên truyền quảng bá về khu vui chơi khi họ “chiêu thị’ khách hàng đến với dịch vụ của họ.
Không còn nghi ngờ gì, Disneyland và Disneyworld đã trở thành một chiến lược phát triển thương hiệu thành công nhất trong lịch sử. Và một trong những bí quyết thành công của chiến lược này là có sự tham gia của khách hàng một cách sâu rộng.

Coca Cola – Khách hàng là thượng đế

 Đưa khách hàng vào chiến lược marketingCoca Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm chú trọng vào khách hàng. Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, hãng bao giờ cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Coca Cola đã phải trả tiền cho sự ưu tiên này.
Một yếu tố khác mang lại thành công cho Coca Cola là sự trình bày sản phẩm. Coca Cola được đựng trong lon nhôm hoặc trong chai thuỷ tinh, bên ngoài dán nhãn hiệu màu đỏ tươi với hai chữ Coca Cola viết hoa theo chiều nghiêng 45 độ. Với màu đỏ tươi và những đường cong trắng tuyệt diệu, Coca Cola đã thành công trong việc hấp dẫn và lôi cuốn khách hàng.
Trong các chiến dịch marketing của mình, Coca Cola luôn coi “khách hàng là thượng đế”. Hãng đã có nhiều chiến lược khác nhau để khách hàng thực sự cảm nhận được hương vị của Coca Cola. Nhiều chương trình khuyến mãi lấy khách hàng làm trung tâm như dùng thử sản phẩm, mua 1 tặng 1. Một chương trình được đánh giá khá có sức lôi cuốn của Coca Cola là các cuộc thi “người uống Coca khoẻ nhất” do hãng tổ chức. Cuộc thi được tiến hành trên nhiều thị trường lớn, trong mỗi cuộc thi sẽ có nhiều vòng và mỗi vòng các thí sinh phải ra sức uống một lượng Coca Cola lớn trong thời gian ngắn nhất. Nhờ cuộc thi này mà Coca Cola đã tạo được sự hứng thú mạnh mẽ đối với người tiêu dùng, qua đó góp phần đẩy mạnh giá trị thương hiệu của hãng.

Adidas và chương trình văn hoá đô thị

adidas ID3624 Đưa khách hàng vào chiến lược marketingAdidas đã phát triển một chiến dịch tiếp thị với tên gọi ‘chương trình văn hoá đô thị’ bao gồm các sự kiện đặc biệt có đông đảo người tham gia ở khắp Châu Âu như: giải bóng đá đường phố, lễ hội bóng đá, các khu vui chơi giải trí. Những sự kiện đặc biệt này không chỉ bao gồm thể thao thuần tuý mà còn được đan xen với các show trình diễn thời trang, âm nhạc (trong đó bao gồm cả một ban nhạc híp hop) và các loại hình giải trí khác.
Dành một phần ngân sách đáng kể cho hoạt động xây dựng nhãn hiệu, Adidas đã thu hút được sự cộng tác của các thực thể kinh doanh có liên đới như các liên đoàn bóng đá lớn những ngôi sao thể thao nổi tiếng, những chuyên gia tiếp thị quan tâm vào phân đoạn thị trường trẻ như Adidas và quan trọng hơn cả là sự quan tâm của giới truyền thông. Mặc dù không sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng cáo, nhưng chính giới truyền thông lại thường xuyên đưa tin, bài về chiến dịch trên của Adidas và đây chính là một phương tiện quảng bá hiệu quả cao, sâu rộng mà lại hoàn toàn không mất một đồng chi phí quảng cáo nào của hãng.
Nhờ ‘Chương trình văn hoá đô thị này’, Adidas đã đảo ngược xu hướng doanh số bị trượt dốc bắt đầu từ những năm 1980 và chuyển sang tăng trưởng mạnh với mức hai con số và gia tăng thị phần liên tục trong những năm sau đó trong khi các đối thủ của Adidas như Nike và Reebol tích cực sử dụng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo thống kê, các chỉ số đo lường nhận thức và cảm nhận nhãn hiệu đối với Adidas tăng đáng kể, đặc biệt là trong nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi.
StreetGame ID3624 Đưa khách hàng vào chiến lược marketing
Dĩ nhiên không phải côug ty nào cũng có thể xây dựng công viên giải trí như Walt Disney, hay có đủ tiềm lực tài chính để thực hiện “Chương trình văn hoá đô thị” như Adidas, song bài học từ Walt Disney và Adidas đối với nhiều doanh nghiệp là rất quý báu: sự kết nối giữa nhãn hiệu với kinh nghiệm trực tiếp của người tiêu dùng đối với sản phẩm, đặc biệt khi đó là những giây phút giải trí thư giãn và sảng khoái sẽ góp phần đáng kể trong việc quảng bá thương hiệu.
 Nguồn: Bản sắc Thương hiệu

Tin Tức

[tin-tuc][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Sức Khỏe - Làm Đẹp

[suc-khoe][Lam-dep][column1]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][hot]

Pháp Luật - Xã Hội

[Phap-luat][xa-hoi][timeline]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Vnedaily. Được tạo bởi Blogger.